Hiển thị các bài đăng có nhãn scam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn scam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Xóa ngay những ứng dụng này kẻo tiền trong tài khoản ngân hàng "không cánh mà bay''

Cuối năm là thời điểm hoạt động mạnh của các phần mềm độc hại và chiêu trò để ăn cắp tiền trong tài khoản ngân hàng, do đó, người dùng phải thực sự cảnh giác.


Xóa ngay những ứng dụng này nếu không muốn tài khoản ngân hàng bị đánh cắp

Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty an ninh mạng ThreatFainst cho thấy những mã độc này đã xuất hiện từ tháng 6 đến nay. Theo các chuyên gia bảo mật tại ThreatFainst, những mã độc này thuộc loại "trojan droppers". Vì thế, hệ thống quét virus của CH Play đã không thể phát hiện ra chúng.

Những mã độc này được ngụy trang thành một số loại phần mềm như ứng dụng quét mã QR, ứng dụng đọc tập tin PDF hay ví tiền điện tử. Ước tính, có hơn 300.000 thiết bị đã bị ảnh hưởng bởi các mã độc này.

Theo các chuyên gia bảo mật, những mã độc này có thể lấy cắp mật khẩu ngân hàng hoặc mã xác thực của nạn nhân. Chúng thậm chí còn có thể ghi lại các thao tác từ bàn phím ảo và âm thầm chụp ảnh màn hình thiết bị của người dùng.

Dưới đây là danh sách một số ứng dụng có chứa các loại mã độc mà người dùng nên xóa ngay khi phát hiện trên máy của mình:



  1. Two Factor Authenticator (package name com.flowdivision)
  2. Protection Guard (com.protectionguard.app)
  3. QR CreatorScanner (com.ready.qrscanner.mix)
  4. Master Scanner Live (com.multifuction.combine.qr)
  5. QR Scanner 2021 (com.qr.code.generate)
  6. QR Scanner (com.qr.barqr.scangen)
  7. PDF Document Scanner - Scan to PDF (com.xaviermuches.docscannerpro2)
  8. PDF Document Scanner (com.docscanverifier.mobile)
  9. PDF Document Scanner Free (com.doscanner.mobile)
  10. CryptoTracker (cryptolistapp.app.com.cryptotracker)
  11. Gym and Fitness Trainer (com.gym.trainer.jeux)
  12. Master Scanner Live (leaf.leave.exchang)
  13. Gym and Fitness Trainer (gesture.enlist.say)
  14. PDF AI: Text Recognizer (com.uykxx.noazg)
  15. QR CreatorScanner (com.cinnamon.equal)
  16. QR CreatorScanner (com.tag.right)

Trong thời gian qua, các công ty bảo mật đã phát hiện nhiều ứng dụng, phần mềm độc hại trên nền tảng Android. Trước đó, công ty phần mềm an ninh mạng Avast đã đưa ra cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo có tên UltimaSMS. Chiến dịch này bao gồm 151 ứng dụng lừa đảo, tấn công vào các smartphone Android. Những ứng dụng này ngụy trang thành các phần mềm thông dụng như trình chỉnh sửa ảnh, bộ lọc camera, game, công cụ quét mã QR... Những ứng dụng này sẽ tự động đăng ký các dịch vụ SMS với chi phí đắt đỏ.

Thủ đoạn lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản dịp cuối năm

Nhái Facebook, Zalo

Những người sử dụng Zalo, Facebook có thể bị kẻ gian sử dụng thông tin, hình ảnh được công khai trên các mạng xã hội này để lập tài khoản giả mạo rồi kết bạn với người thân, bạn bè... của tài khoản thật để lừa đảo, vay tiền. Nhiều người tin vào thông tin, hình ảnh cá nhân của người quen và dễ "mắc bẫy“.

Giả danh nhân viên ngân hàng

Kẻ gian có thể chủ động liên hệ người dân ngỏ ý hỗ trợ vay vốn/thanh lý hồ sơ cho vay/giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn thậm chí giả mạo các văn bản… Mục đích cuối cùng là yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền/phí và hứa sẽ hoàn lại khi giải ngân/nhận ưu đãi nhưng thực tế là chiếm đoạt khoản tiền này. Kẻ gian cũng có thể tiếp cận mời gọi vat vốn, khi khách hàng cung cấp hồ sơ, chúng sẽ đưa lý do khách hàng không đủ điều kiện vay vốn do có nợ xấu và yêu cầu đóng trước một khoản tiền để xóa nợ xấu. Chúng sẽ chiếm đoạt khoản tiền này.

Hoặc kẻ gian tiếp cận, chào mời hỗ trợ khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, đồng thời thông báo khách hàng sẽ nhận được 1 mã hợp đồng gửi đến số điện thoại (thực tế đây là mã OTP của giao dịch trừ tiền từ thẻ tín dụng). Nếu khách hàng cung cấp mã số này, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền qua các giao dịch thanh toán mua sắm online, ví điện tử…

Giả mạo ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Kẻ gian gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng có chứa đường dẫn giả mạo với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống/trúng thưởng/xác thực tài khoản đang tiêu dùng ở nước ngoài/tài khoản đăng nhập ở vùng bất thường/tài khoản tạm ngừng dịch vụ,… yêu cầu khách hàng truy cập vào các website/đường link giả và làm theo các yêu cầu. Nếu Khách hàng truy cập đường dẫn, cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Theo các ngân hàng, để phòng tránh rủi ro khách hàng hết sức cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link trang web, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân; Cần xác thực qua điện thoại hoặc trực tiếp người đề nghị thực hiện giao dịch khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, nạp tiền; Cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội; Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

Ngoài ra, mọi người cũng cần cảnh giác không cung cấp thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng… bao gồm: số CMND, CCCD, Hộ khẩu, thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu); thông tin xác thực giao dịch (các loại tin nhắn OTP/Smart OTP); thông tin về tài khoản ví liên kết (tên đăng nhập/mật khẩu) để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép; đồng thời không chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.

Người dân cũng được các ngân hàng khuyến cáo khi có nhu cầu vay vốn cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… Đồng thời lựa chọn các tổ chức tín dụng uy tín để tránh bị mắc bẫy “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao ẩn danh dưới hình thức cho vay trực tuyến lãi suất cao.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Vay tín chấp một hình thức lừa đảo tinh vi


 Chắc nhiều người đã biết rõ ngân hàng VPBank đang cho vay với lãi suất hơn 58% nhờ vào chiêu lừa tính lãi theo tháng để qua mắt người vay và không hỗ trợ người vay về qui định và các ràng buộc. Rõ ràng đây là một hành vi lừa dối người vay chẳng khác gì cho vay nặng lãi công khai lừa đảo người vay.

 Nhiều trang báo đã đưa tin nhưng nhiều người không để ý dẫn đến hậu quá xấu phải gồng mình trả nợ đen.



Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Cẩn thật mất cắp và trộn xe những ngày sắp Tết

 Nhũng ngày sắp tết là dịp có nhiều chương trình khuyến mãi xả hàng và chợ xuân thu hút hàng triệu người đi mua sắm, lợi dụng nó nhiều người xấu cũng thích hành nghề, nên việc chơi tết và mua sắm mọi người cần cẩn thận mua theo những thứ cần thiết và chú ý và khóa xe cẩn thật để không mất tài sản.

 Không nên nghe điện thoại khi đi xe máy hay ở chỗ đông người quá hoặc là nơi vắng vẻ, nếu muốn nghe điện thoại cần dừng lại ở nơi gần cây cối và tránh cản trở giao thông để bảo vệ tài sản. Cần chú trọng bọn móc túi bằng các nên bỏ tay vào tui quần khi ko cần thiết hoặc cẩn thận quan sát xung quanh, việc gửi xe cũng cẫn cẩn trọng vì một số nơi giữ xe không đoàng hoàng thường xuyên để xảy ra mất xe, thế nên khi giữ xe cần chú ý chỗ uy tín (quen biết chưa hẳn là tốt nhất) và chú ý lấy vé xe nếu vé ko đủ tin tưởng như là ko có số hoặc vé ghi bằng tay, khi lấy xe thì không nên đưa vé xe trước mà hãy đọc số xe và yêu cầu họ dắt xe ra dùm nếu đúng thì hãy đưa phiếu xe để đảm bảo an toàn, tại một số nơi đã để xảy ra mất xe và không chịu đền thiệt hay khi lấy vé xe rồi thì chuyển mặt chối cãy làm mất tài sản và trất tự.

 Chúc pà kon chơi tết vui vẻ và hạn phúc bên gia đình.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Lừa đảo từ các tổng đài 8xxx

 Hiện nay có rất nhiều tổng tài quảng cáo rất phô trương và giả dối trên truyền hình (cả báo chí lẫn mạng internet) khiến người dùng bị lừa và mất tiền vô ích. Những chiêu bài của họ là tạo ra một vài tin shock hoặc mẹo độc hướng dẫn hoặc tải qua tin nhắn, nếu người dùng tò mò thì có thể dính chưởng ngay tức phỉ (mình cũng từng là nạn nhân)
 Ví dụ tiêu biểu nhất là "nhạc chuông nâng ngực" được quảng cáo là sau khi ngay xong 1 thời gian thì ngực sẽ được nâng lên đáng kể và hậu quả là mất tiền vô ích còn bị xem là một con lừa

 Độc đáo hơn với chiêu thức cũ ai cũng biết nhưng vẫn thu hút nhiều chú "lừa" nhất đó là gởi tin nhắn để nhận nhạc chuông có lời cho máy trắng đen. Điều ai cũng biết đó là điều không thể vì máy trắng đen không có GPRS và không đủ bộ nhớ để chứa 1 bản nhạc chuông có lời mà vẫn có nhiều người hóa "lừa"

 Còn hơn thế nhiều tổng đài còn cho quảng cáo là tải nhạc hình miễn phí trong 30 ngày đầu tiên và tặng kèm nhiều game nữa nhưng thực tế khi bạn gởi tin nhắn để tải thì bạn chưa nhận được nhạc và game thì đã bị trừ tiền vào tài khoảng rồi.

 Luôn luôn có nhiều cách lừa đảo mới xuất hiện và tinh vi hơn, chúng dùng mọi cách để gà tiền người dùng điện thoại bằng nhiều tin nhắn gây cúng hút như bạn nhận được 200k tiền khuyến mãi hãy soạn tin nhác KM gởi tới 87xx chẳng hạn thì bạn sẽ mất 15k ngay lập tức.

Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc mất tiền mà nó còn dẫn theo nhiều tin rác kèm theo bởi khi bạn gởi tin nhắn tới, tổng dài sẽ lưu số ĐT của bạn lại và dùng vào mục đích lừa đảo khá tạo thu nhập cho tổng đài lần sau. Thường thì khi bạn nhắn tin đã bị trừ tiền thì sau vài ngày bạn sẽ nhận được khá nhiều tin nhắn ra và lừa đảo kèm theo sau, điều đó gây phiền phức cho rất nhiều người sử dụng ĐT. (các bác dùng sms để dò xổ số và bóng đá thường hay bị cái này, nếu ai mượn máy bạn lấy kết quả thì ko nên cho).

 Vài hình minh họa cho các bạn tham khảo:
Lừa đảo này phải cấp bằng mới đúng

Lừa đảo có quy môn và tổ chức


Chúc vui vẻ!
DBS M05479
Quang Cao