Tình huống 1:
Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin...) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.
Trước tiên, bạn nên kiểm tra lại ổ cắm điện AC. Hãy kiểm tra nguồn điện, hoặc dùng một bộ AC khác để kiểm tra thử xem có phải bộ nạp điện của máy bị hỏng không. Nếu AC không bị hỏng thì rất có khả năng nguồn điện trên bo mạch chủ của máy tính có vấn đề. Vì thế, bạn nên đưa ra trung tâm sửa chữa để thay thế.
Tình huống 2:
Khi cắm AC, đèn LED và đèn của pin đều sáng nhưng máy tính vẫn không khởi động được. Ổ cứng không chút “nhúc nhích”, quạt cũng không quay và ổ DVD không chạy được. Nếu đèn LED sáng thì có nghĩa là laptop đã vào điện, lúc này bạn nên kiểm tra lại đã cắm đúng nguồn điện cho ổ cắm chưa.
Tiếp tục, đèn LED sáng nhưng máy vẫn “ngủm”? Bạn thử tháo phích cắm ra, tháo pin laptop và chờ 1-2 phút. Sau đó, cắm lại ổ cắm và thử khởi động thêm lần nữa. Đôi khi mẹo “củ chuối” này lại hữu dụng đấy.
Cũng có thể rắc rối này liên quan đến bộ nhớ. Thử tháo ra và cắm lại thanh RAM hoặc cắm sang khe cắm khác. Nếu bạn đang dùng hai thanh RAM thì thử tháo từng chiếc một và restart lại máy. Có khả năng một trong hai thanh RAM của bạn đã bị hỏng đấy, bạn nên thay cái mới.
Tuy nhiên, nếu cả hai RAM đều chạy được trên một khe cắm A, nhưng lại không khởi động được trên khe cắm B thì chắc chắn khe cắm B bị lỗi. Lúc này, bạn sẽ phải thay thế toàn bộ bo mạch chủ hoặc chỉ dùng 1 khe cắm.
Tình huống 3:
Khi bấm khởi động máy, laptop phát ra một loạt tiếng kêu bíp bíp và không khởi động được. Màn hình không hiện. Trong tình huống này, bạn nên kiểm tra lại RAM như trong tình huống 2. Thử lắp một thanh RAM khác. Hầu hết khi laptop kêu bíp bíp như thế đều do lỗi của RAM - RAM đã bị hỏng.
Tình huống 4:
Bật khởi động máy và có vẻ như laptop khởi động bình thường (đèn LED của ổ cứng nhấp nháy) nhưng lại không xuất hiện hình ảnh trên màn hình. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại laptop bằng cách cắm máy với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoại chạy tốt nhưng vẫn không hiện hình ảnh trên màn LCD của laptop thì rất có thể do một vấn đề nào đó bên trong màn hình.
Tình huống 5:
Bật khởi động máy nhưng laptop lại phát ra tiếng kêu ken két, rít rít. Có thể ổ cứng của bạn bị lỗi gì đó. Bạn nên tháo hard drive và khởi động lại laptop. Lúc này, nếu laptop chạy ngon lành thì đã đến lúc bạn phải thay ổ cứng.
Nếu laptop vẫn kêu ken két và màn hình vẫn hiện lên thì bạn nên dùng tiện ích kiểm tra ổ cứng.
Tình huống 6:
Laptop đã khởi động Windows và chạy được một lúc, nhưng sau đó bỗng nhiên “tắt rụp”. Bạn restart lại máy tính và vẫn cứ bị như thế. Rắc rối này có thể do máy đã quá nóng. Bạn nên nghe xem quạt gió có quay không. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi cũng do RAM bị hỏng, tham khảo thêm Tình huống 2.
Tình huống 7:
Laptop khởi động bình thường nhưng màn hình xuất hiện nhiều vạch ngang, hay các ký tự lạ. Đây có thể là do màn hình LCD bị hỏng hoặc cáp video, card đồ họa hay bo mạch chủ có vấn đề.
Phương án cuối cùng vẫn là mang máy đến trung tâm bảo hành nhưng nó cũng chưa hẳn là phương án tối ưu vì còn tùy thuộc vào tình trạng còn bảo hành còn hay không. Nếu còn bảo hành bạn nên đến các trung tâm để bảo hành hoặc hết thì bạn đừng vội vì có thể những trung tâm bảo hành này sẽ mài dao sẵn để cắt cổ bạn bất cứ lúc nào nếu bạn là gà mờ về tin học có thể đẩy bệnh từ hỏng màn hình qua hỏng main và cái giá bỏ ra sẽ gấp nhiều lần mà bạn cần phải chi cho việc sữa chiếc lap của mình.
Và bạn nên cẩn thận với những anh chàng kỹ thuật tay ngang có thể biến máy bạn thành con chuột bạch để khám và phá từ chỗ tiếp xúc kém đến việc hỏng main. Bạn nên quan sát khi các anh chàng kỹ thuật không chuyên này hành nghề. Nếu muốn chắc chắn nhất thì hãy liên hệ chúng tôi sẽ trợ giúp cho bạn về thông tin.