Hiển thị các bài đăng có nhãn quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Kính nhìn ban đêm quân đội nhân dân Việt Nam

Ống nhòm, ống ngắm bắn ban đêm - có lẽ nhiều người đã thấy... trên phim nước ngoài. Nhưng chắc ít người được biết, vừa qua nhóm nghiên cứu của Viện Vật lý và điện tử (Viện KH&CN Việt Nam) đã chế tạo thành công liền ba loại sản phẩm nhìn ban đêm: kính quan sát một mắt, kính quan sát hai mắt và kính ngắm bắn, giá thành rẻ hơn 35 - 50% so với sản phẩm tương đương nhập ngoại. Đây là những sản phẩm thành công của đề tài cấp nhà nước KC.05.04 "Nghiên cứu công nghệ chế tạo và lắp ráp các linh kiện quang học của thiết bị nhìn đêm dựa trên nguyên lý khuếch đại ánh sáng mờ".

Kính nhìn ban đêm quân đội Việt Nam

Do là sản phẩm công nghệ cao, chủ yếu dùng cho quân sự nên các loại kính ngắm và kính quan sát tầm xa ban đêm thường bị cấm xuất khẩu sang những nước ngoài khối NATO. Nếu có mua được thì giá thành cũng rất cao. Như loại thấp nhất là kính quan sát mini đã có giá 6.000USD, còn giá thành chuyển giao cho một loại kính ngắm thông thường cũng đã lên tới hàng triệu USD. Nếu chủ động nghiên cứu chế tạo kính nhìn ban đêm trong nước, không những giảm giá thành so với nhập nguyên chiếc mà còn có thể đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên việc nghiên cứu chế tạo kính nhìn đêm đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao mà hiện chỉ có một số nước công nghiệp phát triển là có khả năng thực hiện được.

Kính quan sát

Việc nghiên cứu ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, trong khi ta lại thiếu cả cơ sở vật chất lẫn tri thức công nghệ, thiếu hẳn những ngành bổ trợ như cơ khí chính xác, vật liệu quang học và hóa chất, thiếu đội ngũ thiết kế, kỹ sư công nghệ và công nhân lành nghề. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có định hướng phát triển, chưa có mã ngành khoa học. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu phải xây dựng một quy trình công nghệ, từ những việc rất nhỏ như tiện ren, gia công chế tạo các cụm chức năng cơ khí... cho đến những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như nghiên cứu lý thuyết và quy trình tạo ảnh các chùm tia theo phân bố Gauss, thiết kế tối ưu các cụm chức năng, nghiên cứu và thực nghiệm các quy trình tạo vạch khắc trên bề mặt thủy tinh quang học... Tổng cộng có tới bảy lĩnh vực cần nghiên cứu, thử nghiệm: quang điện tử - laser; công nghệ màng mỏng, quang học kỹ thuật, cơ khí chính xác, điện tử, điều khiển tự động và xử lý ảnh. "Chúng tôi phải chủ động giải quyết triệt để tất cả mọi khâu từ nghiên cứu, thiết kế cho đến công nghệ chế tạo và lắp ráp cho hầu hết các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm sử dụng các đầu thu khuếch đại ảnh thế hệ hiện đại" - TS Minh, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết.

Kính đeo trán

Ban đầu là tìm nhập những loại đầu thu khuếch đại ảnh cho ống kính nhìn đêm, đây là một việc không dễ dàng bởi mặt hàng này nhiều nước cấm mua bán. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chọn mua loại đầu thu thế hệ XD-4. Loại đầu thu này không những có tính năng tốt mà còn rất bền. "Chính nhờ có quyết định đúng trong việc nhập loại đầu thu trên mà chúng tôi mới tạo được những ống kính thiết bị nhìn đêm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây còn là một định hướng chiến lược rất quan trọng cho các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển và sản xuất các ống kính thiết bị nhìn đêm ở trong nước, tránh mua phải dây chuyền lạc hậu" - TS Minh nói.
Những ai "chơi" máy ảnh đều biết, muốn nâng cao độ phân giải, độ nét sâu và độ sáng của các ống kính quang học thì phải tăng khẩu độ hay đường kính các thấu kính. Trong các thiết bị quang học cao cấp như ống kính cho camera chuyên dụng, ống kính chụp ảnh hàng không, telescope loại lớn... đường kính các chi tiết thấu kính và gương thường lớn hơn Ø100. Cho đến nay, các máy đánh bóng bề mặt quang học ở Việt Nam chỉ có khả năng gia công thấu kính có đường kính từ Ø 20 đến Ø 80. Muốn tạo được các chi tiết quang học có đường kính lớn hơn Ø 100, nhóm nghiên cứu phải đầu tư một thiết bị đo bán kính mặt cầu có độ chính xác nhất hiện nay, đồng thời thiết kế và chế tạo một máy mài và đánh bóng mặt cầu quang học lớn, một bộ gá tâm thấu kính và các dụng cụ đồ gá cho công đoạn mài rìa và khoan thấu kính với độ đồng trục cực chính xác.

Kính ngắm bắn đêm cho súng đại liên PKMSN

Để tăng độ nét và độ trung thực của màu sắc, một công đoạn khác rất công phu mà nhóm nghiên cứu phải tiến hành là chế tạo các hệ màng mỏng giao thoa nhiều lớp bằng phương pháp bốc hơi trong chân không. Lớp màng mỏng trông như lớp váng dầu trên thấu kính này có tác dụng giảm độ phản xạ, tăng độ truyền qua của mỗi mặt khúc xạ, ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ bề mặt kính khỏi tác động của hơi ẩm, hơi nước biển hay nấm mốc phá hủy.
kính ngắm bắn đêm cho pháo Zu23-2, bắn mục tiêu mặt đất.

Cùng một loạt quy trình khác như thiết kế tối ưu các hệ thống ống kính đặc thù cho nhìn đêm, xây dựng bộ chương trình cải thiện chất lượng và xử lý hình ảnh, gia công chính xác cho các chi tiết cơ khí khó và phức tạp, đo đạc lắp ráp căn chỉnh ống kính và toàn bộ thiết bị, nhóm nghiên cứu đã chế tạo tương đối đầy đủ các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm. Qua thử nghiệm trong một số cơ quan của Bộ Công an, sản phẩm kính quan sát một mắt của nhóm nghiên cứu có chất lượng ảnh tương đương với những mẫu tốt nhất cùng loại của nước ngoài. Loại kính nhìn đêm quan sát tầm xa mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo "vượt so với đăng ký" có độ phóng đại tới 45 lần. Ở chủng loại kính quan sát hai mắt, nhóm cũng chế tạo "vượt yêu cầu" mẫu kính gắn với mũ lái xe hoặc mũ phi công. Khi tháo kính ra khỏi mũ, nó được sử dụng như loại ống nhòm hai mắt, rất thuận tiện khi quan sát.


Riêng với chủng loại kính ngắm bắn, các chi tiết thấu kính và cơ khí phải có độ chính xác cao hơn hẳn so với loại dùng cho quan sát, chưa kể tất cả các cụm chức năng quang cơ điện tử laser của ống kính phải có kết cấu đặc biệt vững chắc để tránh xô lệch do lực rung rất mạnh khi bắn. Loại kính ngắm bắn mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công có thể sử dụng cả ban ngày lẫn trong đêm, quan sát rõ mục tiêu ở tầm 350m.
Tất nhiên từ sản phẩm chế thử đến sản xuất hàng loạt lại là cả chặng đường dài. "Một việc tưởng như đơn giản nhưng lại phải đầu tư rất lớn là phòng sạch vô trùng lắp kính, hoặc buồng khử tĩnh điện khi lắp ráp các mạch điện tử, vật liệu phải tẩm sấy theo quy trình công nghệ để không bị chập mạch, kín khít nước và bảo ôn... chúng tôi vẫn chưa có. Nhưng quan trọng nhất, tất cả những gì thuộc chuyên môn, quy trình công nghệ thì chúng tôi đã nắm được" - Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu nói.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vùng cấm bay là gì? Tại sao lại có vùng cấm bay?

Chỉ vài thập kỷ sau khi được phát minh, máy bay đã trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong chiến tranh. Trong một cuộc tấn công của Phát xít Tây Ban Nha vào thành phố Guemica năm 1937, các máy bay của Phát xít đã tàn phá thành phố với hơn 40 tấn thuốc nổ và bom các loại. Sau cuộc tấn công, toàn bộ thành phố chỉ còn lại một đống đổ nát, và có hơn 1600 người thiệt mạng. Cuộc tấn công khiến cả Thế giới kinh hoàng và phẫn nộ, tuy nhiên các tổ chức Quốc tế lúc đó quá yếu để có thể ngăn chặn cuộc tấn công.


Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt những vùng cấm bay để ngăn chặn những tội ác từ trên không như cuộc tấn công năm 1937. Những vùng cấm bay này sẽ được thiết lập ở những nước có nội chiến, nhằm ngăn chặn các lực lượng bên ngoài nhúng tay vào, cũng như bảo vệ dân thường tránh khỏi các cuộc tấn công đẫm máu. Các máy bay xâm phạm vùng cấm bay mà không quay trở lại hoặc hạ cánh sau cảnh báo sẽ lập tức bị bắn hạ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vùng cấm bay, cách hoạt động cũng như các quy tắc rắc rối mà NATO áp đặt cho chúng.

Nguồn gốc và lịch sử

Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.



Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.

Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.

Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .



Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?

Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.

Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.

Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.

RoEs và việc bảo vệ vùng cấm bay

Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.


Kết quả là, trong chiến dịch Odyssey Dawn năm 2011, Hải quân Mỹ và một tàu chiến của Anh đã phóng một loạt 112 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu quân sự của Libya, làm tê liệt radar và thiết lập một hệ thống tên lửa chống máy bay. Mục đích là để giải phóng không phận và đảm bảo an toàn cho các máy bay tuần tra của NATO.

Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya .


Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.

Vùng cấm bay có thực sự hiệu quả?

Theo các chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm bay tại Libya trong một thời gian dài có thể sẽ là thách thức lớn đối với NATO. Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách dự trữ ước tính chi phí để áp đặt lệnh cấm bay trên toàn bộ lãnh thổ Libya trong sáu tháng là từ 3 đến 8 tỉ USD.


Ngoài ra, các máy bay tuần tra và phi công của NATO cũng gặp rất nhiều rủi ro. Vào năm 1995 tại Bosnia, một báy bay F-16 của Mỹ do Đại úy Scott O’Grady điều khiển khi đang tuần tra đã bị hạ bởi một tên lửa đất đối không. Grady đã buộc phải nhảy dù vào lãnh thổ Serbia , sau đó trải qua 6 ngáy vật lộn trong rừng. May mắn ống đã tìm được cách liên lạc vô tuyến và cuối cùng đã được giải cứu bởi một nhóm lính thủy đánh bộ.

Tại Iraq , thủ tướng Saddam Hussein đã trao giải thưởng 14.000 USD cho bất cứ ai có thể bắn hạ máy bay tuần tra của liên minh. Ngay tại Libya, khi mà các hệ thống phòng thủ chống máy bay của chính phủ bị phá hủy, các máy bay cua NATO vẫn có khả năng bị bắn hạ bởi các tên lửa cá nhân. Theo một báo cáo của Nga, tổng thống Gaddafi có tời hơn 1000 tên lửa cá nhân loại này, và đã được phân phát cho những kẻ ủng hộ.

Một câu hỏi được đặt ra là vùng cấm bay liệu có thực sự hiệu quả, ngăn chặn được những vụ tấn công thảm sát vào người dân. Tại Bosnia, vùng cấm bay cũng không thể ngăn chặn cuộc thảm sát hơn 7000 người Hồi giáo Bosnia vào năm 1995. Các lực lượng bộ binh, xe tăng … của chính phủ vẫn còn quá lớn mạnh so với lực lượng nổi dậy. Do đó, một số người đã chỉ trích các vùng cấm bay như một biện pháp nửa vời, không ngăn chặn được cuộc chiến. Theo họ, biện pháp duy nhất là Mỹ và các nước phương Tây phải lật đổ chính quyền Gaddafi bằng vũ lực mạnh mẽ.

Tuy nhiên tổng thống Obama trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 2011 cho rằng, những động thái như vậy sẽ vượt quá mục đích của Liên Hiệp Quốc, gây nhiều tổn thất và thương vong, đồng thời sẽ khó có thể nhận được sự đồng thuận của các nước láng giềng. Do đó cho đến hiện nay, các vùng cấm bay vẫn đang được duy trì hoạt động.


Tham khảo: HowStuffWork

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Vẻ đẹp duyên dáng và yêu kiều của Nữ quân nhân Israel

Quá trình rèn luyện khắc nghiệt, nắng gió sa trường không làm mất đi nét kiều diễm, đậm cá tính trên gương mặt các nữ quân nhân Israel.


















Bên trong cuộc sống của nữ phi công quân sự Trung Quốc


Dù vác trên vai trọng trách quan trọng là bảo vệ bầu trời đất nước, những nữ phi công trong lực lượng Không quân Trung Quốc vẫn giữ được nét tươi trẻ, nhí nhảnh của tuổi thanh xuân.














Các sĩ quan cao cấp gốc Việt của quân đội Mỹ

Chưa có số liệu chính xác về quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhưng theo thống kê sơ bộ, số sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1.000 người, trong đó đại tá là quân hàm cao nhất, có trên 20 vị.

Điều kiện được thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ: Phải mang quân hàm đại tá 3 năm; là Chỉ huy trưởng xuất sắc; giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định; do Hội đồng thăng cấp chọn lọc; do Tư lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ trưởng quốc phòng; được Thượng viện xét duyệt và do Tổng thống quyết định.

Theo hệ thống thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ, sĩ quan đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiến trước tiên sẽ được thăng chuẩn tướng, còn đại tá Lực lượng phòng vệ bờ biển và Hải quân thăng cấp phó đô đốc. Vậy, ai sẽ trở thành tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

Đại tá Nguyen Hung là một trong những sĩ quan gốc Việt sáng giá, có thể được thăng quân hàm cấp tướng trong quân đội Mỹ. Ông hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển.

Đại tá Nguyen Hung: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.

Theo hồ sơ cá nhân, sĩ quan gốc Việt Nguyen Hung được thăng quân hàm đại tá vào năm 2007. Tháng 6/2010, ông là một trong số hơn 200 đại tá thuộc Lực lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đô đốc. Cùng năm, ông được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển và Bộ Nội vụ Mỹ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và những hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.

Luong Xuan Viet được phong quân hàm đại tá từ năm 2009. Ông từng nắm quyền chỉ huy nhiều đơn vị trong Không quân Mỹ, như: giữ chức Chỉ huy phó hành quân Quân đoàn Không vận 18 từ tháng 2/2008, rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 505 nhảy dù, Toán chiến đấu Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận 82 và hiện nay là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Luong Xuan Viet: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Luong Xuan Viet được mệnh danh là người hùng trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của ông, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm này, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt hạị nhẹ, với tổn thất 17 quân nhân.

Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.

Bác Sĩ Mylene Tran Huynh (tên Việt Nam là Tran Thi Phuong Đai), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.

Mylene Tran Huynh: Nữ đại tá Không quân Mỹ

Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Tran Huynh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không lực Mỹ thuộc chương trình IHS.

Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Tran phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...

Ngoài ra, nhóm của đại tá Huynh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...

Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Tran không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...

Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước./.

Cục Thông tin Đối ngoại (AFIS) - Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Kim Jong-un chỉ huy tập trận bắn đạn thật

Truyền thông nhà nước Triều Tiên vừa công bố những bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát các đơn vị quân đội, theo dõi và trực tiếp chỉ huy một cuộc diễn tập bắn đạn thật.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hỏi thăm các binh sĩ trong khi thị sát một cuộc diễn tập tấn công chiến thuật kết hợp bắn đạn thật.




Ông cùng các quan chức cấp cao của quân đội tìm hiểu về các vũ khí chiến lược và các vật dụng của binh sĩ.




Ông kêu gọi các quân nhân Triều Tiên nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao nhất.




"Một khi kẻ thù khiêu khích, các bạn phải cho thấy khả năng chiến đấu vô tận, giáng những đòn chết người vào chúng, đánh bật những đồn lũy xâm lược", Kim Jong-un phát biểu trong chuyến thăm.




Cuộc tập trận bắn đạn thật do ông Kim Jong-un trực tiếp ra lệnh, chỉ huy.




Sau đó, hãng thông tấn Triều Tiên tiếp tục đưa tin ông Kim Jong-un đi thị sát đơn vị Phòng không và đơn vị Liên hợp 630 của quân đội, theo dõi đội máy bay tập luyện.




Ông Kim cùng các quan chức quân đội theo dõi các máy bay tập luyện cất cánh, hạ cánh và kiểm tra năng lực chiến đấu của đơn vị.




Trước đó, Kim Jong-un cũng có chuyến thị sát đơn vị 323, một đơn vị tên lửa phòng không. Nhà lãnh đạo trẻ liên tiếp có những cuộc thị sát quân đội sau thử hạt nhân. Bình Nhưỡng đe dọa sẽ còn hành động quyết liệt, bất chấp những cảnh báo về sự trừng phạt của quốc tế.




Các quan chức quân đội của Triều Tiên lắng nghe lời huấn thị của nhà lãnh đạo trong chuyến thị sát.

Theo KCNA
DBS M05479
Quang Cao