Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện nhỏ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện nhỏ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Chuyện của Michael Faraday

Michael Faraday (1791-1867) là một nhà khoa học lỗi lạc người Anh . Thuở nhỏ , Faraday là một học sinh ngoan ngoản và chăm chỉ , Faraday phải nghỉ học rất sớm vì nhà nghèo để đi học việc ở một tiệm đóng sách . Tuy không còn được đi đến trường để nghe thầy giảng dạy và hằng ngày phải vật lộn với công việc cuả chủ giao cho , Faraday vẩn quyết chí tự học , học trong sách và ỏ các lớp giảng chuyên đề vào buổi tối . Ngày qua ngày , Faraday kiên nhẩn học tập , tích lũy kiến thức , quyết tâm theo đuổi việc nghiên cứu khoa học .
Hội Hoàng Gia Khoa Học Luân Đôn " là một trong các tổ chức khoa học lớn nhất cuả thế giới được thành lập vào năm 1660 . " Hội Hoàng Gia Khoa Học Luân Đôn " . Năm 1813 , lòng kiên nhẩn và kiến thức khoa học cuả Faraday đã thuyết phục được các hội viên nhận ông vào làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của hội , và năm 1824 ông được bầu làm hội viên chính thức .
Từ nay người thợ nghèo ba mươi tuổi được chính thức công nhận là một nhà bác học , một kết quả rất xứng đáng với quảng đời thanh xuân lao tâm học tập và rèn luyện vất vả .

Giáo lý Khổng tử

Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất . Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, nhẹ nhàng , … . . Ví dụ là những câu chuyện trong sách Luận Ngữ :
“Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi , "Có ai bị thương không?" . Ông không hề nhắc đến ngựa" . Câu chuyện không dài, nhưng ý nghĩa rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ . Khi không hỏi tới ngựa , Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình là con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận , những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo . Một bài giảng nổi tiếng khác :
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?" . Khổng Tử đáp : "Có lẽ là chữ Thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là "Thứ")

Chuyện về Bernard Shaw

Bernard Shaw (Anh) là một nhà văn lớn . Ngoài giờ viết văn , ông thích làm vườn . Một hôm có một quí bà đến thăm vợ ông , thấy ông đang xén cỏ , bà ta vội lên tiếng :
- Này bác làm vườn , bác giúp việc cho nhà này đã lâu chưa ?
- Thưa bà hình như đã hơn hai chục năm .
- Sao lâu thế ! Chắc bác được trả lương khá lắm phải không ?
- Không đâu ! Ngoài quần áo cơm nước !
- Thế thì chủ nhà tồi quá ! Bác hãy đến làm vườn giúp tôi , ngoài quần áo cơm nước tôi còn trả công cho bác nữa !
- Xin cảm ơn bà , nhưng tôi đã trót ký hợp đồng với bà chủ nhà , nhận giúp việc cho đến ngày cuối của cuộc đời .
- Thế thì bác điên rồi ! Vì Sao bác lại có thể làm đầy tớ suốt đời cho người ta ?
- Không phải vậy đâu , vì …
- Vì cái gì ?
- Thưa bà , vì cái hợp đồng mà tôi đã ký với bà chủ nhà là bản hôn thú .

Giáo sư Rutherford

Một hôm , giáo sư Rutherford (Anh) đi qua phòng thí nghiệm , đêm đã khuya nhưng đèn bên trong vẫn còn sáng , giáo sư bước vào trong và thấy một sinh viên đang loay hoay bên bàn thí nghiệm , giáo sư hỏi :
• Anh làm gì khuya thế ?
• Thưa giáo sư tôi làm việc .
• Thế buổi sáng anh làm gì ?
• Tôi làm việc !
• Còn buổi chiều ?
• Tôi cũng làm việc !
• Đên buổi tối , anh vẫn làm việc sao ?
• Vâng , thưa giáo sư !
Anh sinh viên hớn hở , tưởng giáo sư sẽ khen mình . Nhưng vị giáo sư lạnh lùng hỏi :
• Thế anh suy nghĩ vào lúc nào ?

Chuyện về Voltaire

“Cưới vợ” là một đoạn ngắn trong tác phẩm “L’Ingénu” của Voltaire . Voltaire (1694-1778) , tên thật là Françoie Arouet , là một triết gia nổi tiếng ở phương tây , ngay khi còn sống đã được dân chúng châu Âu tặng danh hiệu “Vua Voltaire” , rồi sau khi chết lại được phương tây đặt tên cho thế kỷ XVIII là “thế kỷ Voltaire” .
 Chuyện kể rằng :
Một người dân Huron , một bộ lạc bán khai , tình cờ đi du lịch đến nước Pháp . Y găp một cô gái rất xinh và yêu cô ta , cô ta cũng rất yêu anh chàng chân thật đến mức khờ dại này . Tuy thương một cô gái hết lòng nhưng anh ta không chịu làm đám cưới với cô ta vì trong buổi lễ rửa tội cô ta làm mẹ đỡ đầu cho y . Cuối cùng y cũng cưới được cô gái . Anh ta lại vô cùng ngạc nhiên thấy rằng , đám cưới là chuyện riêng của hai người , thương nhau rồi lấy nhau , quá đơn giản , thế mà lại có quá nhiều thủ tục nhiêu khê : quan khách , giới chức , chưởng khế , linh mục , nhân chứng , giấy tờ , thánh lễ , … Người Huron than thở : “Xã hội các người có lẽ chỉ gồm toàn bọn lưu manh lừa gạt nên mới cần đến nhiều sự bảo đảm như vậy” .

câu chuyện về Franco


Franco là nhà độc tài Tây Ban Nha . Một hôm ông ta đến thăm một trại thiếu niên và hỏi một cậu bé :
- Nếu cháu là con ta , sau này cháu muốn được làm gì ?
Cậu bé im lặng , không trả lời . Ông ta tiếp tục hỏi :
- Cháu muốn làm Giám đốc một công ty lớn ?
- Thưa không ạ .
- Cháu muốn làm chủ một trang trại ?
- Thưa không ạ .
- Cháu muốn làm một đại tướng ?
- Thưa không ạ .
- Cháu muốn trở thành một nhà thơ , nhà văn , nhà giáo ?
- Thưa không ạ .
- Thế là cháu chỉ muốn làm một công dân bình thường thôi sao ?
- Thưa không ạ .
- Thế cháu muốn gì ?
- Thưa ngài , nếu được làm con của ngài , cháu chỉ muốn nhanh chóng được trở thành đứa bé mồ côi .

tham lam

Ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ sống rất hạnh phúc trong một ngôi nhà nhỏ ở dưới chân núi . Hàng ngày , người chồng vào rừng kiếm củi và trái cây , đem xuống chợ bán để nuôi gia đình , người vợ ở nhà chăm sóc nhà cửa cơm nước chờ chồng về sum họp .
Cuộc sống hạnh phúc trôi nhanh theo thời gian . Một hôm hai vợ chồng ngồi nhìn nhau , bổng nhiên họ cùng buông tiếng thở dài , họ đã già rồi , tóc đã bạc , má đã nhăn . Họ luyến tiếc thời trẻ trung xưa kia . Họ nghĩ rằng khi một trong hai người chết đi , người còn lại sẽ cô đơn biết chừng nào , sẽ đau khổ biết chừng nào . Họ ước mơ , giá bây giờ họ còn trẻ , họ sẽ được hưởng cuộc sống lâu dài bên nhau ; đời sống sẽ trở nên thơ mộng biết bao , êm đềm biết bao .
Một ngày kia , người chồng từ giả vợ vào rừng như thường lệ . Vừa đi vùa suy nghĩ vẩn vơ , người chồng gặp một con suối lạ . Trời nóng nực , người chồng bèn xuống suối tắm . Môt lát sau người chồng nhìn xuống nước thì thấy mình đã trẻ lại như xưa . Người chồng nghĩ rằng chắc đây là suối tiên , ai tắm ở suối đều trẻ lại , như lời dân làng truyền tụng . Người chồng liền vội vàng quay về nhà báo tin mừng cho vợ . Người vợ vừa nghe xong câu chuyện , vội vã chạy vào rừng , đến tắm suối tiên .
Người chồng thấy đã lâu mà vợ chưa về , bèn vào rừng tìm vợ . Đến nơi , không thấy bóng dáng vợ đâu , chỉ thấy một đứa bé gái độ hai tháng tuổi đang nằm khóc bên bờ suối . Thì ra người vợ muốn trẻ hơn chồng cho nên đã tắm hơi lâu . Người chồng ngậm ngùi bế vợ về nhà .

Người tài

Chuyện Kể rằng :
Ngày xưa , sau khi diệt được Sở Bá Vương , Hán Bái Công cho đặt tiệc mừng . Rượu được vài tuần , Bái công nói : “ Vì sao Trẫm được thiên hạ ? Vì sao họ Hạng mất thiên hạ ? Các khanh nên trả lời cho thực “ .
Cao Khởi , Vương Lăng thưa : “ Hạng Vũ sỗ sàng và khinh người , ghét kẻ tài , ganh người hay , kẻ có công thì hại , người hiền thì ngờ vực . Bệ hạ nhân hậu và yêu người , ban thưởng hậu hĩ ,cùng mọi người hưởng lợi chung “ .
Bái Công mĩm cười bảo : “ Có điều các ông còn chưa biết : Vận trù ở chốn trung quân , quyết thắng ra ngoài nghìn dặm , ta không bằng Tử Phòng . Trấn thủ quốc gia , vỗ về trăm họ , ta không bằng Tiêu Hà . Cầm quân trăm vạn , đánh đâu thắng đó , ta không bằng Hàn Tín . Nhưng ta biết dùng cả ba , cho nên ta được thiên hạ . Hạng Vũ chỉ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng , cho nên mất cả thiên hạ “ .

Quyết chí

Ngày xưa , có một người học trò nghèo cưới được người vợ hiền , người vợ chăm chỉ dệt lụa , săn sóc mẹ chồng , nuôi anh ta ăn học .
Một hôm người chồng đi đường , bắt được lọ vàng , mừng rỡ đem về đưa cho vợ . Người vợ nói : “Thiếp trộm nghe người ta ai cũng cần giữ liêm sỉ . Nay chàng nhặt của rơi đem về cầu lợi , để ô uế phẩm hạnh , thử nghĩ có nên không ? Người chồng nghe nói , có ý thẹn , bèn tìm cách trả lại cho người mất của .
Người chồng đi xa , tìm thầy để học . Mới được một năm thì về thăm nhà . Vợ lo lắng hỏi : “Chàng có việc gì mà về nhà ?” . Chồng nói : “ Ta đi lâu nhớ nhà nên về thăm , chẳng có việc gì cả ” . Vợ nghe chồng nói thế , cầm con dao đến bên khung cửi nói rằng : “ Lụa đang dệt đây là phải làm từ lúc nuôi tằm , ươm tơ cho đến lúc mắc lên được khung cửi . Nếu bây giờ mà thiếp chặt đoạn đang dệt đây , thì bao nhiêu công phu ngày giờ từ trước đến nay đều mất hết . Chàng đi học là để trở nên một người tài giỏi , nếu đang học mà bỏ về , thì khác gì tấm lụa đang dệt đây mà chặt đi vậy . Chồng nghe vợ nói , lấy làm cảm động , đi học luôn bảy năm , thi đổ ra làm quan . Từ đó gia đình được hạnh phúc vinh hiển .

Cầu cho vua sống lâu...

Ngày xưa có một ông vua rất độc ác , thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng chết . Thế mà có một bà lão ngày nào cũng cầu nguyện cho vua sống lâu . Hơn nữa bà lại còn cầu xin thần linh , nếu có làm chết thì làm chết mình thay cho vua .

Vua rất ngạc nhiên khi biết việc này , bèn cho đòi bà lão đến trình bày lý do . Bà lão thưa : “ Trước đây , nhân dân chúng tôi đã gặp phải hôn quân vô đạo , khổ sở vô cùng . Tôi cầu nguyện cho dân chúng thoát khỏi hôn quân . Sau có kẻ hành thích hôn quân , vua khác lên kế nghiệp . Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước . Tôi lại cầu nguyện cho vua này sớm chết đi , mong rằng nhân dân sẽ thoát khỏi cảnh lầm than . Nào hay đâu vua ấy qua đời , đến bệ hạ lên làm vua , thiên hạ lại lầm than nhiều hơn các đời vua trước . Lấy đó mà suy , thì chắc hẳn các đời vua sau sẽ lại tàn ác hơn vua đời này . Cho nên tôi cầu nguyện cho bệ hạ sống lâu , đem thân mình thế cho bệ hạ được trường thọ , cũng chỉ là để trì hoãn được cuộc thay đổi ấy “ .

Thomas Alva Edison

Thomas Alva Edison (1847- 1931) là một nhà phát minh kỳ tài người Mỷ , người có đến 2500 bằng phát minh về bóng đèn điện , máy truyền tin , máy ghi âm , …. Lúc còn nhỏ , Edison học rất kém , đội sổ là chuyện bình thường .
Một hôm tan học ở trường về , Edison hỏi mẹ :
- Mẹ ơi ! Thế nào là một đứa bé không bình thường ?
- Là một đứa bé hơi khùng con ạ .
- Và "trật đường rầy" là làm sao hở mẹ ?
- Là ... là … !? Nhưng con nghe ở đâu thế ?
- Chiều nay có đoàn thanh tra đến viếng trường , đoàn vào thăm lớp con và hỏi cô giáo về việc học tập cuả học trò . Cô giáo trả lời : "Nói chung thì các em đều ngoan và học tốt ." . Sau đó cô chỉ con và nói : " Chỉ có em này là trật đường rầy và không bình thường như những em khác , dù có cố gắng dạy dỗ cách nào cũng chỉ tốn công vô ích " .
Nghe con nói xong , bà mẹ đùng đùng nổi giận :
- Cô dám bảo con như vậy hả ? Con đi với mẹ , ta đến trường cho cô giáo một bài học .
Bà mẹ vội vã dắt con đến trường . Vừa gặp cô giáo bà hét lên :
- Sao cô dám bảo con tôi là trật đường rầy , là không bình thường ? ! Tôi cho cô hay : chính cô mới là không bình thường và cũng chính cô mới là kẻ trật đường rầy . Còn con cuả tôi , một ngày kia người ta sẽ nhắc đến tên tuổi cuả nó .
Nói xong , bà quay sang bảo con .
- Thôi , không tới trường nữa , ở nhà mẹ dạy cho .
Bà mẹ này đúng là nóng tính quá . Nhưng bà đã giữ đúng lời hứa , bà đã tự dạy cho con học và sau này Edison đã trở thành một thiên tài , đã sáng chế ra bóng đèn điện , máy ghi âm , ... và đã được cấp đến 2500 bằng phát minh .
Edison rất yêu quí mẹ , Ông viết : "Nhờ có mẹ mà tôi mới được như ngày hôm nay . Tôi quyết tâm không làm cho người thất vọng . Người hoàn toàn tin tưởng ở tôi . Người là lẻ sống cuả tôi . Tôi luôn luôn nhớ tới Người" .

Ảnh nguồn Wikimedia

Bản Hợp Đồng

Bernard Shaw (Anh) là một nhà văn lớn . Ngoài giờ viết văn , ông còn có thú vui làm vườn . Một hôm có một quí bà đến thăm vợ ông , thấy ông đang xén cỏ , bà ta vội lên tiếng :
- Này bác làm vườn , bác giúp việc cho nhà này đã lâu chưa ?
- Thưa bà hình như đã hơn hai chục năm .
- Sao lâu thế ! Chắc bác được trả lương khá lắm phải không ?
- Không đâu ! Ngoài quần áo cơm nước !
- Thế thì chủ nhà tồi quá ! Bác hãy đến làm vườn giúp tôi , ngoài quần áo cơm nước tôi còn trả công cho bác nữa !
- Xin cảm ơn bà , nhưng tôi đã trót ký hợp đồng với bà chủ nhà , nhận giúp việc cho đến ngày cuối của cuộc đời .
- Thế thì bác điên rồi ! Vì Sao bác lại có thể làm đầy tớ suốt đời cho người ta ?
- Không phải vậy đâu , vì …
- Vì cái gì ?
- Thưa bà , vì cái hợp đồng mà tôi đã ký với bà chủ nhà là bản hôn thú .

Vua Cũng Sợ

Ngày xưa có một vị quan to lập được nhiều công trạng , vua liền ban thưởng cho một mỹ nữ xinh đẹp . Quan vội vàng từ chối và tâm sự , nếu bà ấy mà biết rồi nổi cơn ghen thì nguy to . Vua muốn biết vợ quan ghen cỡ nào , cho gọi bà ta đến . Vua ra hai điều kiện , một là cho quan nạp mỹ nữ làm thiếp , hai là uống một chén thuốc độc (thực sự là một chén trà) . Vợ quan không do dự , bưng ngay chén uống ực một cái . Hôm sau , vua gặp quan nói : “ Ta đây cũng sợ huống chi là nhà ngươi “

Tứ Đức Bách Hạnh

Ngày xưa , có một người cưới một người vợ nhan sắc rất kém . Khi mới cưới về , thấy vợ xấu quá muốn bỏ đi , chồng hỏi vợ : “Đàn bà có tứ đức , nàng được mấy đức ?” . Người vợ thưa : “ Thiếp đây chỉ kém có dung mà thôi ” . Nói xong , người vợị liền hỏi chồng : “ Kẻ sĩ có bách hạnh , dám hỏi chàng được mấy hạnh ? ” . Người chồng đáp : “Ta đây đủ cả bách hạnh” . Người vợ nói : “Trong bách hạnh thì đức là đầu , chàng là người hiếu sắc , không hiếu đức , sao lại bảo là có bách hạnh được ?” . Người chồng nghe vợ nói , có ý thẹn . Từ đó hai vợ chồng yêu mến , kính trọng nhau suốt đời .

Mẹ con

Ngày xưa có ông Hàn Bá Du ăn ở với mẹ rất có hiếu . 
Thời niên thiếu , những khi có lỗi , Bá Du thường bị mẹ đánh đòn . Một hôm Bá Du bị đòn , cứ khóc mãi . Bà mẹ thấy vậy cũng xót xa trong lòng , ôn tồn hỏi :
- Mọi khi mẹ đánh , con biết lỗi con cam chịu ngay . Sao lần này con khóc dai như thế ? 
Bá Du thưa : 
- Mọi khi mẹ đánh , con thấy đau , con biết mẹ còn mạnh khỏe . Lần này mẹ đánh con , con không thấy đau mấy , con biết mẹ không còn khỏe như trước , cho nên con thương mẹ già yếu mà con khóc . 
Thế rồi hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc .

Xót người tựa cửa hôm mai

...

Vương Tôn Giả , người thời Chiến quốc , mồ côi cha sớm chỉ còn có mẹ già . Giả làm quan dưới triều vua Tề Mân Vương . Gặp lúc chinh chiến , Tề Mân Vương thua trận chạy đến nước Vệ thì Giả lạc mất vua nên ông chạy về nhà . Bà mẹ thấy con về bèn hỏi :

- Sao con không theo phò chúa công mà lại về đây ?

Giả đáp :

- Thất trận , vua tôi cùng chạy đến nước Vệ thì con lạc mất vua , con về để xem mẹ có việc gì không .

Bà mẹ nghe xong liền nói :

- Con sớm đi chiều về thì mẹ tựa cửa mà trông , con chiều đi mà tối không về thì mẹ cũng tựa cửa mà ngóng . Vua trông bề tôi có khác nào mẹ trông con . Con làm tôi , mà vua thất lạc đâu mất con không biết , lại đành lòng bỏ về nhà sao ?

Giả nghe mẹ nói , biết mình đã sai , ăn năn hối lỗi , từ giã mẹ lên đường đi tìm vua . Khi biết tin Tề Mân Công đã bị giết chết , Vương Tôn Giả hô hào , tụ họp dân chúng lại , tìm giết kẻ thù để báo thù cho Tề Mân Công .

Vui và Buồn

Có một bà lão biệt danh " Bà Già Hay Khóc " . Trời mưa bà cũng khóc , trời nắng bà cũng khóc . Có người hỏi bà :
- Bà lão ơi mưa hay nắng , bà đều khóc , vì sao thế ?
- Tôi có hai con gái , chị bán giày vải , em bán dù . Khi trời nắng ráo , tôi nghĩ tới con em bán dù không được , tôi buồn mà khóc . Khi trời mưa , tôi lại lo cho con chị không bán được giày , tôi buồn mà khóc .
Cô giáo của cháu bà lão , nghe được câu chuyện , ghé thăm bà và an ủi :
- Lúc trời nắng , bà nên vui mừng nghĩ rằng cô chị sẽ bán được nhiều giày , khi trời mưa bà nên vui mừng nghĩ rằng cô em sẽ bán được nhiều dù . Như vậy lúc nào bà cũng được vui .
Bà Lão tỉnh ngộ : “ À , cô giáo có lý “. Từ đó , "bà già hay khóc" thôi không khóc nữa . Bà luôn vui cười hớn hở dù ngày hôm đó trời mưa to hay nắng lớn .
DBS M05479
Quang Cao