Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ khí quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ khí quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

10 loại vũ khí của mọi thời đại

10 Walther PPK

Walther PP pistols were among the most important developments of the inter-war period. Produced between 1929 and 1945 in significant numbers, these pistols, among with the basically similar but smaller PPK, were widely used as police and military guns in Hitler’s Nazi Germany. Many of the post-war intelligence agencies standardized on the PPK. In addition to MI5 and MI6, the PPK has been used by German BND, Frances’ SDECE, Israel’s Mossad and Switzerland’s Intelligence and Security Service. The Chinese intelligence service actually issued a PPK clone.



9. Sniper Rifle

The main intention of this sniper is to demolish targets at extended ranges with aimed fire, and with as few ammunition as possible. The range for sniper fire may vary from 100 meters or even less in police/counter-terror scenarios, or up to 1 kilometer or more – in military or special operations scenarios.



Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Khám phá sát thủ chống ngầm Việt Nam có thể mua

P-3C Orion là một trong những máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm tốt nhất thế giới hiện nay mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua từ Mỹ.



Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.


P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.


Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.



P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.


Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầmP-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).

Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.

Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.

Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.

Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.

P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.

Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Bảo bối phòng không Nga và nghệ thuật chiến tranh Việt Nam

Từ cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II và chiến tranh Việt Nam đã chỉ rõ: Hệ thống phòng không có hùng mạnh, có hiệu quả tác chiến cao là một trong những tính chất cơ bản của khả năng phòng thủ đất nước của mỗi quốc gia.

Những cuộc chiến tranh, xung đột khu vực, can thiệp vũ trang gần đây cho thấy, các lực lượng quân sự thù địch đã sử dụng mô hình tác chiến đường không với lực lượng bạo loạn, lật đổ, khủng bố như môt chiến lược tác chiến cơ bản để thực hiện những âm mưu xâm lược.

Sự đánh giá không chính xác về khả năng phòng không của Liên bang xô viết những năm đầu 1939 – 1940 trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại của Liên bang Xô viết đã dẫn đến khả năng thông trị bầu trời của quân đội phát xít và gây ra những tổn thất rất lớn cho lực lượng Hồng quân.

Và dù cho quân đội Mỹ có lực lượng không quân hùng hậu, vũ khí trang bị hiện đại, nhưng hệ thống phòng không nhân dân hiệu quả của phòng không Việt Nam là một trong những nhân tố đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

Trong bức thư gửi tổng thống Mỹ T.Ruzvelt. được viết trong những ngày chiến đấu khốc liệt bảo vệ thành phố Staningrad 1942. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang xô viết Stalin đã nhận xét: "Thực tế chiến trường cho thấy, những đội quân dũng cảm nhất cũng trở thành không có khả năng tác chiến, nếu như họ không được bảo vệ trước những đòn tấn công đường không”.

Kết quả của việc nâng cao khả năng tác chiến của bộ đội phòng không bằng vũ khí, trang thiết bị hiện đại đã tiêu diệt hơn 2000 máy bay, hơn 1000 xe tăng xe thiết giáp và pháo tự hành, tiêu diệt hàng chục nghìn binh sỹ và sỹ quan phát xít bằng chính hỏa lực phòng không.

Trong cuốn sách nổi tiếng ( Suy nghĩ và nhớ lại ) của nhà quân sự kiệt xuất Liên Xô, nguyên soái G.K. Giucốp đã viết: " Tổn thất sẽ vô cùng nặng nề sẽ đến với bất cứ quốc gia nào không có khả năng ngăn chăn và đánh trả những đòn tấn công đường không” và nhận xét đó được khẳng định bới E. Lampe, tư lệnh lực lượng phòng không nhân dân của Cộng hòa Dân chủ Đức đến năm 1956 trong cuốn sách " Chiến lược phòng thủ dân sự” là: " Tất nhiên, với PVO chưa đủ để chiến thắng trong chiến tranh, nhưng nếu không có lực lượng PVO đủ mạnh thì thất bại đã cầm chắc.

Hệ thống phòng không không quân của Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả qua việc bắn hạ hàng ngàn máy bay Mỹ, đặc biệt là những trận đánh lừng lẫy đi vào lịch sử như 'Điện Biên Phủ trên không' năm 1972.

Lực lượng phòng không-không quân Việt Nam ngày nay kế thừa kinh nghiệm truyền thống hào hùng và là một trong những quân binh chủng được xác định tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh các trang thiết bị thế hệ trước như tên lửa SAM-2, Pechora S125 cải tiến, tên lửa Strela 10, tổ hợp phòng không di động Zu-34, tên lửa vác vai Igla...quân đội Việt Nam đã được trang bị hệ thống tên lửa tầm xa hiện đại S-300 PMU1.

Các nguồn tin quân sự Nga đã nói đến khả năng Việt Nam tiếp tục bổ sung sức mạnh cho hệ thống phòng không quốc gia với việc mua sắm các tổ hợp tên lửa S-300 PMU2++, S-400 Triumph tầm xa đầy uy lực, cũng như trang bị thêm các tổ hợp phòng không tầm gần và phòng không di động cấp chiến thuật như tổ hợp pháo - tên lửa di động Panshir, Buk hay Tor...

Trên một số diễn đàn quốc phòng gần đây cũng đã thông tin về việc Việt Nam đã đưa nhân sự đi đào tạo chuyển loại và tiếp nhận một loạt các loại vũ khí phòng không hiện đại của Nga. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết phân tích về sức mạnh các loại trang thiết bị phòng không của Liên bang Nga cũng như sự phát triển của học thuyết phòng không trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.

Trong giai đoạn phát triển vượt bậc của vũ khí công nghệ hiện đại trong tác chiến đường không, các thế lực quân sự trên thế giới đã coi tác chiến trên không, trên biển là mô hình tác chiến chủ đạo trên chiến trường, vũ khí tác chiến được triển khai trên mọi tầm cao khác nhau, từ vài chục mét so với mặt đất như tên lửa hành trình có cách, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái ( robot) đến các tầm cao hàng trăm km của các vệ tinh nhân tạo.

Với tấn công ngoài đường chân trời, từ vài chục km đến hàng nghìn km, khả năng tàng hình, định vị vệ tinh và dẫn đường bằng các thiết bị GPS, được trang bị vũ khí có độ chính xác rất cao, sức công phá lớn và khả năng mang từ đầu nổ hạt nhân đến bom chùm casset, nhiệt áp. Tác chiến đường không đang trở thành mối nguy hiểm, đe dọa mọi quốc gia trên thế giới. Bài toán đặt ra, liệu các lực lượng phòng không của Liên bang Nga có đủ khả năng ngăn chặn mọi cuộc tấn công của các đối thủ tiềm năng?







Hệ thống phòng thủ tên lửa(PRO) và hệ thống phòng không (PVO) được xây dựng để thực hiện nhiện vụ chiến đấu với mọi vũ khí, trang thiết bị, phương tiện mang tấn công từ trên vũ trụ và trên không.

Các mục tiêu bao gồm cả: Tên lửa đạn đạo các tầm bắn được trang bị phóng trên mặt đất và trên biển; Các phương tiện bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, các phương tiện bay tự động không người lái (robots và các loại tên lửa chiến trường và tên lửa hành trình có cánh) thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật.





Phân vùng tác chiến của lực lượng phòng không Liên Bang Nga.



Trong điều kiện tác chiến hiện đại hiện nay và tương lai gần, để có thể phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phòng không Liên bang Nga chống lại các nguy cơ đe dọa từ phía bên ngoài (sự mở rộng của NATO, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sát biên giới Liên bang Nga và các nước đồng minh, sự phát triển vượt bậc của hải quân, không quân Trung Quốc, bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên bang đã đưa ra chương trình phòng thủ không gian (VKO), bao hàm phòng thủ vũ trụ - phòng thủ tên lửa (RKO), phòng không PVO và chiến tranh điện tử(REB). Được Tổng thống Liên bang Nga ký vào năm 2006

Hệ thống phòng không là lực lượng nòng cốt của chương trình phòng thủ không gian VKO. Trong điều kiện thời bình, lực lượng phòng không làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ không gian lợi ích của nước Nga và sẵn sàng đánh chặn mọi khả năng tấn công bất ngờ của các lực lượng thù địch vào các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong quốc giá và trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

Trong điều kiện xảy ra chiến tranh, xung đột, các hoạt động có tính khủng bố, tùy theo quy mô tình huống, từ giờ phút đầu tiên, toàn bộ chương trình hệ thống sẽ từ trực chiến chuyển sang sẵn sàng chiến đấu toàn bộ, phối hợp với các lực lượng khác như không quân, tên lửa chiến lược tiến hành đấu tranh với đòn tiến công đường không của lực lượng thù địch.

Kinh nghiệm của 11/9 cho thấy, các đòn tiến công hiện nay có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ hình thức nào và thậm chí, bất cứ lực lượng hay mô hình tác chiến nào. Hiện nay, lực lương phòng không bao gồm, lực lượng phòng không tên lửa quốc gia, lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không chiến trường và lực lượng phòng không hải quân. Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, lực lượng phòng không nói chúng sẽ bao hàm cả lực lượng tiêm kích, cường kích đánh chặn của Không quân và Hải quân.

Hiện nay, lực lượng phòng không tên lửa Liên Bang Nga bao gồm các tổ hợp tên lửa và các hệ thống tên lửa có tầm chiến đấu khác nhau với hiệu quả chiến đấu rất cao ( S-75; S-125; S-200; S-300 và S-400)


SAM -2 Volga S75.

Tên lửa phòng không S-75 Volga (ЗРК С-75 "Волга") tên lửa phòng không tầm trung, dàn tên lửa phòng không đầu tiên của Liên bang Xô viết. Tên lửa Vonga đã tham gia nhiều chiến trường và thể hiện xuất sắc khả năng tác chiến của nó. Bắn hạ máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan ở khu vực Bắc Kinh, bắn hạ máy bay trinh sát tầm cao U-2 Lockheed trên bầu trời Sverdlovsk 1.05.1961, trung Quốc tháng 9 năm 1961, Cuba 27.10.1962. Hơn 500 tổ hợp tên lửa đã được xuất khẩu sang các nước và rất nhiều tổ hợp Vonga đã hoàn thành xuất sắc tại Trung Đông, Việt Nam, Vịnh Persian và khu vực Bai cal

Ngoài chiến thắng rực rỡ của tên lửa tại chiến trường Việt Nam, Vonga cũng bắn hạ một số máy bay trong xung đột Ấn độ, Pakistan, bắn rơi máy bay trinh sát RB-57F của Mỹ tại Biển Đen ( tháng 11 năm 1965) 25 máy bay trong chiến tranh Arap – Ixraen. Tên lửa tham gia chiến trường Angola chống lại Nam Phi,, chiến trường Iraq và đánh tiêu diệt các máy bay trinh sát SR-71 trên không phận của Trung Quốc và Cuba.

Tên lửa phòng không S-125 Pechora ЗРК С-125 "Печора" tên lửa tầm gần được chế tạo để chiến đấu chống lại các phương tiện bay tầm thấp. Tổ hợp tên lửa Pechora thể hiện hiệu quả và độ tin cậy rất cao trong khai thác sử dụng, 530 tổ hợp được sản xuất. Pechora có mặt ở 35 nước khác nhau và tham gia vào rất nhiều các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ.

Tên lửa được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1970 trên bán đảo Sinai, trong các chiến dịch phòng không đã bắn hạ 8 máy bay và làm bị thương 3 chiếc khác của Ixraen. Tổ hợp tên lửa Pechora được sử dụng ở Iraq trong chiến tranh Iran- Iraq 1980 – 1988. được sử dụng chống lại cuộc tiến công của không quân liên quân năm 1991. Syria cũng sử dụng tổ hợp tên lửa này để chống lại không quân Ixraen trong cuộc khủng hoảng Lebanon 1982.

Lybia chống lại máy bay Mỹ trong xung đột tại vùng Vinh Sidra và Secbia trong cuộc chiến Cosovo chống lại lực lượng không quân NATO, theo báo chí Yugoslavia chính tổ hợp này đã bắn hạ 1 máy bay tàng hình F117 và làm bị thương 1 máy bay F117 khác.


S-200 Vega.

Hệ thống tên lửa S-200 Vera ЗРС С-200 "Вега" Tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay trên tầm bắn hơn 100 km và độ cao đến 40 km. Hệ thống tên lửa được biên chế trong lực lượng phòng không các nước như Đông Âu, Trung Quốc, Lybia, Syria, Iran.

Sau khi bắn rơi máy bay chỉ huy của Ixrael E-2C Hawkeye ở tầm xa 180 km ( Syria 1982), tầu sân bay của Mỹ đã rút lui khỏi khu vực bờ biển của Libang. Tháng 3 năm 1986. Tên lửa S-200 đã bắn hạ 3 máy bay cường kích A-6 và A 7 trong hạm đối 6 của Mỹ. Dù phía Mỹ không công nhận nhưng thực tế máy bay bị bắn hạ đã được các chuyên gia quân sự Liên Xô xác nhận.


S300PMU1 Favorite.

Hệ thống tên lửa S-300ЗРС С-300 tầm trung và tầm xa, phụ thuộc vào các biến thể của nó, được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay có người lái và không có người lái, đồng thời các máy bay robot, tên lửa hành trình.

Một thời gian rất dài hệ thống S-300 đã trực chiến và bảo vệ bầu trời Maxcova và những khu vực kinh tế, quân sự quan trọng của Liên bang Nga. Model nâng cấp và cải tiến mới nhất của hệ thống là S-300 PMU2 "favorite” đã nhiều lần được trưng bầy và biểu diễn tại các triển lãm vũ khí trang bị quân sự hiện đại và được đánh giá rất cao. Hệ thống tên lửa S-300 được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác.


Hệ thống đạn tên lửa S-400 Triumph.
Hệ thống điều khiển tên lửa S-300 - S400.

Hệ thống tên lửa S-400 Triumph ЗРС С-400 "Триумф" là hệ thống tên lửa tầm xa, sự phát triển thế hệ mới của tên lửa S-300. Hệ thống có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện bay với tầm bắn đến 400km, khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến 3500km, có khả năng tiêu diệt các phương tiện tấn công hàng không với tốc độ siêu thanh và tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện đại trong tương lai.

Hệ thống tên lửa S-400 theo kết quả thực nghiệm cuối năm 2006, đã vượt tất cả nhưng hệ thống tên lửa phòng không hiện đai khác và được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga, S-400 và S-300 PMU2 có kế hoạch được xây dựng để trở thành hệ thống chống tên lửa đạn đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chiến trường, thực hiện những nhiệm vụ tầm chiến dịch bảo vệ các lực lượng vũ trang liên bang.


Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe.

Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Pansir-C1 "Панцирь-С1" là tổ hợp phòng không tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ phòng không chống lại các mục tiêu có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng hoặc kinh tế chính trị quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi điều kiện chiến tranh điện tử, khả năng tác chiến ngày đêm.

Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp bảo đảm tác chiến có hiệu quả với mọi mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình và các loại bom đạn tấn công có độ chính xác cao từ trên không. Tổ hợp Pansir-C1 đã vượt qua thử nghiệm quốc gia. Tổ hợp Pansir-1 đã có đơn đặt hàng của UAE ( Các tiểu vương quốc Arap thống nhất) và Syria


Lực lượng phòng không chiến trường có nhiệm vụ đánh chặn những đòn tấn công bất ngờ từ trên không, trực sẵn sàng chiến đấu và tăng cường năng lực tác chiến trong thời bình.

Trong thời gian chiến tranh, cùng với lực lượng không quân và các loại vũ khí trang bị hiện đại, yểm trợ các lực lượng tham gia chiến trường và bảo vệ căn cứ, địa điểm đóng quân và các vị trí quân sự, các phương tiện trang bị quân sự trên địa bàn đóng quân, cơ động di chuyển, từ khi bắt đầu chiến tranh và xuyên xuốt quá trình chiến đấu của các binh đoàn quân binh chủng hợp thành.

Với lực lượng phòng không chiến trường, nòng cốt là binh chủng phòng không chiến trường, bao gồm các đơn vị phòng không của Lục quân, các đơn vị phòng không bờ biển của Hải quân và các đơn vị phòng không của bộ đội đổ bộ đường không.

Trong giai đoạn ngày nay, vũ khí trang bị của các đơn vị phòng không chiến trường gồm có: tổ hợp tên lửa phòng không Oka-AKM, Strela-10, Buk, hệ thống tên lửa S-300V, Tor, Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Tugunska, đồng thời với các ống phóng tên lửa phòng không Igla với các biến thể của chúng.

Hàng loạt những loại vũ khí này được xuất khẩu và được biên chế vào các đơn vị phòng không của các lực lượng vũ trang nước ngoài và đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu của các loại vũ khí này trong các trận đánh.

Tính năng kỹ chiến thuật của các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa – pháo phòng không chiến trường.



Tổ hợp tên lửa pháo chiến trường Tugunska.

Trong các cuộc triển lãm vũ khí phòng không hiện đại chống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Các tổ hợp vũ khí phòng không đã thể hiện những tính năng chiến đấu xuất sắc nhất và cạnh tranh đầy tự tin với các tổ hợp tên lửa chiến trường của các nước công nghiệp phát triển.

Hệ thống Tor-1 và Buk M1 không có loại vũ khí tương đương. Hướng phát triển tương lai của các tổ hợp, hệ thống vũ khí phòng không tích hợp đa chức năng và chế tạo những tổ hợp, hệ thống phòng không mới, đa dụng và có khả năng tác chiến đa tầm.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2.



Hệ thống tên lửa Buk-M2 ЗРК "Бук-М2" là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành. Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km.

Tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.

Tên lửa chiến trường BUK-M3.

Hệ thống tên lửa Buk-M3 ЗРК "Бук-М3" là sự phát triển nâng cấp tiếp theo của hệ thống và được biên chế trong quân đội Liên Bang vao năm 2009. Như một thành phần vũ khí trong hệ thống phòng không chiến trường.

Để có thể ngăn chặn hiệu quả, việc nâng cấp Buk-M3 đã được tính toán để có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí, phương tiện tấn công đường không được sáng chế, cải tiến hay nâng cấp trong vòng từ 12 – 15 năm tới. Buk-M3 có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, hoạt động với vận tốc lên đến 3000m/s trong tầm khoảng cách từ 2,5 km đến 70 km và tầm cao với tới của tên lửa từ 0.015m đến 35 km.

Theo thông số này thì tất cả các loại tên lửa, máy bay tầm thấp như Tomahawk, B-2 hoặc các loại máy bay robot ( predator) không có khả năng thoát hiểm.


Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2.

Hệ thống tên lửa tầm gần Tor-M2 ЗРС "Тор-М2" là hệ thống tên lửa trang bị cho tiểu đoàn pháo phòng không nằm trong đội hình trung, lữ đoàn bộ binh cơ giới hoặc hợp thành. So với các thông số kỹ chiến thuật như chiều sâu và chiều rộng cũng như tầm cao tên lửa, thời gian phóng tên lửa và cơ số tên lửa gấp 2 lần só với Tor và Tor – M1 Hệ thống có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không với tốc độ bay đến 900m/s trên tầm bắn từ 1-20 km, tầm bay cao của mục tiêu là 0,01 – 100 km. Một xe tự hành tên lửa có khả năng tấn công cùng một lúc 4 mục tiêu.


Tổ hợp tên lửa Bagunhik.

Vào năm 2008 lực lượng vũ trang Liên bang Nga có kế hoạch biên chế trang bị xe phòng không tự hành Bagunnhik và tên lửa vác vai Verba trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn, Bagunnhik được biên chế để thay thế tổ hợp Strela-10, tên lửa có đầu dẫn laser có thể tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ đến 700m/s với tầm cao 1km tầm xa là 10 km, với tầm cao là 0,01 km tầm bắn là 5 km.


Tên lửa vác vai Verba.

Tên lửa vác vai Verba là tên lửa có 3 dài tần có đầu đạn tự dẫn quang ảnh nhiệt, được chế tạo để thay thế tên lửa vác Strela -1 và Igla với mọi biến thể. Tổ hợp tên lửa vác vai Vebra hơn hẳn các loại trước đó với các thông số kỹ chiến thuật; tầm bắn là 0,5 – 6,4 km) tăng 20%, tầm cao hiệu quả là 0,01 km đến 4,5 km tăng 30%, tốc độ mục tiêu đến 500m/s tăng 20%. Thời gian chuẩn bị bắn không quá 8s, khối lượng đầu đạn tăng 20% nặng 1,5 kg.

Để tăng cường khả năng chiến đấu đồng thời kéo dài thời gian khai thác sử dụng, các hệ thống vũ khí trang bị phòng không quốc gia và các hệ thống vũ khí trang bị phòng không chiến trường được nâng cấp, đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại hơn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu và công nghệ điều khiển học.

Kết quả là 450 hệ thống tên lửa phòng không BM Oka-AKM xuất xưởng những năm 1976 - 1986 một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ chiến trường mạnh của quân đội Xô Viết được nâng cấp, tự động hóa quá trình tìm kiếm mục tiêu, bám và định vị mục tiêu, khai hỏa tên lửa, hệ thống được bảo vệ chống nhiễu radar.

Đến năm 2009 hơn 100 hệ thống tên lửa BM Oka-AKM được nâng cấp và tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ. Những hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp từ khi còn Liên bang xô viết được sự quan tâm rất lớn của những khách hành tiềm năng do đã được làm quen và sử dụng thành thạo những tính năng kỹ chiến thuật của trang bị.

Hệ thống phòng không của Hải quân thông thường là hệ thống phòng không chiến trường được lắp đặt trên các hạm tầu. và sau khi đã cải tiến và nâng cấp phù hợp, trở thành các cụm hỏa lực phòng không trên biển.



Đổi mới và tăng cường sức mạnh các lực lượng vũ trang, Liên bang Nga thực sẽ từng bước làm thay đổi cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không quốc gia.


Hệ thống S-300V bảo vệ hạm đội.

Tính đến thời điểm hiện nay, trong biên chế của lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ quốc gia, số lượng vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quan trọng về kinh tế và quốc phòng của đất nước còn thiếu.

Để có thể bảo vệ vững chắc không phận của Liên bang, đồng thời sẵn sàng cho mọi tình huống, hướng phát triển chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ thay thế các hệ thống tên lửa bằng các hệ thống tên lửa đã được chứng minh tính hiệu quả của nó, biên chế hệ thống tên lửa đã được nâng cấp S-300 PM với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đòn tấn công của các loại tên lửa chiến thuật chiến trường, đồng thời đưa vào sử dụng tên lửa chiến trường hệ thống tên lửa S-300V.

Để giữ gìn và tăng cường sức mạnh của lực lượng phòng không chiến trường, cần phải duy trì các sư đoàn phòng không, các trung đoàn phòng không đặc chủng và các tiểu đoàn phòng không song hành với việc từng bước thay thế và tăng cường sức mạnh của các đơn vị, đẩy nhanh tốc độ thay thế vũ khí trang bị thế hệ mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức chỉ huy và điều hành tác chiến.

Kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã và đang xảy ra cho thấy, để bảo vệ trước những đòn tấn công, cần xây dựng các lớp phòng thủ của hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của các loại vũ khí trang bị phòng không các tầm khác nhau.

Đủ khả năng đánh chặn mọi đòn tấn công từ trên vũ trụ trên không, các tên lửa, bom điều khiển và các loại vũ khí chính xác khác.

Vì vậy, trong hoàn cảnh phức tạp của những biến động quốc tế, các nước và các liên minh quân sự đang từng bước nâng cao số lượng và tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí hiện đại, đó chính là nguyên nhân phải phát triển phương thức và cách thức tiến hành các cuộc đâu tranh chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại đó.

Dó đó, các quốc gia nếu muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, thì sức mạnh lực lượng phòng không trong hiện tại và tương lai là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

SÚNG NGỰA TRỜI

Là loại vũ khí thô sơ có hình con ngựa trời, dùng phóng các mảnh kim loại, thuỷ tinh, đá vụn để sát thương sinh lực địch. 


Cấu tạo gồm: Nòng bằng kim loại (ống nước, ống tôn) đường kính 35-70 mm, dài 0,4-0,8 mét, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập dẹt) đặt trên hai chân chống, gần đáy nòng khoan một lỗ để lắp cơ cấu cò hay bộ phận phát hoả đơn giản. Trong nòng nhồi thuốc phóng (thường dùng thuốc đen), tấm đệm bằng gỗ và các mảnh gang, sắt, mảnh sành, thuỷ tinh, đá, bi xe đạp...có thể ngâm nọc rắn độc, nước tiểu).

Cự ly phóng mảnh tới 150 mét, sát thương sinh lực địch khoảng cách tới 100 mét.

Súng ngựa trời sản xuất tháng 1 năm 1960, sử dụng ở ba xã Đình Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp và một số trận chống càn ở Bến Tre. Sau đó súng được sử dụng phổ biến trong du kích đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ đầu những năm 60 của thế kỷ XX.


Một model Súng Ngựa Trời khác

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Sát thủ diệt hạm “đáng sợ” nhất thế giới của Việt Nam

Đông Nam Á đang trở thành đích đến cho nhiều loại sát thủ diệt hạm thuộc loại hàng đầu thế giới hiện nay. Trong bối cảnh tác chiến hải quân đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển quân sự của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đầu tư rất mạnh cho lực lượng hải quân. Chính vì thế rất nhiều sát thủ diệt hạm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.

P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực

Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.

Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.

Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.



Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.

P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.

Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.

Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.

Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.

RGM-84 Harpoon

Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.


Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.

Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.

Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.

Kh-35 Uran E

Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.

Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.


Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.

Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.

Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.

MM-40 Exocet

Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.

Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.


Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.

Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.

Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.

Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.

Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.

Top "quái vật" thế giới quân sự: Kỷ lục tăng thiết giáp

Trong lịch sử phát triển xe tăng, thế giới đã sản xuất ra những cỗ máy bọc thép có thể bơi trên mặt nước, dùng động cơ tuốc bin khí, dùng vật liệu composite chế tạo.
Xe tăng nặng nhất thế giới

Xe tăng Đức kiểu Maus 2 là xe tăng nặng nhất thế giới với trọng lượng lên đến 192 tấn. Tuy nhiên loại xe này còn chưa thử nghiệm xong thì nước Đức đã bại trận nên nó chưa được tham gia chiến đấu.




Xe tăng nặng nhất thế giới đưa vào sản xuất hàng loạt Char 2C.

Chiếc xe tăng nặng nhất từng được sử dụng trong quân đội là kiểu xe Char 2C của Pháp, sản xuất năm 1923. Loại xe tăng này nặng 82,8 tấn, kíp xe 13 người.

Xe có 2 động cơ, công suất 500 mã lực, có thể đạt vận tốc 12 km/h. Trên xe trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 155 mm.

Xe tăng lội nước sản xuất hàng loạt đầu tiên

Từ năm 1920, tại Liên Xô cũ, đề án đầu tiên về mẫu xe tăng lội nước đã được các chuyên gia của nhà máy Enola, đứng đầu là kỹ sư Kondratieff thiết kế.

Năm 1938, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị cho quân đội của mình loại xe tăng lội nước cỡ nhỏ T-37. Sau đó nó được hoàn thiện hơn thành chiếc T-38 rồi T-40 và trong những năm 1940, những chiếc xe tăng lội nước T-40 được sản xuất hàng loạt ở Liên Xô.

T-40 nặng 5,9 tấn, dài 4,1m, rộng 2,3m, cao 1,9m với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người. Vỏ giáp của nó chỉ dày từ 4 đến 13mm. Thân xe được hình thành từ những tấm thép cán, kết nối với nhau bằng phương pháp hàn và tán đinh.


Xe tăng lội nước T-40.

Để lội nước, phần dưới đuôi xe có lắp 1 chân vịt 4 lá và 2 tay lái nước. Tốc độ tối đa của T-40 đạt 45km/h với tầm hoạt động 450km.

Mặc dù là một xe tăng lội nước nhưng trong thực chiến, T-40 chưa khi nào được sử dụng với nhiệm vụ như xe lội nước. Vì thế, các biến thể T-40 đã không thiết kế chân vịt cho xe mà thay vào đó là tăng độ dày vỏ giáp lên 15mm đồng thời tăng cỡ nòng của pháo trên xe lên 20mm với cơ số đạn 154 viên và tăng cơ số đạn súng máy lên 750 viên.

Tổng cộng đã có 709 chiếc xe tăng gồm các biến thể khác nhau của dòng T-40 xuất xưởng. Tuy nhiên, do vỏ giáp cùng với hệ thống vũ khí yếu nên trong chiến đấu, T-40 nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Vì vậy, giữa năm 1942, Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt sản xuất loại xe này.

Xe tăng dùng động cơ tuốc bin khí đầu tiên

Mẫu xe tăng chủ lực M1 Abrams của Mỹ đã gây xôn xao giới quân sự quốc tế do nó đã lần đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin khí.

Năm 1976, trong cuộc cạnh tranh với công ty General để giành hợp đồng sản xuất xe tăng cho quân đội Mỹ, mẫu thiết kế M1 sử dụng động cơ bằng tuốc bin khí của công ty Chrysler đã giành thắng lợi.

Năm 1980, chiếc xe tăng sử dụng động cơ tuốc bin khí đầu tiên M1 Abrams đã được sản xuất. Ý định dùng động cơ tuốc bin của quân đội cũng là vì những kết quả tốt từ động cơ tuôc sbin trực thăng trong những năm 1960. Quân đội Mĩ phát hiện rằng loại động cơ này có thời gian hoạt động cao hơn trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động.

Xe tăng M-1 Abrams trang bị động cơ tuốc bin khí AGT-1500 đa nhiên liệu có công suất 1500 mã lực. Động cơ này có trọng lượng gần 4 tấn, có thể thay thế các phần riêng rẽ của hệ thống động cơ - truyền động mà không cần tháo cả hệ thống ra.

Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8 nhưng bù lại nó có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7 giây. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy.

Xe tăng M1 Abram chạy động cơ tuốc bin khí.

Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, vận hành động cơ. Sau đó luồng hơi được thải 1 phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe.

Một xe tăng M1 Abrams có khối lượng chiến đấu 54,1 tấn, kíp xe 4 người. Với động cơ tuốc bin khí nó có khả năng leo dốc 30 độ, vách đứng 1,24 m, hào rộng 2,77 m, tốc độ lớn nhất của M1 đạt 72,4 km/h.

Vũ khí trên xe gồm pháo rãnh xoắn 105 mm với cơ số 55 viên đạn cùng súng máy 7,62 mm (cơ số 11.400 viên) và súng máy phòng không 12,7 mm (cơ số 1.000 viên).

Ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ... Hiện nay, M1 Abrams là loại xe tăng phổ biến nhất trong Quân đội Mỹ.

Xe tăng dùng vật liệu composite đầu tiên

Năm 1974, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị xe tăng chế tạo bằng vật liệu composite mang tên T-72.

Mặt trước của T-72 được cấu tạo bởi 3 lớp (thép, thép thủy tinh, thép). Trong đó, lớp thép ngoài và trong cùng dày 80mm và 20mm. Còn lớp thép thủy tinh (gồm hỗn hợp sứ + nhựa cây hoặc vật liệu nhựa có độ bền cao) được kẹp ở giữa dày 104 mm.

Mặt giáp trước của xe nghiêng 22 độ làm tăng thêm độ dày của vỏ và tăng khả năng chống đạn xuyên giáp.

Xe tăng chiến đấu T-72. 

Xe tăng cấu tạo bằng vật liệu composite có khả năng chống đạn cao hơn 20-25% và trọng lượng nhẹ hơn 14-18% so với xe tăng thông thường.

Ngoài ra hai bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ thân xe. Phần trong thân xe được lắp đặt tấm lót bằng nhựa thấm chì nhằm bảo vệ trong trường hợp xe trúng đạn. Phía dưới mũi xe có thể lắp đặt xẻng ủi đất. Khi xẻng thu lại sẽ trở thành một lớp giáp nữa cho đầu xe.

Xe tăng T-72 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, súng máy trên nóc tháp pháo cỡ 12,7mm, súng máy đồng trục 7,62mm.

5 siêu vũ khí đáng gờm nhất năm 2013

Dưới đây là 5 loại vũ khí mới, tối tân và đáng mong đợi nhất trong năm sau với đặc điểm nổi trội nhất là sự gọn nhẹ, tiện dụng, tự động hóa và giảm thiểu tối đa thiệt hại về người.

1. Súng in



Máy in 3D ngày nay chỉ có thể in ra loại súng bắn được 6 phát đạn, tuy nhiên ai biết được công nghệ này sẽ đi đến đâu trong 5-10 năm tới và vai trò của nó trong các cuộc xung đột trên thế giới nếu bất kỳ ai cũng có thể in ra những khẩu súng trường có thể bắn chết người.

Quân đội Mỹ đang hướng tới công nghệ in 3D như một cách để hạn chế lượng thiết bị mà binh lính phải mang theo. Mặc dù một số nhà sản xuất máy in 3D tìm cách ngăn khách hàng sử dụng thiết bị này để sản xuất vũ khí, nhưng có vẻ công nghệ này đã lọt ra ngoài. Những kẻ đam mê súng thậm chí lập hẳn một trang web khác đăng tải các hướng dẫn, thiết kế và sản xuất súng bằng máy in 3D.

2. Tàu tên lửa không người lái



Đây là loại tàu cao tốc trên biển, được điều khiển từ xa và có khả năng bắn tên lửa của Hải quân Mỹ, được biết đến với tên gọi chính thức là tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV) có gắn loại tên lửa Spike từ một "Mô-đun chiến đấu chính xác" (gọi tắt là USV-PEM). Hệ thống bao gồm một tàu siêu tốc dài 11 m, có tầm nhìn ban đêm, camera hồng ngoại và trang bị súng máy cỡ nòng 0,5 hay 6 tên lửa Spike do Israel sản xuất.

Cuối tháng 10, USV-PEM - một dự án phối hợp giữa Mỹ và Israel - đã phóng thành công 6 tên lửa Spike. Loại tàu không người lái này được điều khiển bởi một nhóm thủy thủ ngồi tại trạm điều khiển trên bờ hoặc trên một hàng không mẫu hạm. Tàu được thiết kế chủ yếu nhằm tiêu diệt các đội tàu siêu tốc nhỏ, chứa chất nổ khi chúng tấn công các tàu chiến cỡ lớn. Hải quân Mỹ rất lo ngại Iran sử dụng chiến thuật "đội tàu nhỏ" để chống lại các dịch vụ hàng hải trong bất kỳ xung đột nào tại vùng Vịnh.

3. Máy bay tàng hình không người lái (UAV) nEUROn




Các hãng sản xuất vũ khí trên thế gới đang cố gắng phát triển một thế hệ máy bay tàng hình không người lái mới có kích thước bằng một máy bay chiến đấu. Mới đây, Pháp, theo sau Mỹ, đã trở thành quốc gia thứ 2 thử nghiệm thành công máy bay UAV tàng hình nEUROn.

Máy bay không người lái của hãng Dassault được thiết kế có khả năng mang theo các cảm biến và vũ khí, đáng chú ý là càng trước có 2 bánh, tính năng thường chỉ thấy ở các máy bay xuất phát trên tàu sân bay. Sau nEUROn có thể sẽ là máy bay không người lái Taranis của hãng BAE Systems và MiG SKAT của Nga.

4. Xe chiến đấu không người lái




Ngoài máy bay chiến đấu không người lái trên biển, Israel đang âm thầm phát triển các thiết bị chiến đấu tự động trên đất liền. Guardium là loại xe sa mạc bọc thép (giống như một chiếc xe thông minh) trang bị nhiều thiết bị cảm biến và vũ khí. Những chiếc xe nhỏ này có thể độc lập tuần tra, sử dụng các cảm biến để tự động xác định các mối đe dọa, và "sử dụng nhiều biện pháp mạnh khác nhau" để tiêu diệt các mối đe dọa này. Thực tế, những chiếc Guardium được triển khai quanh vùng biên giới của Israel giáp Dải Gaza có thể hoạt động độc lập dù không có sự giám sát của con người.

Theo nhà sản xuất G-NUIS Unmanned Ground Systems, các robot này có thể "phản ứng với các diễn biến bất ngờ, theo các hướng dẫn được lập trình cụ thể cho từng đặc điểm hiện trường và chương trình an ninh". Trong khi quân đội Mỹ đang tiến hành những thử nghiệm rất hạn chế các xe jeep này để chuyên chở quân nhu cho quân đội tuần tra tại Afghanistan, Guardium có thể là loại thiết bị không người lái mặt đất vũ trang đầu tiên hoạt động trên thế giới.

5. Tên lửa vi ba CHAMP




Đây là dự án tên lửa tối tân sóng vi ba công suất lớn chống điện tử (CHAMP) của tập đoàn Boeing.

Tên lửa được thiết kế để bay qua một mục tiêu - một tòa nhà hay một khu dân cư - hơn là để phá nổ mục tiêu - nhằm tạm thời làm tê liệt mọi thiết bị điện tử gần đó.

Boeing và Không quân Mỹ đã phóng thử thành công CHAMP hồi tháng 10 tại sa mạc Utah. Tên lửa bay một vòng kéo dài một giờ phía trên tòa nhà chứa đầy máy tính. Màn hình những chiếc máy tính này lập tức biến thành màu đen khi CHAMP bay qua và phát ra luồng sóng siêu âm cường độ mạnh.

Những loại súng bắn tỉa đáng sợ nhất thế giới

Là một trong những loại vũ khí không thể thiếu trong tác chiến bộ binh, súng trường bắn tỉa đóng vai trò giúp tiêu diệt sinh lực hoặc điểm hỏa lực mạnh của địch, nằm ngoài tầm bắn của vũ khí cá nhân thông thường.

Ngoài ra, súng trường bắn tỉa còn được phổ dụng trong hầu hết các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ trên thế giới, nhờ khả năng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao ở khoảng cách lớn. Trong khi đó, súng trường bắn tỉa cũng là vũ khí yêu thích của các phần tử khủng bố, với mục đích ám sát những nhân vật quan trọng, có ảnh hưởng.

Chính vì sự quan trọng đó, các quốc gia đứng đầu thế giới về vũ khí đều nghiên cứu và chế tạo những loại súng trường bắn tỉa của riêng mình. Đây cũng là loại vũ khí được đặt mua khá nhiều dù giá thành không hề rẻ trong khi chi phí đào đạo để sử dụng cao hơn những loại súng thông thường. Tuy nhiên, lợi thế tác chiến mà súng trường bắn tỉa mang lại cũng là điều không cần phải bàn cãi.

Súng trường bắn tỉa Dragunov






Dragunov là súng trưởng bắn tỉa bán tự động, được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia vũ khí quân đội Liên Xô. Ra đời năm 1963 nhưng vẫn rất được yêu thích tới tận ngày nay. Súng trường bắn tỉa Dragunov luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến bộ binh và tiêu diệt hỏa lực địch mà các nhà sản xuất đặt ra khi chế tạo Dragunov.

Trong cuộc đua trước các sản phẩm của Sergei Simonov và Aleksandr Konstantinov, Yevgeny Dragunov đã giành chiến thắng thuyết phục để trở thành súng trường bắn tỉa chủ lực trong quân đội Liên Xô, chính thức được biên chế năm 1964 nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt của Izhmash.

Gần như song song với sự có mặt trong quân đội Liên Xô, súng trường bắn tỉa Dragunov cũng nhanh chóng được xuất khẩu cho quân đội các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, đối trọng của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Liên Xô đứng đầu. Sau đó, Dragunov cũng nhanh chóng được xuất khẩu cho nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Iran được phép sử dụng công nghệ của Dragunov để chế tạo những phiên bản của riêng mình.


Với chiều dài 1,225m, trọng lượng tiêu chuẩn 4,3kg, Dragunov có thể sử dụng loại đạn 7,62x54mm hay đạn súng trường 5,45x39mm. Tầm bắn hiệu quả của Dragunov đạt 800m trong khi nó đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 1.300m với ông ngắm hoặc 1.200m với thiết bị ngắm kim loại. Hộp chứa đạn của Dragunov có 10 viên.

Súng trường bắn tỉa Heckler & Koch PSG1






Được mệnh danh là “súng trường thiện xạ”, loại súng Heckler & Koch PSG1 do Đức nghiên cứu chế tạo nổi danh khắp thế giới nhờ khả năng bắn chuẩn xác. PSG1 là loại súng bán tự động, được công ty Heckler & Koch của Đức nghiên cứu chế tạo. Người ta cho rằng, PSG1 được ra đời nhằm đối phó với những vụ việc tương tự như Thảm sát Munich tại Thế vận hội mùa hè năm 1972.

Với công suất lớn, độ chính xác cao, PSG1 được coi là khẩu súng trường bán tự động không thể thiếu trong lực lượng cảnh sát, quân đội và đặc nhiệm chống khủng bố Tây Đức. Không những vậy, PSG1 còn được mệnh danh là “một trong những súng trường bắn tỉa chính xác nhất thế giới”, chỉ thua kém những thế hệ súng bắn tỉa hiện đại sau này.






Với trọng lượng 7,2kg, độ dài thân đạt 1,23m, PSG1 có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 800m. Sử dụng loại đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO cho phép bắn tầm sát thương của khẩu súng lên tới hơn 1.000m trong khi kính ngắm chuyên dụng giúp định hướng đường đạn tốt hơn. Những phiên bản sau của PSG1 cho phép nó trang bị bộ phận giảm thanh, giúp nó phát huy khả năng tốt hơn trong những nhiệm vụ tác chiến cần đảm bảo bí mật.

Súng trường bắn tỉa Barret 50 Cal






Còn có tên khắc là M82, Barret 50 Cal là sẩn phẩm của công ty vũ khí Barrett, Mỹ. Được ra đời với mục đích đáp ứng nhu cập của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, Barret 50 Cal sở hữu những thiết kế, biến nó trở thành súng trường bắn tỉa hạng nặng với độ chính xác hàng đầu thế giới. Với cỡ nòng 0,50 BMG sử dụng đạn 12,7x99mm, M82 có khả năng sát thương xa nhất nhì so với những loại súng bắn tỉa hiện đang được sử dụng.

Được nghiên cứu, chế tạo trong những năm đầu thập niên 1980 nhưng tên tuổi của Barret 50 Cal chỉ thực sự được biết đến trong các chiến dịch lừng danh Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc mà Mỹ tiến hành ở Kuwait và Iraq. Khi đó, phiên bản cải tiến của Barret 50 Cal là M82A1 nhanh chóng được được trang bị cho các xạ thủ Thủy quân lục chiến Mỹ, sau đó là quân đội và không quân.

Sở dĩ, Barret 50 Cal đột ngột được ưa chuộng bởi khả năng tác chiến tuyệt vời mà khẩu súng sở hữu. Với tầm sát thương hiệu quả lên tới 1.800m cùng cơ số đạn khá lớn giúp binh sĩ Mỹ chiếm được lợi thế trong địa hình sa mạc. Sở hữu đạn lớn không chỉ cho phép Barret 50 Cal có tầm sát thương rộng mà còn giúp nó tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp sau những chướng ngại vật. Hiện tại, Barret 50 Cal và các hậu duệ của nó đang được quân đội hàng chục quốc gia sử dụng.

Súng trường bắn tỉa L115A3 AWM






Được coi là chuẩn mực của sự chính xác đối với các loại súng trường bắn tỉa trên toàn thế giới, Accuracy International AW của Anh là một trong những vũ khí thành công nhất của Anh. Không chỉ góp mặt trên các chiến trường, L115A3 AWM còn được sử dụng phổ biến trong lực lượng cảnh sát hay binh sĩ đặc nhiệm, chống khủng bố nhờ tính ưu việt vốn có.

Được giới thiệu trong những năm 1980, Accuracy International AW được trang bị kính ngắm quang học cho phép xác định chính xác mục tiêu. Những chế độ khác nhau trên ống ngắm cho phép tiêu diệt mục tiêu ở nhiều khoảng cách khác nhau tùy điều kiện tác chiến. Trên thực tế, những khẩu AW ra đời hoàn toàn phục vụ mục đích bắn tỉa, nên thiết kế của chúng không cho phép khẩu súng thực hiện các nhiệm vụ khác.



Chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1990 tới nay, Accuracy International AW là một trong những khẩu súng chưa thể thay thế. Với trọng lượng nhẹ, tương đương 6,5kg, chiều dài 1,18m trong khi độ dài nòng súng đạt 0,66m cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 800m. Sử dụng đạn 7.62x51mm tiêu chuẩn NATO, khẩu súng có thể mang tối đa 10 viên đạn/băng. Kính ngắm chuyên dụng cho phép khẩu súng hoạt động hiệu quả cả ngày lẫn đêm.

Súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal


Cheytac-408 Cal của Mỹ là súng ngắm quân sự tầm xa, được phát triển bởi chuyên gia vũ khí, tiến sĩ John D. Taylor và thợ máy William O. Wordman. Nó được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu bắn hạ chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2km, vốn nằm ngoài tầm với của các cả các loại súng bộ binh đang được sử dụng.

Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2001, tỉa Cheytac-408 Cal nhanh chóng tạo ra những ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ, nhờ sức công phá mạnh cùng khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở cự ly lớn. Sở hữu trọng lượng lên tới 14kg, độ dài 1,34m cùng chiều dài nòng súng đạt 73,7cm giúp đạn của súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal đi chính xác ở khoảng cách xa kỷ lục.

Do kích cỡ đạn lớn nhằm mục tiêu bắn hạ đối phương ở khoảng cách xa, hộp đạn của Cheytac-408 Cal chỉ có thể mang được tối đa 7 viên. Các phiên bản quân sự cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách trên 2.000m trong khi phiên bản dân sự có thể bắn trung mục tiêu ở khoảng cách trên 1.500m. Tùy loại kính ngắm được sử dụng, Cheytac-408 Cal có thể hoạt động hiệu quả bất kể ngày đêm.

Khám phá Ninja của quân phòng vệ Nhật Bản

Trực thăng OH-1 được mệnh danh là ninja của Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản với vai trò giống với những ninja thời phong kiến của quốc gia này.


Ninja là danh xưng để chỉ các cá nhân hay tổ chức thời phong kiến Nhật Bản chuyên làm nhiệm vụ gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát và tấn công đối phương khi cần. Sở dĩ trực thăng Kawasaki OH-1 được mệnh danh là ninja một phần có lẽ vì vai trò nhiệm vụ của nó tương tự những ninja huyền thoại.


Trực thăng OH-1 Ninja do Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki thiết kế trang bị cho quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) từ năm 1996. Tổng cộng chỉ có 34 chiếc được sản xuất. OH-1 dùng để trinh sát, xâm nhập vùng địch và có thể tham gia tấn công địch khi cần.


Ninja được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ khoảng 4 tấn.



Trực thăng OH-1 thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi: phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí/quan sát. Buồng lái được bọc giáp giúp đảm bảo sự sống sót cao cho phi công.


Bên trong buồng lái OH-1 với màn hình LCD hiển thị đa năng.


"Con mắt” do thám kẻ địch của OH-1 Ninja là tháp cảm biến quang – điện lắp trên đỉnh buồng lái (dấu đỏ). Bên trong tháp tích hợp hệ thống hồng ngoại nhìn phía trước, camera màu TV, đo xa laser và thiết bị chỉ thị mục tiêu.


Trực thăng OH-1 Ninja trang bị cánh quạt chính có đường kính 11,6m và cánh quạt đuôi kiểu Fenestron (dấu đỏ). Kiểu Fenestron giúp làm giảm thấp nhất tiếng ồn so với máy bay trực thăng khác, triệt tiêu hoàn toàn mô men xoắn cánh quạt chính.


OH-1 Ninja trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Mitsubishi TS1-M-10 cho phép đạt tốc độ tối đa 270km/h, tầm bay hơn 500km.


Những đặc điểm trên hầu hết nhằm tối ưu khả năng ẩn mình trước kẻ địch trong nhiệm vụ trinh sát vùng địch. Tất nhiên, OH-1 Ninja cũng có khả năng mang vũ khí (gồm 4 tên lửa đối không Type 91) để tự phòng vệ.
DBS M05479
Quang Cao