Tầu ngầm titan có độ bền hơn hẳn các thân tầu từ vật liện thép thông thường, đặc biệt nó không “tự hút” các thủy lôi từ tính.
Theo Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga, quyết định “cải lão hoàn đồng” dự án Barracuda đã được thông qua vào tháng 1 tại một cuộc họp của tân Tư lệnh lực lượng Hải quân Nga, Viktor Chirkin với các chỉ huy trưởng Hải quân Nga.
Tàu K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda.
“Đây không phải là quyết định tự phát, chúng tôi đã xem xét vấn đề này một cách rất cẩn thận và đưa ra quyết định. Việc khôi phục lại con tàu này hiệu quả hơn nhiều so với việc tái chế”, nguồn tin cho biết.
Hiện nay Hải quân Nga đang được biên chế bốn tàu ngầm hạt nhân titan (không tính tàu ngầm mini dùng cho việc nghiên cứu biển sâu), đó là hai tàu K-239 Karp và K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda và hai tàu ngầm titan hiện đại hóa dự án 945A Condor là K-336 Pskov và K-534 Nizhny Novborod.
“Bia” chính của các tầu thuộc dự án Condor và Barracuda là các tầu ngầm và tầu sân bay đối phương. Vũ khí chính tấn công các “con mồi” là các ngư lôi được phóng đi từ hai ống phóng cỡ 650 mm và 533 mm.
Tàu ngầm thuộc dự án Barracuda neo đậu trên căn cứ hải quân.
Khác biệt với Barracuda, các tầu dự án Condor có thể phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn Garnet. Cả hai loại tàu ngầm titan này đều được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Igla và có thể lặn sâu từ 50-600 m.
Cũng theo thông tin trên, bốn tàu ngầm titan đều được biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 7 của Hạm đội Phương Bắc.
Hợp đồng về sửa chữa hai tàu ngầm đầu tiên đã được ký kết với nhà máy Zvezdochka. Theo đó Zvezdochka sẽ phải thực hiện những công việc sửa chữa và hiện đại hóa các tầu này. Các tầu sẽ được thay thế nhiên liệu hạt nhân, tất cả các thiết bị điện tử và kiểm tra, sửa chữa các bộ phận cơ khí của toàn bộ con tầu. Không những thế, các lò phản ứng hạt nhân cũng nằm trong danh sách phải kiểm tra và tu sửa.
Các tàu kéo đưa tàu ngầm Barracuda xuất cảng.
“Các công việc chính sẽ bắt đầu từ mùa hè năm nay và công việc sửa chữa sẽ kéo dài trong vòng 2-3 năm với các điều kiện thuận lợi. Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa tàu K-239 Karp, nhà máy có thể sửa chữa tàu Kostroma”, đại diện của nhà máy Zvezdochka cho biết.
Ông này còn cho biết thêm, không cần quan tâm đến “tuổi tác” của con tàu, bởi vì thân tàu vẫn trong tình trạng “tuyệt vời”. “Titan không giống như thép, nó không bị ăn mòn. Do đó nếu như bạn loại bỏ lớp cao su chống ồn thì thân tầu vẫn còn như mới”, đại diện nhà máy Zvezdochka bổ sung thêm.
Theo thông tin ban đầu, các tàu ngầm mới sẽ nhận được hệ thống sonar, thông tin chiến đấu, hệ thống điều khiển, hệ thống radar mới và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/GPS. Ngoài ra, những con tàu này sẽ thay đổi hệ thống vũ khí với tổ hợp tên lửa hành trình Caliber (Club-S) có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Các thủy thủ đứng ngoài boong chiếc K276 Kostroma (thuộc đề án Barracuda).
Sức mạnh của tàu ngầm titan đã được minh chứng trong cuộc thủy chiến diễn ra năm 1992 giữa tàu ngầm hạt nhân Kostroma của Nga và tàu Los Angeles của Mỹ trên biển Barents với chiến thắng thuộc Kostroma, khi đó tàu của Mỹ bị xóa sổ còn Kostroma chỉ bị hư hại nhẹ vùng cabin.
Có lẽ chính vì thế cộng với những tính năng vượt trội của tàu ngầm nguyên tử titan mà chuyên gia quân sự độc lập, Dmitry Boltenkov đã ví các tầu ngầm titan của Nga như là báu vật quốc gia.
Theo Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét