Hiển thị các bài đăng có nhãn luật pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Đăng kí giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện Hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

1. Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.


Theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì từ ngày 1/1/2009 sẽ bãi bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và chỉ thu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì người đứng tên trong đăng ký kinh doanh là đối tượng nộp thuế.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định ở trên còn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định ở trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên.
Hộ kinh doanh cá thể đóng loại thuế gì

Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Các chi phí hợp lý bao gồm: tiền lương, tiền công, thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động; chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi phí khấu hao, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi trả lãi tiền vay; chi phí quản lý; các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo qui định của pháp luật được tính vào chi phí và các khoản chi phí khác có liên quan. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo qui định của pháp luật. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo
tỉ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; hoặc
thỏa thuận giữa các cá nhân đăng ký kinh doanh; hoặc
tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỉ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
Câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh

Ai có thể đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh ?
Cá nhân là công dân Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh hội kinh doanh. Cá nhân này đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh.

Trách nhiệm tài chính của chủ Hộ kinh doanh ?

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô, v.v.) để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh được phép sử dụng bao nhiêu lao động ?
Một hộ kinh doanh được phép sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp, gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Một Hộ kinh doanh có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh ?
Một hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh có được phép sở hữu và sử dụng con dấu hay không ?
Không. Hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu.

Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh tại đâu ?
Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh gồm các tài liệu gì ?
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanhHộ kinh doanh. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh

Các thông tin cần cung cấp trong Hồ sơ đăng ký kinh doanh ?
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
Ngành, nghề kinh doanh
Số vốn kinh doanh
Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình
Địa chỉ nơi cư tú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
Chữ ký

Có nhất thiết phải đặt tên cho Hộ kinh doanh hay không ?
Có. Tất cả các hộ kinh doanh đều phải có tên.

Có quy định về việc đặt tên Hộ kinh doanh hay không ?
Có. Tên hộ kinh doanh phải gồm hai thành tố: Thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp “hộ kinh doanh”; Thành tố thứ hai là tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh phải bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu và phải phát âm được. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong cùng phạm vi huyện nơi bạn dự định đặt địa điểm kinh doanh. Do đó, bạn cần kiểm tra tên đã đăng ký của tất cả các hộ kinh doanh đang hoạt động trong huyện mình trước khi đặt tên. Nếu tên bạn đinh đặt cho hộ kinh doanh của mình trùng với một tên hộ kinh doanh đã đăng ký, giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn sẽ không được chấp nhận.

Có thể thành lập Hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành, nghề theo pháp luật đòi hỏi phải có giấy phép hành nghề hay không ?
Có. Trong trường hợp này, bạn cần gửi bản sao giấy phép hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Có thể thành lập Hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành, nghề theo pháp luật đòi hỏi phải có vốn pháp định hay không ?
Có. Trong trường hợp này, bạn cần gửi bản sao hợp lệ giấy xác nhận vốn pháp định do cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Mất bao lâu để đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh ?
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn nộp giấy xin đăng ký kinh doanh nếu: ngành, nghề kinh doanh của bạn không nằm trong danh sách các ngành, nghề kinh doanh bị cấm (sản xuất pháo nổ, súng, v.v.); tên hộ kinh doanh của bạn thoả mãn các yêu cầu về đặt tên doanh nghiệp; bạn đóng đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh; giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn được điền đầy đủ và các giấy tờ kèm theo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp đầy đủ.

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng kí kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận, ghi rõ ngày nộp hồ sơ. Nếu các nội dung trong hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh không đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bạn chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc. Trong thông báo này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ nội dung cần chỉnh sửa hoặc bổ sung.

Loại hình kinh doanh hộ gia đình nào được phép miễn trừ việc đăng ký kinh doanh ?
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

Bạn cần tìm hiểu kỹ mức thu nhập thấp được quy định tại địa phương mình để biết hộ kinh doanh của mình có được miễn trừ việc đăng ký kinh doanh hay không.

Các quy định áp dụng cho việc đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh ?


Luật Doanh nghiệp 2005; Nghị định 88/2006/NÐ-CP ngày 28/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.

Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:
  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;
  • Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;
  • Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
  • Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;
  • Thiết kế phương tiện vận tải;
  • Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán;

Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp GCN ĐKKD:
  • Dịch vụ cầm đồ;
  • Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê;
  • Dịch vụ Internet;
  • Dịch vụ Karaoke;
  • Kinh doanh khí đốt hoá lỏng.

Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);
- Bản sao chứng minh nhân dân của hai bạn;

* Phí đăng ký hộ kinh doanh là: 30.000 đồng.
* Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Về thuế: sau khi hoạt động, hộ kinh doanh của bạn phải nộp các loại thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

- Thuế môn bài: Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. Mức thuế môn bài, bạn có thể tham khảo thông tư 96/2002/TT-BTC.

- Thuế Giá trị gia tăng: số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Về thuế Thu nhập cá nhân: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%
- Hoạt động kinh doanh khác: 12%

Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay

Mẫu số 1/ĐNCPB(Ban hành kèm theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY
Kính gửi: ………………………………………………..
Căn cứ Nghị định số…………/2008/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2008 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay.
Đề nghị Quý Cơ quan cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây:………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
- Mục đích thực hiện bay;
- Vùng trời và kích thước khu vực tổ chức hoạt động bay;
- Thời hạn và thời gian tổ chức hoạt động bay;
- Sân bay (hoặc tên khu vực trên mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay;
- Trang thiết bị thông tin hàng không (nếu có);
- Kèm theo đơn đề nghị này có các văn bản, tài liệu:………………………………………………………
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng các quy định của phép bay, các quy định về bay, quản lý điều hành bay trong vùng trời Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan./.

(Địa danh), ngày… tháng… năm…Tổ chức (cá nhân) đề nghị cấp phép bay
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAYAPPLICATION FORM FOR REQUEST OF FLIGHT AUTHORIZATION
Kính gửi/To: ………….………………
Căn cứ Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, Nghị định số XX/2011/NĐ-CP ngày DD/MM/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP/Pursuant to Decree No.36/2008/NĐ-CP dated 28 March 2008 of the Government on the management of unmanned aircraft and ultra light Instrument, Decree No.XX/2011/NĐ-CP dated DD/MM/2011 of the Government on Revision and Supplement of Decree No.36/2008/NĐ-CP.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay/Applicant
- Tên/Full name: ……
- Địa chỉ/Address: ……
- Quốc tịch/Nationality: ……
- Điện thoại, fax/Phone, fax: ……
Đề nghị Cục Tác chiến cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây/Request Department of Operations issue flight authorization for the aircraft or ultra light Instrument below: ……         
2. Phương tiện bay/Aircrafts or ultra light Instrument:
- Loại phương tiện bay, tên gọi/Type of aircraft or ultra light Instrument, call sign: ……
- Nhà sản xuất/Manufacturer: ……
- Số xuất xưởng/Manufacturer’s Serial Number: ……
- Trọng lượng cất cánh tối đa/Aircraft maximum take – off weight (MTOW): ……
- Năm sản xuất/Year of Delivery from the Manufacturer: ……
- Số lượng và kiểu loại động cơ/Number and Designation of Engines: ……
- Dấu hiệu đăng ký (nếu có)/Registration Mark (if possible): ……
- Trang thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, thiết bị chụp ảnh/Avionics Equipment, type of communication, Navigation, Surveillance and camera: ……
- Thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không, kích thước (rộng, dài, cao), độ cao bay tối đa, tốc độ bay tối đa, bán kính hoạt động, phương pháp điều khiển bay, thời gian hoạt động trên không, khả năng mang, treo/Performance specification, Dimension (width, length, height), Service Ceiling, Max Cruising Speed, Range with Max Fuel (no reserve), Way of Control, Enduration of Flight: ……
- Các thông tin và tính năng kỹ thuật khác, trang bị khác/Additional Informations, Performance specification and Equipments: ……
3. Mục đích thực hiện bay/Purpose of flight: ……
4. Kích thước khu vực vùng trời tổ chức bay/Dimension of Airspace’s Area for Flights:      
5. Số ngày và thời gian tổ chức bay/Dates and Times for Day requested: ……
6. Sân bay (hoặc tên khu vực mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay/Location or Name of Area of Land/Water for Take Off/Landing: ……
7. Sơ đồ bay/Flight Chart: ……
8. Tài liệu gửi kèm theo đơn/The below reference documents are attached:
- Ảnh chụp tàu bay, phương tiện bay (kích thước tối thiểu 18 x 24 cm)/Photo of Aircraft (dimension 18x24cm).
- Bản thuyết minh kỹ thuật hàng không/Performance specifications.
- ……
Chúng tôi (Tôi) cam kết thực hiện đúng các quy định của phép bay, các quy định về bay, quản lý – điều hành bay trong vùng trời Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam/We (I) undertake to realize all Terms in the Flight Authorization, Rules the Air and Air Trafic Management in Vietnamese Airspace and other stipulations of Vietnam.
Tôi cam đoan các thông tin trong đơn là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin/I certify that all of the information above and attached to this request is true, correct and complete.


Ngày/Date    tháng/Month    năm/YearNgười làm đơn/Applicant(Ký tên, đóng dấu/Signature and stamp)

TÀI LIỆU KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BAY
Tổ chức, cá nhân khi gửi Đơn đề nghị cấp phép bay phải gửi kèm theo những tài liệu kỹ thuật của phương tiện bay như sau:
1. Ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện bay có kích thước tối thiểu 24cm x 18cm;
2. Bản thuyết minh kỹ thuật hàng không, gồm có:
- Kiểu loại, tên gọi phương tiện;
- Nơi, (đơn vị, công ty) sản xuất, năm sản xuất; giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, chế tạo (nếu có);
- Các đặc điểm thiết kế, nhận dạng;
- Thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không: kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), trọng lượng, độ cao bay tối đa, tốc độ bay, cự ly hoặc bán kính hoạt động, nguồn năng lượng sử dụng và công suất động cơ, phương pháp điều khiển và kiểm soát bay, thời gian hoạt động trên không;
- Khả năng mang, treo (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống bảo đảm thông tin, dẫn đường, định vị (nếu có);
- Các thông tin về tính năng kỹ thuật, trang bị khác./.

Lệnh cấm bay Flycam của Bộ Quốc Phòng

Bộ Quốc phòng vừa có công văn yêu cầu tăng cường quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng không và trật tự xã hội.



Theo Bộ Quốc phòng, thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng sử dụng các phương tiện bay siêu nhẹ, hoạt động ở tốc độ nhỏ, độ cao thấp, phục vụ cho các mục đích vui chơi thể thao, hướng nghiệp giáo dục quốc phòng và phục vụ kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đã xuất hiện các hoạt động bay có tính tự phát, hoặc một số tổ chức, cá nhân tự nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, kinh doanh khi chưa xin phép cơ quan thẩm quyền.

Theo Bộ Quốc phòng, các hoạt động trên tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm cho các hoạt động bay quân sự, dân dụng, ảnh hưởng đến an toàn xã hội... Bộ Quốc phòng đề nghị các tổ chức, cá nhân trước khi bay phải xin phép bay; chỉ cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ khi có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Bộ Tài chính...

Nhiều luồng ý kiến đã nổ ra sau Bộ Quốc phòng có động thái này. Trong đó rất nhiều người thắc mắc vậy để thõa mãn thú vui này người ta phải làm thế nào? Luật quy định như thế nào về vấn đề này? Thạc sĩ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm Truyền thông Pháp luật Việt Nam) trả lời:
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động của mô hình bay có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.

Các quy định từ Nghị định này đã cho thấy flycam có bản chất là một mô hình bay. Vì mô hình bay được xác định gồm:

- Các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn.

- Các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian".

Cũng theo Nghị định 36/2008/NĐ-CP, người sử dụng phương tiện bay siêu nhẹ (gồm khí cầu bay và mô hình bay) phải làm thủ tục cấp phép bay.

Flycam chịu sự quản lý từ khâu sản xuất, mua bán để sử dụng. Cụ thể:
- Đối với khâu sản xuất, mua bán, Điều 4 Nghị định quy định:

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ chỉ được cấp phép sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ công an.

+ Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Đối với khâu sử dụng, người chơi mô hình bay sẽ phải được sự cho phép của Bộ Quốc phòng. Khoản 1 Điều 8 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định: "Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.

Nghị định 36/2008/NĐ-CP nghiêm cấm. Chẳng hạn như: Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên phương tiện bay; Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.

Mức xử phạt người chơi Flycam?

Khoản 5 Điều 19 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP quy định:
- Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay, mục đích của chuyến bay theo phép bay đã được cấp sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép bay ra sao?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu).
- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước.
- Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay.

Nội dung xin phép bay bao gồm:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
- Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.
- Khoản 5 Điều 14 Nghị định 36/2008/ NĐ-CP quy định: "Nghiêm cấm lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không đuợc phép";
- Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay buộc phải kê khai nội dung về thiết bị chụp ảnh, ghi hình.
Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105; Số fax: 04 7337994".

Mẫu đăng ký cấp phép bay

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương

a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở của chủ hộ, kèm theo danh sách trích ngang của các thành viên trong gia đình (ghi rõ họ tên, năm sinh, dân tộc, quan hệ với chủ hộ của từng nhân khẩu trong hộ) gửi đến ấp, khu phố.
Bước 2. Ấp, khu phố tiến hành họp xét và lập biên bản gửi UBND cấp xã xem xét, giải quyết. Thành phần tham dự gồm: Ban quản lý ấp, khu phố, đại diện nhân dân và toàn thể hộ nghèo trong ấp.
Bước 3. UBND cấp xã tiến hành họp xét và lập biên bản gửi Ban chỉ đạo cấp huyện thông qua Phòng Lao động-TB&XH. Thành viên tham dự gồm: Các thành viên của ban chỉ đạo điều hành giảm nghèo - việc làm ở xã, thị trấn.
Bước 4. Phòng Lao động-TB&XH – Thường trực ban chỉ đạo tổ chức họp xét và trình UBND huyện quyết định.

b) Cách thức thực hiện:
Liên hệ trực tiếp tại UBND cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị được hỗ trợ nhà của chủ hộ, kèm theo danh sách trích ngang của hộ được xét (ghi rõ họ tên, năm sinh, quan hệ với chủ hộ… của từng nhân khẩu trong hộ).
+ Biên bản họp xét của thôn ấp, khu phố (sau đây được gọi chung là ấp), có xác nhận của Ban điều hành ấp.
+ Biên bản họp xét của UBND cấp xã gồm các thành viên của Ban chỉ đạo điều hành xóa đói giảm nghèo ở xã (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
+ Tờ trình đề nghị hỗ trợ nhà (kèm theo biên bản họp xét) của UBND cấp xã.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- 10 ngày ấp, khu phố tiến hành họp xét và gửi biên bản đến UBND cấp xã.
- 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đến UBND họp xét của ấp, khu phố, UBND cấp xã tiến hành họp xét và lập biên bản gửi về thường trực Ban chỉ đạo huyện (thông qua Phòng Lao động-TB&XH) để xem xét giải quyết.
- 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp xã chuyển đến, Phòng Lao động-TB&XH – Thường trực ban chỉ đạo tổ chức họp xét và trình UBND huyện quyết định.
- 30 ngày đối tượng thực hiện xây dựng hoàn thiện căn nhà để UBND cấp huyện ban hành quyết định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp :
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :

- Hộ nghèo không có nhà ở; Ở nhờ hoặc nhà ở tạm bợ.
- Hộ nghèo theo chuẩn hiện hành được cấp sổ hộ nghèo và không nằm trong chương trình 134; phải có đất làm nhà, đất không nằm trong vùng quy hoạch, không thuộc diện xâm canh lấn chiếm, đất không tranh chấp, được UBND cấp xã xác nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 11/01/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định số 71/2006/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, thực hiện đề án hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2010.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

a) Trình tự thực hiện:
Bước 1:
- Ấp (khu phố) tiến hành lập danh sách đối tượng hộ nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo gửi UBND cấp xã.
- UBND cấp xã rà soát lập danh sách đối tượng được công nhận hộ nghèo trên địa bàn quản lý. Lập tờ trình kèm theo danh sách và bảng tổng hợp đối tượng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT gửi Phòng Lao động – TBXH cấp huyện.
Bước 2:
- Phòng Lao động – TBXH cấp huyện trên cơ sở đề nghị của các xã thẩm định, phúc tra, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách mua và cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo.
- Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng. Phòng LĐTBXH cấp huyện có tránh nhiệm gửi Quyết định phê duyệt kèm theo danh sách cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh và thực hiện ký hợp đồng mua thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo theo quy định.
Bước 3.
Sau khi Phòng LĐTBXH cấp huyện nhận được thẻ BHYT từ Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh chuyển về, tiến hành cấp phát cho các xã.
Bước 4:
UBND cấp xã tiến hành cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng sử dụng và nộp lại danh sách cấp thẻ có ký nhận của người được cấp thẻ BHYT để quyết toán.
b) Cách thức thực hiện: UBND xã thị trấn trực tiếp thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình của UBND xã, thị trấn đề nghị phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp thẻ BHYT năm …. (kèm theo danh sách và bảng tổng hợp).
+ Phòng Lao động – TBXH tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp : BHXH tỉnh; Ban Qlý QKCB cho người nghèo tỉnh Bình Phước.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ BHYT.
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:


- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất

a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trưởng ấp, khu phố lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn (nếu có) gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.
- Bườc 3: Sau khi được UBND cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
Trường hợp:
+ Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho đối tượng gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc thì UBND cấp xã làm văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sau đó Phòng sẽ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
+ Trường hợp UBND cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ.
b) Cách thức thực hiện:
Liên hệ trực tiếp tại UBND cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin hưởng trợ cấp khó khăn của đối tượng.
+ Biên bản họp thôn.
+ Biên bản họp xét của hội động xét duyệt cấp xã (mẫu số 2)
+ Văn bản đề nghị của UBND cấp xã.
* Trường hợp:
Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho đối tượng gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc thì UBND xã làm văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sau đó Phòng sẽ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
Tổng thời gian là 17 ngày làm việc trong đó:
- Cấp xã: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ về gửi Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.
- Cấp huyện: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện .
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 26 /2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1:
- Ấp (khu phố) tiến hành lập danh sách đối tượng hộ nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo gửi UBND cấp xã.
- UBND cấp xã rà soát lập danh sách đối tượng được công nhận hộ nghèo trên địa bàn quản lý. Lập tờ trình kèm theo danh sách và bảng tổng hợp đối tượng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT gửi Phòng Lao động – TBXH cấp huyện.

Bước 2:
- Phòng Lao động – TBXH cấp huyện trên cơ sở đề nghị của các xã thẩm định, phúc tra, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách mua và cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo.
- Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng. Phòng LĐTBXH cấp huyện có tránh nhiệm gửi Quyết định phê duyệt kèm theo danh sách cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh và thực hiện ký hợp đồng mua thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo theo quy định.

Bước 3.
Sau khi Phòng LĐTBXH cấp huyện nhận được thẻ BHYT từ Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh chuyển về, tiến hành cấp phát cho các xã.

Bước 4:
UBND cấp xã tiến hành cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng sử dụng và nộp lại danh sách cấp thẻ có ký nhận của người được cấp thẻ BHYT để quyết toán.

b) Cách thức thực hiện: UBND xã thị trấn trực tiếp thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình của UBND xã, thị trấn đề nghị phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp thẻ BHYT năm …. (kèm theo danh sách và bảng tổng hợp).
+ Phòng Lao động – TBXH tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp : BHXH tỉnh; Ban Qlý QKCB cho người nghèo tỉnh Bình Phước.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ BHYT.
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:


- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh toàn dân

Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.


Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị sự cố tại vùng biển Hoàng Sa đã được tàu cảnh sát biển Vùng II đến cứu - 

Luật cũng quy định các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Trong đó có quy định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Một trong những nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được nêu trong Luật biển Việt Nam là: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật biển Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Báo cáo cũng cho biết biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm

Luật biển Việt Nam dành trọn chương II để quy định về “vùng biển Việt Nam”, trong đó có các quy định về: xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cũng trong chương II Luật biển Việt Nam nêu rõ: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.
Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Theo Luật biển Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Về phát triển kinh tế biển, Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản...

(báo Tuổi Trẻ)

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Giới thiệu về Luật Biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước.Năm 1994, nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ðể vận dụng hiệu quả, nhất quán những nguyên tắc, quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982, chúng ta cần xây dựng một bộ luật tổng quát về biển vì trước đây ta chỉ có một số văn bản đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có liên quan. Trên thực tế, các nước ven biển đều ban hành các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, v.v...

Mục đích của việc thông qua Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam và phù hợp luật pháp quốc tế, do đó có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.

Ngày 23-6-1994, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó nêu rõ "Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam". Thực hiện nghị quyết nêu trên của Quốc hội và để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ năm 1998, việc xây dựng Luật Biển Việt Nam đã được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa X. Thực hiện Chương trình đó, các bộ, ngành hữu quan của Chính phủ đã phối hợp các cơ quan của Quốc hội xây dựng dự thảo Luật Biển Việt Nam. Dự thảo Luật Biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982, có tham khảo các thông lệ quốc tế, trong đó có thực tiễn của các nước và các yêu cầu về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta. Trải qua ba nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII với nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, dự thảo Luật Biển Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và đủ điều kiện để xem xét thông qua.

Dự thảo Luật Biển Việt Nam đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII (tháng 12-2011), tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng của dự thảo luật. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp hoàn thiện Luật Biển để Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII. Tại phiên họp ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối (99,8%).

Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương và 55 điều:

Chương I: Những quy định chung

Gồm có 7 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, việc áp dụng pháp luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, chính sách quản lý và bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển, quản lý nhà nước về biển.

a. Ðiều 1 của Luật Biển Việt Nam nêu rõ phạm vi điều chỉnh của luật là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong luật là sự tiếp nối lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này, đã được nêu rõ trong Nghị quyết năm 1994 của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

b. Về nguyên tắc và chính sách quản lý, bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

c. Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp liên quan biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó nêu nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

d. Về cơ chế quản lý biển, quản lý biển là một công việc lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Ðể bảo đảm nguyên tắc quản lý biển thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Luật Biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.

Chương II: Vùng biển Việt Nam

Gồm có 14 điều quy định về việc xác định đường cơ sở, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo.

a. Về đường cơ sở, Luật Biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Hiện nay ta đã có đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến đảo Thổ Chu. Một số khu vực hiện nay chưa có đường cơ sở như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì Chính phủ sẽ xác định và công bố sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

b. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải Việt Nam. Nội thủy của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng trời, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển của nội thủy và lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của nước ta. Nhà nước ta thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất ra đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì phần thềm lục địa mở đến 200 hải lý. Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý, thềm lục địa của ta được mở rộng đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định. Nhà nước ta đã căn cứ vào quy định của Công ước, tiến hành khảo sát thực tế đáy biển, xác định giới hạn thềm lục địa ở những khu vực mở rộng ra ngoài 200 hải lý. Năm 2009, Chính phủ đã gửi báo cáo về ranh giới thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở hai khu vực cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa xem xét.

Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định tàu, thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta. Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Luật Biển Việt Nam cũng quy định quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; cũng như quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trên thềm lục địa Việt Nam. Việc thực hiện các quyền và hoạt động nói trên phải phù hợp Công ước Luật Biển 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và luật pháp Việt Nam về biển.

c. Ðối với các đảo, quần đảo, Luật Biển Việt Nam khẳng định Nhà nước ta thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo Việt Nam. Phù hợp Ðiều 121 của Công ước Luật Biển 1982, Luật Biển Việt Nam quy định đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Gồm có 20 điều quy định về nội hàm của việc đi qua không gây hại, nghĩa vụ khi thực hiện quyền này, quy định tuyến hàng hải và phân luồng giao thông.

Luật Biển Việt Nam quy định rõ những hành vi mà tàu, thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải nước ta. Cụ thể là không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu, thuyền; bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh; cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đánh bắt hải sản trái phép; nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép, v.v... Tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp ngầm, bảo tồn tài nguyên biển, giữ gìn môi trường biển.

Luật Biển Việt Nam cũng nêu rõ Chính phủ quy định công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. Luật Biển Việt Nam cũng quy định tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác khi ở trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam phải nổi trên mặt nước. Trong chương này, Luật Biển Việt Nam cũng quy định về vấn đề tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển; đồng thời nêu cụ thể những hành vi bị cấm, như đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh Việt Nam; khai thác tài nguyên, lắp đặt sử dụng thiết bị công trình, khoan đào, nghiên cứu khoa học một cách trái phép; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, mua bán người, hoạt động cướp biển, phát sóng trái phép.

Chương IV: Phát triển kinh tế biển

Chương này có năm điều quy định các nguyên tắc phát triển biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển.

Các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Luật Biển Việt Nam là luật cơ bản về biển của nước ta. Ngoài Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã có các luật chuyên ngành như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, v.v... Những nội dung cụ thể của các ngành kinh tế biển được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành.

Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển

Chương này có ba điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển.

Luật Biển Việt Nam quy định rõ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển, gồm: Hải quân nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Công an Nhân dân, các đơn vị quân đội đóng trên các đảo, quần đảo, các lực lượng tuần tra kiểm soát chuyên ngành hải quan, thủy sản, giao thông vận tải, môi trường, y tế và kiểm dịch. Các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng. Ngoài các lực lượng chuyên trách nêu trên, khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ huy động sự tham gia của các lực lượng bán chuyên trách.

Chương VI: Xử lý vi phạm

Chương này có bốn điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài... nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam.

Chương VII: Ðiều khoản thi hành

Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Chính phủ sẽ ban hành những quy định hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao ở trong luật.

Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Ðây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội khóa IX đề ra là bổ sung quy định của luật pháp quốc gia phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới./.


Downloadải tài liệu Luật biển

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Bỏ rơi con có thể bị xử lý hình sự

Gần đây, thông tin phát hiện trẻ sơ sinh bị vứt bỏ ở bãi đất trống, bên lề đường hoặc trong thùng rác công cộng, nhà vệ sinh... ngày càng nhiều. Có trường hợp được phát hiện muộn, trẻ bị thương tật suốt đời hoặc tử vong.

Khoảng 12h ngày 29/1, khi đang đi chăn bò, người dân thôn Ra Nhua, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) nghe tiếng khóc của trẻ con ở một khu đất. Tìm đến, họ thấy một trẻ sơ sinh đang bị hòn đá đè lên mặt.

Trước đó, sáng 24/12/2012, một số người dân đi tập thể dục buổi sáng phát hiện một bé trai bị bỏ rơi ở bụi cây gần khu tập thể phường 7 (Vũng Tàu) trong tình trạng toàn thân bị kiến bu kín, có nhiều vết do muỗi, côn trùng cắn. Đau xót hơn, ngày 30/10/2012, sau khi tự sinh xong, một nữ công nhân 19 tuổi (Nghệ An) bỏ con vào túi nilon cột chặt vứt vào thùng rác đặt trong khu trọ ở thị xã Thuận An - Bình Dương. Ngày 10/11/2012, một nữ sinh lớp 10 (15 tuổi, TP HCM) đã bỏ con vào cặp học sinh rồi vứt vào bụi cỏ tại một khu đất trống...

Ảnh minh họa: NLĐ


Những thông tin nhức nhối, gây phẫn nộ, bất bình lẫn xót xa như thế còn rất dài. Người mẹ vứt bỏ núm ruột của mình có khi là nữ công nhân, có khi là sinh viên, học sinh trót mang thai phải giấu gia đình, bạn bè; cũng không ít trường hợp vì nghèo, đông con hoặc trẻ mắc bệnh bẩm sinh, dị tật không có khả năng chữa chạy... Dù lý do nào, thái độ thiếu trách nhiệm, nhẫn tâm của những người mẹ bỏ con trong giai đoạn trẻ rất cần sự chăm sóc vẫn đáng bị xã hội lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trước cũng như sau khi ra đời: “Các bậc cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình, cung cấp cho các em cơm ăn, áo mặc…”.

Điều 4, 6 và 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung... đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”.

Còn theo Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ “thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...”. Luật cũng quy định cha mẹ không được “ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con”.

Điều 94 Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Tuy nhiên, theo luật sư Ngô Đình Hoàng và luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), dù pháp luật hiện hành có khá nhiều điều luật nhằm bảo vệ trẻ em nhưng do các quy định chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, chế tài chưa đủ mạnh, các cơ quan tố tụng chưa làm hết sức mình, quy định của luật có nhiều thiếu sót dẫn đến không áp dụng được trên thực tế...

Theo luật sư Thi, điều 94 Bộ Luật Hình sự quy định chỉ có thể xử lý hình sự khi chủ thể là người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên đã vứt bỏ con mình và hậu quả là đứa trẻ chết. Trong khi đó, hành vi cố ý vứt bỏ đứa trẻ mới sinh không có khả năng tự vệ, trên thực tế hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.

"Cần xem xét sửa quy định của luật, không cần hậu quả đứa trẻ chết vẫn phải bị xử lý trách nhiệm hình sự nhằm răn đe, giáo dục", luật sư Thi nói.

Luật sư Ngô Đình Hoàng cũng băn khoăn, liệu hiện nay có bao nhiêu bà mẹ biết được rằng việc vứt bỏ con mới sinh là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự?

"Nhiều người suy nghĩ để con trước cổng bệnh viện... con sẽ được chăm sóc mà không nghĩ trước khi được phát hiện, nó có thể bị đói khát hoặc bị côn trùng cắn mà chết... Một khi họ chưa ý thức được tính nghiêm trọng của việc bỏ rơi con mới sinh ngoài việc sai về mặt đạo đức còn vi phạm pháp luật, tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn”, ông Hoàng cho hay.

Theo Người lao động

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Đề xuất cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ

Bộ Công an đề xuất, nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm...

Theo đánh giá của Bộ Công an, thời gian qua tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ.

Trên 90% số vụ vi phạm là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.

Do thóa mạ, thách thức và cầm chai bia vỡ lên dọa đánh hai cảnh sát giao thông, Hoàng Minh Phong (18 tuổi) bị cảnh sát Lạng Sơn khởi tố để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.


Bộ cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Do đó, Bộ đưa ra dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo dự thảo, người thi hành công vụ không được vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tham nhũng, tiêu cực trục lợi cá nhân, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi, thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác hay vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...

Để ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, dự thảo đưa ra nhiều biện pháp như giải thích cho người vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật, cưỡng chế, khám người, phương tiện vi phạm. Trường hợp tụ tập đám đông chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp nhằm giải tán; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục... Nếu có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống đối.

Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất, nếu cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa...

Nếu hành vi chống người thi hành công vụ vượt quá khả năng giải quyết hoặc trường hợp có nhiều người cùng thực hiện thì cán bộ thi hành công vụ có thể yêu cầu các lực lượng vũ trang nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Những điểm mới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động (NLĐ) nhiều hơn. Careerlink xin giới thiệu 5 nội dung mới đáng chú ý mà NLĐ và Doanh nghiệp cần biết trong Bộ luật mới này.

Đối với hợp đồng lao động

Chương III (điều 26, 27, 31) quy định: tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ “ít nhất phải bằng 85%” so với mức 70% của quy định theo Bộ luật đang hiện hành. Một điểm mới được bổ sung trong chương này đó là: Cho thuê lao động, đây là lần đầu tiên quy định này chính thức được công nhận tại Việt nam.

Với quy định cho thuê lao động sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giữa các doanh nghiệp. Đồng thời giải quyết được vấn đề thất nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động.

Về chính sách tiền lương

Chương VI, điều 93 và 94 Bộ luật Lao động đang hiện hành quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước và phải được duyệt trước khi thực hiện trong doanh nghiệp. Trong Bộ luật (sửa đổi) áp dụng ngày 1/5/2013 đã bãi bỏ hình thức phải đăng ký thang, bảng lương thay bằng việc NSDLĐ chỉ cần sao gửi thang, bảng lương cho cơ quan, tổ chức có liên quan để quản lý, theo dõi. Điều này có nghĩa Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ …. Thang lương, bản lương, định mức lao động do các doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành theo nguyên tắc quy định của Chính phủ. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương phải thông báo cho NLĐ biết trước 10 ngày.

Về tiền lương, làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngoài những quy định đang hiện hành theo khoản 1 và 2, điều 97, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” (Khoản 3 Điều 97).

Những sửa đổi của chương này dựa trên nguyên tắc: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của NLĐ, chỉ quy định mức lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Đồng thời quy định rõ các mức lương tối thiểu được xác định theo ngày, tháng, giờ và được xác lập theo vùng ngành như: Điều kiện sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.

Một điểm mới trong chương VI là việc quy định về Hội đồng tiền lương Quốc gia: “Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung Ương. Chính phủ được giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng này” - (khoản 1, điều 92).

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Ngoài những quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi cho NLĐ như: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Chương VII, Bộ luật còn quy định NLĐ được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên lương, trong đó tết âm lịch được nghỉ 5 ngày, tăng một ngày so với luật đang hiện hành (nghỉ 9 ngày/năm hưởng lương nguyên, trong đó tết âm lịch được nghỉ 4 ngày).

Ngoài ra, trong chương này bổ sung thêm quy định để NLĐ được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ.

Về thời gian nghỉ thai sản dành cho lao động nữ

Theo Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng, thay vì 4 tháng như hiện nay. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trong đó, nếu đến ngày 1/5/2013 mà lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản sẽ được hưởng chế độ theo BLLĐ mới.

Mục đích của quy định này là: đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác; pháp điển hoá Nghị định (là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản pháp luật mới trên cơ sở hệ rà soát, hệ thống hoá, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vào văn bản đó với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn) 23-CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.

Độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động cụ thể

Về tuổi nghỉ hưu, Bộ luật vẫn giữ nguyên quy định độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Trong chương XII, khoản 1, điều 187, Bộ luật cho phép Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhóm lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác, làm cơ sở để trong tương lai điều chỉnh tổng thể tuổi nghỉ hưu. Đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại.

Ngoài một số quy định đã được sửa đổi, bộ luật lao động mới có thêm một số điều mới như: Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu; đối thoại doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ngành. Bên cạnh đó, luật còn bổ sung thêm những quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ giúp việc nhà, người lao động không trọn thời gian. Các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN… cũng được chỉnh sửa cụ thể hơn, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong các trường hợp rủi ro như: Ốm đau, tai nạn, mất việc…
DBS M05479
Quang Cao