Hiển thị các bài đăng có nhãn quảng cáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quảng cáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Bí quyết chạy quảng cáo trăm đơn nhờ Facebook Pixel

Facebook Pixel là gì

Pixel là 1 đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho nhà quảng cáo để theo dõi, đo lường, tối ưu hóa và tạo đối tượng cho quảng cáo của họ.

Nếu ví website của bạn như là ngôi nhà thì Facebook Pixel giống như là camera vậy. Mọi động tĩnh trong nhà, ngoài sân đều được nó ghi lại đầy đủ.

Tất nhiên là bạn không cần cài Facebook Pixel nếu như bạn không có ý định quảng cáo trên Facebook.
Vậy Facebook Pixel để làm gì

Tối ưu hóa chuyển đổi

Giả sử bạn đã cài Facebook Pixel và đã lên camp thành công. Khi một ai đó thực hiện một hành động nào đó (ví dụ Mua hàng) thì Facebook Pixel sẽ được kích hoạt.

Khi ngày càng có nhiều lượt chuyển đổi diễn ra trên website của bạn, nhờ vào công nghệ Học máy (Machine Learning), Facebook sẽ phân phối hiệu quả hơn đến những người có nhiều khả năng mua hàng nhất.


Lúc mới tạo con Pixel xong, chắc hẳn nó cũng "ngáo ngơ" như lần đầu xuống núi. Gặp ai em nó cũng chào hàng.

Sau một vài đơn hàng thành công, nó bắt đầu "học": À thì ra những người như thế này, thế kia mới quan tâm đến sản phẩm nè!

Do đó, nó chỉ phân phối đến những người như vậy. Sau 50 - 100 đơn hàng thành công, nó đã trở nên "lão luyện", nhìn mặt là biết ai có nhu cầu mua hàng hay không.

Nhờ đó bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn với cùng mức chi phí dẫn đến ROI cũng tăng theo.

Vì suy cho cùng thì phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo.

Nếu Facebook không làm cho nhà quảng cáo bán được hàng thì không ai còn quảng cáo trên Facebook nữa.

Tạo Custom Audience để remarketing

Có những KH đã xem qua sản phẩm trên website của bạn. Thậm chí là đã bỏ vào giỏ hàng mà chưa mua hàng vì 1 lý do nào đó. Sau đó họ lướt Facebook.

Lúc này con Facebook Pixel sẽ có nhiệm vụ gợi nhớ cho họ về những sản phẩm mà họ vừa xem trên website của bạn bằng cách hiển thị nó trên quảng cáo Facebook.


Đây chính là remarketing hay tiếp thị lại.

Đặc biệt Facebook cũng có Dynamic Ads giống như tiếp thị lại động dành cho Google Shopping.

Ví dụ, mùa Covid đói quá nên mình lên Tiki tìm mua cuốn sách này.



Sau đó lướt Facebook thì được Tiki đập vào mặt quảng cáo sau. Đúng như những gì mà mình đã xem 5' trước đó.




Hay mình lên Google tìm mua 1 cái thắt lưng nam:




Và sau đó mình vô Facebook cũng thấy cả chục quảng cáo thắt lưng đến từ các shop khác:



Cài đặt Facebook Pixel

Trước khi cài đặt, bạn cần có 1 website với quyền quản trị và 1 BM. Bạn cũng có thể cài Facebook Pixel của Facebook cá nhân nhưng rất khó để tối ưu.


1 Đầu tiên bạn vào Trình quản lý doanh nghiệp > chọn Pixel trong cột Đo lường & Báo cáo


2 Sau đó nhấn Tạo pixel. Đặt tên cho Pixel tùy ý => Tiếp tục


3 Tiếp theo, chọn cách để thêm code Pixel vào trang web của bạn.

8 Nếu sử dụng WordPress thì bạn chọn cài đặt mã thủ công nhé:


Nhấn vào đoạn mã để sao chép sau đó gắn mã Facebook Pixel vào web của bạn, ngay phía trước thẻ đóng </head>

Nếu bạn chưa rành thì có thể xem qua 3 cách chèn code vào website thật đơn giản.


Note: Nếu bạn để ý trong đoạn mã này có dãy 15 số, đó chính là Facebook Pixel ID của bạn. Bạn copy dãy số này vào dán trong AdFlex hay KTcity nếu bạn kiếm tiền online trên những nền tảng này.

Như vậy là xong rồi đó. Bạn có thể thiết lập thêm Sự kiện nếu muốn.
Cách test xem Facebook Pixel đã cài đúng chưa

1 Đầu tiên hãy cài extension có tên là Facebook Pixel Helper lên trình duyệt của bạn.

2 Sau đó trên thanh trình duyệt, hãy nhấn vòa biểu tượng code. Nếu báo đúng với Facebook Pixel ID như trên là được.


Các vấn đề liên quan đến Facebook Pixel

Tài khoản Facebook cá nhân có tạo được Pixel không?

Có. Nhưng chỉ được 1 con.

BM tạo được bao nhiêu Pixel?

Tối đa là 100 con.

1 con Pixel gắn được bao nhiêu website?

Bao nhiêu cũng được. Và ngược lại, 1 website cũng có thể gắn nhiều con Pixel.

Có share Pixel cho BM khác được không?

Được nhưng chỉ có BM mới share cho nhau được. Facebook Pixel trên tài khoản cá nhân thì không.

Nuôi Pixel là gì?

Đây là quá trình làm cho con Pixel "khôn lên" bằng cách tạo ra càng nhiều chuyển đổi càng tốt.

Note: KHÔNG bao giờ nên lấy con BM cầm Pixel gốc mà chạy quảng cáo. Vì lỡ như BM bị vô hiệu hóa thì Pixel cũng "chết" luôn.

Thay vào đó hãy share sang BM khác chạy ads. Ngoài ra còn phải nuôi thêm 1 con Pixel dự phòng.

Như vậy là mình vừa đi qua Facebook Pixel là gì cũng như cách cài Facebook Pixel lên website của bạn.

Chúc bạn thành công!

+7900 mẫu quảng cáo Facebook chạy ads siêu khủng HOT nhất

Mẫu quảng cáo Facebook hay hay dở sẽ quyết định sự thành bại của 1 chiến dịch Facebook Ads. Sau đây mình xin chia sẻ +7900 mẫu content Facebook ấn tượng chạy ads siêu khủng, đầy đủ các ngành nghề HOT nhất hiện nay.
Có phải bạn đang "đốt tiền" cho Facebook Ads

Nếu bạn đã từng chạy chiến dịch (camp) trên Facebook Ads chắc bạn cũng đã biết nội dung quảng cáo quan trọng như thế nào?

Nếu bạn muốn làm affiliate marketing (tiếp thị liên kết) với hình thức CPO thì Facebook Ads có lẽ là lựa chọn mà bạn nên nghĩ đến đầu tiên.

Xem thêm: AdFlex là gì? Cách mở tài khoản AdFlex CPO năm 2020

Tại sao cùng một sản phẩm, cùng một mức giá mà quảng cáo nhà người ta thì tương tác, reaction (like, thả tim...), comment, share...ầm ầm như thác đổ mà của bạn thì chỉ lèo tèo vài cái?

Mình tin rằng phần lớn đó là do nội dung quảng cáo (content ads) của bạn chưa được hấp dẫn & tối ưu.



Như chúng ta đã biết, Facebook sẽ tính phí trên mỗi lượt hiển thị nên CTR (tỉ lệ nhấp chuột) càng cao thì quảng cáo của bạn càng rẻ...

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn hấp dẫn và thu hút người dùng click vào quảng cáo. Facebook, dù gì đi nữa cũng rất quan tâm đến người dùng của họ, rất thích điều này.

Nếu landing page (trang đích) của bạn khớp với nội dung quảng cáo và đem lại giá trị cho người dùng thì điểm chất lượng quảng cáo của bạn càng cao dẫn đến giá thầu càng rẻ & được Facebook ưu tiên phân phối nhiều hơn.

Đi kèm với đó là bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn với chi phí rẻ hơn và tất nhiên là lợi nhuận sẽ cao hơn.

Đó chính là lí do tại sao mà mẫu quảng cáo Facebook của bạn lại quan trọng đến vậy.
Link tải +7900 mẫu quảng cáo Facebook

Bạn click vào link sau, làm theo hướng dẫn để tải về máy tính và giải nén.
DOWNLOAD +3900 MẪU QUẢNG CÁO FACEBOOK HOT NHẤT



Trong này sẽ gồm 20 file PDF như là 1 thư viện tổng hợp hàng ngàn mẫu quảng cáo Facebook hay và hiệu quả nhất hiện nay với đầy đủ các ngành nghề như:
Áo nữ
Các khóa học
Mỹ phẩm
Dân văn phòng
Đồng hồ
Du lịch
Giày nam
Giày nữ
Khách bất động sản
Nội thất
Phong thủy
Phụ kiện điện thoại
Sách
Sản phẩm 20-10
Sản phẩm mẹ & bé
Son môi
Spa, làm đẹp
Thuốc đông y
Túi nữ
Xe hơi, đồ chơi xe hơi
...

Trong đó sẽ gồm link trực tiếp đến quảng cáo cho bạn tha hồ copy & paste thỏa thích hay lên ý tưởng viết bài cho Fanpage với tỷ lệ tương tác cực cao.

DOWNLOAD +7900 MẪU QUẢNG CÁO FACEBOOK HOT NHẤT


Như vậy là mình vừa chia sẻ +7900 mẫu quảng cáo Facebook chạy ads siêu khủng đầy đủ các ngành nghề HOT nhất hiện nay.

Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

10 chiêu tăng lượng truy cập cho website

Nếu trang web của công ty bạn có thiết kế rất đẹp, rất tiện lợi và nội dung phong phú mà vẫn không thu hút được nhiều người dùng, hãy thử qua 10 “chiêu” sau đây.

Chiêu thứ nhất: “Tự tiến cử”

Rất nhiều người đã và đang có quan niệm rằng chỉ cần họ làm tốt phần nội dung và thiết kế trên trang Web là người dùng web sẽ tự động “kéo đến ùn ùn”.

Nếu bạn cũng có suy nghĩ như thế này, hãy xem lại trường hợp của Susan Boyle. Mặc dù có một giọng hát “bằng vàng” nhưng Susan có thể sẽ mãi mãi chỉ là một “bà già xấu xí” 47 tuổi của một ngôi làng vô danh ở nước Anh nếu không có Internet. Trang web của các bạn cũng vậy, hãy tự mình tìm đến với người dùng và tạo cho họ một sự yên tâm khi truy cập vào website của bạn bằng những tính năng rất phổ biến như: thêm lựa chọn “bookmark” hay “favorites” (tính năng thêm trang mạng ưa thích) để người dùng lần sau có thể dễ dàng tìm đến. Chưa hết, ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm những “nút” như “email this” (gửi bài viết này qua email) hoặc “Share this” (chia sẻ bài viết này với bạn bè) hay liên kết bằng các công cụ chia sẻ như Digg, Buzz, hoặc các dịch vụ tương tự ở Việt Nam như linkhay, tagvn, vnbookmark… (xem thêm: Hiệu ứng Digg ở Việt Nam).

Hãy tiếp tục “tấn công” người đọc bằng các bản tin tổng hợp tuần trong đó phác thảo sơ lược những tin tức nổi bật nhất đã đăng trên trang web của bạn và tự động chuyển đến hộp thư của độc giả qua dịch vụ newsletter (tạm dịch: bản tin tổng hợp định kỳ).

Hãy tham gia các cuộc bình luận trên các diễn đàn, blog hay mạng xã hội trực tuyến và trích dẫn hoặc chứng minh bằng các đường link (liên kết) đến bài viết trên trang web của bạn. Nhưng hãy nhớ đừng “gây thù chuốc oán” bằng cách spam địa chỉ website của mình trên những địa chỉ đó.

Hãy đưa địa chỉ web của bạn vào chữ ký trong email, trong tài khoản Twitter, Facebook, trong blog….hay nói ngắn gọn là tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng làm như thế và tạo thành một truyền thống hay văn hóa của doanh nghiệp.

Chiêu thứ 2: Đừng chờ “ông” Google

Hãy là người tiên phong! Đừng đợi Google tìm đến bạn mà hãy tự động gửi trang web của bạn đến Google và tất cả các cỗ máy tìm kiếm khác mà bạn biết và có thể.

Chiêu thứ 3: Hãy đăng những bài viết hữu dụng

Điều này nghe có vẻ thừa nhưng cũng cần phải nói thêm. Hãy cố gắng có những bài viết có nội dung hấp dẫn một cách thường xuyên để lưu giữ độc giả liên tục quay lại với bạn. Hãy có một lịch xuất bản định kỳ bằng các công cụ lên lịch, hẹn giờ xuất bản để không cần phải thức dậy thật sớm mà vẫn có bài mới cập nhật.

Hãy chú ý đến tiêu đề lớn của mỗi bài viết và tận dụng những từ khóa đơn giản nhưng ấn tượng để hấp dẫn người đọc cũng như giúp họ dễ tìm lại bạn.

Chiêu thứ 4: Cần có một vài cộng tác viên chủ lực

Hãy tìm kiếm một vài người có khả năng viết tốt các vấn đề chính yếu trên website của bạn và mời họ tiếp tục đóng góp bài viết hoặc tham gia thường xuyên.

Chiêu thứ 5: Hãy tận dụng tối đa công nghệ

Chèn thêm những slideshow vào bài viết hoặc thể thiện nội dung bằng slideshow sẽ khiến người đọc hứng thú hơn

Đừng hy vọng một trang web chỉ toàn chữ (dù là hay đến mấy) có thể hấp dẫn người đọc. Hãy sử dụng hình ảnh, video, slideshow hay các loại hình đa phương tiện khác để thể hiện nội dung.

Chiêu thứ 6: Link và tag

Hãy đặt các liên kết (link) đến các website khác trong bài viết của bạn và đề nghị những blog, website, diễn đàn khác liên kết ngược lại với bạn. Một giải pháp khác là hãy đăng ký website của bạn với các dịch vụ tổng hợp web hoặc blog.

Hãy sử dụng các “đuôi” (tag) trong tiêu đề (title), trong nội dung bài viết… để tối ưu hóa giúp các cỗ máy tìm kiếm dễ thấy bạn nhất. HitTail là một trong những dịch vụ giúp đỡ bạn xây dựng cả một “ngôi nhà” bằng từ khóa (key word). Đừng quên hình ảnh, đặt tên cho ảnh minh họa trong mỗi bài viết cũng là một dạng từ khóa rất quan trọng giúp bạn “luôn luôn nổi bật” trong mắt các cỗ máy tìm kiếm.

Chiêu thứ 7: Hãy gắn bó với độc giả

Hãy trả lời thật sớm và trực tiếp với những email hoặc bình luận của độc giả. Thậm chí một bức email thật ngắn cũng là một sự khởi động tốt cho cuộc đối thoại 2 chiều. Hãy thường xuyên, hoặc định kỳ tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Theo dõi thường xuyên và phân tích các thông số thống kê cũng là một biện pháp tốt. Có thể, bạn hãy tham gia vào một vài dịch vụ đồng bộ hóa nội dung ví dụ như BlogBurst.

Chiêu thứ 8: Hãy cung cấp RSS

Feedburner và FeedDemon là 2 địa chỉ giúp bạn khởi tạo dịch vụ này khá tốt.

Chiêu thứ 9: Hãy suy nghĩ “ở tầm toàn cầu”

Internet là một môi trường có tính toàn cầu, đừng bao giờ quên điều ấy. Và mặc dù website của bạn chỉ cung cấp thông tin mang tính địa phương, bạn vẫn có thể thu hút người dùng web ở những quốc gia khác nên hãy đừng “tự nhốt” chính mình. Hãy mở rộng nội dung đến các đề tài khác, quan điểm khác và nếu website của bạn có thêm phiên bản bằng tiếng nước ngoài thì thật tốt hơn nữa.

Chiêu thứ 10: Đừng bỏ quên thế giới thực

Mặc dù website của bạn sống trong thế giới “ảo” nhưng nó không thể rời xa thế giới thực và công việc tăng lượng truy cập của bạn cũng vậy. Hãy đưa website của bạn vào các cuộc đối thoại cá nhân, hãy dùng mồm miệng, và nếu có thể, các trang quảng cáo in ấn được đặt ở một vị trí đẹp cũng mang lại hiệu quả không hề nhỏ.

Chiêu thứ…”11”: Hãy kiên nhẫn

Xây dựng một website có lượng truy cập lớn luôn luôn đòi hỏi nhiều thời gian. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để phấn đấu nhưng hãy nhớ rằng đây là một quá trình lâu dài và bền bỉ nên hãy kiên nhẫn ở mức tối đa.

Lương Hương - ICTNews (Theo Gadgetwise, NY Times)

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Cách tránh cài phải ứng dụng quảng cáo

Dành chút thời gian để thiết lập thủ công khi cài một phần mềm mới, hiểu rõ những ứng dụng đi kèm gói cài đặt và phân biệt các đường dẫn tải dữ liệu khi lướt web sẽ hạn chế rác quảng cáo cho máy tính.


Thiết lập thủ công khi cài đặt phần mềm

Khi cài đặt một phần mềm mới vào máy tính, người dùng cần thực hiện một số thiết lập. Để hỗ trợ người dùng bỏ qua các thiết lập này, một số gói cài đặt phần mềm có tính năng cài đặt theo thiết lập mặc định, đây là một trong những nguyên nhân khiến máy tính của người dùng “dính” phải những thành phần quảng cáo.

Nếu không muốn trở thành nạn nhân của vấn nạn này, bạn chỉ việc tinh ý hơn trong lúc cài đặt một phần mềm mới, đặc biệt là phần mềm miễn phí, cũng như dành chút thời gian để thiết lập từng chi tiết chứ không nên sử dụng tính năng cài đặt mặc định. Tất nhiên, cũng có những phần mềm cài đặt theo mặc định sẽ có lợi cho người dùng hơn, nhưng số lượng không nhiều.

Thành phần quảng cáo thường gặp nhất khi cài đặt một phần mềm miễn phí là “The Ask Toolbar”. Thành phần này khi được cài đặt vào máy tính sẽ thay đổi trang chủ, bộ máy tìm kiếm mặc định của trình duyệt, làm rối giao diện trình duyệt và nhiều phiền phức khác. Đơn cử là sự xuất hiện của “The Ask Toolbar” trong gói cài đặt phần mềm chuyển đổi định dạng nhạc, video miễn phí khá nổi tiếng hiện nay – “Format Factory”.

Tùy chọn cài thêm thành phẩn quảng cáo "The Ask Toolbar" khi cài đặt phần mềm Format Factory.

Ngoài ra, một số gói cài đặt lại tích hợp thêm một phần mềm khác dù tính năng của chúng chẳng liên quan gì đến nhau. Chẳng hạn khi cài đặt xong một phần mềm đồ họa, người dùng được hỏi là có muốn cài đặt thêm PC Speed (tăng tốc máy tính) không. Hầu hết người dùng thiếu kinh nghiệm sẽ giữ nguyên dấu chọn mặc định (đồng ý cài đặt) và nhấn Next. Vấn đề này đòi hỏi người dùng phải có chút hiểu biết về công nghệ và cẩn thận để phân biệt đâu là phần mềm bắt buộc cần cài đặt thêm, đâu là phần mềm ăn theo.

Phân biệt nút Download giả và thật

Rất nhiều dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ hiện nay có giao diện rối mắt, đánh lừa người dùng nhấn vào những nút và đường dẫn quảng cáo. Theo đó, thay vì chỉ hiển thị nút Download tương ứng với đường dẫn tải tập tin mà người dùng yêu cầu, giao diện trang web còn tồn tại các nút Download, Download Here… khác nổi bật hơn cả nút Download thật sự. Tệ hại hơn, sau khi tải nhầm ứng dụng quảng cáo mà không hay biết thì người dùng sẽ thản nhiên cài đặt vào máy. Kết quả, không có ứng dụng cần dùng và Windows lại chứa thêm một ứng dụng rác.

Các nút Download giả và thật trên một trang web chia sẻ tập tin.


Các đường dẫn tải dữ liệu như thế thường được chia sẻ từ các diễn đàn. Để không vướng phải tình huống này, người dùng cần chú ý xem dung lượng, tên tập tin ở diễn đàn chia sẻ. Lúc tải về, nếu dung lượng tập tin không khớp, tên ứng dụng lạ hoắc thì hãy suy nghĩ trước khi tải tiếp và cẩn trọng trước khi cài đặt.

Chẳng hạn, nếu trên một diễn đàn có chia sẻ chương trình Adobe Acrobat XI Pro với dung lượng tập tin tải về là 528 MB, nhưng khi nhấn vào đường dẫn và chọn Download trong trang web hiện ra thì trình duyệt chỉ thông báo tập tin có dung lượng 4MB. Lúc này, người dùng phải dừng tải ngay lập tức vì đó là một sự nhầm lẫn không sai vào đâu được.

Ngoài ra, người dùng có thể phân biệt thật giả thông qua phần mở rộng của tập tin, nếu dữ liệu được chia sẻ là một tập tin nén *.rar mà lại đang tải về tập tin *.exe thì cũng là trường hợp có nhẫm lẫn.

Xứ lý khi dính phải ứng dụng quảng cáo

Đối với tình huống cài phải thành phần quảng cáo là thanh công cụ “The Ask Toolbar”, người dùng có thể vào “Start”, chọn “Control Panel”, nhấn “Unstall or change a program”, nhấn chuột phải vào “Ask” trong danh sách, chọn “Unstall”. Lưu ý, phải tắt các trình duyệt web đang mở trước khi thực hiện thao tác này.
Sau đó, mở trình duyệt lên để thay đổi lại trang chủ mặc định tại mục “Home Page”.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Kiếm tiền trên mạng với các mạng quảng cáo của Việt Nam

1. Adnet.vn - Adbay.vn

Blogvoitui tham gia kiếm tiền trên mạng quảng cáo adnet này cũng khá lâu rồi nhưng hồi đó do cách tính số click bất cập nên giờ không còn tham gia nữa. Giờ viết bài này lại đề cập đến nó thì các bạn chỉ nên xem đây là nội dung tham khảo vì nó không còn sát với tình hình thực tại.
Về mặt đăng ký, bạn có thể đăng ký làm Publishers rất dễ.
Hình thức quảng cáo của Adnet.vn là: CPC, CPM. Mà chủ yếu là CPC với 400đồng/click, và có deal với site nếu site của bạn có thứ hạng alexa, pr, và lượt view lớn.
Thanh toán: Bạn có thể yêu câu thanh toán khi tài khoản của bạn lớn hơn hoặc bằng 500.000. Sau khi yêu cầu thanh toán, adnet sẽ duyệt vào thanh toán cho bạn vào ngày 10 - 15 hàng tháng.
Adbay là công ty con của adnet tại thành phố HCM, hiện tại nếu bạn có ý định tham gia adnet thì mình khuyên bạn nên chọn adbay vì cách tính click của adbay ổn định hơn.

2. Admicro.vn

Tuy ra đời sau nhưng admicro là một site rất uy tín. Lượng quảng cáo nhiều, điều này đương nhiêu là rất có lợi cho những puplishers như chúng ta đây.
Tuy nhiên, đăng ký admicro khó và nó kiểm duyệt site khá kỹ nên nếu site của bạn không tốt sẽ lập tức bị đào thải.
Hệ thống quảng cáo chủ yếu là CPC, cách tính click của admicro theo mình biết thì có lợi hơn so với các site khác.
Thanh toán: Thanh toán được thực hiện trong vòng 10 ngày.
Nếu bạn có ý định tham gia một mạng quảng cáo CPC nào đó thì admicro là một lựa chọn rất tốt. Vì quảng cáo của admicro khá nhiều, đa dạng về sản phẩm và định dạng quảng cáo điều đó giúp cho doanh thu của bạn cao hơn khi đặt quảng cáo của nó.

3. Ad.vatgia.com

Cũng giống như admicro, vatgia cũng có rất nhiều quảng cáo vì các sản phẩm được lấy từ cucre.vn và book qua từ vatgia.com. Vì hình ảnh từ vatgia được thành viên tự post nên có nhiều quảng cáo trông rất là không đẹp mắt. Nhưng nhờ sản phẩm đa dạng nên lượng click cũng ổn.
Cách tính click của ad.vatgia cũng còn khá nhiều bất cập. Giá mỗi click là 400 đồng hoặc 35% giá trị click.
Đăng ký dễ và thanh toán trong khoản 10 ngày.

4. Vietad.vn và ad360.vn

Hai thằng này có khá nhiều điểm tương đồng nên mình gộp chung lại viết luôn.
Đăng ký: Mình chưa tham gia hai thằng này nên cũng chưa biết được là đăng ký dễ hay khó, và cách thức duyệt site của nó như thế nào.
Không như admicro và ad.vatgia, sản phẩm của 2 thằng này khá khiêm tốn nên lượng click cũng thấp vì khách hàng cứ xem đi xem lại mấy quảng cáo đó. Nhưng bù lại thì cách tính click của nó khá tốt.
Trong tương lai, nếu nó không cải thiện thì chắc là ra đi sớm.
Vài điều blogvoitui chia sẻ với các bạn, nếu bạn cảm thấy bài viết của blogvoitui có sai sót thì khung comment bên dưới lúc nào cũng chờ bạn góp ý.

Các thuật ngữ quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay

Lần trước, blogvoitui đã đề cập đến các mạng quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay của Việt Nam.
Hôm nay, blogvoitui sẽ mở rộng bài viết đó hơn nữa, trong các mạng quảng cáo mà mình đã giới thiệu trước đó, mỗi mạng mang một đặt tính và điểm thu hút khách hàng riêng. Đó là các định dạng quảng cáo của mỗi trang như CPC, CPM, CPD và CPA. Vậy đó là những cái gì thế?

1. CPC (Cost per Click) hay PPC (Pay per Click)

Đây là một định dạng quảng cáo rất được phổ biến, định dạng này gồm jpg, text (logo, sản phẩm + mô tả về sản phẩm).
Với loại hình quảng cáo này nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lượt click, điều này đồng nghĩa với việc khi bạn là một publisters của một trang cho thuê quảng cáo thì bạn chỉ kiếm được tiền khi có người click và banner hay text đó.

CPC là hình thức luôn phải với nạn chống click ảo nhiều nhất và chỉ có hình thức này là bị click ảo nhiều nhất. Ở Việt Nam, các mạng quảng cáo lớn như google adwords phải chống chọi rất cật lực và thường nó được chia làm 2 loại:
- Vô ý: Thường bắt nguồn từ trẻ con hay người ít sử dụng tin học. Họ vô tình click vào banner quảng cáo.
- Cố ý: Cái này thì rất hay gặp ở một số publister Việt Nam, vì muốn kiếm tiền nhanh nên họ cố tình click quảng cáo để tăng doanh thu. 

2. CPM (Cost per Mille)

CPM hay còn được biết đến với CPT (Cost per thousand) là một trong những nền tảng của các chương trình quảng cáo. Với dạng quảng cáo này các bạn sẽ được trả cho mỗi nghìn lượt xem. Giá quảng cáo của mỗi site mỗi khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm khi tham gia một trang quảng cáo trực tuyến.

3. CPD (Cost per duration)

CPD tính tiền theo thời gian treo quảng cáo. Hình thức này thường chỉ phù hợp với những tập đoàn hay công ty có chi phí quảng cáo cao.
Chúng ta thường bắt gặp hình thức này ở những trang web lớn, về kỹ thuật quảng cáo thì nó rất đơn giản các site quảng cáo không cần phải báo cáo chi tiết hiệu quả quảng cáo cho khách hàng mà chỉ dựa vào thời gian quảng cáo để tính giá trị hợp đồng.

4. CPA (Cost per Action)

CPA trả tiền cho mỗi hành động. Tức là khách hàng không chỉ click vào quảng cáo là bạn được trả tiền như CPC mà họ buộc phải một thực hiện một thao tác nào đó mà đối tác quảng cáo của bạn yêu cầu. Ví dụ như đăng ký thành viên, hay trả lời khảo sát...

Ngoài những thuật ngữ vừa nêu trên thì còn khá nhiều thuật ngữ khác nhưng nó không được thông dụng cho lắm nên mình nêu lên đây. Nhưng bạn có thể tự mình tìm hiểu nó như CPI, CPR...

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Quảng cáo trên Mobile: Tiền đến từ đâu và như thế nào?

Quảng cáo CPC trên di động có hiệu quả tương đương hoặc lớn hơn so với trên PC: Quảng cáo CPM phù hợp với nhiều trang nội dung, tuy nhiên chưa có hướng đi phù hợp trên mobile; Ngoài ra, còn có quảng cáo qua tin nhắn. Tuy hiệu quả cao, nhưng lại dễ bị hạn chế bởi chính phủ và các nhà mạng.


Không còn nghi ngờ gì nữa về việc chúng ta đang bước vào kỷ nguyên hậu PC, hàng tỷ, hàng tỷ người đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng Internet, có khi lên tới 16 tiếng một ngày trên chiếc điện thoại hay tablet của họ. Mobile sẽ thay thế dần PC trong những hoạt động của cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến nó lại càng hấp dẫn hơn.

Có khoảng 500 triệu người đang sử dụng Facebook thông qua các thiết bị di động và số lượng người còn tăng nhanh theo thời gian, nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển người dùng của Facebook. Thị trường quảng cáo trên di động cũng vì thế mà nhanh chóng phình ra theo thời gian.

Với sự tiện dụng: di động và nhanh chóng, tiêu thụ thông tin trên di động thay thế rất nhanh trải nghiệm tương tự trên PC. Cá nhân tôi bây giờ gần như hoàn toàn đọc thông tin qua chiếc iPhone của mình thay vì dùng PC dù thời gian tôi ngồi PC khá nhiều. Và vì thế, tiềm năng của quảng cáo trên mobile bây giờ cũng màu mỡ và sẽ phát triển y như các quảng cáo online phát triển cách đây một thập kỷ.


Miếng bánh được chia như thế nào

3 “game thủ” chính trong cuộc chơi quảng cáo trên mobile là: Quảng cáo qua kết quả tìm kiếm (thường sử dụng CPC, tính tiền qua mỗi click), quảng cáo hiển thị (thường được tính bằng CPM, tính tiền qua lượt hiển thị, có thể là CPC) và quảng cáo thông qua tin nhắn. Hai loại hình đầu tiên khá phổ biến trong loại hình quảng cáo trên PC truyền thống.

Một điều đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy: loại hình quảng cáo trả tiền qua click (CPC) làm nên tên tuổi và sức mạnh của Google vẫn tiếp tục thể hiện lợi thế và sức mạnh trên nền tảng mới: mobile. Nó chiếm tới hơn 3/5 tổng doanh thu của thị trường quảng cáo trên các thiết bị di động đến từ loại hình quảng cáo này. Cách thức quảng cáo này có thể tóm tắt như sau: bạn tìm kiếm một sản phẩm, Google sẽ trả về một vài kết quả, những ai trả tiền sẽ được nằm đầu danh sách này và họ sẽ trả tiền cho mỗi lần bạn click xem quảng cáo.

Rõ ràng, với người dùng di động cách quảng cáo này sẽ có hiệu quả tương đương thậm chí lớn hơn mô hình truyền thống PC vì khả năng người dùng di động sử dụng dịch vụ search để tìm kiếm và mua sản phẩm đó rất cao. Sự chênh lệch nằm ở số lượng người tìm quảng cáo đó cho vui hoặc phục vụ mục đích công việc so với nhu cầu khi sử dụng PC. Chắc chắn, trong tương lai gần đây vẫn là nguồn thu chính của các nhà quảng cáo trên mobile.

Vị trí thứ hai là quảng cáo hiển thị. Khác một chút quảng cáo loại này kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo ở cạnh nội dung mà người dùng quan tâm (như các banner bên phải bài viết bạn đang đọc chẳng hạn). Trên mobile, mọi việc có khó hơn một chút do không gian của màn hình điện thoại thường hẹp. Nếu bạn muốn biết cụ thể, hãy mở Facebook, vào News Feed kéo khoảng 5 pages gần như chắc chắn bạn sẽ thấy một quảng cáo kiểu này của Facebook. Khách hàng của dịch vụ này trả tiền dựa trên số lần bạn xem quảng cáo, và đôi khi trả thêm cho việc bạn click vào quảng cáo đó.

Cách thức này phù hợp với hầu hết các trang cung cấp nội dung hoặc dịch vụ miễn phí, trang bạn đang đọc là một ví dụ. Trong tương lai, chưa rõ loại hình này có cạnh tranh và tìm ra hướng đi phù hợp trên mobile hay không. Hiện giờ, nó đang gặp khá nhiều khó khăn.

Thứ 3, quảng cáo qua tin nhắn. Đó là cách mà 090 hay 199 đang làm. Ngoài việc quảng cáo cho các dịch vụ khuyến mãi của mình, các nhà mạng có thể bán các quảng cáo này cho đối tác. Do tin nhắn từ nhà mạng có “kèm” với các tin nhắn khuyến mãi, nên loại hình này có một tỷ lệ reach (tiếp cận người dùng) rất cao. Đó là lý do vì sao nó hiệu quả. Tuy nhiên, những sự bất tiện nó đem lại, đặc biệt khi sử dụng sai mục đích là rất lớn. Vì thế, nó sẽ bị kiềm chế bởi chính các nhà mạng, người dùng và chính phủ.

Thị trường quảng cáo trên di động vẫn đang trong giai đoạn phát triển và còn lâu mới ổn định. Cho dù định hình khá nhanh và phân chia thị trường gần giống với PC nhưng những cách thức quảng cáo trên mobile bây giờ vẫn đơn giản là port từ nền tảng PC sang. Cơ hội còn nhiều và biết đâu, trong tương lai một cách quảng cáo hoàn toàn mới trên di động sẽ vượt lên và thống trị?

Theo baomoi.com
DBS M05479
Quang Cao