Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Làm việt quá 3 tiếng một ngày tăng đến 60% nguy cơ bệnh tim mạch!

Đó là số liệu thống kê đáng báo động của Đại học London khảo sát hơn 10,000 nhân viên văn phòng khi phải làm việc quá giờ (Overtime - OT) mỗi ngày. Nghiên cứu về vấn đề này, Joe Wedgwood - blogger và là nhà báo nổi tiếng của trang The Happiness Index đã chia sẻ những quan điểm của mình về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc văn phòng.




Công việc đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đảm bảo để ta luôn có được một lượng thu nhập và trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong nhịp sống văn phòng ngày càng hối hả như hiện nay, thật khó để ta có thể cân bằng được những việc ở chỗ làm với cuộc sống cá nhân của riêng mình. Đặc biệt khi ta đang sống trong một xã hội công nghệ với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, ta không thể nào tách mình hoàn toàn ra khỏi công việc. Thật dễ bắt gặp một ai đó đang trả lời email vào mỗi giờ đồng hồ, nhận cuộc gọi từ đối tác ngay trên bàn ăn hay thậm chí ôm laptop làm việc vào mỗi cuối tuần.

Những nhà quản lý ngày càng có yêu cầu cao hơn với nhân viên, đòi hỏi họ chịu nhiều áp lực trong việc đưa đến kết quả công việc tốt hơn. Điều này dẫn đến một phần nguyên nhân khiến họ phải làm việc quá giờ (OT) và dành ít thời gian hơn cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy cố gắng tìm ra một giải pháp để giúp các nhân viên của bạn tìm thấy được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tầm quan trọng của sự cân bằng

Duy trì một lối sống cân bằng giữa công việc và đời tư cá nhân không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ, các mối quan hệ mà còn gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Đơn giản nếu như nhân viên không xem công việc là một gánh nặng, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và làm tốt hơn, ít mắc phải sai lầm và tạo được tiếng vang tốt hơn.

Những doanh nghiệp thường xuyên thể hiện tầm quan trọng của sự cân bằng thường nhận được sự quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là với đối tượng người trẻ Millenials.

Theo trang Oxford Economic: “Chi phí để thay thế một nhân viên lên đến 30,000 Bảng và mất đến 28 tuần để có thể giúp họ quen với guồng quay làm việc.”

Hãy giữ câu nói này để nhắc nhở rằng, bạn cần tìm cách để nhân viên của mình luôn hạnh phúc với nơi làm việc. Tập trung vào việc cân bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc đồng thời gia tăng cấp độ của nhân viên nội bộ. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của việc giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư cũng như cách thức các nhà quản lý/lãnh đạo có thể hỗ trợ nhân viên của mình thực hiện được điều này.

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

Hạn chế những vấn đề về sức khoẻ

Khi chúng ta cảm thấy bị “quá tải”, ta thường có nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó có thể là một tình trạng thông thường như cảm vặt, ho cho đến tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng như đột quỵ và các vấn đề liên quan đến hô hấp cũng như tim mạch.

Bằng cách khuyến khích các nhân viên chú ý giữ gìn sức khoẻ và thường xuyên nhắc nhở họ giữ cân bằng, các nhà quản lý/lãnh đạo sẽ hạn chế được những tình trạng này và cả những ngày nghỉ ốm. Điều này cũng đảm bảo công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong suốt giờ làm việc và nhân viên muốn trở thành một phần của văn hoá sống khoẻ này.

Gia tăng sự gắn kết của các nhân viên

Bằng cách giúp các nhân viên tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, các nhà quản lý/lãnh đạo sẽ gia tăng khả năng gắn bó của nhân viên vào các hoạt động của công ty.

Theo nghiên cứu toàn cầu năm 2006 của Tower Perrin – công ty dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn các dịch vụ tài chính và nhân sự, những công ty có tỷ lệ nhân viên gắn bó cao có tỷ lệ khoảng 52% tăng về năng suất thể hiện. Không chỉ vậy, các công ty này cũng có kết quả doanh thu tăng 19,2% trong khi những công ty có tỷ lệ nhân viên gắn bó thấp lại có doanh thu giảm đến 32,7%.

Sở hữu một lực lượng lao động năng nổ và nhiệt tình sẽ giúp công ty bạn đi xa hơn. Điều này đã được chứng minh ở tập đoàn Temkin Group, khi những nhân viên chăm chỉ thường có xu hướng ở lại nhiều gấp 2,5 lần sau giờ làm nếu họ vẫn còn việc phải làm khi giờ làm việc đã kết thúc.
Hạn chế tình trạng kiệt sức

Chúng ta luôn gặp phải tình trạng bị stress khi làm việc quá nhiều. Tuy nhiên, điều này có thể phòng tránh được và các nhà quản lý/lãnh đạo phải đóng vai trò là người tiên phong nỗ lực để giúp nhân viên của mình không phải gặp trường hợp này. Kiệt sức là tình trạng khi chúng ta phải làm việc quá tải và những nhu cầu ta mong muốn không được đáp ứng kịp thời. Những hệ quả tiêu cực của stress thường ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Việc tách biệt giữa công việc và cuộc sống sẽ góp phần giúp hạn chế stress. Do đó, hãy cố gắng nhắc nhở nhân viên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hạn chế “mang việc về nhà” nhiều nhất có thể.
Thư giãn tinh thần hơn

Khi chúng ta tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ta có thể dễ dàng kiểm soát sự tập trung và xử lý công việc dễ dàng hơn. Bằng cách khuyến khích mọi người tách bạch và cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc mọi nhân viên đều nỗ lực để thực hiện cho xong nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc, tỉ lệ giữ chân nhân viên cũng như lợi nhuận công ty.

CÁCH THỨC HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

Khuyến khích các ngày nghỉ phép

Những kỳ nghỉ phép không phải thứ gì quá xa xỉ, đó là điều cần thiết với mỗi nhân viên. Một sự “giải thoát” tạm thời khỏi công việc bủa vây sẽ cho phép bạn dành thời gian tận hưởng cho bản thân, nạp lại năng lượng và lấy lại tinh thần. Điều này giúp nhân viên của bạn tập trung tốt hơn và cải thiện năng suất khi quay trở lại làm việc.

Vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kỳ nghỉ phép sẽ giúp công ty tăng trưởng tốt hơn và cải thiện tình trạng stress công sở. The American Sociological Association – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển kỷ luật và nghề nghiệp của xã hội học chỉ ra rằng số lượng kỳ nghỉ càng nhiều, nguy cơ stress và các bệnh lý tâm thần ở văn phòng ngày càng giảm đi.

Hãy khuyến khích nhân viên của bạn “dùng nghỉ phép thay vì phung phí chúng” bởi những kỳ nghỉ phép này sẽ không được gia hạn qua năm mới hay được hoàn trả dưới hình thức tài chính nào.

Thực hiện những khoảng nghỉ ngơi trong ngày

Nếu như nghỉ phép là điều quá khó khăn với công ty bạn trong giai đoạn này, hãy khuyến khích nhân viên thực hiện những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong ngày làm việc.

Cơ thể chúng ta không thể chịu đựng việc làm việc liên tục không ngừng trong suốt 9-10 tiếng một ngày.

Bạn có thể thiết kế một khu giải trí nho nhỏ trong văn phòng để nhân viên có thể đến thư giãn trò chuyện với nhau hoặc tạm rời xa công việc đôi chút. Hãy khuyến khích các bài tập vận động nhẹ tại văn phòng hay đi bộ hít thở không khí bên ngoài. Bạn có thể rủ nhân viên của mình cùng nhau đi mua cà phê buổi chiều ở gần văn phòng chẳng hạn. Một số công ty còn mời các chuyên gia ngồi thiền đến để hướng dẫn nhân viên của mình thư giãn hiệu quả hơn. Những cách làm này sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc, sức khoẻ cũng như tâm trạng của nhân viên.
Tham khảo từ nhân viên

Nếu như bạn đang chật vật trong việc tìm cách giúp nhân viên của bạn sống cân bằng hơn, tại sao không thử trực tiếp hỏi họ?

Khi bạn nhận ra nhân viên của bạn có dấu hiệu mất cân bằng, hãy thử trò chuyện với họ xem họ mong muốn có những thay đổi gì để cải thiện tình trạng này. Khi cộng tác với cấp dưới, bạn sẽ nắm rõ hơn họ đang thật sự nghĩ gì và các kế hoạch tương lai của bạn dành cho họ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Để thực hiện được việc này, hãy tổ chức những buổi họp thường xuyên hoặc xây dựng một chương trình đóng góp ý kiến, phản hồi từ nhân viên để có được những số liệu chân thực nhất. Bằng cách này bạn có thể luôn nắm được nhân viên của mình đang mong mỏi điều gì và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo rằng họ đang có được một cuộc sống cân bằng.

Hãy là người tiên phong thực hiện

Cuối cùng, hãy cố gắng trở thành tấm gương mẫu mực cho nhân viên của bạn! Nếu bạn luôn yêu cầu nhân viên của mình rời văn phòng lúc 6h chiều và không làm việc cuối tuần, nhưng bạn lại gửi email cho họ trong những khoảng thời gian này, bạn sẽ gây ra một sự mâu thuẫn cho họ. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy áp lực khi bạn đang làm mẫu cho họ một phong cách điển hình. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có giới hạn cho những lần làm việc OT hay làm cuối tuần.

Việc tôn trọng thời gian cá nhân của nhân viên sau giờ làm việc là vô cùng cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn nên ngừng việc liên hệ họ ngoài khung giờ làm việc để chắc rằng họ thật sự có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày đầy stress.

Phần lớn chúng ta đều dành rất nhiều thời gian cho công việc. Chúng ta dường như đang để công việc chiếm lấy phần lớn thời gian cho những khía cạnh khác trong cuộc sống. Hãy luôn nhắc nhở bản thân điều này để giữ sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của bạn. Hãy dành cho bản thân những phút giây nghỉ ngơi đúng nghĩa. Bằng cách ủng hộ sự cân bằng, bạn sẽ đạt được bước tiến lớn trong việc xây dựng một đội ngũ gắn bó và hiệu quả.

— Theo The Happines Index —

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

5 yếu tố quan trọng của người lãnh đạo dẫn đến thành công cho đội nhóm của mình

Sẽ không khó để nhận ra rằng, chỉ có vài đội nhóm đạt được kết quả hơn những nhóm còn lại. Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mà còn khuyến khích cho các thành viên trong nhóm sẵn sàng cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn.

Một nhóm nếu không có người đứng đầu giỏi có thể sẽ đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên thành quả đó khó có thể duy trì lâu dài. Dưới đây sẽ là 5 yếu tố quan trọng của người lãnh đạo dẫn đến thành công cho đội nhóm của mình.

1. Biết rằng bạn không phải là người duy nhất đứng đầu

Để đạt được thành công vượt bật, một nhóm cần có người lãnh đạo thể hiện được khả năng và năng lực cần có của một người đứng đầu. Mặc dù ở bước đầu sẽ khó khăn, tuy nhiên điều bạn cần làm đầu tiên đó là thay đổi cách suy nghĩ rằng bạn không phải là người lãnh đạo duy nhất trong nhóm. Một khi bạn đã hướng suy nghĩ của mình một cách đúng đắn, bạn có thể dẫn dắt các thành viên trong nhóm theo hướng tích cực và đem lại kết quả cao.

2. Có nhiều cuộc họp hiệu quả

Một người lãnh đạo giỏi là khi tổ chức được nhiều cuộc họp mang lại hiệu quả cao trong công việc. Làm được điều đó bằng cách giới hạn lại những mục tiêu cho từng cuộc họp và đảm bảo rằng tất cả thành viên đều được đóng góp trong buổi họp.



Điều này đôi khi sẽ khó cho một số người, tuy nhiên sẽ không có gì quan trọng hơn cho một doanh nghiệp khi có được những buổi họp đúng trọng tâm và đạt được hiệu quả cao.

3. Biết cách khuyến khích thành viên trong nhóm

Một người có năng lực lãnh đạo giỏi là khi truyền được cảm hứng làm việc, biết cách động viên và khuyến khích các thành viên trong nhóm. Nếu bạn mong muốn thành viên trong nhóm gắn kết cùng nhau đạt được mục tiêu, bạn cần phải học cách khuyến khích và đưa ra lời khen “đúng lúc” mỗi ngày. Bạn nên cố gắng khuyến khích thành viên của mình dám chấp nhận thử thách và giải quyết chúng.

4. Đánh giá cao quá trình làm việc hơn kết quả

Ngày nay, sẽ rất khó cho người dẫn đầu khi dẫn dắt nhóm làm việc vì có quá nhiều áp lực từ nhiều phía để có thể cho ra được hiệu quả làm việc ngay tức thì.

Một người lãnh đạo giỏi không chỉ coi trọng về kết quả sau cùng mà còn là ở quá trình làm việc của cả nhóm. Hãy tiếp thêm động lực làm cho các thành viên bằng việc cho họ thấy quá trình làm việc cũng quan trọng không kém so với kết quả sau cùng.

5. Tạo nên được văn hóa “nói thật”

Yếu tố khó nhất ở vị trí lãnh đạo là khi phải đối mặt với những hậu quả và khiến các thành viên thành thật nhận phần trách nhiệm về mình. Người lãnh đạo giỏi sẽ không cho rằng việc thành thật nhận trách nhiệm là lựa chọn của mỗi người, Bạn có thể tạo nên một thói quen “nói thật” thông qua cách đánh giá công việc cá nhân của mỗi người, cho họ biết được khi nào hoàn thành công việc và thẳng thắn góp ý khi bạn cần họ nỗ lực hơn trong công việc.

Bốn biến số ảnh hưởng đến thành công tại nơi làm việc: Người nắm rõ sẽ thành công, kẻ cố tình không hiểu thì chỉ chuốc lấy thất bại

Thành công trong công việc cần phải được nuôi dưỡng cẩn trọng, hiệu quả và ý nghĩa. Muốn thành công, bạn không chỉ phải chú ý đến bản thân trong nền văn hóa doanh nghiệp, mà còn phải quan tâm đến sự phù hợp với công việc, không gian phát triển của những người khác...



Sự thành công của mỗi người đều đến từ một điều gì đó đặc biệt. Đó có thể là một bước đột phá trong một lĩnh vực nhất định… Đối với những người luôn thành công trong công việc, sự kiên trì và chăm chỉ trong công việc là bùa hộ mệnh quan trọng nhất. Đối mặt với sự thất vọng của ngành nghề, tiến thoái lưỡng nan, nhiều người sẽ chọn cách thoát khỏi nghề nghiệp chuyên môn và tìm lối đi khác, nghĩa là họ dễ dàng bỏ nghề và từ bỏ lợi thế của mình.

Trên thực tế, miễn là bạn kiên trì đi theo một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể, tiếp tục học hỏi và cải thiện bản thân, bạn sẽ có những lợi thế riêng, và triển vọng nghề nghiệp của bạn sẽ không xấu đi. Vậy làm thế nào để chúng ta thành công trong công việc?

Các yếu tố quan trọng của sự thành công trong sự nghiệp bao gồm những điều như sau:
Biến số đầu tiên: Thành công là việc sử dụng thời gian hiệu quả

Mặc dù có nhiều biến số khác liên quan đến thành công, nhưng biến số quan trọng nhất và là nhân tố tích cực tạo nên sự thành công là thời gian. Thời gian hiệu quả của công việc bình thường là 200 ngày/năm của một người, với điều kiện bạn không đi làm muộn, không về sớm, không trốn việc, không bỏ việc.



Vì vậy, nếu một người muốn thành công, ngoài 200 ngày bình thường, nghĩa là, ngoài làm việc trong 8 giờ, số giờ làm thêm việc của họ lên gấp đôi, thậm chí gấp 3? Rõ ràng đó là điều rất khó khăn, liệu bao nhiêu người có thể làm được? Tuy nhiên, những người thành công thực sự đã nhận ra điều cơ bản nhất: Thành công là việc sử dụng thời gian hiệu quả!

Sự thật là, bận rộn chỉ là cái cớ để biện minh cho sự vô tâm, khả năng quản lý thời gian kém. Nếu có thể quản lý tốt thời gian của mình, bạn có thời gian để làm mọi thứ. Hình thành những thói quen tốt sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn, hiệu quả cao hơn mà vẫn đủ thời gian dành cho cuộc sống cá nhân.
Biến số thứ hai: Tính cách cá nhân


Biến số thứ hai của sự thành công nghề nghiệp là công việc phù hợp với tính cách của cá nhân, cụ thể là bản tính và bản chất. Tất cả điều này là bẩm sinh. Một người có thể tu luyện bản thân, nhưng anh ta không biết rằng bản tính hay bản chất rất khó có thể được sửa đổi.

Bạn đã từng nghe câu: “Tìm một công việc bạn yêu thích, và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc sống của bạn”. Rất dễ dàng để yêu công việc và thành công với nó nếu công việc đó gắn với cá tính của bạn. Ví dụ, một người giỏi giao tiếp sẽ yêu giỏi bán hàng, trong khi một người nhút nhát có thể thấy công việc này khó khăn và thậm chí khó chịu và chắc chắn sẽ bỏ cuộc sớm.

Chỉ khi được làm những nghề nghiệp phù hợp với tính cách cá nhân bạn mới có thể thực sự yêu thích, sống hết mình với công việc, mặc cho mọi khó khăn, thử thách và áp lực. Chỉ có như vậy bạn mới có thể thành công
Biến số thứ ba: Lối sống

Biến số thứ ba trong thành công tại nơi làm việc là lối sống, và lối sống có thể được chia thành 2 mức độ. Ở cấp độ rộng lớn, lối sống đề cập đến mục tiêu của cuộc sống, và cấp độ hẹp hơn nó là những thói quen hàng ngày được nuôi dưỡng cho mục tiêu của cuộc sống.



Tôi đã gặp nhiều người có kiến thức rộng và bằng cấp cao, nhưng không có một lối sống tốt. Đây được gọi là sự khác biệt giữa tri ​​thức và lối sống, bởi vì họ không có mục tiêu trong cuộc sống và không có sự thích ứng với thế giới này. Trong thời đại luôn thay đổi này, những người sống vô mục đích, không có bất kỳ mục tiêu nào, không nghĩ dài hạn hay ngắn hạn và chỉ làm việc với mục đích để tồn tại thì chắc chắn không thể thành công.
Biến số thứ tư: Mức độ thích ứng với thời cuộc

Biến thứ tư trong thành công tại nơi làm việc là khả năng thích ứng với thời cuộc. Tôi đã thấy nhiều người ở nơi làm việc không thành công, không có quy tắc phát triển sự nghiệp và dù làm việc rất chăm chỉ và nỗ lực, họ cũng khó để thành công.

Lý do chủ yếu là họ có thể chưa nhạy bén với thời cuộc, và thậm chí chạy ngược thời cuộc. Trong công việc, bạn sẽ gặp những điều khó chịu gần như mỗi ngày. Bạn nên làm gì nếu không hài lòng? Chống cự, dùng mánh khóe… đều dẫn đến một cuộc chiến tồi tệ và sự trả thù đó không phải là một cách hay.

Bạn không thể thay đổi môi trường và những người khác cũng không thay đổi được. Điều duy nhất có thể thay đổi là chính bạn. Vì vậy, khi bạn phải đối mặt với những điều khó chịu, bạn chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra nguyên nhân và làm trái tim mình bình tĩnh lại.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Muôn vàn sắc thái trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết

Đã qua rồi những ngày nghỉ Tết ăn ngủ quên giờ giấc, cảm giác chóng vánh như mới chỉ hôm qua! Ngày đầu tiên trở lại guồng quay công việc không thể tránh khỏi uể oải và ngán ngẩm. Dưới đây là 8 trạng thái phổ biến bạn sẽ trải qua trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết.

Khi quay trở lại với ngày làm việc đầu tiên sau Tết, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ trải qua vô vàn cảm xúc khó tả. Bạn có nhận ra mình trong những hình ảnh dưới đây vào những ngày qua không?
Trời ơi tin được không? Tết đã hết rồi sao!



Bạn vẫn đang trong chế độ “ăn ngủ” lí tưởng của ngày Tết. Trong đầu bạn vẫn còn những mộng mơ về Bánh Chưng, Bánh Tét. Thật khó khăn để bạn có thể kịp thời chuẩn bị về mặt tinh thần cho việc quay trở lại làm việc. Thời gian trôi qua thật nhanh và bạn vẫn có cảm giác “không thật” khi nghĩ về việc phải đi làm.
Ôi không! Sắp phải dậy sớm rồi!



Khi “thiên đường” trong bạn đang dần phải nhường chỗ cho thực tại nghiệt ngã, bạn sẽ bắt đầu có xu hướng hoảng loạn và đau khổ. Chuỗi ngày “hành xác” với bạn đã trở lại. Dậy sớm lúc 7h sáng để đi làm luôn là cơn ác mộng khiến bạn ám ảnh. Thậm chí, việc phải ngồi vào chiếc bàn làm việc quen thuộc ở công ty cũng khiến bạn cảm thấy thống khổ và khó chịu.
Đừng ai nhắc đến Tết trước mặt tôi!

Tất cả mọi phiền nhiễu và những công việc cần xử lí khiến bạn từ giai đoạn khủng hoảng chuyển sang tức giận. Chuỗi ngày thức dậy đi làm, trả lời hàng loạt những email còn tồn đọng, hay ngay cả anh bạn đồng nghiệp ngồi cạnh đang luôn miệng chia sẻ về kỳ nghỉ Tết hấp dẫn của mình. Bạn chỉ muốn tất cả mọi thứ lập tức ngừng lại. Và bạn được trở về với những tháng ngày tuyệt vời trong Tết kia.
Mình còn bao nhiêu ngày phép nhỉ?

Bạn vẫn chưa thể chấp nhận việc kỳ nghỉ Tết đã kết thúc. Và đó là lí do bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về những ngày phép tiếp theo của mình. Bạn đang cân đo đong đếm để nộp đơn xin nghỉ phép. Nếu bạn cố gắng hoàn thành nốt mọi công việc trong hôm nay, thì có lẽ bạn sẽ tự thưởng cho mình một ngày nghỉ khác để hồi phục bản thân sau “sang chấn tâm lí” hết Tết. Một buổi massage hoặc một buổi thiền có thể sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong trường hợp này đây.
Ước gì thời gian quay trở lại…

Khi bạn bắt đầu nhớ về quãng thời gian mấy ngày trước đó bạn đã hạnh phúc như thế nào, bạn sẽ phải hứng chịu cảm giác tồi tệ trái ngược hẳn trong thời điểm hiện tại. Bạn ước giá như mình sở hữu một cỗ máy thời gian chẳng hạn, bạn sẽ ngay lập tức quay trở về khoảng thời gian đẹp đẽ huy hoàng trong Tết và thỏa sức ăn chơi tận hưởng quên ngày tháng.
Ngưng bán “than”, làm việc thôi!



Cuối cùng thì bạn cũng sẽ nhận ra than thở cũng chẳng có ích gì. Bạn càng chối bỏ trách nhiệm trong những công việc diễn ra sau Tết, bạn càng phải mất thêm nhiều thời gian để hoàn thành chúng. Do đó, cách tốt nhất là bắt tay ngay vào việc, xắn tay áo lên và xử lí tức thì. Mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn và bạn sẽ sớm lấy lại phong độ để quay trở lại đường đua sự nghiệp.
Cố lên, mình sẽ làm được!

Nguồn động viên tinh thần lớn nhất không ai khác chính là bản thân bạn. Do đó, khi cảm thấy núi công việc sau Tết làm bạn mệt mỏi, đừng ngần ngại gửi đến chính bạn một lời cổ vũ nhiệt tình nhất. Bạn sẽ nhanh chóng xoa dịu bản thân và tiếp thêm động lực để tiến về phía trước, sẵn sàng bước vào ngày làm việc đầu tiên sau Tết.
365 ngày nữa lại đến Tết ấy mà!



Trong những tình huống như thế này, hãy tin rằng vẫn có những con người vô cùng lạc quan và sẵn sàng chấp nhận thực tại uể oải khi phải đi làm sau Tết. Hãy luôn ngẩng cao đầu đối mặt với mọi thứ khiến bạn phải đau đầu, suy nghĩ tích cực hơn rằng bạn sẽ có những điều tuyệt vời cần làm trong năm mới như thời gian dành cho những người thân yêu, một năm thăng tiến vì làm việc chăm chỉ và nhiều hơn thế.

Cuối cùng thì sau mọi trạng thái cảm xúc, bạn cũng sẽ trở lại guồng quay công việc nhanh thôi. Cuộc sống hàng ngày sau một thời gian làm quen lại dần sẽ làm bạn cảm thấy không tệ như bạn vẫn thường nghĩ. Chỉ cần nhớ rằng, mỗi ngày trôi qua là bạn đã có thêm một ngày gần hơn để đến với kỳ nghỉ Tết thiên đường tiếp theo!

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Nếu không muốn “tạo nghiệp” nơi công sở, chớ có dại mà làm những điều này!

Bạn muốn một cuộc sống bình yên nơi công sở, bạn muốn tập trung phát triển sự nghiệp của bản thân tại nơi làm việc, bạn không muốn “tạo nghiệp” với bất kỳ một ai ở văn phòng. Tất cả những gì bạn ao ước sẽ thành sự thật nếu biết cách né tránh các điều “tối kỵ” dưới đây.






Lớn tiếng với đồng nghiệp

Ngay cả khi bạn tức giận vì lỗi sai của một đồng nghiệp nào đó trong công ty, hãy cố gắng kiềm chế cơn tức của bản thân để tránh lớn tiếng với họ, đặc biệt là ở nơi đông người. Hình tượng của bạn trong mắt mọi người ngay lập tức sẽ biến thành “bà la sát”, người nóng tính và kết quả tệ nhất là chẳng ai muốn được làm việc cùng với bạn về lâu dài.

“Tám” chuyện riêng tư của người khác

Hãy nhớ rằng bạn được thuê để làm việc, không phải để “buôn dưa lê” về người khác. Những nhân viên thích soi mói đời tư của mọi người thường để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt các lãnh đạo. Hơn nữa, đây cũng là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn nơi công sở. Đừng dại dột mà đánh mất lòng tin của một ai đó chỉ vì vài ba phút “trà dư tửu hậu”.

Chối bỏ trách nhiệm của mình

Chẳng có vấn đề gì nếu như bạn mắc sai lầm, miễn là bạn dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm và tìm cách khắc phục hoặc rút kinh nghiệm từ vấp ngã. Cấp trên sẽ đánh giá một nhân viên biết nhận trách nhiệm cao hơn so với một người thích đùn đẩy lỗi lầm sang cho người khác và chối bỏ mọi hành vi của mình. Không chỉ vậy, việc chối bỏ còn khiến cho cuộc chiến giữa bạn và các đồng nghiệp chung nhóm trở nên ngày càng căng thẳng.

Làm việc riêng trong giờ

Đôi khi dành ra vài phút để nghỉ ngơi thư giãn sẽ thật tuyệt vì bạn có thể nạp năng lượng sẵn sàng cho những giờ làm việc tiếp theo. Thế nhưng, đừng lạm dụng điều này để làm việc riêng trong giờ như lướt facebook, mua sắm online, hay thậm chí là chit chat. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang hăng say thực hiện những việc này, sếp nhẹ nhàng lướt qua như một cơn gió và “bắt quả tang” bạn đang làm “chuyện xấu”. Tiền thưởng cuối kì coi như đi tong!

Than vãn chuyện áp lực

Những dấu hiệu thể hiện sự mệt mỏi và áp lực của bạn như kêu ca, than vãn với đồng nghiệp hay thậm chí là cau có chỉ càng khiến tâm lí tiêu cực ảnh hưởng đến cả tập thể. Và điều này thì hoàn toàn chẳng được lòng các sếp đâu. Cho dù bạn đang vô cùng mệt mỏi, hãy cố gắng tìm cách để duy trì sự tích cực và lạc quan trong công việc. Điều này không chỉ tốt cho bạn mà còn có ích cho những đồng nghiệp xung quanh.

Đề cập chuyện nhảy việc

Dù thân thiết đến đâu cũng đừng chia sẻ với bất kỳ ai trong công ty khi bạn có ý định nhảy việc. Nếu lỡ kế hoạch bất thành và bạn tiếp tục ở lại công ty làm việc, chắc chắn một điều rằng bạn sẽ “cái gai” trong mắt ban lãnh đạo. Đừng nên chia sẻ quá sớm cho đến khi mọi thứ đã hoàn thành. Hãy cố gắng trình bày với sếp đầu tiên về lí do và quyết định nghỉ việc của bạn. Đừng để sếp phải nghe thấy tin buồn này từ một nhân viên khác. Khi chuyện này được tiết lộ, sếp sẽ dè chừng và bắt đầu loại bạn khỏi cuộc chơi ngay tức thì.

Hỏi thăm tiền lương

Luật bất thành văn ở bất kỳ công ty nào đó là không được nhắc đến chuyện tiền lương của người khác. Tiền bạc là chủ đề tương đối nhạy cảm, ngay cả khi bạn đang trong mối quan hệ bạn bè thân thiết với các đồng nghiệp. Đừng dại gì mà thảo luận về chủ đề này cho nhau. Nếu lỡ như công ty có chính sách đãi ngộ khác biệt giữa các nhân viên, một làn sóng ngầm sẽ vô hình xảy ra và khiến các mối quan hệ trong công ty của bạn trở nên rạn nứt.

Nhảy vào việc của người khác

Mỗi người luôn có cách xử lí và nhìn nhận công việc khác nhau. Vì thế, không nhất thiết bạn phải nhảy vào để chỉ bảo họ phải làm thế này thế kia, cho dù bạn xuất phát từ ý định tốt đẹp muốn giúp đỡ. Nếu thật sự bạn muốn đóng góp cho họ, hãy khéo léo đưa ra lời khuyên để tránh làm mất lòng đối phương. Hãy luôn nhớ rằng, nhiệm vụ của bạn là hoàn thành tốt việc của mình trước tiên, sau đó mới bắt đầu hỗ trợ tập thể. Đừng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nếu không thật sự cần thiết.

Nếu né tránh được những điều tối kỵ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ bị liệt kê vào “danh sách đen” của công ty. Và bạn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để sự nghiệp ở chốn “thâm cung” luôn thuận buồm xuôi gió.

Tuyệt chiêu để nâng tầm giá trị bản thân qua các lần nhảy việc

Sau mỗi lần nhảy việc, bạn không thể để giá trị bản thân “dậm chân tại chỗ” được, bởi nếu như vậy bạn chỉ có thể nhảy qua các vị trí tương đương với công việc hiện tại, cùng mức lương không mấy chênh lệch, như vậy có phải bạn đã “uổng công” cho những lần bay nhảy hay không? Làm thế nào để giá trị bản thân ngày một “leo thang” hơn? Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó, hãy cùng điểm qua nhé.




1. Phát triển bản thân

Mỗi lần nhảy sang một công việc mới, hãy chắc chắn rằng kiến thức và kinh nghiệm của bạn cũng phải “nhảy lên” một tầm mới. Một môi trường làm việc mới với tính chất công việc cũng nhiều thay đổi hơn so với công việc cũ sẽ là thử thách đối với bạn. Giá trị bản thân cũng bạn sẽ được khẳng định và nâng tầm hơn khi bạn biết vận dụng những nguồn kiến thức sẵn có và sự linh hoạt của mình để đáp ứng nhanh những yêu cầu trong công việc mới. Phát triển bản thân luôn là điều tối quan trọng để già trị của bạn ngày một nâng cao hơn.

2. Nói không với nhảy việc trái ngành

Có nhiều bạn hi vọng sẽ phát triển bản thân và nâng cao giá trị của mình khi chuyển sang một ngành hoàn toàn mới với mình, thử thách bàn thân nhiều hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm! Bạn chỉ có thể tốt hơn nếu được phát huy khả năng ở những môi trường phù hợp với khả năng và con đường sự nghiệp của mình, nếu chỉ vì muốn thử sức ở một lĩnh vực khác ngoài tầm của mình thì chỉ khiến giá trị của bạn không những không được nâng tầm mà nguy hiểm hơn khi bị “tụt dốc” không phanh. Bạn hãy cẩn thận với những lựa chọn của mình.

3. Biết rõ mong muốn và hướng phát triển của bản thân

Một khi bạn hiểu rõ được bản thân mình muốn gì ở công việc, khả năng mình tới đâu và hướng phát triển trong tương lai, bạn đã tự nâng tầm giá trị của mình lên một vị trí hoàn toàn khác rồi đấy! Có rất nhiều người nhảy việc chẳng qua là vì họ không biết công việc nào phù hợp với mình và môi trường nào sẽ tốt nhất, chính vì vậy dù họ có nhảy việc bao nhiêu lần đi chăng nữa, họ vẫn sẽ mãi loay hoay trong chu kỳ buồn tẻ. Vậy nên, một trong những tuyệt chiêu mà bạn nhất thiết phải có để nâng cao giá trị bản thân đó là định hình được mong muốn cá nhân và hiểu rõ bản thân mình.

4. Có những so sánh về lợi ích

Sau mỗi lần nhảy việc, bạn nên lập ra một danh sách những điều cần phải so sánh giữa nhiều sự lựa chọn của mình. Chẳng hạn như cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty, khả năng hoàn thiện bản thân, mức lương, chế độ đãi ngộ,… Bằng cách lập nên những điều này, bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng để hướng tới những cơ hội nghề nghiệp và công ty tốt hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có đủ lý trí để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, phù hợp với bản thân mình. Giá trị bản thân của bạn phụ thuộc vào những quyết định mà bạn đưa ra. Bằng cách “khó tính” hơn với những yêu cầu trong công việc mới, giá trị bản thân của bạn sẽ được nâng tầm đáng kể đấy!

5. Thử sức ở vị trí cao hơn

Nếu bạn đã có kinh nghiệm nhảy việc kha khá, thì tại sao không thử mình ở một vị trí cao hơn? Với những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được ở mỗi công ty cũng đã đủ để bạn nâng giá trị mình lên thêm một bậc rồi đấy. Ở một vị trí cao hơn, bạn sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc. Hãy tự mình trải nghiệm và nâng cao giá trị bản thân khi đảm nhận một vị trí cao hơn.

Một người nhảy việc thông minh là khi giá trị bản thân của mình ngày một bước lên những bậc cao mới, không còn ở dậm chân tại vị trí xuất phát. Nắm được các tuyệt chiêu trên, bạn đã bước đầu xây dựng cho mình phương hướng để nâng tầm giá trị bản thân sau mỗi lần nhảy sang việc mới, để từ đó có được những cơ hội tốt hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không bỏ túi ngay những tuyệt chiêu trên! Chúc bạn thành công.

Những "căn bệnh" làm đau đầu dân công sở

Ai nói làm việc ở văn phòng là sướng đâu cơ chứ! Suốt ngày cứ phải đối mặt với hàng núi những “căn bệnh” khó chữa, mắc phải chúng rồi thì chỉ biết… ”than trời” và trở thành nạn nhân bất đắc dĩ thôi. Liệu bạn có mắc phải những “chứng bệnh” này? Hãy cùng tìm hiểu xem đó là “loại bệnh” ghê gớm nào nhé!



Nếu như mỗi ngày bước vào công ty việc đầu tiên bạn nghĩ tới đó là hôm nay uống gì, ăn gì, hay bắt đầu ngày mới ở công sở bằng tình trạng “viêm màng túi”, thì xin chúc mừng bạn; bạn chính là “nạn nhân” của một trong những “chứng bệnh” khiến hầu hết dân công sở phải khốn đốn đau đầu.

1. Bệnh nghiện ăn vặt, thèm trà sữa

Có thể nói, ăn vặt và uống trà sữa trong công ty là điều thích thú và thỏa mãn nhất! Bởi vì sao? Máy lạnh thì mát phà phà, không gian thoải mái, cầm trên tay ly trà sữa đầy ụ trân châu, nhâm nhi bịch bánh tráng trộn, chỉ cần vậy thôi là đời đẹp biết bao! Cứ đến đầu giờ chiều, đầu óc cứ mãi bận rộn kiếm quán này, hàng nọ, chèo kéo “đồng bọn” để order cho nhiều, ăn uống cho vui! Cứ thế đó mà bạn đã tự mình tình nguyện làm “nạn nhân” cho “căn bệnh” nghiện ăn uống chốn công sở với tư thế ngẩng-cao-đầu và không có nhu cầu “được chữa trị”.

2. Bệnh “Viêm màng túi”

Chỉ cần nghe tiếng điện thoại báo lương về, bạn đã có sẵn trong tay một list dài vô tận những thứ phải mua, những chỗ phải ăn và những người “chủ nợ” phải trả sau khoảng thời gian túng thiếu vừa qua khi “lúa chưa về”. Chỉ cần 1 cú click chuột, tiền trong tài khoản sẽ trôi qua nhanh như thanh xuân của bạn. Mới ngày nào nhận lương toàn thưởng thức cao lương mĩ vị, vung tiền mua hết đồ này đến thứ kia, chớp mắt một cái, bạn trở lại hình ảnh không mấy xa lạ: tô mì gói đã nguội và những dòng tin nhắn “ê, còn tiền không bồ, tui mượn tí…”

3. Bệnh “tám xuyên không”

Bất cứ thứ gì trên đời đều có thể giải quyết cùng với đồng nghiệp! Sau những giờ cắm mặt vô máy tính thì “tám” luôn được cho là cách hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Chốn công sở gắn liền với bạn hàng ngày, vì vậy không mấy ngạc nhiên khi đồng nghiệp là những người bạn có thể trò chuyện đủ mọi thứ từ công việc cho đến nhiều thứ khác. “Bệnh” này sẽ dễ kéo theo nhiều hệ lụy nếu như bạn không sớm nhận ra và hạn chế “vạ miệng” trong lúc cao hứng.

4. Bệnh than vãn

Hết tiền cũng than, việc khó cũng than, không có việc gì làm cũng than. Dân công sở than vãn tất cả mọi thứ. Chỉ cần không đúng với mood hiện tại thì mọi thứ trở nên khó chịu lạ lùng. Bạn hết than với đồng nghiệp, lại than tới luôn cả sếp. Bệnh này không gây đau đầu cho bạn, nhưng sẽ khiến người khác muốn bùng nổ vì cứ mãi nghe những chuyện không đâu vô đâu của bạn. Nguy hiểm hơn là đối với sếp, bạn sẽ không muốn thử sự kiên nhẫn của sếp đối với bạn chút nào đâu! Nếu bạn đang có “triệu chứng” than vãn hay đã lỡ “mắc bệnh” rồi thì hãy nhanh chóng “cứu” bản thân mình trước khi có bất kì rắc rối nào xảy ra với bạn nhé!

5. Bệnh lo ra, không thể tập trung

Dự án vừa mới được giao, công việc chất cao như núi, nhưng bạn vẫn thảnh thơi và… để từ từ mới đụng tới. Dân công sở thường “mắc phải” bệnh này vì không thể tập trung vào công việc, đầu óc cứ ở chốn nào và bắt đầu hình thành thói quen trì hoãn công việc. Bệnh này khiến cho bao người phải khổ sở vì thường người ta có câu “sướng trước khổ sau”, việc thì ngày càng nhiều mà bạn thì ngày càng lười. Hỡi ôi khi nhìn lại thì vắt hết sức lực để hoàn thành nốt mớ bòng bong trước mắt và bắt đầu bài ca than trách “biết vậy mình đã…”

Những ai đang là dân công sở thì chắc chắn sẽ có ít nhất 1 trong những “căn bệnh” đau đầu trên. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc thế nhưng nếu như không khéo hạn chế tác động của chúng thì phần trăm bạn gặp rắc rối cũng sẽ khá cao đấy. Vì vậy hãy nhanh chóng nhận ra những triệu chứng trên và có những cách thay đổi phù hợp nhất nhé!

Khi nào nên nhảy việc, khi nào thì không?

Theo thống kê vủa Quảng Nam, tháng 3 là thời điểm mà rất nhiều người nhảy việc. Tất nhiên, ai cũng có lý do riêng cho quyết định thay đổi công việc của mình, còn bạn thì sao? Đừng nhảy việc theo phong trào, hãy cân nhắc lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này!

Terri Wein – nhà đồng sáng lập Công ty tư vấn nghề nghiệp Weil&Wein, cho rằng “Đừng nhảy việc chỉ vì đó là điều cần phải làm. Nếu như bạn đã có một công việc ổn định và xác định được hướng đi lâu dài với công ty thì hãy trân trọng cơ hội đó. Tuy đơn giản, thế nhưng đôi khi trong một khoảnh khắc nhất thời, bạn sẽ bị cuốn theo suy nghĩ của chính mình”
Trước khi bạn quyết định thay đổi công việc thì hãy dành thời gian để cân nhắc rằng tất cả những gì bạn làm đều xuất phát từ những lý do đúng đắn.

Đừng từ bỏ công việc chỉ vì vì mâu thuẫn với sếp hoặc đồng nghiệp

Trong một tổ chức, sẽ có rất ít trường hợp tất cả các đầu công việc của bạn đều chỉ xoanh quanh báo cáo hay hợp tác với cùng một người, chính vì vậy đừng để bản thân mình phải lựa chọn một công việc khác khi xảy ra bất kì mâu thuẫn nào với người quản lý hay đồng nghiệp của bạn. “Mọi vấn đề đều có cách giải quyết” – Maggie Mistal, người sở hữu hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp từng khẳng định. Cũng theo như Maggie “Bạn phải trở thành một người có khả năng hợp tác tốt với tất cả mọi người cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào”. Các mối quan hệ đều bắt nguồn từ 2 phía, vì vậy đối với mỗi người, bạn đều có thể chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với từng cá nhân. Nếu bạn không sớm nhận ra điều này thì những rắc rối mà bạn đang cố trốn tránh, chắc chắn sẽ luôn “bám” theo bạn.

Hãy từ bỏ công việc khi bạn muốn kiếm thêm được nhiều tiền

Các công ty sẽ không bao giờ có một khoảng lương “khủng” để trả cho bất kì một nhân viên nào, cho dù đó là người xuất sắc nhất. Nếu như bạn mong muốn mức lương mà chắc chắn sếp của bạn sẽ không bao giờ đồng ý, thì đã đến lúc bạn cần tìm một công việc khác. Theo như Wein
Khi bạn bắt đầu làm việc tại một công ty nào đó, ở mức lương khởi điểm và được tăng lên mỗi năm là 5% hoặc 10% thì việc bạn hi vọng lương của mình sẽ nhảy vọt lên ở múc 25% là điều gần như không thể”.
Điều này đặc biệt đúng khi người quản lý không thể đưa ra được bất kỳ lý do hợp lý nào để không đầu tư cho bạn. Mistal cũng khẳng định “Để đạt được con số đó, bạn cần phải thể hiện sự tiến bộ và đóng góp rõ rệt của mình trong công việc. Nếu như công ty công nhận thành quả của bạn trong suốt quá trình làm việc thì việc bạn tiếp tục gắn bó với công ty là điều hợp lý. Tuy nhiên, nếu họ không đưa ra được bất kỳ lý do hợp lý nào hoặc không theo dõi quá trình nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua, thì chắc chắn bạn cần phải từ bỏ công việc này ngay thôi.”

Đừng từ bỏ công việc khi công ty đang tái tổ chức cơ cấu

Không có bất kì vấn đề nào có thể dẫn đến việc nhân viên “nháo nhào” tìm kiếm công việc mới khi công ty đưa ra thông báo tái tổ chức cơ câu nhân sự. Mistal cho rằng
Có rất nhiều cơ hội hiện hữu khi công ty thay đổi hệ thống nhân sự. Mọi người thường sẽ rơi vào trạng thái lo lắng và nghĩ mình sẽ bị cho thôi việc trong thời gian sắp tới. Thế nhưng, nếu như bạn làm việc một cách xuất sắc thì không có bất kì lý do nào công ty sẽ không giữ lại bạn.”
Chuẩn bị cho mình một cơ hội khác là điều cần thiết, tuy nhiên bạn chỉ nên suy nghĩ đến chúng khi và chỉ khi đã trao đổi trực tiếp về tình hình của mình trong thời gian sắp tới tại công ty.

Hãy thay đổi công việc khi bạn mong muốn một công việc khác

Đôi khi, chỉ vì muốn thay đổi công việc trong khoảnh khắc nhất thời, bạn sẽ phải chịu cảnh theo đuổi một công việc mà bạn hoàn toàn không-có-ý-định gắn bó. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được làm tại một vị trí mà bạn cho là đáng mơ ươc, thế nhưng thực tế lại khác xa so với những gì bạn luôn hi vọng. Không phải công việc nào cũng sẽ phù hơp với bạn 100%, điều này hoàn toàn bình thường. Vì vậy trước khi có ý định nhảy việc, bạn cần biết được những gì bạn thật sự mong muốn trong công việc, không phải chỉ vì công việc khác “có vẻ hay hơn và tốt hơn” công việc hiện tại.

Đừng nhảy việc khi bạn muốn thêm thời gian cân bằng được giữa công việc và cuộc sống

khi nào nên nhảy việc, khi nào thì không
Cho dù bạn bắt đầu lập gia đình, chăm sóc cho cha mẹ hay chẳng qua bạn đang cố gắng dành thêm thời gian cho cuộc sống riêng của mình, thì khi có được một công việc linh hoạt, chủ động sẽ hoàn toàn gúp bạn đạt được điều đó. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm, bạn nên cân nhắc những yếu tố sau đây: “Nếu như thời gian làm việc không còn đáp ứng được nhu cầu của bạn thì hãy chủ động trao đổi với cấp trên của bạn. Trò chuyện trực tiếp là cách duy nhất giúp cho vấn đề của bạn được giải quyết” – Wein cho biết. Còn theo như Mistal “Nếu sinh hoạt của bạn thay đổi nhưng không nhận được sư hỗ trợ từ phía công ty, thì bạn cần tìm cho mình một công việc khác.”

Hãy nghe theo trái tim của mình

Một điều dễ dàng nhận ra rằng, khi bạn không cảm thấy muốn gắn bó với công việc hiện tại thì cấp trên cũng sẽ không mong muốn giữ chân bạn ở công ty. Vì thế nếu như mỗi ngày đi làm, bạn đều mơ tưởng đến một công việc khác thì chắc chắn bạn cần phải tìm cho mình một cơ hội khác. Xác định được nguyên nhân vì sao khiến bạn không hạnh phúc với công việc hiện tại sẽ giúp cho bạn tìm được hướng đi đúng đắn và phù hợp với bản thân mình hơn trong tương lai,
Bạn đừng bao giờ cho rằng nhảy việc là cách để trốn tránh vấn đề, mặt khác đó phải là hướng phát triển đi lên của bạn. Việc tìm kiếm cho mình cơ hội khác là cách đê bạn có thể đạt được những kỳ vọng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống.
— Quảng Nam / Theo Forbes —

77% người trẻ sẵn sàng nhảy việc và đây là lý do tại sao!

Nhảy việc dường như đã trở thành chuyện thường tình đối với thế hệ trẻ ngày nay. Theo một khảo sát, lứa tuổi 20+ đại diện cho thế hệ Millennials chính là những đối tượng có số lần chuyển đổi công việc cao hơn hẳn so với các thế hệ khác. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Nhảy việc dường như đã trở thành chuyện thường tình đối với thế hệ trẻ ngày nay. Theo một khảo sát, lứa tuổi 20+ đại diện cho thế hệ Millennials chính là những đối tượng có số lần chuyển đổi công việc cao hơn hẳn so với các thế hệ khác. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Theo thống kê, thời gian nhảy việc trung bình của thế hệ Millennials chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được lý do tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc

Nhảy việc – Lựa chọn ích kỷ hay lợi ích cho đôi bên?

Nhảy việc là tình trạng cả nhân viên và nhà tuyển dụng đều mắc kẹt trong vị trí làm việc hiện tại, không thể tìm được hướng giải quyết từ hai phía dẫn đến kết quả thay đổi nơi làm việc. Đôi khi, điều đó lại tốt cho cả đôi bên. Đối với thế hệ Millennials, nhảy việc sẽ giúp họ tìm được một vị trí cao hơn hoặc có cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương hấp dẫn hơn hay tìm thấy sự phù hợp trong môi trường môi trường văn hóa mới. Khi nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, việc định kiến những cá nhân nhảy việc dường như sẽ giảm đi dần.
Nhà tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại có thể nhận thức rằng họ đang thuê những đối tượng hay nhảy việc vì thế hệ trẻ không bao giờ chấp nhận việc sự nghiệp của mình dậm chân tại chỗ.
Thay vì mắc kẹt ở một nơi không đem lại nhiều lợi ích, họ học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn tốt cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng người trẻ – thế hệ Millennials nhảy việc vì mức lương ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay môi trường làm việc.
Những yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi công việc có thể kể đến như có quá nhiều việc phải làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức về môi trường hay các mối quan hệ xung quanh đang rạn nứt, suy nghĩ về việc lập gia đình,.. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.
Vậy thế hệ trẻ khi nhảy việc như thế có gọi là ích kỷ? Theo một nghiên cứu mới đây, việc gắn bó với cùng một nhà tuyển dụng trong hơn hai năm khiến nhân viên nhận được 50% hoặc cao hơn mức lương hàng năm của mình. Thế nhưng, hầu hết người trẻ lại lựa chọn các công ty mới vì họ nhìn thấy có nhiều khả năng để phát triển sự nghiệp hơn ở vị trí hiện tại. Với thế hệ Millennials, khi có cơ hội, họ phải biết cách nắm bắt. Điều này quả thật là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tuổi ở lại làm việc cho công ty. Bởi lẽ, họ có ít khả năng đưa nhân viên của mình thăng tiến nhanh hơn những tập đoàn quy mô lớn. Cơ hội của họ nằm ở chỗ họ có thể tạo được môi trường làm việc, văn hóa năng động hoặc các đặc quyền khác khiến người trẻ yêu thích và mong muốn được ở lại.
Thế hệ Millennials luôn muốn bản thân có được tiếng nói trong chính sự nghiệp của mình. Họ là tác giả cho quyển sách về lộ trình sự nghiệp của bản thân mình và nhảy việc sẽ giúp người trẻ thoát khỏi những viễn cảnh họ hình dung được về tương lai nghề nghiệp phía trước mình phải trải qua.

Chuyển nơi sống để làm việc – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động!

Các Millennials thường có xu hướng kết hôn và sinh con ở lứa tuổi muộn hơn so với thế hệ trước.  Và điều này khiến cho việc luân phiên thay đổi nơi sinh sống để làm việc là một lựa chọn táo bạo, hấp dẫn với nhiều người trẻ.
Theo nghiên cứu của Cornerstone – một công ty sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực, 77% người trẻ sẵn sàng cân nhắc chuyện nhảy việc, thay đổi nơi sống đến một thành phố khác, quốc gia khác và xem đó như là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp.
Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Do đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn thế hệ Millennials thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Người trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình.

Định kiến về nhảy việc đang ngày càng được cải thiện

Trước đây, các ứng viên luôn được khuyên rằng nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tiêu cực khi thấy một CV với vị trí gắn bó chưa đến 2 năm. Quá nhiều công việc với tuổi đời ngắn ngủi  trong hồ sơ ứng tuyển rất có khả năng dẫn đến báo động đỏ khiến tên của ứng viên bị gạch bỏ trong danh sách.
Hiện nay, ý nghĩa tiêu cực này đang ngày một cải thiện và có đến 57% Millennials cho rằng định kiến nhảy việc dường như không còn ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định của nhà tuyển dụng (theo khảo sát từ Robert Half – một công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự). Dĩ nhiên việc nhảy việc trong khoảng thời gian quá ngắn từ 3 đến 6 tháng vẫn còn là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong thời điểm tầm 2 năm làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình.
Thế hệ Millennials hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Một khi sự nghiệp của họ ngày càng thăng tiến, các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu có những thay đổi về định kiến tiêu cực trong chuyện nhảy việc, để cân bằng, ưu tiên và bảo vệ cho những đối tượng người trẻ đang mong muốn có được một môi trường làm việc phù hợp và mức lương hợp lí với năng lực của mình.
Tương tự như bạn phát triển một mối quan hệ của mình và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phát triển được ở một vai trò mới hoặc môi trường khác của mình.  Thay vì đóng khung trong sự trì trệ, việc từ bỏ định kiến chuyện nhảy việc của người trẻ rất cần được thiết lập để đem đến sự phát triển hài hòa nhất, ngay cả khi thời gian làm việc của thế hệ Millennials này chỉ dao động từ 2 đến 3 năm.
 — HR Insider / Theo Forbes —
Theo thống kê, thời gian nhảy việc trung bình của thế hệ Millennials chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được lý do tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc

Nhảy việc – Lựa chọn ích kỷ hay lợi ích cho đôi bên?

Nhảy việc là tình trạng cả nhân viên và nhà tuyển dụng đều mắc kẹt trong vị trí làm việc hiện tại, không thể tìm được hướng giải quyết từ hai phía dẫn đến kết quả thay đổi nơi làm việc. Đôi khi, điều đó lại tốt cho cả đôi bên. Đối với thế hệ Millennials, nhảy việc sẽ giúp họ tìm được một vị trí cao hơn hoặc có cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương hấp dẫn hơn hay tìm thấy sự phù hợp trong môi trường môi trường văn hóa mới. Khi nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, việc định kiến những cá nhân nhảy việc dường như sẽ giảm đi dần.
Nhà tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại có thể nhận thức rằng họ đang thuê những đối tượng hay nhảy việc vì thế hệ trẻ không bao giờ chấp nhận việc sự nghiệp của mình dậm chân tại chỗ.
Thay vì mắc kẹt ở một nơi không đem lại nhiều lợi ích, họ học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn tốt cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng người trẻ – thế hệ Millennials nhảy việc vì mức lương ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay môi trường làm việc.
Những yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi công việc có thể kể đến như có quá nhiều việc phải làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức về môi trường hay các mối quan hệ xung quanh đang rạn nứt, suy nghĩ về việc lập gia đình,.. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.
Vậy thế hệ trẻ khi nhảy việc như thế có gọi là ích kỷ? Theo một nghiên cứu mới đây, việc gắn bó với cùng một nhà tuyển dụng trong hơn hai năm khiến nhân viên nhận được 50% hoặc cao hơn mức lương hàng năm của mình. Thế nhưng, hầu hết người trẻ lại lựa chọn các công ty mới vì họ nhìn thấy có nhiều khả năng để phát triển sự nghiệp hơn ở vị trí hiện tại. Với thế hệ Millennials, khi có cơ hội, họ phải biết cách nắm bắt. Điều này quả thật là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tuổi ở lại làm việc cho công ty. Bởi lẽ, họ có ít khả năng đưa nhân viên của mình thăng tiến nhanh hơn những tập đoàn quy mô lớn. Cơ hội của họ nằm ở chỗ họ có thể tạo được môi trường làm việc, văn hóa năng động hoặc các đặc quyền khác khiến người trẻ yêu thích và mong muốn được ở lại.
Thế hệ Millennials luôn muốn bản thân có được tiếng nói trong chính sự nghiệp của mình. Họ là tác giả cho quyển sách về lộ trình sự nghiệp của bản thân mình và nhảy việc sẽ giúp người trẻ thoát khỏi những viễn cảnh họ hình dung được về tương lai nghề nghiệp phía trước mình phải trải qua.

Chuyển nơi sống để làm việc – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động!

Các Millennials thường có xu hướng kết hôn và sinh con ở lứa tuổi muộn hơn so với thế hệ trước.  Và điều này khiến cho việc luân phiên thay đổi nơi sinh sống để làm việc là một lựa chọn táo bạo, hấp dẫn với nhiều người trẻ.
Theo nghiên cứu của Cornerstone – một công ty sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực, 77% người trẻ sẵn sàng cân nhắc chuyện nhảy việc, thay đổi nơi sống đến một thành phố khác, quốc gia khác và xem đó như là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp.
Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Do đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn thế hệ Millennials thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Người trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình.

Định kiến về nhảy việc đang ngày càng được cải thiện

Trước đây, các ứng viên luôn được khuyên rằng nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tiêu cực khi thấy một CV với vị trí gắn bó chưa đến 2 năm. Quá nhiều công việc với tuổi đời ngắn ngủi  trong hồ sơ ứng tuyển rất có khả năng dẫn đến báo động đỏ khiến tên của ứng viên bị gạch bỏ trong danh sách.
Hiện nay, ý nghĩa tiêu cực này đang ngày một cải thiện và có đến 57% Millennials cho rằng định kiến nhảy việc dường như không còn ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định của nhà tuyển dụng (theo khảo sát từ Robert Half – một công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự). Dĩ nhiên việc nhảy việc trong khoảng thời gian quá ngắn từ 3 đến 6 tháng vẫn còn là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong thời điểm tầm 2 năm làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình.
Thế hệ Millennials hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Một khi sự nghiệp của họ ngày càng thăng tiến, các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu có những thay đổi về định kiến tiêu cực trong chuyện nhảy việc, để cân bằng, ưu tiên và bảo vệ cho những đối tượng người trẻ đang mong muốn có được một môi trường làm việc phù hợp và mức lương hợp lí với năng lực của mình.
Tương tự như bạn phát triển một mối quan hệ của mình và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phát triển được ở một vai trò mới hoặc môi trường khác của mình.  Thay vì đóng khung trong sự trì trệ, việc từ bỏ định kiến chuyện nhảy việc của người trẻ rất cần được thiết lập để đem đến sự phát triển hài hòa nhất, ngay cả khi thời gian làm việc của thế hệ Millennials này chỉ dao động từ 2 đến 3 năm.

 — Quảng Nam / Theo Forbes —

23 tiếng dành cho các cuộc họp thì có đến 8 tiếng là không hiệu quả

Bạn có nghĩ rằng bạn tổ chức quá nhiều cuộc họp trong 1 tháng? Bạn có cảm thấy nhân viên của bạn thường không tập trung và thụ động trong buổi họp? Nếu đúng như vậy thì bạn hãy đọc bài này dể biết cách tạo nên các cuộc họp một cách hiệu quả và khoa học nhất.
Dave, một nhà quản lý tài giỏi, hiện đang nắm giữ vai trò chủ tịch tại một ngân hàng lớn của Mỹ. Tuy nhiên ông ta có một nhược điểm chết người mà chính bản thân ông không nhận ra: không thể điều hành được một cuộc họp hiệu quả. Nhiều nhân viên làm việc dưới trướng của ông ấy đã nói rằng các cuộc họp đó quá mất thời gian. Ngoài việc các cuộc họp diễn ra quá thường xuyên, diễn biến cuộc họp thường xuyên là một chiều và nhân việc ít có cơ hội xây dựng đóng góp ý kiến. Dave luôn nghĩ rằng ông ta luôn làm rất tốt công việc cuộc mình cho đến khi ông nhận được những đóng góp 180 độ như vậy.
Dave không phải là người duy nhất đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong việc điều hành cuộc họp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình một tuần có 23 tiếng dành cho các cuộc họp thì có đến 8 tiếng là không hiệu quả. 90% người tham gia cuộc họp hay lênh đãng không tập trung, và 73% còn thừa nhận rằng họ dành thời gian họp để làm việc riêng.
Tuy nhiên những người chủ trì cuộc đa phần cho rằng cuộc họp diễn ra thành công, hoàn toàn trái ngược lại với số liệu trên. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.300 quản lý và 79% trong số đó tự thừa nhận rằng những cuộc họp do họ điều hành đều rất hiệu quả, tuy nhiên chỉ có 56% cho rằng các cuộc họp do người khác điều hành là hiệu quả – điều đó phản ánh một sự thật đó là các nhà quản lý đều mắc chứng bệnh “tôi không phải là vấn đề”. Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở trường đại học Peking cho thấy rằng những người tham gia cuộc họp năng nổ nhất là những người cảm thấy cuộc họp đó hiệu quả nhất.
Khi những người lãnh đạo tự cho rằng cuộc họp của họ diễn ra thành công, họ sẽ hiếm khi tiếp thu ý kiến đóng góp. Chính vì lí do đó mà rất nhiều sự phàn nàn từ nhân viên về các buổi họp được ghi nhận, điển hình như: một số nội dung không cần thiết, thời gian quá dài,..Theo một số thống kê cho thấy, hàng năm tại Mỹ lãng phí hơn 30 tỉ đô khi tính lượng thời gian các cuộc họp không cần thiết có thể được làm các công việc khác có ích hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực sau một cuộc họp không hiệu quả có thể tác động đến năng lượng và năng suất làm việc sau đó, chưa kể đến khoảng thời gian lãng phí mà nhân viên dùng để phàn nàn lẫn nhau về cuộc họp. Vì vậy các cuộc họp vô nghĩa sẽ chỉ mang lại tác dụng phụ, làm lãng phí nhân sự và bào mòn năng lượng tích cực của nhân viên.
Dù đa phần các cuộc họp thường mang lại kết quả tiêu cực như vậy, nhưng nếu được sắp xếp một cách hiệu quả có thể tạo ra nhiều chất xám, ý tưởng mới, giúp mọi người trong team gắn kết làm việc hiệu quả hơn. Các cuộc họp còn là lúc dể nhân viên có thể giải bày khuất mắt, giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình làm việc, tìm ra hướng giải quyết chung. Chính vì thế thay vì ngưng hoàn toàn chuyện họp hành, chúng ta nên tìm hướng giải quyết và cải thiện chất lượng của chúng.

Đánh giá

Một nhà quản lý tốt trước hết phải luôn biết tự đánh giá bản thân. Hãy dành một vài phút sau mỗi cuộc họp để tự xem xét mình đã làm như thế nào. Lập một bảng đánh giá và trả lời một số câu hỏi: người tham gia có bị sao lãng không? Ai là người phát biểu nhiều nhất? Buổi họp có đi đúng trọng tâm không? Ngoài ra chúng ta hãy nên ghi nhận lại những mặt tốt của buổi họp, từ đó phân tích những việc gì khiến cho người tham gia hào hứng và có thể rút được những gì nên làm để cải thiện các buổi họp sau.
Ngoài những việc nêu trên, hãy trực tiếp trò chuyện với những người tham gia cuộc họp của bạn, cho họ biết rằng bạn rất muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của họ.
Một khi bạn đã tự chiêm nghiệm lại bản thân cùng với thu nhận ý kiến đóng góp từ người khác, hãy xác định đâu là điểm tốt và mặt xấu của bạn, từ đó đề ra một kế hoạch và mục tiêu cải thiện chúng. Có 2 hướng phổ biến có thể tập trung vào để cải thiện cái cuộc họp đó là: chuẩn bị và tạo điều kiện để nhân viên được nêu lên ý kiến.

Chuẩn bị

Công tác chuẩn bị cho các buổi họp, cuộc gặp gỡ hay buổi trình bày là rất quan trọng. Tuy nhiên đối với các cuộc họp thường xuyên, đa số chỉ đơn giản “có mặt” chứ không còn coi nó là một buổi họp nghiêm túc. Hãy nhớ rằng một khi bạn – một người vận hành cuộc họp – đang nắm giữ thời gian của người khác, hãy khiến họ cảm thấy thời gian họ bỏ ra có ích, đừng mắc nhiều sơ suất trong công tác chuẩn bị.
Trước khi tổ chức một buổi họp, hãy biết chắc chắn bạn muốn gì. Xem xét lại lý do vì sao bạn lại muốn triệu tập nhân viên của mình, từ đó đặt ra cách thức để đạt được mục tiêu đó. Bạn có thể hỏi người khác gợi ý về nội dung chương trình buổi họp, điều này còn có thể giúp ý nội dung của buổi họp đúng ý của những người tham gia, vừa giúp họ sẽ hăng hái hơn trong buổi họp. Còn nếu bạn chẳng biết rõ mục đích cuộc họp là gì, tốt nhất hãy dời đến lần sau, tránh làm mất thêm nhiều thời gian.
Một khi biết được mục đích cuộc họp, tiếp theo là hãy xác định những ai thực sự cần thiết tham gia buổi họp. Quá nhiều người tham gia có thể gây loãng không khí. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn cắt bỏ danh sách cuộc họp quá trớn, dẫn đến việc bỏ sót những thành viên cần thiết của buổi họp. Hãy đảm bảo những người tham gia sẽ đóng góp trực tiếp vào nội dung buổi họp, và cũng đừng quên bỏ xót ý kiến đóng góp của những thành viên không trực tiếp tham gia buổi họp, hãy để họ cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra bạn có thể lập một thời gian biểu, chỉ có những người phù hợp với nội dung cụ thể nào đó của chương trình mới cần tham gia vào phần đó của đó buổi họp.
cuộc họp không hiệu quả
Thời gian và địa điểm họp cũng rất quan trọng. Đa số thói quen của chúng ta là luôn họp ở một căn phòng vào một thời điểm nhất định. Điều này tuy đơn giản nhưng cũng có thể gây nhàm chán cho những người tham gia cuộc họp. Thi thoảng hãy thay đổi địa điểm họp, họp buổi sáng thay vì buổi chiều, họp 50 phút thay vì 1 tiếng như bình thường, đối với buổi họp ngắn hơn chúng ta cũng có thể đứng thay vì ngồi bàn ghế. Những cú “sốc” thói quen này tuy nhỏ nhưng nó sẽ tiêm vào một năng lượng mới cho những thành viên tham gia buổi họp.
Đối với các buổi họp quan trọng, chúng ta cần chuẩn bị kĩ hơn. Một phương án được đề ra đó là hãy tưởng tượng buổi họp của bạn diễn ra hết sức tồi tệ. Từ đó tìm ra những lý do tại sao cuộc lại thất bại như vậy, sau đó là hãy lên phương án để tránh và giảm thiểu những vấn đề có thể gặp phải.
Vấn đề của Dave đó là ông ta tổ chức quá nhiều cuộc họp hàng tuần, dù cho có nội dung quan trọng cần thảo luận hay không. Do vậy sau đó ông ấy đã tổ chức họp cách tuần, thay vì mỗi tuần như bình thường. Ông ấy gọi những tuần nghỉ đó là “khoảng thời gian thần kì”, khoảng thời gian đó mọi người sẽ không bị áp lực họp hành và tập trung công việc. Sự thay đổi này cải thiện đáng kể chất lượng cho các cuộc họp sau đó. Tuy nhiên Dave vẫn còn một việc còn làm, cải thiện văn hóa bên trong cuộc họp.

Tạo điều kiện

 “Tạo điều kiện” bắt đầu từ khi thành viên tham gia cuộc họp bước vào phòng. Đa số họ vẫn xem cuộc họp là sự gián đoạn công việc của họ – lấy đi thời gian làm việc thật sự cho những việc trò chuyện không có mục địch, điều này chắc chắn sẽ khiến họ không tập trung và chỉ biết đếm ngược đến khi buổi họp kết thúc. Do đó việc đầu tiên của người điều hành cuộc họp đó là giúp những người tham gia cuộc họp thật sự đem “hồn” của mình vào buổi họp. Việc này rất đơn giản: từ chào hỏi mọi người ở trước cổng, phát một bản nhạc tươi vui, yêu cầu mọi người tắt thiết bị điện tử.
Tiếp theo, điều tối quan trọng là phải khẳng định lý do của cuộc họp là gì, tại sao mọi người lại được tụ họp ở đây. Chúng ta còn có thể đưa một vài ví dụ nhỏ để chứng minh giá trị của một buổi họp đối với sự phát triển của công ty hay dòng sản phẩm. Tất các các cách thức trên sẽ khiến mọi người tham gia vào buổi họp .
Khi cuộc thảo luận bắt đầu, hãy tỏ ra mình là một nhà lãnh đạo, quản lý thật sự. Liên tục đặt ra câu hỏi gợi mở sự trao đổi, làm một hình mẫu của một người tham gia họp thật sự là thế nào. Đương nhiên rằng với vai trò là người chủ trì cuộc họp, đôi lúc bạn sẽ cần đưa ra quan điểm cá nhân và những chỉ thị để tiếp diễn cuộc họp, nhưng chìa khóa để giúp cuộc họp thành công đó là biết rằng bản thân mình chỉ mang vai trò phụ, là bệ phóng giúp những thành viên tham gia đưa ra ý kiến của mình. Điều đó sẽ giúp cho cuộc họp diễn ra với cách thức “cho và nhận” chứ không chỉ đơn thuần là đón nhận sự chỉ đạo từ cấp trên. Nó sẽ giúp người tham gia thoải mái lên tiếng đóng góp ý kiến, và họ sẽ thỏa mãn và bằng lòng hơn về kết quả nội dung cuộc họp.
Một số cách thức hay để giúp mọi thành viên tham gia cuộc họp đều tích cực đóng góp như sau: Hãy phân bổ thời gian cho mỗi nội dung của cuộc họp, đảm bảo mỗi phần sẽ được khoảng thời gian thảo luận tương đương nhau. Kêu gọi cánh tay của thành viên tham gia vào cuộc thảo luận. Đôi lúc hãy có những khoảng thời gian “dừng” để đảm bảo tất cả mọi người đều có thời gian để suy nghĩ và hình thành ý tưởng. Bạn có thể yêu cầu nhân viên của mình ghi lại ý tưởng của mình lên giấy trước khi phát biểu đệ tránh hiện tượng sao chép ý tưởng lẫn nhau hoặc bị ý tưởng trước đó ảnh hưởng.
Dave có 2 vấn đề lớn cần khắc phục: Ông cần mọi người nói nhiều hơn, và ông ấy muốn họ sẽ tham gia vào cuộc trao đổi nhiều hơn. Để giải quyết việc này, ông thi thoảng nhắc rằng ông muốn mọi người đều tham gia vào thảo luận, mong muốn thành viên trong một nhóm sẽ động viên khuyến khích lẫn nhau xây dựng nội dung buổi họp. Ông ấy còn thăm dò trước ý kiến của mọi người để vấn đề đó được nêu tới trong buổi họp, thậm chỉ sẽ trực tiếp kêu lên chia sẻ trong buổi họp nếu người đó thấy thoải mái. Ông ấy sẽ tích cực kêu những người ít nói phát biểu hoặc dẫn dắt một nội chung chính nào đó. Ngoài ra, ông ấy sẽ ra dấu hiệu khi một người nào đó quá lấn át những người còn lại – ông ẩy sẽ chuyển hướng mắt, quay lưng lại để ám chỉ rằng ông ấy muốn nghe một ý kiến khác. Hay khi cuộc thảo luận đang diễn ra tốt đẹp, ông sẽ có những câu nói động viên khen ngợi sự tích cực đó “Tôi rất thích buổi họp hôm nay và rất trân trọng mọi ý kiến đóng góp và sự tham gia đến từ mọi người”. Thi thoảng ông hay cài một người “xấu” để nêu lên những vấn đề tiêu cực, điều này nhằm dẫn dắt mọi người có thể thao luận sâu hơn vào những nội dung sâu xa. Nếu mục đích cuộc họp là giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, ông ấy sẽ làm một bài trình chiếu liệt kê hết những giải pháp được đề nghị bởi nhân viên (ẩn tên) vào sẽ cho từng giải pháp vào bàn thảo luận.

Đánh giá lại

Kể cả khi bạn đã thực hiện những biện pháp trên vào cuộc họp của mình, các buổi họp của bạn đã tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên sẽ luôn có chỗ còn chưa tốt. Thế nên quá trình đó lại lặp lại. Trong trường hợp của Dave, sau nhiều tháng thử nghiệm với các cách thức mới của ông, ông ấy lại hỏi một cách thẳng thắng nhận xét của nhân viên về cách thức mới của ông. Đa số đều đồng ý rằng cuộc họp của ông đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên một vấn đề vẫn còn tồn đọng đó là buổi họp vẫn còn diễn ra quá dài, các cuộc thảo luận đôi khi còn lan man. Vì thế Dave quyết định cắt bỏ thêm 10 phút để tạo nên một không khí tập trung hơn.
Điều thú vị là, mọi người còn đề xuất những việc chẳng liên quan gì đến chuyện họp hành, mà lại nhắm tới cách vận hành của phòng ban. Dù bị sốc, nhưng Dave vẫn nhận ra rằng việc thay đổi cuộc họp bao gồm cả văn hóa cách làm việc của đội ngũ của mình. Ông ấy thể hiện rằng mình là người thuyền trưởng tài ba biết trân trọng ý kiến đóng góp, luôn học hỏi, ứng biến thích hợp, dám làm những chuyện rủi ro nhưng mang lại hiệu quả cao, không tự mãn – từ đó nhân viên của ông sẽ đáp lại bằng hiệu quả làm việc tốt hơn.
Điều khiển cuộc họp là một phần nhỏ của công việc quản lý. Nhưng sự thay đổi tích cực trong chuyện này có thể dẫn đến sự phát triển của cả công ty và cho nhân viên. Nếu doanh nghiệp của bạn không huấn luyện cho bạn kĩ năng cần thiết này, hãy ghi nhớ những cách thức trên và phát triển một chiến lược phù hợp cho bản thân mình.

— Quảng Nam / Theo Havard Business Review —

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Lắp camera tại thành phố Tam Kỳ

Nhận lắp đặt camera tại thành phố Tam Kỳ
LH 079 555 7779

lắp camera tại Tam Kỳ
Chúng tôi chuyên lắp đặt các loại camera quan sát ngày đêm theo nhu cầu sử dụng của khách hàng từ dân dụng đến công nghiệp hỗ trợ nhiều tính năng nổi trội.



Tham khảo sản phẩm phù hợp: http://www.shoptamky.com/vi/shops/camera-bo-ghi-hinh
Liên hệ ngay: 079 555 7779
Email shoptamky@gmail.com

Bộ đàm Tam Kỳ

Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ các nhà hàng và quán ăn, trung tâm mua sắm, an ninh. LH 079 555 7779
bộ đàm BF888s
Dựa vào nhu cầu của khách hàng chúng tôi có thể xây dựng một hệ thông liên lạc với chi phí rẻ nhất



Khoảng cách liên lạc tùy vào yêu cầu và điều khiện khác hàng từ 1km đến 15km
Hệ thống bộ đàm sẽ giúp quí khách giảm bớt chi phí quản lý và chi phí dịch vụ thông tin của các nhà mạng
Lựa chọn sản phẩm: http://www.shoptamky.com/vi/shops/bo-dam/
Liên hệ ngay: 079 555 7779
DBS M05479
Quang Cao