Hiển thị các bài đăng có nhãn quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Đạn mã tử là gì?

Đạn mã tử là loại đạn không có đầu đạn hoặc đầu đạn làm bằng giấy nhưng lại có vỏ và thuốc súng nhưng các loại đạn thông thường. Đạn này khi bắn vẫn có tiếng nổ, khói và ánh chớp lửa như thật nhưng không gây sát thương, nếu có chỉ gây sát thương ở tầm rất gần với nòng súng.


 Đạn này có tên tiếng anh là rubber bullet, thường trong nam một số nơi gọi là lùn mã tử thường dùng để cho các tân binh tập trận giả; Súng lệnh cho lễ thượng kỳ; Súng chào tiễn biệt (lễ hạ huyệt), diễn tập hay đóng phim.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vùng cấm bay là gì? Tại sao lại có vùng cấm bay?

Chỉ vài thập kỷ sau khi được phát minh, máy bay đã trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong chiến tranh. Trong một cuộc tấn công của Phát xít Tây Ban Nha vào thành phố Guemica năm 1937, các máy bay của Phát xít đã tàn phá thành phố với hơn 40 tấn thuốc nổ và bom các loại. Sau cuộc tấn công, toàn bộ thành phố chỉ còn lại một đống đổ nát, và có hơn 1600 người thiệt mạng. Cuộc tấn công khiến cả Thế giới kinh hoàng và phẫn nộ, tuy nhiên các tổ chức Quốc tế lúc đó quá yếu để có thể ngăn chặn cuộc tấn công.


Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt những vùng cấm bay để ngăn chặn những tội ác từ trên không như cuộc tấn công năm 1937. Những vùng cấm bay này sẽ được thiết lập ở những nước có nội chiến, nhằm ngăn chặn các lực lượng bên ngoài nhúng tay vào, cũng như bảo vệ dân thường tránh khỏi các cuộc tấn công đẫm máu. Các máy bay xâm phạm vùng cấm bay mà không quay trở lại hoặc hạ cánh sau cảnh báo sẽ lập tức bị bắn hạ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vùng cấm bay, cách hoạt động cũng như các quy tắc rắc rối mà NATO áp đặt cho chúng.

Nguồn gốc và lịch sử

Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.



Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.

Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.

Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .



Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?

Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.

Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.

Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.

RoEs và việc bảo vệ vùng cấm bay

Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.


Kết quả là, trong chiến dịch Odyssey Dawn năm 2011, Hải quân Mỹ và một tàu chiến của Anh đã phóng một loạt 112 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu quân sự của Libya, làm tê liệt radar và thiết lập một hệ thống tên lửa chống máy bay. Mục đích là để giải phóng không phận và đảm bảo an toàn cho các máy bay tuần tra của NATO.

Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya .


Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.

Vùng cấm bay có thực sự hiệu quả?

Theo các chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm bay tại Libya trong một thời gian dài có thể sẽ là thách thức lớn đối với NATO. Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách dự trữ ước tính chi phí để áp đặt lệnh cấm bay trên toàn bộ lãnh thổ Libya trong sáu tháng là từ 3 đến 8 tỉ USD.


Ngoài ra, các máy bay tuần tra và phi công của NATO cũng gặp rất nhiều rủi ro. Vào năm 1995 tại Bosnia, một báy bay F-16 của Mỹ do Đại úy Scott O’Grady điều khiển khi đang tuần tra đã bị hạ bởi một tên lửa đất đối không. Grady đã buộc phải nhảy dù vào lãnh thổ Serbia , sau đó trải qua 6 ngáy vật lộn trong rừng. May mắn ống đã tìm được cách liên lạc vô tuyến và cuối cùng đã được giải cứu bởi một nhóm lính thủy đánh bộ.

Tại Iraq , thủ tướng Saddam Hussein đã trao giải thưởng 14.000 USD cho bất cứ ai có thể bắn hạ máy bay tuần tra của liên minh. Ngay tại Libya, khi mà các hệ thống phòng thủ chống máy bay của chính phủ bị phá hủy, các máy bay cua NATO vẫn có khả năng bị bắn hạ bởi các tên lửa cá nhân. Theo một báo cáo của Nga, tổng thống Gaddafi có tời hơn 1000 tên lửa cá nhân loại này, và đã được phân phát cho những kẻ ủng hộ.

Một câu hỏi được đặt ra là vùng cấm bay liệu có thực sự hiệu quả, ngăn chặn được những vụ tấn công thảm sát vào người dân. Tại Bosnia, vùng cấm bay cũng không thể ngăn chặn cuộc thảm sát hơn 7000 người Hồi giáo Bosnia vào năm 1995. Các lực lượng bộ binh, xe tăng … của chính phủ vẫn còn quá lớn mạnh so với lực lượng nổi dậy. Do đó, một số người đã chỉ trích các vùng cấm bay như một biện pháp nửa vời, không ngăn chặn được cuộc chiến. Theo họ, biện pháp duy nhất là Mỹ và các nước phương Tây phải lật đổ chính quyền Gaddafi bằng vũ lực mạnh mẽ.

Tuy nhiên tổng thống Obama trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 2011 cho rằng, những động thái như vậy sẽ vượt quá mục đích của Liên Hiệp Quốc, gây nhiều tổn thất và thương vong, đồng thời sẽ khó có thể nhận được sự đồng thuận của các nước láng giềng. Do đó cho đến hiện nay, các vùng cấm bay vẫn đang được duy trì hoạt động.


Tham khảo: HowStuffWork

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Việt Nam chế tạo sơn chịu nhiệt cho động cơ tên lửa

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn chịu nhiệt, sử dụng cho động cơ tên lửa phòng không tầm thấp, và đạn phản lực.


Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, hạn chế việc nhập khẩu, Viện Công nghệ được Bộ Quốc phòng giao chủ trì đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế tạo, công nghệ sơn phủ sơn chịu nhiệt, cách nhiệt trong lòng vỏ động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực”.Quá trình chế thử, sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí, khí tài quân sự, đặc biệt là động cơ tên lửa phòng không tầm thấp, và đạn phản lực ở các nhà máy quốc phòng cần một lượng lớn sơn chịu nhiệt, cách nhiệt.

Công nghệ có thể áp dụng sản xuất trên quy mô công nghiệp. Sản phẩm sơn chịu nhiệt có các chỉ tiêu kỹ thuật như màu sắc, độ mịn, hàm lượng các chất không bay hơi, độ nhớt, thời gian khô của màng, độ bám dính, độ cứng, khả năng chịu nhiệt của màng sơn, độ bền va đập, độ bền uốn đều đạt yêu cầu.

Sản phẩm sơn chịu nhiệt được sơn trên đạn thật và bắn thử nghiệm. Kết quả bắn, các tham số động học (biến thiên áp suất theo thời gian cháy, thời gian làm việc của động cơ) đều nằm trong vùng sai số cho phép. Kết quả đo nhiệt độ bên ngoài vỏ động cơ của mẫu sơn chế thử và mẫu sơn nhập ngoại tương đương nhau, cho thấy khả năng cách nhiệt của sơn chế thử đạt yêu cầu.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá kết quả đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng nghiệm thu và cho biết, nghiên cứu đạt loại khá.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như các đơn thành phần sơn còn ít; chưa nghiên cứu quy trình công nghệ sơn phủ trên đạn thật mà chỉ dừng lại ở đạn mẫu.

Theo Quân đội nhân dân

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Khám phá sát thủ chống ngầm Việt Nam có thể mua

P-3C Orion là một trong những máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm tốt nhất thế giới hiện nay mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua từ Mỹ.



Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.


P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.


Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.



P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.


Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầmP-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).

Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.

Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.

Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.

Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.

P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.

Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.

Nga 'cải lão hoàn đồng' báu vật quốc gia

Hải quân Nga quyết định khôi phục tầu ngầm dự án 945 Barracuda có cấu trúc độc nhất vô nhị với thân tầu được làm bằng vật liệu titan. Con tầu titan này được xây dựng từ những năm 1980.

Tầu ngầm titan có độ bền hơn hẳn các thân tầu từ vật liện thép thông thường, đặc biệt nó không “tự hút” các thủy lôi từ tính.

Theo Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga, quyết định “cải lão hoàn đồng” dự án Barracuda đã được thông qua vào tháng 1 tại một cuộc họp của tân Tư lệnh lực lượng Hải quân Nga, Viktor Chirkin với các chỉ huy trưởng Hải quân Nga.

Tàu K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda.


“Đây không phải là quyết định tự phát, chúng tôi đã xem xét vấn đề này một cách rất cẩn thận và đưa ra quyết định. Việc khôi phục lại con tàu này hiệu quả hơn nhiều so với việc tái chế”, nguồn tin cho biết.

Hiện nay Hải quân Nga đang được biên chế bốn tàu ngầm hạt nhân titan (không tính tàu ngầm mini dùng cho việc nghiên cứu biển sâu), đó là hai tàu K-239 Karp và K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda và hai tàu ngầm titan hiện đại hóa dự án 945A Condor là K-336 Pskov và K-534 Nizhny Novborod.

“Bia” chính của các tầu thuộc dự án Condor và Barracuda là các tầu ngầm và tầu sân bay đối phương. Vũ khí chính tấn công các “con mồi” là các ngư lôi được phóng đi từ hai ống phóng cỡ 650 mm và 533 mm.


Tàu ngầm thuộc dự án Barracuda neo đậu trên căn cứ hải quân.

Khác biệt với Barracuda, các tầu dự án Condor có thể phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn Garnet. Cả hai loại tàu ngầm titan này đều được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Igla và có thể lặn sâu từ 50-600 m.

Cũng theo thông tin trên, bốn tàu ngầm titan đều được biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 7 của Hạm đội Phương Bắc.

Hợp đồng về sửa chữa hai tàu ngầm đầu tiên đã được ký kết với nhà máy Zvezdochka. Theo đó Zvezdochka sẽ phải thực hiện những công việc sửa chữa và hiện đại hóa các tầu này. Các tầu sẽ được thay thế nhiên liệu hạt nhân, tất cả các thiết bị điện tử và kiểm tra, sửa chữa các bộ phận cơ khí của toàn bộ con tầu. Không những thế, các lò phản ứng hạt nhân cũng nằm trong danh sách phải kiểm tra và tu sửa.


Các tàu kéo đưa tàu ngầm Barracuda xuất cảng.

“Các công việc chính sẽ bắt đầu từ mùa hè năm nay và công việc sửa chữa sẽ kéo dài trong vòng 2-3 năm với các điều kiện thuận lợi. Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa tàu K-239 Karp, nhà máy có thể sửa chữa tàu Kostroma”, đại diện của nhà máy Zvezdochka cho biết.

Ông này còn cho biết thêm, không cần quan tâm đến “tuổi tác” của con tàu, bởi vì thân tàu vẫn trong tình trạng “tuyệt vời”. “Titan không giống như thép, nó không bị ăn mòn. Do đó nếu như bạn loại bỏ lớp cao su chống ồn thì thân tầu vẫn còn như mới”, đại diện nhà máy Zvezdochka bổ sung thêm.

Theo thông tin ban đầu, các tàu ngầm mới sẽ nhận được hệ thống sonar, thông tin chiến đấu, hệ thống điều khiển, hệ thống radar mới và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/GPS. Ngoài ra, những con tàu này sẽ thay đổi hệ thống vũ khí với tổ hợp tên lửa hành trình Caliber (Club-S) có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.


Các thủy thủ đứng ngoài boong chiếc K276 Kostroma (thuộc đề án Barracuda).


Sức mạnh của tàu ngầm titan đã được minh chứng trong cuộc thủy chiến diễn ra năm 1992 giữa tàu ngầm hạt nhân Kostroma của Nga và tàu Los Angeles của Mỹ trên biển Barents với chiến thắng thuộc Kostroma, khi đó tàu của Mỹ bị xóa sổ còn Kostroma chỉ bị hư hại nhẹ vùng cabin.

Có lẽ chính vì thế cộng với những tính năng vượt trội của tàu ngầm nguyên tử titan mà chuyên gia quân sự độc lập, Dmitry Boltenkov đã ví các tầu ngầm titan của Nga như là báu vật quốc gia.

Theo Dân Việt

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Sau Nga, lính Mỹ cũng sử dụng hệ thống dù kiểu mới

Ngày 29/1/2013, quân đội Mỹ đã tiến hành diễn tập tại căn cứ Fort Bragg trong đó đã sử dụng hệ thống dù nhảy kiểu mới với mã hiệu là T-11.

Ngày 29/1/2013, lực lượng nhảy dù của Biệt đội chiến đấu Lữ đoàn 1, Sư đoàn không vận số 82 của quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc diễn tập tại căn cứ Fort Bragg trong đó đã sử dụng hệ thống dù nhảy kiểu mới với mã hiệu là T-11.





Lực lượng trực dưới mặt đất







Lính Mỹ nhảy dù từ vận tải cơ C-130







Hệ thống dù mới của Mỹ T-11







Những thông tin ban đầu cho hay, dù nhảy T-11 là thiết kế đã được quân
đội Mỹ thử nghiệm, loại dù này có khả năng vận hành cả khi thời tiết có
gió rất to...







...giảm thiểu khả năng đi lệch đường và đảm bảo an toàn cho lính không vận.







Trước đó, Nga cũng đã thử nghiệm thành công dù nhảy T-11







Hệ thống dù nhảy T-11 được coi là ưu việt nhất







Cuộc diễn tập của lính dù Mỹ diễn ra thành công







Quá trình thử nghiệm cho thấy tính ưu việt của hệ thống này







Trong tương lai, Mỹ sẽ đưa hệ thống dù T-11 vào sử dụng

Bảo bối phòng không Nga và nghệ thuật chiến tranh Việt Nam

Từ cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II và chiến tranh Việt Nam đã chỉ rõ: Hệ thống phòng không có hùng mạnh, có hiệu quả tác chiến cao là một trong những tính chất cơ bản của khả năng phòng thủ đất nước của mỗi quốc gia.

Những cuộc chiến tranh, xung đột khu vực, can thiệp vũ trang gần đây cho thấy, các lực lượng quân sự thù địch đã sử dụng mô hình tác chiến đường không với lực lượng bạo loạn, lật đổ, khủng bố như môt chiến lược tác chiến cơ bản để thực hiện những âm mưu xâm lược.

Sự đánh giá không chính xác về khả năng phòng không của Liên bang xô viết những năm đầu 1939 – 1940 trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại của Liên bang Xô viết đã dẫn đến khả năng thông trị bầu trời của quân đội phát xít và gây ra những tổn thất rất lớn cho lực lượng Hồng quân.

Và dù cho quân đội Mỹ có lực lượng không quân hùng hậu, vũ khí trang bị hiện đại, nhưng hệ thống phòng không nhân dân hiệu quả của phòng không Việt Nam là một trong những nhân tố đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

Trong bức thư gửi tổng thống Mỹ T.Ruzvelt. được viết trong những ngày chiến đấu khốc liệt bảo vệ thành phố Staningrad 1942. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang xô viết Stalin đã nhận xét: "Thực tế chiến trường cho thấy, những đội quân dũng cảm nhất cũng trở thành không có khả năng tác chiến, nếu như họ không được bảo vệ trước những đòn tấn công đường không”.

Kết quả của việc nâng cao khả năng tác chiến của bộ đội phòng không bằng vũ khí, trang thiết bị hiện đại đã tiêu diệt hơn 2000 máy bay, hơn 1000 xe tăng xe thiết giáp và pháo tự hành, tiêu diệt hàng chục nghìn binh sỹ và sỹ quan phát xít bằng chính hỏa lực phòng không.

Trong cuốn sách nổi tiếng ( Suy nghĩ và nhớ lại ) của nhà quân sự kiệt xuất Liên Xô, nguyên soái G.K. Giucốp đã viết: " Tổn thất sẽ vô cùng nặng nề sẽ đến với bất cứ quốc gia nào không có khả năng ngăn chăn và đánh trả những đòn tấn công đường không” và nhận xét đó được khẳng định bới E. Lampe, tư lệnh lực lượng phòng không nhân dân của Cộng hòa Dân chủ Đức đến năm 1956 trong cuốn sách " Chiến lược phòng thủ dân sự” là: " Tất nhiên, với PVO chưa đủ để chiến thắng trong chiến tranh, nhưng nếu không có lực lượng PVO đủ mạnh thì thất bại đã cầm chắc.

Hệ thống phòng không không quân của Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả qua việc bắn hạ hàng ngàn máy bay Mỹ, đặc biệt là những trận đánh lừng lẫy đi vào lịch sử như 'Điện Biên Phủ trên không' năm 1972.

Lực lượng phòng không-không quân Việt Nam ngày nay kế thừa kinh nghiệm truyền thống hào hùng và là một trong những quân binh chủng được xác định tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh các trang thiết bị thế hệ trước như tên lửa SAM-2, Pechora S125 cải tiến, tên lửa Strela 10, tổ hợp phòng không di động Zu-34, tên lửa vác vai Igla...quân đội Việt Nam đã được trang bị hệ thống tên lửa tầm xa hiện đại S-300 PMU1.

Các nguồn tin quân sự Nga đã nói đến khả năng Việt Nam tiếp tục bổ sung sức mạnh cho hệ thống phòng không quốc gia với việc mua sắm các tổ hợp tên lửa S-300 PMU2++, S-400 Triumph tầm xa đầy uy lực, cũng như trang bị thêm các tổ hợp phòng không tầm gần và phòng không di động cấp chiến thuật như tổ hợp pháo - tên lửa di động Panshir, Buk hay Tor...

Trên một số diễn đàn quốc phòng gần đây cũng đã thông tin về việc Việt Nam đã đưa nhân sự đi đào tạo chuyển loại và tiếp nhận một loạt các loại vũ khí phòng không hiện đại của Nga. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết phân tích về sức mạnh các loại trang thiết bị phòng không của Liên bang Nga cũng như sự phát triển của học thuyết phòng không trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.

Trong giai đoạn phát triển vượt bậc của vũ khí công nghệ hiện đại trong tác chiến đường không, các thế lực quân sự trên thế giới đã coi tác chiến trên không, trên biển là mô hình tác chiến chủ đạo trên chiến trường, vũ khí tác chiến được triển khai trên mọi tầm cao khác nhau, từ vài chục mét so với mặt đất như tên lửa hành trình có cách, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái ( robot) đến các tầm cao hàng trăm km của các vệ tinh nhân tạo.

Với tấn công ngoài đường chân trời, từ vài chục km đến hàng nghìn km, khả năng tàng hình, định vị vệ tinh và dẫn đường bằng các thiết bị GPS, được trang bị vũ khí có độ chính xác rất cao, sức công phá lớn và khả năng mang từ đầu nổ hạt nhân đến bom chùm casset, nhiệt áp. Tác chiến đường không đang trở thành mối nguy hiểm, đe dọa mọi quốc gia trên thế giới. Bài toán đặt ra, liệu các lực lượng phòng không của Liên bang Nga có đủ khả năng ngăn chặn mọi cuộc tấn công của các đối thủ tiềm năng?







Hệ thống phòng thủ tên lửa(PRO) và hệ thống phòng không (PVO) được xây dựng để thực hiện nhiện vụ chiến đấu với mọi vũ khí, trang thiết bị, phương tiện mang tấn công từ trên vũ trụ và trên không.

Các mục tiêu bao gồm cả: Tên lửa đạn đạo các tầm bắn được trang bị phóng trên mặt đất và trên biển; Các phương tiện bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, các phương tiện bay tự động không người lái (robots và các loại tên lửa chiến trường và tên lửa hành trình có cánh) thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật.





Phân vùng tác chiến của lực lượng phòng không Liên Bang Nga.



Trong điều kiện tác chiến hiện đại hiện nay và tương lai gần, để có thể phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phòng không Liên bang Nga chống lại các nguy cơ đe dọa từ phía bên ngoài (sự mở rộng của NATO, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sát biên giới Liên bang Nga và các nước đồng minh, sự phát triển vượt bậc của hải quân, không quân Trung Quốc, bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên bang đã đưa ra chương trình phòng thủ không gian (VKO), bao hàm phòng thủ vũ trụ - phòng thủ tên lửa (RKO), phòng không PVO và chiến tranh điện tử(REB). Được Tổng thống Liên bang Nga ký vào năm 2006

Hệ thống phòng không là lực lượng nòng cốt của chương trình phòng thủ không gian VKO. Trong điều kiện thời bình, lực lượng phòng không làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ không gian lợi ích của nước Nga và sẵn sàng đánh chặn mọi khả năng tấn công bất ngờ của các lực lượng thù địch vào các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong quốc giá và trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

Trong điều kiện xảy ra chiến tranh, xung đột, các hoạt động có tính khủng bố, tùy theo quy mô tình huống, từ giờ phút đầu tiên, toàn bộ chương trình hệ thống sẽ từ trực chiến chuyển sang sẵn sàng chiến đấu toàn bộ, phối hợp với các lực lượng khác như không quân, tên lửa chiến lược tiến hành đấu tranh với đòn tiến công đường không của lực lượng thù địch.

Kinh nghiệm của 11/9 cho thấy, các đòn tiến công hiện nay có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ hình thức nào và thậm chí, bất cứ lực lượng hay mô hình tác chiến nào. Hiện nay, lực lương phòng không bao gồm, lực lượng phòng không tên lửa quốc gia, lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không chiến trường và lực lượng phòng không hải quân. Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, lực lượng phòng không nói chúng sẽ bao hàm cả lực lượng tiêm kích, cường kích đánh chặn của Không quân và Hải quân.

Hiện nay, lực lượng phòng không tên lửa Liên Bang Nga bao gồm các tổ hợp tên lửa và các hệ thống tên lửa có tầm chiến đấu khác nhau với hiệu quả chiến đấu rất cao ( S-75; S-125; S-200; S-300 và S-400)


SAM -2 Volga S75.

Tên lửa phòng không S-75 Volga (ЗРК С-75 "Волга") tên lửa phòng không tầm trung, dàn tên lửa phòng không đầu tiên của Liên bang Xô viết. Tên lửa Vonga đã tham gia nhiều chiến trường và thể hiện xuất sắc khả năng tác chiến của nó. Bắn hạ máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan ở khu vực Bắc Kinh, bắn hạ máy bay trinh sát tầm cao U-2 Lockheed trên bầu trời Sverdlovsk 1.05.1961, trung Quốc tháng 9 năm 1961, Cuba 27.10.1962. Hơn 500 tổ hợp tên lửa đã được xuất khẩu sang các nước và rất nhiều tổ hợp Vonga đã hoàn thành xuất sắc tại Trung Đông, Việt Nam, Vịnh Persian và khu vực Bai cal

Ngoài chiến thắng rực rỡ của tên lửa tại chiến trường Việt Nam, Vonga cũng bắn hạ một số máy bay trong xung đột Ấn độ, Pakistan, bắn rơi máy bay trinh sát RB-57F của Mỹ tại Biển Đen ( tháng 11 năm 1965) 25 máy bay trong chiến tranh Arap – Ixraen. Tên lửa tham gia chiến trường Angola chống lại Nam Phi,, chiến trường Iraq và đánh tiêu diệt các máy bay trinh sát SR-71 trên không phận của Trung Quốc và Cuba.

Tên lửa phòng không S-125 Pechora ЗРК С-125 "Печора" tên lửa tầm gần được chế tạo để chiến đấu chống lại các phương tiện bay tầm thấp. Tổ hợp tên lửa Pechora thể hiện hiệu quả và độ tin cậy rất cao trong khai thác sử dụng, 530 tổ hợp được sản xuất. Pechora có mặt ở 35 nước khác nhau và tham gia vào rất nhiều các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ.

Tên lửa được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1970 trên bán đảo Sinai, trong các chiến dịch phòng không đã bắn hạ 8 máy bay và làm bị thương 3 chiếc khác của Ixraen. Tổ hợp tên lửa Pechora được sử dụng ở Iraq trong chiến tranh Iran- Iraq 1980 – 1988. được sử dụng chống lại cuộc tiến công của không quân liên quân năm 1991. Syria cũng sử dụng tổ hợp tên lửa này để chống lại không quân Ixraen trong cuộc khủng hoảng Lebanon 1982.

Lybia chống lại máy bay Mỹ trong xung đột tại vùng Vinh Sidra và Secbia trong cuộc chiến Cosovo chống lại lực lượng không quân NATO, theo báo chí Yugoslavia chính tổ hợp này đã bắn hạ 1 máy bay tàng hình F117 và làm bị thương 1 máy bay F117 khác.


S-200 Vega.

Hệ thống tên lửa S-200 Vera ЗРС С-200 "Вега" Tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay trên tầm bắn hơn 100 km và độ cao đến 40 km. Hệ thống tên lửa được biên chế trong lực lượng phòng không các nước như Đông Âu, Trung Quốc, Lybia, Syria, Iran.

Sau khi bắn rơi máy bay chỉ huy của Ixrael E-2C Hawkeye ở tầm xa 180 km ( Syria 1982), tầu sân bay của Mỹ đã rút lui khỏi khu vực bờ biển của Libang. Tháng 3 năm 1986. Tên lửa S-200 đã bắn hạ 3 máy bay cường kích A-6 và A 7 trong hạm đối 6 của Mỹ. Dù phía Mỹ không công nhận nhưng thực tế máy bay bị bắn hạ đã được các chuyên gia quân sự Liên Xô xác nhận.


S300PMU1 Favorite.

Hệ thống tên lửa S-300ЗРС С-300 tầm trung và tầm xa, phụ thuộc vào các biến thể của nó, được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay có người lái và không có người lái, đồng thời các máy bay robot, tên lửa hành trình.

Một thời gian rất dài hệ thống S-300 đã trực chiến và bảo vệ bầu trời Maxcova và những khu vực kinh tế, quân sự quan trọng của Liên bang Nga. Model nâng cấp và cải tiến mới nhất của hệ thống là S-300 PMU2 "favorite” đã nhiều lần được trưng bầy và biểu diễn tại các triển lãm vũ khí trang bị quân sự hiện đại và được đánh giá rất cao. Hệ thống tên lửa S-300 được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác.


Hệ thống đạn tên lửa S-400 Triumph.
Hệ thống điều khiển tên lửa S-300 - S400.

Hệ thống tên lửa S-400 Triumph ЗРС С-400 "Триумф" là hệ thống tên lửa tầm xa, sự phát triển thế hệ mới của tên lửa S-300. Hệ thống có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện bay với tầm bắn đến 400km, khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến 3500km, có khả năng tiêu diệt các phương tiện tấn công hàng không với tốc độ siêu thanh và tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện đại trong tương lai.

Hệ thống tên lửa S-400 theo kết quả thực nghiệm cuối năm 2006, đã vượt tất cả nhưng hệ thống tên lửa phòng không hiện đai khác và được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga, S-400 và S-300 PMU2 có kế hoạch được xây dựng để trở thành hệ thống chống tên lửa đạn đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chiến trường, thực hiện những nhiệm vụ tầm chiến dịch bảo vệ các lực lượng vũ trang liên bang.


Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe.

Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Pansir-C1 "Панцирь-С1" là tổ hợp phòng không tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ phòng không chống lại các mục tiêu có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng hoặc kinh tế chính trị quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi điều kiện chiến tranh điện tử, khả năng tác chiến ngày đêm.

Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp bảo đảm tác chiến có hiệu quả với mọi mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình và các loại bom đạn tấn công có độ chính xác cao từ trên không. Tổ hợp Pansir-C1 đã vượt qua thử nghiệm quốc gia. Tổ hợp Pansir-1 đã có đơn đặt hàng của UAE ( Các tiểu vương quốc Arap thống nhất) và Syria


Lực lượng phòng không chiến trường có nhiệm vụ đánh chặn những đòn tấn công bất ngờ từ trên không, trực sẵn sàng chiến đấu và tăng cường năng lực tác chiến trong thời bình.

Trong thời gian chiến tranh, cùng với lực lượng không quân và các loại vũ khí trang bị hiện đại, yểm trợ các lực lượng tham gia chiến trường và bảo vệ căn cứ, địa điểm đóng quân và các vị trí quân sự, các phương tiện trang bị quân sự trên địa bàn đóng quân, cơ động di chuyển, từ khi bắt đầu chiến tranh và xuyên xuốt quá trình chiến đấu của các binh đoàn quân binh chủng hợp thành.

Với lực lượng phòng không chiến trường, nòng cốt là binh chủng phòng không chiến trường, bao gồm các đơn vị phòng không của Lục quân, các đơn vị phòng không bờ biển của Hải quân và các đơn vị phòng không của bộ đội đổ bộ đường không.

Trong giai đoạn ngày nay, vũ khí trang bị của các đơn vị phòng không chiến trường gồm có: tổ hợp tên lửa phòng không Oka-AKM, Strela-10, Buk, hệ thống tên lửa S-300V, Tor, Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Tugunska, đồng thời với các ống phóng tên lửa phòng không Igla với các biến thể của chúng.

Hàng loạt những loại vũ khí này được xuất khẩu và được biên chế vào các đơn vị phòng không của các lực lượng vũ trang nước ngoài và đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu của các loại vũ khí này trong các trận đánh.

Tính năng kỹ chiến thuật của các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa – pháo phòng không chiến trường.



Tổ hợp tên lửa pháo chiến trường Tugunska.

Trong các cuộc triển lãm vũ khí phòng không hiện đại chống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Các tổ hợp vũ khí phòng không đã thể hiện những tính năng chiến đấu xuất sắc nhất và cạnh tranh đầy tự tin với các tổ hợp tên lửa chiến trường của các nước công nghiệp phát triển.

Hệ thống Tor-1 và Buk M1 không có loại vũ khí tương đương. Hướng phát triển tương lai của các tổ hợp, hệ thống vũ khí phòng không tích hợp đa chức năng và chế tạo những tổ hợp, hệ thống phòng không mới, đa dụng và có khả năng tác chiến đa tầm.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2.



Hệ thống tên lửa Buk-M2 ЗРК "Бук-М2" là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành. Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km.

Tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.

Tên lửa chiến trường BUK-M3.

Hệ thống tên lửa Buk-M3 ЗРК "Бук-М3" là sự phát triển nâng cấp tiếp theo của hệ thống và được biên chế trong quân đội Liên Bang vao năm 2009. Như một thành phần vũ khí trong hệ thống phòng không chiến trường.

Để có thể ngăn chặn hiệu quả, việc nâng cấp Buk-M3 đã được tính toán để có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí, phương tiện tấn công đường không được sáng chế, cải tiến hay nâng cấp trong vòng từ 12 – 15 năm tới. Buk-M3 có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, hoạt động với vận tốc lên đến 3000m/s trong tầm khoảng cách từ 2,5 km đến 70 km và tầm cao với tới của tên lửa từ 0.015m đến 35 km.

Theo thông số này thì tất cả các loại tên lửa, máy bay tầm thấp như Tomahawk, B-2 hoặc các loại máy bay robot ( predator) không có khả năng thoát hiểm.


Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2.

Hệ thống tên lửa tầm gần Tor-M2 ЗРС "Тор-М2" là hệ thống tên lửa trang bị cho tiểu đoàn pháo phòng không nằm trong đội hình trung, lữ đoàn bộ binh cơ giới hoặc hợp thành. So với các thông số kỹ chiến thuật như chiều sâu và chiều rộng cũng như tầm cao tên lửa, thời gian phóng tên lửa và cơ số tên lửa gấp 2 lần só với Tor và Tor – M1 Hệ thống có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không với tốc độ bay đến 900m/s trên tầm bắn từ 1-20 km, tầm bay cao của mục tiêu là 0,01 – 100 km. Một xe tự hành tên lửa có khả năng tấn công cùng một lúc 4 mục tiêu.


Tổ hợp tên lửa Bagunhik.

Vào năm 2008 lực lượng vũ trang Liên bang Nga có kế hoạch biên chế trang bị xe phòng không tự hành Bagunnhik và tên lửa vác vai Verba trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn, Bagunnhik được biên chế để thay thế tổ hợp Strela-10, tên lửa có đầu dẫn laser có thể tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ đến 700m/s với tầm cao 1km tầm xa là 10 km, với tầm cao là 0,01 km tầm bắn là 5 km.


Tên lửa vác vai Verba.

Tên lửa vác vai Verba là tên lửa có 3 dài tần có đầu đạn tự dẫn quang ảnh nhiệt, được chế tạo để thay thế tên lửa vác Strela -1 và Igla với mọi biến thể. Tổ hợp tên lửa vác vai Vebra hơn hẳn các loại trước đó với các thông số kỹ chiến thuật; tầm bắn là 0,5 – 6,4 km) tăng 20%, tầm cao hiệu quả là 0,01 km đến 4,5 km tăng 30%, tốc độ mục tiêu đến 500m/s tăng 20%. Thời gian chuẩn bị bắn không quá 8s, khối lượng đầu đạn tăng 20% nặng 1,5 kg.

Để tăng cường khả năng chiến đấu đồng thời kéo dài thời gian khai thác sử dụng, các hệ thống vũ khí trang bị phòng không quốc gia và các hệ thống vũ khí trang bị phòng không chiến trường được nâng cấp, đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại hơn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu và công nghệ điều khiển học.

Kết quả là 450 hệ thống tên lửa phòng không BM Oka-AKM xuất xưởng những năm 1976 - 1986 một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ chiến trường mạnh của quân đội Xô Viết được nâng cấp, tự động hóa quá trình tìm kiếm mục tiêu, bám và định vị mục tiêu, khai hỏa tên lửa, hệ thống được bảo vệ chống nhiễu radar.

Đến năm 2009 hơn 100 hệ thống tên lửa BM Oka-AKM được nâng cấp và tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ. Những hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp từ khi còn Liên bang xô viết được sự quan tâm rất lớn của những khách hành tiềm năng do đã được làm quen và sử dụng thành thạo những tính năng kỹ chiến thuật của trang bị.

Hệ thống phòng không của Hải quân thông thường là hệ thống phòng không chiến trường được lắp đặt trên các hạm tầu. và sau khi đã cải tiến và nâng cấp phù hợp, trở thành các cụm hỏa lực phòng không trên biển.



Đổi mới và tăng cường sức mạnh các lực lượng vũ trang, Liên bang Nga thực sẽ từng bước làm thay đổi cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không quốc gia.


Hệ thống S-300V bảo vệ hạm đội.

Tính đến thời điểm hiện nay, trong biên chế của lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ quốc gia, số lượng vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quan trọng về kinh tế và quốc phòng của đất nước còn thiếu.

Để có thể bảo vệ vững chắc không phận của Liên bang, đồng thời sẵn sàng cho mọi tình huống, hướng phát triển chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ thay thế các hệ thống tên lửa bằng các hệ thống tên lửa đã được chứng minh tính hiệu quả của nó, biên chế hệ thống tên lửa đã được nâng cấp S-300 PM với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đòn tấn công của các loại tên lửa chiến thuật chiến trường, đồng thời đưa vào sử dụng tên lửa chiến trường hệ thống tên lửa S-300V.

Để giữ gìn và tăng cường sức mạnh của lực lượng phòng không chiến trường, cần phải duy trì các sư đoàn phòng không, các trung đoàn phòng không đặc chủng và các tiểu đoàn phòng không song hành với việc từng bước thay thế và tăng cường sức mạnh của các đơn vị, đẩy nhanh tốc độ thay thế vũ khí trang bị thế hệ mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức chỉ huy và điều hành tác chiến.

Kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã và đang xảy ra cho thấy, để bảo vệ trước những đòn tấn công, cần xây dựng các lớp phòng thủ của hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của các loại vũ khí trang bị phòng không các tầm khác nhau.

Đủ khả năng đánh chặn mọi đòn tấn công từ trên vũ trụ trên không, các tên lửa, bom điều khiển và các loại vũ khí chính xác khác.

Vì vậy, trong hoàn cảnh phức tạp của những biến động quốc tế, các nước và các liên minh quân sự đang từng bước nâng cao số lượng và tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí hiện đại, đó chính là nguyên nhân phải phát triển phương thức và cách thức tiến hành các cuộc đâu tranh chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại đó.

Dó đó, các quốc gia nếu muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, thì sức mạnh lực lượng phòng không trong hiện tại và tương lai là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Tàu ngầm Kilo Việt Nam sẽ vượt trội Kilo Trung Quốc

Hai tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) đầu tiên, được đóng cho Hải quân Việt Nam, sẽ được gửi tới khách hàng trong năm 2013.

RIA Novosti trích dẫn lời phỏng vấn của ông Andrey Baranov, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Viện thiết kế và đóng tàu Rubin cho biết hôm 16/2.

Ông Baranov nhắc lại rằng, trong tháng 12/2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký một hợp đồng đặt hàng 6 tàu ngầm Project 636 của Nga với số tiền khoảng 2 tỷ USD. Hợp đồng này sẽ được hoàn thành vào năm 2016.

Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.


"Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên đã được hạ thủy trong năm 2012, chiếc đầu tiên đang thử nghiệm gần Kaliningrad. Trong năm 2013, hai tàu ngầm này sẽ được chuyển giao cho khác hàng. Đây sẽ là một sự kiện rất quan trọng, thu hút sự chú ý của thế giới", ông Baranov nhấn mạnh.

Theo lời của ông này, trong năm 2013, sẽ có thêm 2 chiếc tàu ngầm Kilo (thứ ba và thứ tư) của Việt Nam cũng sẽ được hạ thủy.

Ông Baranov lưu ý rằng, tàu ngầm Project 636 được cung cấp cho một khách hàng nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM mà Nga đã rất thành công trong việc xuất khẩu ra nước ngoài từ những năm 1980. Biến thể cũ của Project 877 EKM đã được Trung Quốc mua và biên chế trong hải quân nước này. "Cấu trúc của tàu cũng như các đặc điểm kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng "hạt nhân" là các thiết bị điện tử và hệ thống đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn, nói chung là rất hiện đại", ông Baranov nói.

Tàu ngầm Kilo 636 có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thuỷ thủ đoàn gồm 52 người. Vũ khí của tàu gồm ngư lôi 533 mm với sáu ống phóng, mìn, tên lửa hành trình Kaliber.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Manfred von Richthofen

"Nam tước đỏ" Manfred von Richthofen - 1 phi công huyền thoại của quân đội đức


Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (2 tháng 5 1892 – 21 tháng 4 1918) là phi công không quân Đức trong Thế chiến thứ nhất, biệt danh “Nam tước Đỏ” (The Red Baron), nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 80 máy bay đối phương.[1][2] Richthofen cũng là thành viên trong một gia đình quý tộc sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng.

Tên và biệt danh

Freiherr là một tước hiệu quý tộc của người Đức, tương đương với tước hiệu nam tước ở một số nước, là nguồn gốc cho biệt danh nổi tiếng nhất của Richthofen: "Nam tước Đỏ" (The Red Baron). Đỏ là màu sắc mà ông sơn lên chiếc máy bay của mình. Biệt danh này được dịch sang tiếng Đức là "der Rote Baron". Biệt danh này của Richthofen được sử dụng nhiều nhất hiện nay, kể cả ở Đức, mặc dù khi còn sống ông thường được người Đức gọi là Der Rote Kampfflieger (Phi công Chiến đấu Đỏ). Tên này được sử dụng làm tựa đề cho quyển tự truyện của Richthofen năm 1917.

Ngoài ra, ông còn có một số biệt danh khác như "Le Diable Rouge" (Quỷ Đỏ) hay "Le Petit Rouge" trong tiếng Pháp, và "Red Knight" (Hiệp sĩ Đỏ) trong tiếng Anh.

Tuổi thơ

Richthofen sinh tại Kleinburg, gần Breslau, Silesia trong một gia tộc lâu đời và danh tiếng của nước Phổ. Khi 9 tuổi, Manfred và gia đình chuyển nơi ở đến gần Schweidnitz. Khi còn trẻ, ông rất thích cưỡi ngựa, săn bắn và luyện tập thể dục trong trường. Ông đặc biệt giỏi môn xà kép và giành được nhiều giải thưởng.[3] Sau khi học tại nhà và ở ngôi trường địa phương tại Schweidnitz, Richthofen bắt đầu được tham gia huấn luyện quân sự vào năm 11 tuổi.[4] Sau khi hoàn thành khóa đào tạo sĩ quan, năm 1911, ông gia nhập một đơn vị Uhlan (tên một lực lượng kị binh của Đế quốc Đức), Ulanen-Regiment Kaiser Alexanders des III. von Russland (1. Westpreußisches) Nr. 1 ("Trung đoàn Uhlan Hoàng đế Alexander III của Nga Trung đoàn số 1, Tây Phổ, Trung đoàn Uhlan số 1 ").

Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Richthofen lúc đầu được đưa đến Mặt trận phía Đông rồi sau đó là Mặt trận phía Tây. Tuy nhiên, với sự phát triển của chiến tranh hiện đại, kị binh ngày càng lỗi thời trước súng máy, chiến hào và hàng rào dây thép gai nên Richthofen không có nhiều cơ hội chiến đấu. Thất vọng vì điều đó, ông quyết định đăng kí gia nhập lực lượng không quân Đế quốc Đức Luftstreitkräfte (tiền thân của lực lượng Luftwaffe trong Thế chiến thứ hai). Sau cùng, lời đề nghị này của ông được chấp nhận và ông chính thức gia nhập không quân vào cuối tháng 5 năm 1915

Sự nghiệp phi công

Sự nghiệp không quân của Richthofen bắt đầu với việc làm người quan sát trên máy bay trinh sát tại Mặt trận phía Đông từ tháng 6 đến tháng 8 1915 trong đơn vị Fliegerabteilung 69 ("phi đội 69 ") tham gia cuộc tiến công của thống chế August von Mackensen từ Gorlice đến Brest-Litovsk. Ngày 21 tháng 8, ông chuyển đến Ostend và tham gia các hoạt động tuần tra trên Biển Bắc. Sau đó, khi chuyển đến mặt trận Champagne, bay cùng phi công Osteroth, ông đã dùng súng máy của người quan sát bắn hạ được một máy bay Farman nhưng không được tính vì chiếc máy bay này rơi sau phòng tuyến Đồng Minh.

Tháng 10 năm 1915, Richthofen được huấn luyện cho vai trò phi công chiến đấu. Giáng sinh năm 1915, ông hoàn thành khóa huấn luyện. Sau đó, ông có một chuyến đi đến nhiều nơi như Schwerin, Breslau, Schweidnitz, Luben và Berlin thăm gia đình và bạn bè trước khi ông gia nhập phi đoàn oanh tạc cơ số 2 vào tháng 3 1916[6], tham gia các phi vụ ném bom yểm trợ cho bộ binh Đức trong trận Verdun. Lái những chiếc máy bay hai chỗ ngồi Albatros B.II và Albatros C.III, Richthofen cho lắp một súng máy ở cánh trên, giống chiếc Nieuport 11. Ngày 26 tháng 4, khi bay trên bầu trời Verdun, ông phát hiện một máy bay Nieuport của Pháp và đã tấn công nó. Chiếc Nieuport rơi xuống pháo đài Douamont. Richthofen có được chiến thắng đầu tiên nhưng thành tích này tiếp tục không được ghi nhận chính thức. Ông tiếp tục hoạt động ở Pháp một thời gian với chiếc tiêm kích một chỗ ngồi Fokker Eindecker trước khi không đoàn chuyển đến Mặt trận phía Đông vào tháng 6 năm 1916.

Tháng 8 năm 1916, một bước ngoặt trong sự nghiệp của Richthofen đã đến khi ông gặp được phi công đang rất nổi tiếng lúc bấy giờ là Át Oswald Boelcke, người đã có 40 lần chiến thắng. Boelcke, lúc bấy giờ đang đi sang phía đông tìm kiếm người cho phi đoàn khu trục cơ vừa mới thành lập của mình, Jasta 2. Richthofen đã được chọn và cùng với Boelcke đến mặt trận Somme ngay sau đó. Ngày 17 tháng 9 năm 1916, Richthofen đã có được thành tích chính thức đầu tiên khi bắn hạ một chiếc Royal Aircraft Factory F.E.2 tại Cambrai, Pháp khi lái chiếc Albatros D.II.

Sau chiến thắng đầu tiên, Richthofen đã được trao tặng một chiếc cúp bạc có khắc ngày chiến thắng và kiểu máy bay mà ông đã bắn hạ từ một người bạn làm nghề kim hoàn tại Berlin. Truyền thống này kéo dài cho đến chiến thắng thứ 60, khi mà nguồn cung cấp bạc cho nước Đức bị hạn chế do ảnh hưởng của sự phong tỏa.

Trong tháng tiếp theo, phi đoàn Jasta 2 tiếp tục thu được nhiều chiến tích tại mặt trận Somme. Tuy nhiên, Boelcke lại không sống được lâu để chứng kiến những thành công của phi đoàn mình khi ông tử nạn trong một vụ va chạm trên không với một máy bay Đức khác vào đầu tháng 11. Sau đó, cho đến ngày 9 tháng 11, con số chiến thắng của Richthofen đã lên đến con số 10 và tất cả đều trên chiếc Albatros D.II.

Cuộc chạm trán lớn đầu tiên của Richthofen diễn ra vào ngày 23 tháng 11, 1916, khi ông gặp thiếu tá Lanoe George Hawker, người đươc nhận huân chương Victoria và chỉ huy phi đoàn 24 không quân Anh. Richthfen đã gọi viên phi công này là "Boelcke người Anh". Lúc đó, Richthofen vẫn đang lái chiếc Albatros D.II còn Hawker lái chiếc Airco D.H.2. Sáng ngày 23, Hawker chỉ huy ba chiếc máy bay tấn công một số máy bay hai chỗ ngồi của Đức nhưng không ngờ mình đã rơi vào bẫy. Hawker ở lại chiến đấu với Richthofen và phi công giỏi nhất của Jasta 2 trong khi hai máy bay Anh khác trúng đạn bỏ chạy. Khi thấy cạn nhiên liệu, Hawker rút khỏi trận đánh và bay về phòng tuyến Đồng Minh. Ở khoảng cách gần 30 m, Richthofen khai hỏa và một viên đạn đã bay thẳng vào đầu Hawker làm ông chết ngay lập tức và chiếc máy bay của ông đâm sầm xuống đất. Hawker như vậy đã trở thành nạn nhân thứ 11 của Richthofen.

Sau cuộc chạm trán đó, Richthofen được đề nghị chuyển sang kiểu máy bay khác có độ linh hoạt cao hơn, mặc dù phải chấp nhận tốc độ giảm. Tháng 1 năm 1917, ông chuyển sang chiếc Albatros D.III, giành được hai chiến thắng trước khi gặp phải tai nạn gãy xà dọc cánh dưới máy bay. Tai nạn này khiến ông phải trở lại kiểu Albatros D.II trong vòng năm tuần, giành thêm 6 chiến thắng. Ngày 9 tháng 3, Richthofen lại có thêm một chiến thắng với chiếc D.III khi bắn hạ một chiếc Airco D.H.2, rồi sau đó ông chuyển sang kiểu Halberstadt D.II. Với kiểu máy bay này, từ ngày 11 tháng 3 đến 25 tháng 3, ông có thêm 6 chiến thắng.
Richthofen lại trở về với kiểu Albatros D.III vào ngày 2 tháng 4 năm 1917 và bắn hạ một chiếc Royal Aircraft Factory B.E.2 cùng một chiếc Sopwith 1½ Strutter trong ngày này. Đây là kiểu máy bay đem đến thành công nhất cho ông. Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 18 tháng 6 năm 1917, Richthofen đã có thêm 22 chiến thắng trên kiểu D.III trước khi chuyển sang Albatros D.V vào cuối tháng 6. Nạn nhân đầu tiên của Manfred trên chiếc D.V là một chiếc SPAD S.VII tại Ypres. Đầu tháng 9, ông thử chuyển sang kiểu Fokker F.I, ghi được 2 chiến thắng rồi trở lại Albatros D.V lần nữa. Sau chiến thắng thứ 63, tháng 10 năm 1917, Richthofen bắt đầu lái kiểu Fokker Dr.I và ông gắn bó luôn với kiểu máy bay này cho đến lúc tử trận. Mặc dù kiểu máy bay này thường gắn liền với hình ảnh của Nam tước Đỏ nhưng thực tế Richthofen chỉ giành được 20 trong 80 chiến thắng của ông trên kiểu máy bay này. Còn trên thực tế, kiểu máy bay đã làm nên tên tuổi của Richthofen chính là kiểu Albatros D.III và biệt danh của ông cũng xuất phát từ màu đỏ mà ông sơn lên thân chiếc D.III của mình.

Richthofen sau đó đã có những góp ý cho kiểu máy bay mới Fokker D.VII nhằm khắc phục những thiếu sót của các máy bay tiêm kích hiện tại của Đức.[1] Tuy nhiên, ông đã không bao giờ có cơ hội lái kiểu máy bay này vì đã tử trận vài ngày trước khi nó đi vào hoạt động.

Gánh xiếc bay
Tháng 1 năm 1917, sau chiến thắng thứ 16, Richthofen được trao tặng huân chương Pour le Mérite ("Thập tự xanh"), danh hiệu cao quý nhất trong quân sự Đức lúc bấy giờ. Cũng trong thời gian này, ông được giao nắm quyền chỉ huy Jasta 11 (phi đoàn 11), nơi tập hợp những phi công ưu tú nhất của Đức lúc bấy giờ và một số là do chính Manfred huấn luyện. Nhiều người sau đó đã trở thành chỉ huy của các phi đoàn khác.

Để dễ dàng nhận ra nhau trong các trận không chiến, các máy bay của Jasta 11 đều được sơn màu đỏ, giống như chiếc máy bay của Richthofen. Ông đã lãnh đạo phi đoàn của mình đến nhiều chiến thắng, như vào tháng 4 năm 1917, thời điểm trận Arras mở màn, Jasta 11 đã tuyên bố giành được 89 chiến thắng. Trong suốt tháng 4 năm 1917, người Anh mất 245 máy bay, 211 phi hành đoàn chết mất tích và 108 tù binh. Thành tích của riêng Richthofen trong tháng này là 22 máy bay Anh, nâng tổng thành tích của ông lên con số 52. Tháng 6 năm 1917, ông lãnh đạo một nhóm phi đoàn bay Jagdgeschwader 1 bao gồm bốn phi đoàn 4, 6, 10 và 11. Đây là một đơn vị có tính cơ động cao và có thể được gửi đến nhiều địa điểm khác nhau ngoài mặt trận. JG1 được đặt biệt danh là "Gánh xiếc Bay" hoặc"Gánh xiếc của Richthofen" vào cuối tháng 4.[7], vừa có ý nghĩa gợi nên sự cơ động của đơn vị (việc sử dụng liều) và từ màu sắc của những chiếc máy bay.

Richthofen là một nhà chiến thuật gia xuất sắc. Chiến thuật của ông dựa trên nền tảng là những chiến thuật của Boelcke. Nhưng khác với Boelcke, ông thường huấn luyện bằng ví dụ hơn là bằng cảm hứng. Richthofen thường được miêu tả là người khó gần, ít cảm xúc và thiếu óc hài hước, mặc dù một số đồng nghiệp lại nghĩ khác về điều đó.

Richthofen bị thương trong chiến đấu

Ngày 6 tháng 7, trong lúc chiến đấu với một chiếc tiêm kích hai chỗ ngồi Royal Aircraft Factory F.E.2 của phi đoàn 20 không quân Anh, Richthofen đã bị một chấn thương nghiêm trọng ở đầu. Ông buộc phải hạ cánh gần Wervicq và dưỡng thương trong vài tuần. Người đã làm cho ông bị thương là đại úy Donald Cunnell, bị giết chết vài ngày sau đó bởi một phi công Đức khác.

Nam tước Đỏ trở lại chiến đấu vào tháng 10 năm 1917. Chấn thương để lại di chứng đã khiến ông thường hay có cảm giác khó chịu sau khi bay, nhức đầu và cả việc thay đổi tính khí. Đã có một số giả thuyết liên hệ chấn thương này với cái chết của ông vào tháng 4 năm 1918. (xem phần Giả thuyết về cái chết của Richthofen).

Nhà văn và anh hùng

Trong khoảng thời gian dưỡng thương, Richthofen (với sự giúp sức của bộ máy tuyên truyền Đức) đã viết tự truyện, mang tên Der rote Kampfflieger. Bản dịch sang tiếng Anh của J. Ellis Barker đã được xuất bản năm 1918 với tên The Red Battle Flyer (Phi công chiến đấu đỏ).[9] Mặc dù vậy, Richthofen đã tuyên bố quyển sách là quá láo xược (hay quá kiêu ngạo) và “ông không phải là loại người đó” nên ông đã không chấp nhận. Ông chết trước khi một bản sửa lại được chuẩn bị.

Đến năm 1918, Richthofen đã trở thành một huyền thoại và giới quân sự Đức lo ngại cái chết của ông sẽ làm suy sụp tinh thần dân Đức. Bản thân Richthofen đã từ chối một công việc dưới mặt đất sau khi bị thương, tuyên bố rằng một người lính Đức bình thường không có sự lựa chọn trong nhiệm vụ vì thế ông muốn tiếp tục được bay. Ông đã trở thành một phần của sự sùng bái chủ nghĩa anh hùng, được cổ vũ bới bộ máy tuyên truyền Đức. Bộ máy tuyên truyền này đã cho loan truyền nhiều tin đồn không chính xác, như việc người Anh đã thành lập nhiều phi đội đặc biệt để truy tìm và bắn hạ Richthofen, cũng như một phần thưởng lớn và huân chương Victoria cho bất kì phi công Entente nào làm được điều ấy. Richthofen kết thúc năm 1917 với chiến thắng thứ 63 là một chiếc Royal Aircraft Factory S.E.5 gần Moevres. Hai chiến thắng cuối cùng trong sự nghiệp của Nam tước Đỏ là hai chiếc Sopwith Camel vào ngày 20 tháng 4 năm 1918 khi Manfred đang lái chiếc Fokker DR.I.

Cái chết

Richthofen bị giết vào khoảng 11 giờ sáng ngày 21 tháng 4 năm 1918 khi bay ngang qua đỉnh Morlancourt, gần sông Somme.

Vào lúc ấy, ông đang truy đuổi (ở tầm bay thấp) một chiếc Sopwith Camel do phi công mới tập lái người Canada Wilfrid "Wop" May thuộc phi đoàn 209 điều khiển. Tuy nhiên, ông đã bị một phi công Camel khác là đại úy người Canada Captain Arthur "Roy" Brown, chỉ huy trưởng của May phát hiện. Brown đã cho máy bay của mình bổ nhào thẳng xuống ở tốc độ cao để can thiệp trước khi cũng phải vọt lên để tránh đâm xuống đất. Richthofen thực hiện động tác né tránh rồi tiếp tục truy đuổi May.

Trong một khoảnh khắc khi đang truy đuổi May, Richthofen đã bị một viên đạn .303 inch bắn trúng, gây tổn thương lên phổi và tim của ông dẫn đến một cái chết nhanh chóng.[11] Chiếc máy bay của ông bổ nhào và rơi xuống tại phía bắc làng Vaux-sur-Somme, trong một khu vực kiểm soát bởi Quân đội Hoàng gia Úc (AIF). Một nhân chứng, xạ thủ George Ridgway, kể lại khi ông và một người lính Úc khác đến gần chiếc máy bay, ngài nam tước vẫn còn sống nhưng chết ngay sau đó.[11] Một nhân chứng khác, trung sĩ Ted Smout thuộc quân y Úc, thuật lại câu nói cuối cùng trước khi chết của Richthofen là "kaputt" ("kết thúc").

Tuy nhiên, chiếc Fokker của ông đã không bị hư hại quá nặng và nó nhanh chóng bị những người săn tìm đồ lưu niệm cướp mất. Trong khi đó, thi hài của ông đã được phi đoàn 3 Không quân Hoàng gia Úc nhận nhiệm vụ lưu giữ. Phi đoàn của Nam tước Đỏ chỉ biết tin về cái chết của ông khi một máy bay Đồng minh bay đến căn cứ của họ và gửi xuống một bức thư ghi thời điểm Richthofen chết và thông báo Nam tước Đỏ đã được chôn cất một cách long trọng theo nghi thức nhà binh.
Chôn cất

Giống như hầu hết các sĩ quan không quân khác của Đồng minh, thiếu tá Blake, người có nhiệm vụ lưu giữ thi hài Nam tước Đỏ, tỏ ra vô cùng kính trọng ông. Blake đã tổ chức lễ tang Nam tước Đỏ theo nghi thức quân đội với sự tham gia của những thành viên phi đoàn 3 Không quân Hoàng gia Úc.

Richthofen được chôn cất tại một nghĩa trang thuộc ngôi làng Bertangles, gần Amies, vào ngày 22 tháng 4 năm 1918. Sáu phi công với quân hàm đại úy – cùng cấp hàm với Richthofen – đã đi đưa tang ông. Các phi đoàn khác của Đồng minh thì gửi những vòng hoa tưởng niệm.

Chiếc máy bay của Nam tước Đỏ đã bị chia thành nhiều phần bởi những người săn đồ lưu niệm. Động cơ thì được tặng cho bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia tại London, và đến giờ nó vẫn còn được trưng bày tại đây. Học viện Quân sự Hoàng gia Canada tại Toronto, Ontario lại sở hữu chiếc ghế mà Richthofen ngồi khi chết.

Năm 1925, em út của Manfred von Richthofen, Bolko, tìm lại được xác anh và đem về nhà. Ý định ban đầu của gia đình Richthofen là cải táng ông tại nghĩa trang Schweidnitz, bên cạnh mộ phần của cha ông (mất năm 1920) và em trai ông Lothar, người đã chết trong một tai nạn máy bay năm 1922.[17] Nhưng chính quyền Đức đã đưa ra đề nghị cải táng ông tại nghĩa trang Invalidenfriedhof ở Berlin, nơi chôn cất nhiều nhà lãnh đạo và anh hùng của Đức. Gia đình ông đồng ý và phần mộ của ông ở tại Berlin cho đến năm 1975. Dưới chế độ Đức Quốc xã, một đài tưởng niệm lớn đã được xây ngay trên mộ phần của ông cùng một tấm bia đá lớn ghi vỏn vẹn một từ : “Richthofen”.[18] Năm 1975, phần mộ ông được cải táng lần nữa, lần này là đến phần mộ gia đình tại Südfriedhof thuộc Wiesbaden.

Ai là người đã bắn phát súng quyết định?

Sau 90 năm tranh luận với nhiều giả thuyết, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác ai là đã bắn phát súng quyết định dẫn đến cái chết của Nam tước Đỏ. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã công nhận Brown là người bắn hạ Nam tước Đỏ. Tuy nhiên, Richthofen đã chết vì một vết thương chí tử ở ngực gây ra bởi một viên đạn, xuyên qua nách phải đến ngực trái. Nếu viên đạn ấy đến từ khẩu súng của Brown, Nam tước Đỏ đã không thể truy đuổi May lâu đến như thế. Bản thân Brown cũng không bao giờ nói nhiều về những gì xảy ra ngày hôm ấy.

Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Nam tước Đỏ đã bị giết chết bởi một ai đó dưới mặt đất. Vết thương trên cơ thể ông cho thấy nguyên nhân là từ một viên đạn có hướng lên trên, từ phía phải và quan trọng hơn, nó chắc chắn phải đến sau cuộc tấn công của Brown.

Nhiều nguồn tài liệu, như bài viết năm 1998 của tiến sĩ Geoffrey Miller, một bác sĩ phẫu thuật và sử gia về quân y, cùng với một bộ phim tài liệu của Dịch vụ Truyền thông Công cộng (Public Broadcasting Service) sản xuất năm 2003 đã cho rằng trung sĩ Cedric Popkin được xem là người có khả năng đã giết Richthofen cao nhất. Popkin là một xạ thủ súng máy phòng không đại đội súng máy số 24. Lúc đó, ông đang sử dụng một súng máy Vicker và đã khai hỏa vào Nam tước Đỏ trong hai cơ hội : lần thứ nhất là khi Richthofen đang lao về phía ông và lần thứ hai là ở khoảng cách xa từ phía phải. Năm 1935, trong một bức thư có kèm bản đồ phác thảo của Popkin gửi đến cơ quan sử gia chiến tranh của Úc, ông tin rằng mình là người đã có phát súng quyết định khi Nam tước Đỏ tiến gần đến vị trí của mình. Ở cơ hội lần thứ nhất, loạt đạn của Popkin nhắm vào chính diện máy bay của Richthofen nên không thể là nguyên nhân gây ra cái chết Nam tước Đỏ. Nhưng ở cơ hội thứ hai, Popkin đã ở một vị trí tốt để có được phát súng quyết định.

Một tài liệu khác, bộ phim tài liệu sản xuất năm 2002 của kênh truyền hình Discovery Channel đã cho rằng xạ thủ W. J. "Snowy" Evans, thuộc khẩu đội pháo 53, lữ đoàn pháo dã chiến 14 thuộc pháo binh Hoàng gia Úc đã giết Nam tước Đỏ bằng một súng máy Lewis.[15] Tuy nhiên, tiến sĩ Miller và PBS đã bác bỏ giả thuyết này.

Trong khi đó, một số tài liệu khác lại chứng minh xạ thủ Robert Buie (cũng thuộc khẩu đội pháo 53) có thể là người đã bắn phát súng quyết định đó. Hiện nay, không có nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết này.[11][19] Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2007, nhà nước địa phương Hornsby Shire tại Sydney, Úc đã công nhận Buie, nguyên cư dân tại đây, là người đã giết Nam tước Đỏ. Shire đã cho đặt một tấm bảng tại ngôi nhà trước đây của Buie tại ngoại ô Brooklyn. Buie, mất năm 1964, chưa bao giờ được công nhận thành tích chính thức bởi bất kì ai khác.

Người chỉ huy không đoàn 3 Không quân Hoàng gia Úc, thiếu tá David Blake đã đưa ra một giả thuyết là Richthofen có thể đã bị giết bởi một máy bay Royal Aircraft Factory R.E.8 thuộc phi đoàn của ông. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị bác bỏ. Sau đó, qua một cuộc khám nghiệm tử thi có sự chứng kiến của chính Blake, ông đã trở thành người ủng hộ cho giả thuyết một xạ thủ phòng không là người đã giết Nam tước Đỏ.
 Giả thuyết về chuyến bay cuối cùng của Nam tước Đỏ

Manfred von Richthofen là một phi công tài ba và có quá nhiều kinh nghiệm nên ông thừa hiểu những mối nguy hiểm từ hỏa lực dưới mặt đất. Hơn thế nữa, ông còn là người đã thống nhất cùng Boelcke những quy tắc an toàn khi bay. Do đó, nhìn chung, mọi người đều đồng ý rằng những quyết định của vị Nam tước Đỏ trong chuyến bay cuối cùng là khó hiểu ở nhiều khía cạnh.[21] Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích.

Năm 1999, một nhà nghiên cứu về y học người Đức, tiến sĩ Henning Allmers, đã có một bài viết trên tập san y học của Anh The Lancet, cho rằng một chấn thương ở não (ảnh hưởng của tai nạn tháng 6 năm 1917) có liên quan đến cái chết của ngài Nam tước. Giả thuyết này đã được sử ủng hộ của một số nhà nghiên cứu tại đại học Texas. Một số biểu hiện của Manfred sau tai nạn là phù hợp với một người có chấn thương não, như khả năng phán đoán của ông trong chuyến bay cuối : bay ở tầm quá thấp vào khu vực kẻ thù và bị hiện tượng đóng băng điểm đến (target fixation).

Ngoài ra, còn một khả năng khác là Manfred đã bị stress do áp lực chiến đấu dẫn đến việc ông mất cảnh giác như thường lệ. Một số trường hợp khác như một phi công Át của Anh, thiếu tá Edward "Mick" Mannock, đã bị giết bởi hỏa lực dưới mặt đất khi vượt qua phòng tuyến đối phương ở tầm bay thấp, một hành động mà ông luôn luôn cảnh báo các phi công trẻ. Hay một phi công Át của Pháp, Georges Guynemer, mất tích vào ngày 11 tháng 9 năm 1917, trong khi ông đang tấn công một số máy bay hai chỗ ngồi của Đức mà không để ý những máy bay Fokker đi theo hộ tống.

Trong giả thuyết của Franks và Bennett năm 2007, vào ngày định mệnh ấy, do sự thay đổi của hướng gió, Richthofen đã bay nhanh hơn bình thường 80 km/giờ hay 60% khiến ông có thể lạc sang phòng tuyến kẻ thù trước khi kịp nhận ra điều đó.

Mặt khác, để đánh giá các yếu tố trên, phải tính đến hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Thời điểm Richthofen chết, người Đức đang đạt được một số thành công bước đầu trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918. Nam tước Đỏ hiểu rằng ông đang đóng một vai trò lớn trong nỗ lực giành chiến thắng cuối cùng của nước Đức trong cuộc chiến. Nhưng những ưu thế về không lực của Đồng minh khiến không quân Đức gặp nhiều khó khăn : công việc trinh sát bị hạn chế trong khi ngược lại không thể ngăn cản các phi đoàn Đồng minh trinh sát và yểm trợ cho quân đội họ. Trong hoàn cảnh đó, sự liều lĩnh và sự dũng cảm ở một lằn ranh rất khó để phân biệt.

Con số các chiến thắng

Hàng thập kỉ sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, nhiều nhà nghiên cứu đã không ngừng đặt nghi vấn về con số 80 chiến thắng của Nam tước Đỏ, khi cho rằng con số trên đã được phóng đại quá mức dùng cho mục đích tuyên truyền. Một số lại khẳng định Richthofen đã tính luôn các chiến công của phi đoàn và đồng đội vào cho mình.

Trên thực tế, con số các chiến thắng của Richthofen đã được chứng minh bằng các tài liệu còn rõ hơn cả một số phi công Át cùng thời. Một bản danh sách đầy đủ các chiến thắng của ông đã được xuất bản năm 1958[23] – với tài liệu của không quân Hoàng gia Anh về chi tiết phi đoàn, số hiệu máy bay cũng như tên tuổi các phi công bị bắt hay bị giết chết. Một nghiên cứu do sử gia người Anh Norman Franks cùng hai trường cao đẳng, xuất bản trong quyển sách Under the Guns of the Red Baron năm 1998, cũng đưa ra một kết luận tương tự về tỉ lệ tin cậy cao trong các chiến thắng của Richthofen. Theo Franks, ít nhất 73 trong 80 chiến thắng của vị Nam tước là chính xác. Ngoài ra, còn một số chiến thắng không được xác nhận, nếu đúng, có thể nâng còn số chiến thắng của ông lên 100.[

Để so sánh, Át phe Đồng minh có số chiến thắng cao nhất là phi công người Pháp René Fonck, với 75 chiến thắng chính thức và 52 không được xác nhận.[24] Át người Anh có thành tích cao nhất là Mick Mannock với 50 chính thức và 11 không xác nhận, hay Billy Bishop, người Canada được ghi nhận có 72 chiến thắng.

Cũng còn một điểm đáng chú ý nữa là những chiến thắng ban đầu và việc ông bắt đầu nổi tiếng diễn ra trong giai đoạn mà người Đức còn chiếm ưu thế ở trên không. Tuy nhiên, khi chiến sự đổi chiều, những chiến thắng sau đó của ông lại là những cuộc đối đầu với những kẻ thù đông hơn và lái những kiểu máy bay vượt trội hơn.[28]

Tặng thưởng và vinh danh

Nam tước Đỏ với thành tích chiến đấu của mình đã được trao tặng nhiều phần thưởng và huân chương trong đó đặc biệt có huân chương Pour le Mérite (Thập tự Xanh), huân chương cao quý nhất của giới quân sự Đức, huân chương Thập tự Sắt và huân chương Đại bàng Đỏ (ngày 6 tháng 4 năm 1918, nhân chiến thắng thứ 70 của ông). Ngoài ra, ông còn được các quốc gia đồng minh của đế quốc Đức trong chiến tranh như đế quốc Áo-Hung, đế quốc Ottoman và Bulgaria hay các công quốc trong nước Đức trao tặng nhiều huân chương cao quý khác.

Tên của Richthofen đã được đặt cho nhiều phi đoàn tiêm kích (Jagdgeschwader) của Đức :

* Jagdgeschwader 132 "Richthofen" (1 tháng 4 1936–1 tháng 11 1938)
* Jagdgeschwader 131 "Richthofen" (1 tháng 11 1938–1 tháng 5 1939)
* Jagdgeschwader 2 "Richthofen" (1 tháng 5 1939–7 tháng 5 1945)
* Jagdgeschwader 71 "Richthofen" (từ 6 tháng 6 1959) — lực lượng tiêm kích phản lực đầu tiên của Luftwaffe sau Thế chiến thứ hai. Người chỉ huy đầu tiên của phi đoàn này là Erich Hartmann, phi công Át thành công nhất trong lịch sử.

Hải quân Đức Kriegsmarine cũng đã cho hạ thủy năm 1941 một tàu chở thủy phi cơ mang tên Richthofen.


TOPOL-M

Được mệnh danh là vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của MỸ


Tên lửa Topol-M, với tầm bắn lên tới 11.000 km được cho là đã miễn dịch với mọi hệ thống phòng thủ tên lửa ABM hiện tại hay thậm chí cả trong tương lai của Mỹ. Nó có khả năng thực hiện các kỹ năng ẩn náu nhằm tránh bị tiêu diệt bằng việc sử dụng tên lửa đánh chặn giai đoạn cuối, và mang được các thiết bị nguỵ trang tránh bị phát hiện. 


Tên lửa cũng được trang bị các hệ thống chống lại các tia bức xạ, xung điện từ, nổ hạt nhân và được thiết kế để tránh được những cuộc tấn công bằng công nghệ laser.
DBS M05479
Quang Cao