So với tai nghe chụp tai thiết kế đóng, mẫu sử dụng thiết kế mở cho âm trường rộng, âm thanh chi tiết hơn, nhưng nốt trầm vẫn không thể uy lực bằng.
Tạp chí Cnet đã tổng hợp những đặc điểm thiết kế của 2 dạng tai nghe chụp tai on-ear và around-ear, nhằm mang đến cho người dùng những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt và chọn lựa sản phẩm này.
Thiết kế ngoại hình dạng on-ear hay around-ear
Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu tai nghe dạng chụp tai, nhưng nhìn chung chỉ gồm 2 dạng kiểu thiết kế ngoại hình chính là tai nghe on-ear và around-ear. Tai nghe on-ear hay còn có tên gọi khác là supra-aural headphone - cơ bản cũng là dạng tai nghe chụp đầu với 2 củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Trong khi đó, tai nghe dạng chụp đầu kiểu around-ear headphone, còn được gọi là circumaural headphone, lại được trang bị 2 củ tai đường kính lớn với phần đệm mút củ tai ôm trọn vành tai người nghe.
Sennheiser HD 25 Originals là mẫu tai nghe dạng on-ear sử dụng thiết kế đóng. Ảnh:Quỳnh Lâm.
Cả hai dạng tai nghe này đều có những đặc điểm thiết kế riêng cho từng mục đích sử dụng của người dùng. Chẳng hạn, tai nghe on-ear thường có kích thước 2 củ tai nhỏ nên phù hợp hơn với nhu cầu di động. Củ tai của những mẫu tai nghe on-ear thường được trang bị đệm mút khá dày nhằm mang lại thoải mái một khi người nghe đặt củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai. Trên một số bộ on-ear hiện nay, phần đệm mút ở mỗi củ tai có thể còn được bọc da nhân tạo. Chi tiết thiết kế này tuy giúp cho sản phẩm trông sang trọng và loại bỏ tạp âm thụ động hiệu quả hơn, nhưng cũng gây bất tiện đáng kể khi sử dụng liên tục. Với dạng này, người dùng nên lựa chọn những mẫu được hãng thiết kế khớp xoay trên vòm chụp đầu, nhằm giảm đáng kể lực tác động từ củ tai lên vành tai mỗi khi nghe.
V-Moda M100 (bên phải) và Sennheiser HD 700 là 2 mẫu tai nghe around-ear sử dụng thiết kế mở. Ảnh: Cnet.
Hoàn toàn khác biệt với những mẫu tai nghe on-ear, tai nghe around-ear thường có củ tai lớn hơn nhiều và thường được trang bị những driver đường kính lớn như mẫu Sennheiser HD 700 với driver đường kính 40 mm hay mẫu V-Moda M100 sử dụng driver đường kính 50 mm. Do kích thước củ tai lớn, nên các nhà sản xuất tai nghe dạng này có nhiều “không gian” trong việc sắp đặt màng loa bên trong mỗi củ tai hơn – cụ thể như tăng/giảm khoảng cách từ màng loa đến tai người nghe, đặt màng loa theo một góc nghiêng; hay thậm chí trang bị thêm nhiều driver hơn vào bên trong mỗi củ tai nhằm mang đến những trải nghiệm âm thanh tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, tai nghe around-ear dĩ nhiên cũng có những nhược điểm như ngoại hình lớn, khó phục vụ nhu cầu di động, một số mẫu thiết kế dạng củ tai cách điệu như Razer Electra không hoàn toàn “vừa vặn” cho mọi cỡ tai người dùng.
Thiết kế dạng đóng (closed-back) hoặc mở (open-back)
Tương tự như những dòng tai nghe khác, cả 2 dạng tai nghe on-ear và around-ear đều được các hãng sản xuất theo kiểu thiết kế dạng đóng (closed-back) hay thiết kế mở (open-back). Cách cơ bản để phân biệt tai nghe chụp tai sử dụng kiểu thiết kế nào là quan sát mặt ngoài mỗi củ tai của sản phẩm. Những bộ tai nghe thiết kế dạng đóng thường có phần mặt ngoài 2 củ tai kín như mẫu Phiaton PS 500 hay Sennheiser HD 419. Trong khi đó, những mẫu sử dụng thiết kế mở thường không sử dụng vật liệu che kín toàn bộ mặt ngoài củ tai mà thay vào đó là những dạng lưới kim loại, lưới tổ ong hay các khe nhỏ như mẫu V-Moda M-100, Sennheiser HD 570s và Grado SR225i.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách phân biệt này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác vì một số bộ tai nghe có thiết kế dạng closed-back vẫn sử dụng lưới kim loại để trang trí mặt ngoài củ tai như mẫu HD 439 của Sennheiser.
Tuy cũng sử dụng thiết kế lưới kim loại bọc ngoài, nhưng Sennheiser HD 439 vẫn là một bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng (close-back design). Ảnh: Quỳnh Lâm.
Mỗi dạng thiết kế này đều có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể, thiết kế đóng có ưu điểm là khả năng loại bỏ tạp âm thụ động từ môi trường bên ngoài khá mạnh mẽ do đệm mút củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Chất lượng nốt trầm của tai nghe thiết kế đóng cũng có phần tốt hơn so với tai nghe thiết kế mở có giá thành tương đương. Tuy nhiên, chính thiết kế “cô lập” âm thanh bên trong củ tai này lại khiến cho âm thanh thiếu đi sự trung thực cần có. Những bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng hơn nữa cũng mang lại cảm giác “nóng tai” nhanh hơn.
Bên cạnh đó, thiết kế đóng cũng mang lại cho người nghe cảm giác như âm thanh chỉ “gò bó” trong đầu và âm trường khá hạn chế. Một bộ tai nghe dạng thiết kế close-back sẽ chỉ được cho là tốt nếu có khả năng tái tạo âm trường không quá hẹp. Tuy vậy, khi so với những bộ tai nghe thiết kế mở có giá trị tương đương, độ rộng âm trường của tai nghe sử dụng thiết kế đóng, dĩ nhiên, vẫn không thể nào ngang bằng được.
Tai nghe on-ear Sony MDR-XB300 có phần đệm mút củ tai dày, bọc da nhân tạo chống ồn thụ động khá hiệu quả. Ảnh: Quỳnh Lâm.
Ví dụ với mẫu SR225i (thiết kế dạng open-back) của Grado, người nghe tuy vẫn có thể nghe khá rõ những âm thanh từ môi trường xung quanh và lẽ đương nhiên, người xung quanh cũng có thể biết bạn đang nghe gì. Tiếng bass của bộ tai nghe này cũng không “nặng” bằng những mẫu tai nghe thiết kế đóng. Mặc dù vậy, Grado SR225i vẫn được đánh giá là một bộ tai nghe có một chất âm tuyệt vời, các dải âm cao trong trẻo, âm trung mượt mà và độ chi tiết tổng thể cao hơn bất kỳ một bộ tai nghe chụp tai thiết kế đóng nào khác trên thị trường.
Có thể nói, thiết kế dạng tai nghe open-back tuy có nhược điểm là không phù hợp với những môi trường ồn ào (do thiết kế mặt ngoài củ tai hở), tiếng bass không thể sâu và nặng bằng kiểu tai nghe close-back; nhưng nếu bạn cần một bộ tai nghe với chất âm tự nhiên, độ chi tiết âm thanh tốt và âm trường rộng rãi hơn thì dạng tai nghe open-back là một lựa chọn lý tưởng.
Tóm lại, với những môi trường náo nhiệt, một bộ tai nghe on-ear sử dụng thiết kế đóng sẽ là một lựa chọn thích hợp bởi khả năng loại bỏ tạp âm thụ động cao. Tuy vậy, nếu khả năng tài chính dư giả, bạn có thể tậu hẳn một bộ tai nghe around-ear dạng đóng với tính năng loại bỏ tạp âm chủ động (mạch xử lý tạp âm tích hợp). Nếu muốn thưởng thức âm thanh tự nhiên hơn, độ chi tiết cao và âm trường rộng hơn, bạn có thể chọn loại tai nghe on-ear hay around-ear sử dụng thiết kế mở (open-back design).
Hiển thị các bài đăng có nhãn headphone. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn headphone. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần II)
6. Sharkoon X-Tatic S7
Điểm nổi bật nhất của Sharkoon là có thể tương thích với bất kì nguồn âm thanh nào, dù là analog hay kỹ thuật số. Tuy nhiên Sharkoon cũng có vài điểm trừ. Đây không phải là loại tai nghe không dây và người dùng phải đối mặt với một “mớ” dây cáp dài khoảng 4m. Tuy S7 khá lớn so với khuôn đầu nhưng bạn không phải lo lắng có một khối nặng trên đầu nhờ thiết kế rất nhẹ.
Sản phẩm cao cấp với giá 2,5 triệu ($121,2) này biểu diễn âm thanh chân thực cùng với việc xuất ra âm thanh theo chuẩn Dolby được tích hợp trong bộ điều khiển.
7. SpeedLink Medusa NX 5.1
Rõ ràng hãng Speedlink không tập trung vào vẻ “quyến rũ” bên ngoài nhưng may mắn là hai bên tai khá bền. Tuy NX 5.1 giá 1,14 triệu ($54,54) này có hộp điều khiển với quá nhiều nút điều chỉnh âm lượng và đèn flash xanh gây phiền nhiễu khi trò chuyện lúc chơi game nhưng bù lại chiếc mic rất đẹp và linh hoạt. Phiên bản lần này của Speedlink có thể kết nối qua một cổng USB duy nhất, thay vì dạng multiplug của phiên bản trước.
NX 5.1 có kiểu dáng đệm tai và headband sang trọng nhưng dáng khá lớn và gặp khó khăn khi di chuyển. Thiết kế equalizer đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt NX 5.1 còn có chức năng chuyển sang chế độ karaoke được cài sẵn. Tuy không được như Plantronics có âm thanh vòm 7.1, nhưng với mức 5.1 loại tai nghe này có rung động bass và khả năng loại bỏ tiếng ồn rất tốt.
8. SteelSeries Siberia V2 Frost Blue
Trong năm nay Steelseries sẽ tung ra kiểu Frost 2 màu (trắng và xanh phát sáng) và kiểu Guild Wars 2 màu đỏ trắng không kém phần “dễ thương”. Siberia V2 Frost xanh khá ấn tượng cả vẻ bên ngoài lẫn chất lượng âm thanh. Với tần số từ 18Hz-28kHz, Siberia có rất nhiều âm bass và rõ ràng với vùng tần số tầm trung và cao này phù hợp với tất cả các cuộc trò chuyện.
Còn chiếc mic có kiểu dáng “sexy” hầu như không “lôi kéo” bất kì tiếng ồn xung quanh nào. Tuy nhiên thì tai nghe này không phải loại không dây, dây cáp của nó dài khoảng 1m nhưng người dùng có thể mở rộng thêm thành 2m.
Âm thanh của Frost giá khoảng 3 triệu ($145,45) rất chính xác và trực quan hấp dẫn cũng như các công cụ của hãng Steelseries cho phép người dùng điều khiển equaliser và ánh sáng trên đệm lót tai.
9. Tritton 720 +
Sản phẩm 720+ giá “khủng” khoảng 3,3 triệu ($157,57) có các tính năng mới khá thú vị như chiếc mic được nâng cấp có thể tháo rời và rất linh hoạt, các bên loa cùng với điều khiển âm thanh trong game và âm lượng giọng nói được thiết kế lớn hơn. Nhìn chung, Tritton có thiết kế tinh tế với 2 bên tai có khả năng xoay nhiều phía nên khi người dùng ngừng đeo và đặt trên vai sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều khiển hơi nặng nề nhưng kéo lại có ghim để gắn vào áo.
Hộp giải mã lớn của 720+ kết nối được cả với USB và cáp quang tạo ra âm thanh vòm 7.1 đầy thuyết phục. Thoạt nhìn thì 720+ không mang lại sự linh hoạt như tai nghe Razer và Sharkoon nhưng cáp quang chắc chắn mang lại vẻ thanh lịch hơn, ít bị nhiễu.
Đây tiếp tục là tai nghe không phải loại không dây trong danh sách này, nhưng khi so sánh với Astrogaming A50 thứ tự đầu tiên trong danh sách về sự thoải mái thì 720+ nổi trội hơn, trong khi chất lượng lại không thể bằng.
10. Turtle Beach PX5
PX5s giá 3,3 triệu ($157,57) tập trung vào giao diện điều khiển không được nhanh nhạy như Siberia nhưng vững chắc và bền hơn. Mic của PX5 có thể tháo rời và xoắn lại mà không bị gãy. Vì một lý do nào đó mà hãng Turtle sản xuất kiểu tai nghe này không thể sạc được pin mà phải dùng 2 pin AA sử dụng trong khoảng 10 tiếng, khoảng thời gian đủ để các game thủ chơi dài cùng với chiếc PS3.
Người sử dụng PX5 có thể tùy biến kiểu âm thanh theo mong muốn trong game nhờ bộ xử lý hiệu số được lập trình sẵn. Chẳng hạn như chế độ thiết lập tiếng bước chân hay tiếng nạp đạn to hơn còn tiếng la hét nhỏ đi tránh inh tai.
Điểm nổi trội của PX5 là việc cung cấp kênh radio kép, một kênh có khả năng điềm chỉnh âm thanh game, kênh còn lại hỗ trợ tính năng chat Bluetooth qua máy PS3. Như vậy game thủ vừa có thể nhận cuộc gọi, vừa nghe nhạc qua máy MP3 mà không làm gián đoạn việc chơi game.
Điểm nổi bật nhất của Sharkoon là có thể tương thích với bất kì nguồn âm thanh nào, dù là analog hay kỹ thuật số. Tuy nhiên Sharkoon cũng có vài điểm trừ. Đây không phải là loại tai nghe không dây và người dùng phải đối mặt với một “mớ” dây cáp dài khoảng 4m. Tuy S7 khá lớn so với khuôn đầu nhưng bạn không phải lo lắng có một khối nặng trên đầu nhờ thiết kế rất nhẹ.
Sản phẩm cao cấp với giá 2,5 triệu ($121,2) này biểu diễn âm thanh chân thực cùng với việc xuất ra âm thanh theo chuẩn Dolby được tích hợp trong bộ điều khiển.
7. SpeedLink Medusa NX 5.1
Rõ ràng hãng Speedlink không tập trung vào vẻ “quyến rũ” bên ngoài nhưng may mắn là hai bên tai khá bền. Tuy NX 5.1 giá 1,14 triệu ($54,54) này có hộp điều khiển với quá nhiều nút điều chỉnh âm lượng và đèn flash xanh gây phiền nhiễu khi trò chuyện lúc chơi game nhưng bù lại chiếc mic rất đẹp và linh hoạt. Phiên bản lần này của Speedlink có thể kết nối qua một cổng USB duy nhất, thay vì dạng multiplug của phiên bản trước.
NX 5.1 có kiểu dáng đệm tai và headband sang trọng nhưng dáng khá lớn và gặp khó khăn khi di chuyển. Thiết kế equalizer đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt NX 5.1 còn có chức năng chuyển sang chế độ karaoke được cài sẵn. Tuy không được như Plantronics có âm thanh vòm 7.1, nhưng với mức 5.1 loại tai nghe này có rung động bass và khả năng loại bỏ tiếng ồn rất tốt.
8. SteelSeries Siberia V2 Frost Blue
Trong năm nay Steelseries sẽ tung ra kiểu Frost 2 màu (trắng và xanh phát sáng) và kiểu Guild Wars 2 màu đỏ trắng không kém phần “dễ thương”. Siberia V2 Frost xanh khá ấn tượng cả vẻ bên ngoài lẫn chất lượng âm thanh. Với tần số từ 18Hz-28kHz, Siberia có rất nhiều âm bass và rõ ràng với vùng tần số tầm trung và cao này phù hợp với tất cả các cuộc trò chuyện.
Còn chiếc mic có kiểu dáng “sexy” hầu như không “lôi kéo” bất kì tiếng ồn xung quanh nào. Tuy nhiên thì tai nghe này không phải loại không dây, dây cáp của nó dài khoảng 1m nhưng người dùng có thể mở rộng thêm thành 2m.
Âm thanh của Frost giá khoảng 3 triệu ($145,45) rất chính xác và trực quan hấp dẫn cũng như các công cụ của hãng Steelseries cho phép người dùng điều khiển equaliser và ánh sáng trên đệm lót tai.
9. Tritton 720 +
Sản phẩm 720+ giá “khủng” khoảng 3,3 triệu ($157,57) có các tính năng mới khá thú vị như chiếc mic được nâng cấp có thể tháo rời và rất linh hoạt, các bên loa cùng với điều khiển âm thanh trong game và âm lượng giọng nói được thiết kế lớn hơn. Nhìn chung, Tritton có thiết kế tinh tế với 2 bên tai có khả năng xoay nhiều phía nên khi người dùng ngừng đeo và đặt trên vai sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều khiển hơi nặng nề nhưng kéo lại có ghim để gắn vào áo.
Hộp giải mã lớn của 720+ kết nối được cả với USB và cáp quang tạo ra âm thanh vòm 7.1 đầy thuyết phục. Thoạt nhìn thì 720+ không mang lại sự linh hoạt như tai nghe Razer và Sharkoon nhưng cáp quang chắc chắn mang lại vẻ thanh lịch hơn, ít bị nhiễu.
Đây tiếp tục là tai nghe không phải loại không dây trong danh sách này, nhưng khi so sánh với Astrogaming A50 thứ tự đầu tiên trong danh sách về sự thoải mái thì 720+ nổi trội hơn, trong khi chất lượng lại không thể bằng.
10. Turtle Beach PX5
PX5s giá 3,3 triệu ($157,57) tập trung vào giao diện điều khiển không được nhanh nhạy như Siberia nhưng vững chắc và bền hơn. Mic của PX5 có thể tháo rời và xoắn lại mà không bị gãy. Vì một lý do nào đó mà hãng Turtle sản xuất kiểu tai nghe này không thể sạc được pin mà phải dùng 2 pin AA sử dụng trong khoảng 10 tiếng, khoảng thời gian đủ để các game thủ chơi dài cùng với chiếc PS3.
Người sử dụng PX5 có thể tùy biến kiểu âm thanh theo mong muốn trong game nhờ bộ xử lý hiệu số được lập trình sẵn. Chẳng hạn như chế độ thiết lập tiếng bước chân hay tiếng nạp đạn to hơn còn tiếng la hét nhỏ đi tránh inh tai.
Điểm nổi trội của PX5 là việc cung cấp kênh radio kép, một kênh có khả năng điềm chỉnh âm thanh game, kênh còn lại hỗ trợ tính năng chat Bluetooth qua máy PS3. Như vậy game thủ vừa có thể nhận cuộc gọi, vừa nghe nhạc qua máy MP3 mà không làm gián đoạn việc chơi game.
Tham khảo: Reghardware
Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần I)
1. Astrogaming A50
Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng “khủng”, khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.
A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.
Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.
2. Creative SB Recon 3D Omega
Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với “diện mạo” bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi “xài” Skype và Ventrilo.
Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.
3. Logitech F540
Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài “hào nhoáng” như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.
F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.
4. Plantronics GameCom 780
Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi “soi” kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.
Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá “bét” nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).
5. Razer Tiamat 7.1
Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.
Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).
Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng “khủng”, khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.
A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.
Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.
2. Creative SB Recon 3D Omega
Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với “diện mạo” bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi “xài” Skype và Ventrilo.
Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.
3. Logitech F540
Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài “hào nhoáng” như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.
F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.
4. Plantronics GameCom 780
Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi “soi” kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.
Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá “bét” nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).
5. Razer Tiamat 7.1
Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.
Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).
Tham khảo: Reghardware
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao