Hiển thị các bài đăng có nhãn âm thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Chuyển đổi file Microsoft Word thành file âm thanh bằng AudioDocs

AudioDocs là một ứng dụng nhỏ của Windows và là chương trình mã nguồn mở trên SourceForge được thiết kế để chuyển tài liệu theo định dạng DOC/DOCX thành file âm thanh WAV .

Nó rất có ích nếu như bạn muốn chuyển những câu chuyện , tiểu thuyết , tiểu luận .... thành file âm thanh có thể nghe lại được .


Sau khi chọn file nguồn , bạn có thể lựa chọn giọng đọc phát âm của file âm thanh từ danh sách có sẵn và ngầm định là Microsoft David, Hazel và Zira .

Bạn cũng có thể thay đổi tốc độ đọc và mức âm lượng ở đầu ra . Bấm nút 'Create AudioDoc' để chuyển đổi file . Bạn không thể có lựa chọn thay thế cho định dạng file âm thanh ngoài định dạng WAV .

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hướng dẫn đấu dây jack 3.5mm 3 ngấn và 4 ngấn

Các bạn xem theo hình vẽ để hiểu rõ hơn.

Lưu ý: Đối với một số loại người ta tách dây số 3 (mass) ra làm 2 sợi để cấp cho tai nên các bạn có thể cắt bỏ hoặc nhập chung ở đầu cuối. Còn một số trường hợp khác bạn cần phải có như sơ đồ  Siemens SL

Vui lòng để lại nguồni khi chia sẽ hình vẽ nhé các bạn, công mình làm gần buổi tối hơn xấu tí nhưng dễ hiểu, thông cảm nhé!

=======================

Đấu dây USBmini sang USB
Cách thay mắt đọc đầu DVD
Cách tính trở để thiết kế mạch đèn Led

Lịch sử hình thành và phát triển của Shure huyền thoại

Khởi đầu khiêm tốn từ một công ty chuyên bán buôn các linh kiện radio năm 1925, hiện nay Shure đã là nhà sản xuất hàng đầu thế giới cho các sản phẩm nghe điện tử. Sản phẩm của Shure hiện có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Sau đây là một vài cột mốc trong chặng đường phát triển của Shure.

1925
Shure Radio Company thành lập ngày 25 tháng 4 bởi Sydney N. Shure. Shure là công ty một thành viên, chuyên bán radio lắp ráp trước khi bộ radio lắp ráp tại nhà máy có mặt trên thị trường. Văn phòng công ty được đặt tại số 19 phố South Wells, thị trấn Chicago

1926
Xuất bản catalogue, và là một trong 6 catalogue dành cho linh kiện radio được xuất bản tại Hoa Kỳ.

1928
Nhân viên của Shure đã lên tới 75 người. Anh trai của Sidney N. Shure là Samual J. Shure gia nhập công ty. Shure Radio Company đã trở thành Shure Brothers Company và trụ sở chính được chuyển về 335 phố West Madison, Chicago.

1929
Cuộc Đại khủng hoảng kìm nén nền kinh tế Mỹ. Radio lắp ráp không còn chỗ đứng trên thị trường khi radio sản xuất tại Nhà máy ra đời. Nhân viên công ty bị cắt giảm. Shure trở thành nhà phân phối độc quyền cho một nhà sản xuất microphone.

1930
Samuel J. Shure rút lui khỏi công ty để theo đuổi việc thiết kế hệ thống sưởi và thông gió vốn là chuyên môn chính của ông, gia nhập một công ty có tiếng ở St. Louis, Missouri.

1931
Shure bắt đầu phát triển dòng microphone của riêng mình dưới sự hướng dẫn của một kỹ sư trẻ có tên là Ralph Glover.

1932
Shure trở thành một trong 4 nhà sản xuất microphone tại Mỹ với sự xuất hiện của model 33N với 2 nút carbon. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thi trường với trọng lượng nhẹ, tính năng vượt trội với các phụ kiện tiết kiệm chi phí.

1933
Model 40D là sản phẩm microphone đầu tiên của công ty sử dụng công nghệ tụ điện.

1935
Model 70 là microphone tinh thể đầu tiên của Shure.

1936
Nhận băng sáng chế cho kiểu dáng và hệ thống chống rung cho microphone

1939
Model 55 Unidyne Microphone là microphone đơn hướng đầu tiên của Shure. Chất lượng và thiết kế khác biệt tạo nên “Micro được biết đến nhiều nhất thế giới”. Thiết kế đơn thể làm cho micro nhỏ hơn, rẻ hơn và do đó đến được với nhiều người hơn.

1941
Shure dành hợp đồng cung cấp micr cho quân đội Mỹ trong thế chiến thứ 2

1942
Micro T-17B trở thành loại micro được Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ sử dụng nhiều nhất. Shure đã sử dụng công nghệ vỏ nhựa cho các micro này, bảo vệ micro khỏi sức nóng và va chạm kim loại trong chiến tranh.

1942 – 1955
T-30, HS-33, HS-38 và micro dung cho các mặt nạ oxy M-CI được thiết kế riêng cho quân đội. Sử dụng T-30, lính đánh bom có thể liên lạc trong máy bay mà ko bị nhiễu bởi tiếng ồn. Shure kế thừa các tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho quân đội (MILSPEC), và cũng là tiêu chuẩn của sự tin cậy đối với các sản phẩm micro Shure.

1946
Shure là nhà sản xuất đầu máy quay đĩa lớn nhất tại Mỹ, cung cấp sản phẩm cho các nhà sản xuất máy quay đĩa lớn nhất, trong đó có Philco, RCA, Emeron, Magnavox, Admiral và Motorola.

1946
Shure Brothers Company được đổi tên thành Shure Brothers Incorporated.

1951
Unidyne 55S ra đời tiếp nối model Unidyne 55 danh tiếng

1952
Ra đời Ribbon Microphone đầu tiên, Model 300.

1953
Hệ thống micro không dây đầu tiên xuất hiện có tên là Vegabond. Được cung cấp điện năng bởi 2 cục pin dành cho máy trợ thính, hệ thống có thể truyển tải âm thanh trong vòng bán kính khoảng 213 m.

1955
Micro dành cho điện thoại di động đầu tiên xuất hiện, được thiết kế với chức năng loa

1956
Shure chuyển địa điểm từ thị trấn Chicago tới Evanston, Illinois.

1958
Đầu kim cho máy quay đĩa M3D là sản phẩm đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuản dành cho phòng thu.

1959
Micro Unidyne III là micro đơn hướng chất lượng cao, là tiền than của series SM57.

1964
Với góc nghiêng 15 độ theo chiều dọc, dạng hình elip đối xứng, Shure V-15 Stereo Dynetic là đầu kim dành cho máy quay đía tốt nhất mọi thời đại của Shure.

1965
Dynamic Micro Series SM 57 đáng tin cậy với âm thanh khỏe và trung thực. Cho tới bây giờ, SM57 vẫn được dùng cho bục phát biểu và đã được nhiều đời tổng thống sử dụng kể từ thời Lyndon B. Johnson.
1966
V15 Type II là đầu kim cho máy quay đĩa đầu tiên thiết kế bởi máy tính với khả năng tự hiệu chỉnh chế độ.
1966
Shure SM58 (SM là viết tắt của Studio Microphone) được đông đảo các nhạc công dòng nhạc Rock – and – Roll thừa nhận. SM58 là sự kết hợp của sự khỏe khoắn và chất lượng âm thanh tuyệt hảo. SM58 nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho các buổi biểu diễn trực tiếp. Cho đến tận bây giờ, SM58 vẫn là dòng mircro phổ biến nhất thế giới

1967
Vocal Master, “hệ thống âm thanh di động” đầu tiên, bao gồm bàn trộn, bàn công suất và loa

1968
Bàn trộn M67 được thiết kế cho các thiết bị phát sóng, cho phép các nhà báo có thể truyền tin trực tiếp từ thực địa.

1973
Đầu kim cho máy quay đĩa V15 Type II được thiết kế với hệ thống đáp tần siêu phẳng được nhiều người đón nhận nồng nhiệt.

1976
SM11 là loại mirco Lavalier nhỏ nhất thế giới

1978
Micro condenser SM81 là sự kết hợp giữa chất lượng âm thanh phòng thu với sự khỏe khoắn và độ tin cậy cần thiết dành cho các buổi biểu diễn trực tiếp

1981
Cùng với chủ tịch Shure Sydney N. Shure, ông James Kogen, phó chủ tịch điều hành được đề bạt lên vị trí Tổng giám đốc công ty.

1982
Shure xây dựng cơ sở sản xuất ở Wheeling, Illinois, ngoại ô Chicago

1983
Model FP31 là “bàn trộn cải tiến với hiệu suất cao nhất” vào thời điểm lúc bấy giờ. Với khối lượng chỉ 1 kg, FP31 có thể dễ dàng gắn với Camera Betacam, đem lại hiệu suất làm việc cao hơn.

1983
AMS là hệ thống bàn trộn tự động chất lượng cao với đa cổng cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều micro

1983
Nhà máy sản xuất đầu kim cho máy quay đĩa được khánh thành tại Aqua Prieta, Mexico

1984
SM91 là micro đơn hướng với hiệu ứng biên đầu tiên được ra mắt

1984
Nhà máy sản xuất micro có dây được xây dựng tại Juarez, Mexico

1985
Nhận bằng sáng chế “hệ thống âm thanh Home Theater” HTS5000. Hệ thống này đem đến sự đột phá về âm thanh vòm nhờ bộ giải mã siêu hạng

1989
Beta 58 và Beta 57 với hướng tính siêu tim (hyperCaridoid) hiệu suất cao sẽ đem đến những trải nghiệm chưa từng có trên sàn diễn âm nhạc.

1989
Tăng công suất của nhà máy tại Juarez, Mexico băng việc xây dựng cơ sơ sản xuất micro với diện tích 18,288 m2.

1990
Shure bắt đầu bước vào thị trường micro không dây với L Series. Trong suốt 1 thập kỷ, Shure đã thông trị dòng sản phẩm này trên toàn thế giới.

1991
Mở văn phòng tại Heilbronn, Đức. Shure Europe GmbH đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ về nhiều mặt cho các nhà phân phối của Shure tại 34 quốc gia châu Âu.

1994
Xây dựng nhà máy với diện tích gần 10,000 m2 tại Agua Prieta, Mexico nhằm mở rộng năng suất sản xuất đầu kim cho máy quay đĩa, micro liên lạc, micro trùm đầu và bộ chuyển đổi.

1995
Sydney N. Shure qua đời ở tuổi 93. Rose. L. Shure được bầu làm chủ tịch của Shure.

1996
James Kogen từ chức giám đốc điều hành. Santo (Sandy) La Mantia, phó giám đốc phụ trách cơ khí được chỉ định làm giám đốc điều hành.

1996
Shure cho ra đời bộ xử lý tín hiệu số (DSP), bộ DFR11EQ Digital Feedback Reducer.

1997
Trung tâm công nghệ của Shure được khánh thành tại Illinois, ngày 25 tháng tư được chọn là ngày Shure. Một phần Brummel Place bên ngoài tòa nhà được đặt tên là Shure Drive.

1997
Hệ thống tai nghe kiểm tra cá nhân PSM 600 phát triển nhanh chóng trên thị trường dành cho hệ thống tai nghe “trong tai” (in-ear monitoring system).

1999
Micro tụ điện KSM32 dành cho phòng thu chuyên nghiệp nhanh chóng nhận được sự đón nhận của thị trường

1999
Shure Brothers Incorporated chính thức được đổi tên thành Shure Incorporated

1999
Shure Asia Limited được thành lập tại HongKong nhằm hỗ trợ các nhà phân phối khu vực châu Á và châu Á Thái Bình Dương

2000
Shure Incorporated kỷ niệm 75 năm thành lập.

2000
Shure Communication Incorporated được thành lập, là một chi nhánh sản xuất các ứng dụng dành cho viễn thông và tự động hóa.

2001
Là một phần trong chương trình kỷ niệm 75 năm thành lập Shure, ban nhạc Rock huyền thoại Spinal Tap đã biểu diễn tại buổi hòa nhạc kỷ niệm thành lập Shure tại NAMM (National Association of Music Merchants)

2002
Shure thành lập nhà phân phối Shure GmbH, chi nhánh của Shure Europe GmbH nhằm hỗ trợ bán hàng trực tiếp tới các đại lý Shre tại Đức

2003
Shure dành lại được UK Distribution Center, HW International và đổi tên thành Shure Distribution UK

2003
Shre được trao giải Grammy kỹ thuật năm 2003 bởi Học viên quốc gia nghệ thuật thu âm và Khoa học (National Academy of the Recording Arts and Science®, dành cho các công ty và cá nhân đã có những đóng góp quan trọng trong về kỹ thuật cho công nghiệp thu âm.

2003
Sau 47 năm tại Evanson, Illinois, Shure đã chuyển tới Niles, Illinois

2004
Sau lần ra mắt thành công dòng tai nghe E Series, Shure đã thành lập bộ phận âm thanh cá nhân, tập trung vào thị trường điện tử tiêu dùng.

2005
Shure mở 2 nhà máy mới tại Trung Quốc, một cơ sở sản xuất tối tân tại Tô Châu và phòng marketing và bán hàng tại Thượng Hải.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm khắc phục micro bị hú

Nói về thiết kế ampli

 Dàn Pre Mic cần phải có tầng Basse, Mid, Treble , để cho ta chỉnh tiếng cho thích hợp với người ca và nhất là giảm hú .Tôi biết thế nào các bạn cũng chỉnh Mid và Treble nhỏ lại để không hú !!! Nghe không “phê” có phải không??

Các dàn Pre Mic của các máy Karaoke đời bây giờ đều có 3 nút chỉnh này. Nhưng nút Mid của các máy này chỉ điều chỉnh có 1 tần số [khoảng vài Khz] chứ không đúng nghĩa là Mid [ từ vài trăm đến vài ngàn Hz] , trái lại nút Mid của phần Music thì đúng là Mid thực sự. Không biết tại sao nhà sản xuất lại thiết kế như thế ? Chắc có lẽ Micro của họ xài là loại thật tốt !! Dàn Pre Mic LX mà tôi cung cấp cho bạn thì.. tốt đấy. Bạn cứ chỉnh 4 nút Mid sẽ tìm được điểm tối ưu , không hú mà tiếng hay. Không như Pre Mic Cali , không hú thì mất hay do bớt Treble. Bù lại , dàn PreMicCali thì dễ chỉnh. Bật mí thêm cho các bạn biết là … dàn PreMicLX xài cho tiếng đàn Guitar hay lắm !

Vặn nút Echo lên cao có thể làm cho “hú”, nhất là nút Repeat vặn hơi cao, âm thanh sẽ quợn dữ dội. Nếu Mic [tức là đang hát] bị hú, bạn thử bớt Repeat xuống xem sao,hoặc là bạn stop nút Echo xem sao? Có khi nó sẽ hết hú. Vậy hú này là của phần Echo gây ra.

Thông thường bạn stop nút Repeat ,chỉ cho “nhái” 1 lần thì ít hú, nhưng không hay, lúc này bạn phải ráp 3 mạch Echo nối tiếp nhau ,cho mỗi mạch nhái 1 tiếng [ nhớ nhỏ từ từ] giống như mạch nhái bằng băng cối hồi xưa , nó xài tới 3,4 đầu từ, thì chắc cú.

 Ráp ít tầng khuếch đại thì ít hú hơn ráp nhiều tầng , bù lại ráp nhiều tầng thì có thể tăng cường basse treble.

 Ampli ca hát nên có thêm bộ EQ, ít nhất là 10 cần chỉnh , hai ba chục cần thì càng tốt , thế nào ta cũng tìm được một cần triệt hú đấy!!!

Đáp tuyến tần số ampli nên bằng phẳng , điều này có nghĩa là hệ số khuếch đại tần thấp, tần trung và tần cao tương đối đều. Bạn phải ráp 1 mạch phát sóng sin hay sóng tam giác với 3 tầm chỉnh 40Hz, 400 Hz, và 10Khz[ có trong sách đấy], cho vào ngõ vào của ampli, ngõ ra gắn Volt kế AC song song 2 đầu loa.Bạn sẽ thấy ở tần thấp[40Hz] volt đo rất thấp, ở tần trung[400Hz] volt đo cao và ở tần cao[10Khz] thì volt có thể rất cao hoặc thấp hơn tần trung tuỳ theo bạn xài các tụ pi vắt ngang BC của Trans hoặc hai chân Opamp cao hay thấp.Bạn cứ chỉnh tụ hoặc trở tuỳ ý, nhớ là vặn các nút Bass Treble Mid tối đa nhé, chỉnh mới đúng. Bạn để các nút này ngay giữa rồi chỉnh thì sẽ trật khi vặn lớn.

Phần EQ thì bạn khỏi chỉnh cứ đặt các nút ngay giữa. Khi bạn chỉnh đặc tuyến tần số bằng phẳng thì sẽ thấy ampli nghe hay mà ít hú.

 Lúc máy đang hú [ ví dụ bạn để Micro gần loa] bạn dùng tụ pi [từ vài trăm đến vài ngàn pi] chấm vào BC của Trans hoặc 2 chân đảo của Opamp sao cho hết hú. Khi đó tiếng sẽ đục , không trong trẻo nữa. Không sao, bạn xài tụ liên lạc nhỏ lại [ ví dụ lúc đầu là 10uF bạn chỉnh còn .1uF, …vv..] và nhớ tăng hệ số khuếch đại của tầng đó lên.Còn nếu không muốn xài tụ liên lạc nhỏ sợ mất trầm thì bạn dùng 1 mạch lọc chọn tần số [ vài Khz] nối từ cực E xuống masse hoặc nối từ ngõ đảo của Opamp xuống masse.Mạch lọc ráp bằng 1 trans. Bạn xem trong sơ đồ EQ 10 cần xài trans mà ráp theo.

 Thông thường Volume vặn lớn hơn phân nữa thì sẽ hú , đó là do vì công suất ampli của bạn nhỏ.Bạn cứ ráp công suất mạnh đại đi [ cả ngàn W cũng được] rồi vặn volume nhỏ nhỏ thôi, vặn nhỏ của ampli cả ngàn W sẽ bằng vặn lớn của ampli vài trăm W.Kết quả là không hú, không tin bạn thử xem?!! Mạch ampli cả ngàn W đơn giản ,dễ ráp tôi có post lên ở mục “mạch amplifier”, bạn tìm xem nhé.

 Khi không có tiếng nhạc thì ta chỉnh Mic nghe hay lắm, không hú. Nhưng khi có tiếng nhạc thì làm sao đâu ấy!!! Chỉnh cho Mic lớn thêm thì ..hú ! Tôi biết có 1 mạch Diguitarl Mixer cũng dễ ráp, bạn cho tín hiệu Mic vào một đầu, và tín hiệu nhạc vào một đầu. Cứ thoải mái ca hát ,ca ra ca ,nhạc ra nhạc, không bên nào lấn lướt bên nào.Cho dù bạn vặn tiếng nhạc ành đùng đi nữa thì tiếng ca dù vặn nhỏ vẫn rõ ràng. Hay lắm đấy.

Nói về loa

 Nên xài loa có hiệu suất cao.Cách thử là cùng loại 8 ohm hoặc 4 ohm bạn đấu vào ampli nghe coi cái nào lớn tiếng thì chọn xài cái đó.Loa 8 ohm và loa 4 ohm theo nguyên tắc thì 4 ohm sẽ nghe lớn hơn, nhưng nếu hai cái nghe bằng thì bạn nên xài loa 8 ohm, nếu có 16 ohm nghe lớn thì càng tốt. Loa càng lớn ohm thì ampli càng nhẹ tải , mát sò, âm thanh ra trung thực. Nhờ xài loa hiệu suất cao nên bạn có thể vặn Volume nhỏ được.Kết quả ít hú.

 Xài loa Fulrange, tức là loa có vành nhúng bằng vải, cứng,…

 Xài loa có cục nam châm lớn, nặng

 Treble còi nên để riêng, xoay hướng ít hú nhất.

 Thùng loa nên đặt cao qua khỏi đầu nếu có thể.

 Nên kiếm biến trở dây quấn để chỉnh cho loa Treble. Bạn đừng gắn loa treble vào , chỉ chỉnh loa bass thôi, sao cho âm thanh thật hay, sao đó mới gắn loa treble, lúc này nó sẽ hú, bạn chỉnh biến trở cho nó nghe nhỏ lại.Thùng loa Liên Xô có hai biến trở chỉnh Treble và Mid đấy.


Nói về micro :

 Micro có số ohm cao hơn thì sẽ ít hú hơn. Ví dụ micro 600 ohm sẽ ít hú hơn micro 200ohm. Thông thường micro 600 ohm có đường kính cuộn dây lớn hơn micro 200 ohm, nếu bạn mở đầu micro ra quan sát sẽ thấy màn micro và cuộn dây. Bây giờ thường thấy là micro 600 ohm.

 Micro mắc tiền hơn thì ít hú hơn ?? Phần lớn là như thế, nhưng cũng không phải là tất cả.Có khi tôi mua đầu micro 3.500 vnd [loại rẽ tiền] thay vào đầu micro gin [bị hư] ,hát karaoke cũng tạm được đấy.

 Thiết kế ống micro cũng ảnh hưởng đến sự “hú” đấy. Nhiều khi bạn thay đầu micro vào thì bị hú hơn lúc trước. Bạn khoan gắn đầu micro vào vỏ, mà cứ để ở ngoài rồi ca hát thử xem sao. Sau đó từ từ gắn vào rồi điều chỉnh , trám trét, nhét bông gòn, bịt kín,…sao cho khi ở ngoài thế nào thì gắn vào trong cũng vậy. Bởi vì dưới đít micro có 1 lỗ hơi, khi để ngoài không khí sẽ khác với khi gắn vào vỏ micro.Việc này cũng giống như ta gắn loa vào thùng .Tôi thường thấy là đầu micro được bọc kín trước khi để vào vỏ.Nếu thấy khó khăn khi đặt vào vỏ thì bạn chế biến cho nó “ nằm đội lên”, lúc này không liên quan gì đến vỏ, vỏ chỉ là để cầm tay.

 Miếng giấy đen dán giáp vòng đầu micro là để điều chỉnh đáp tuyến tần số của micro.Ta có thể dùng kim khoét lỗ cho “thông” .Dán bít là treble, gở ra là basse.

 Có khi bạn gặp trường hợp như vầy : gõ gõ thì nghe lớn trong loa lắm, nhưng nói vào micro thì không nghe [hoặc nghe nhỏ xíu], đó là cuôn dây micro bị hở keo, bó tay!!! Cũng có khi bạn gặp trường hợp micro nghe không có “bass”, tiếng chát ngắt, hú hí,… đó là bạn để micro rớt xuống đất nên kẹt col , bó tay!!!

 Có một cách làm micro bớt hú là bạn ráp khuếch đại xài pin trong vỏ micro, tín hiệu micro mạnh sẽ làm cho ta không cần vặn volume lớn.Giảm tối đa sự rè rẹt khi bị lỏng dây rack ghim vào máy.Làm khuếch đại bạn có thể gia giảm bằng tụ điều chỉnh theo ý mình.Micro không dây là điển hình đấy. Nó ít hú và lớn hơn micro có dây!

 Micro đặt sát miệng sẽ ít hú hơn xa miệng , do ta chỉnh volume nhỏ được.Nhưng gặp người hét lớn vào thì bó tay!! Tiếng nghe nghẹt liền.

 Bàn tay bóp vào vỏ lưới micro [ bắt chước ca sĩ trên TV] thì.. hú bà chạy!!!

Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Dàn Âm Thanh 8 (cuối)

III/ Cách vận hành các thiết bị

Trong phần này, có rất nhiều thiết bị nên phải chia làm nhiều đoạn, mỗi post chỉ viết về một vài mục.

Trước hết, các bạn hãy xem sơ đồ dưới đây để hiểu về cách vận hành của hệ thống AT SK cơ bản.





Qua sơ đồ trên, tín hiệu input đưa vào mixer sẽ được trộn đều và xuất ra bằng 2 ngã main out (stereo out) xuống Equalizer, 2 cái đơn hoặc 1 cái đôi. Sau khi rời EQ, tín hiệu nhập thẳng vào crossover ( các loại effect khác, nếu có, cũng mắc rẽ nối tiếp ở đây, trước khi vào crossover).

Từ crossover, tín hiệu chia làm 2, Hi được đưa vào ampli của loa full-range. Nếu hệ thống dùng nhiều way thì cũng đấu ampli như vậy. Ngã ra Lo thì lấy 1 channel của compressor và nối xuống sub bass ampli. Bạn muốn loa sub chạy stereo thì dùng cả 2 chnls của compressor. Nhưng ở sơ đồ trên, theo kinh nghiệm chung của giới AT, bạn nên cho sub chạy theo chế độ mono, nghĩa là chỉ xử dụng 1 bên của crossover và compressor đưa xuống ampli, đấu chung 2 chnls lại và xuất ra loa. Điều này để tránh tiếng ồn do cộng hưởng bởi 2 chnls sub nếu tín hiệu khác nhau mang lại. Còn dư 1 bên của compressor để dùng cho chuyện khác, insert vào mixer để chỉnh tiếng kick của trống chẳng hạn.

Ở trên mixer, bạn lấy tín hiệu từ ngã aux out đưa vào 1 EQ đơn và dùng ampli monitor làm công suất cho các loa monitor trên SK. Nếu dùng 2 hệ thống monitor, ca sĩ và ban nhạc riêng, bạn dùng thêm một đường aux 2 nữa, cũng qua EQ và ampli như aux 1.

2 effect thì dùng đường aux send và aux return của 2 aux kế tiếp 3 và 4. Noise- gate thì dùng đường insert phone jack ¼” của mỗi input chnl của mixer. Thiết bị này chuyên dùng để chỉnh sửa tiếng trống jazz cho rõ tiếng, gọn gàng.

-Mixer:

Như tên gọi, mixer (nếu có trên 20 chnls thì thường gọi là mixing console) là thiết bị dùng để trộn tất cả các tín hiệu AT, khuếch đại, chỉnh sửa và xuất sang những thiết bị khác bằng nhiều ngã khác nhau. Vì đã giới thiệu những tính năng của mixer trong phần trước, trong phần này chỉ nói về cách vận hành.

Sau khi đã set tất cả các thiết bị AT đúng theo sơ đồ nguyên lý trên, bạn kiểm tra lại cho thật chắc rồi bắt đầu khởi động hệ thống.

Trên mixer, bạn tắt tất cả những biến trở chỉnh âm lượng (gain, aux send, chnl fader, groups, aux return, master v.v) về zéro. Những biến trở chỉnh âm sắc và panpot (balance) thì set ở giữa, flat hay 0dB. Tất cả EQ, Effect, Crosover, Compressor, Amplifier cũng vậy, biến trở âm lượng đều tắt.

Bạn nối một player (CD, MD) vào một channel stereo tape in trên mixer, cho disk sound check mà bạn quen dùng nhất vào rồi cấp nguồn cho mixer và tất cả các thiết bị, ngoại trừ ampli sẽ cấp nguồn sau cùng.

Bạn set fader của chnl tape in ở mức 0dB, bấm sw on (mute) và bấm sw stereo (chưa xử dụng sw group), sau đó set 2 (có thể chỉ 1) fader của Master out ở mức 0dB.

Cho disk player chạy, từ từ nâng biến trở gain (trim), theo dõi đồng hồ (LED) hiển thị master VU metter cho đến khi nó dừng ở mức 0dB, không để lố qua vạch đỏ. Nếu hai bên left, right không cân bằng, có thể điều chỉnh lại bằng biến trở panpot.

Sang EQ và các thiết bị khác, tuần tự từng cái một. EQ thì set tất cả các band giải tần ở giữa, mức flat, có thể bấm bypass để vô hiệu hóa phần chỉnh sửa. Volume thì nâng lên cho tới khi đèn VU báo ở 0dB. Nếu EQ chuẩn thì mức tín hiệu sẽ ở giữa 0dB, có thể gia giảm đôi chút. Crossover cũng vậy, chỉnh volume ở 0dB, cả hai giải Hi và Lo. Riêng tần số cut của sub bass, bạn set ở mức trung bình = 100 Hz.

Những thao tác trên cốt yếu là để set cho tất cả các thiết bị đều có tín hiệu Input và Output nằm trong mức chuẩn. Sau khi đã kiểm tra chắc chắn, bạn cấp nguồn cho ampli. Đợi 10 giây cho mạch protect hoạt động, từ từ nâng biến trở âm lượng của từng ampli lên tới mức vừa đủ nghe tùy theo không gian nơi bố trí loa. Tất cả ampli nào cùng chung 1 way thì biến trở đều ở cùng 1 mức. Nên nhớ nếu set lên mức 0dB là ampli đã xử dụng hết tải công suất, nên set tối đa ở -10dB là là tối đa. Ampli nào không có mức 0dB thì xem đèn báo peak level, tuyệt đối không để sáng đèn này.

Trở lại mixer, sau tắt player, bạn cắm micro chính vào 1 trong những chnls nào tùy ý. Cũng như ở chnls tape-input, bạn set fader lên 0dB rồi thử nói vào micro và nâng biến trở gain cho loa bắt đầu kêu và đến khi đèn VU metter lên dưới ngưỡng 0dB. Sau khi chỉnh âm sắc cho micro, bạn cắm tất cả micro còn lại vào mixer và set tất cả cũng như micro chính. Nên xử dụng micro cùng loại để khỏi mất thời gian chỉnh riêng rẽ từng cái một. Micro dùng cho bộ trống jazz sẽ viết trong phần dưới.

Các nhạc cụ cũng làm theo thao tác như chỉnh micro chính, vì độ nhậy của từng loại nhạc cụ khác nhau nên fader cũng giữ mức 0dB, chỉ chỉnh biến trở gain thôi, khi vào chương trình mới chỉnh fader. Như thế tín hiệu nhập sẽ được cân bằng trong mixer nhất.

Đến phần set group. Tùy theo hãng sản xuất, bên cạnh fader chnls có từ 2 đến 4 sw bấm để chọn group cho từng chnl. Nếu không dùng group, thì phải bấm sw stereo, lúc này tín hiệu chì effect theo fader master. Nếu bấm sw group 1-3 và tắt sw stereo chẳng hạn, tín hiệu sẽ chia 2 và đi vòng sang 2 fader 1 và 3 và out ra ngõ group out 1 và 3. Bên cạnh group fader có thêm sw stereo, nếu bấm sw này, tín hiệu sẽ nối thêm sang fader master, group 1 nối sang left, group 3 nối sang right. Sw 2-4 cũng vậy, efect cho group 2 và 4. Cũng như mọi fader khác, fader cho group cũng set ở mức 0dB.

Công dụng của group là để nâng và hạ một số chnls đã chọn trước trong khi biểu diễn, lúc đó không thể nhanh chóng tăng giảm nhiều chnls một lúc được. Thí dụ bạn set group 1-3 cho nhạc cụ, group 2-4 cho những micro của trống jazz chẳng hạn. Những mixer cao cấp có thể có tới 8 groups, việc xử lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phần Aux out (auxiliary out) là để quản lý những loa monitor trên SK và những effect đấu paralell (đôi khi còn gọi là FX) như delay, reverb v.v. Tuỳ theo có chia ra nhiều line loa monitor hay không, bạn có thể cho từng chnl đưa qua những line đó. Chỉ thị từng line này là aux 1, 2, 3 v.v. out ra ngoài bằng aux out (aux send) tương ứng 1, 2, 3 v.v. Muốn cho chnl nào phát ra line nào thì vặn biến trở của aux đó lên, thường là set ở mức giữa, đều nhau. Thí dụ ca sĩ chính thì được cho nghe loa monitor đặt ngay trước mặt tiếng của chính mình đang hát, nhạc công trống jazz thì nghe toàn thể AT ngoại trừ tiếng trống của mình (vì sẽ bị feed back nếu đặt gần micro trống), ban nhạc thì nghe tiếng nhạc cụ của mình (nếu không có instrusment amplifier) và tiếng ca sĩ. Nói chung là người nào muốn nghe gì, có đó. Trên những SK lớn, số lượng loa monitor rất nhiều, phải có thêm một mixer chuyên dùng gọi là monitor mixer đặt bên hông SK, do một soundman khác quản lý những loa này. Tất cả các tín hiệu trên SK đều được đưa vào mixer monitor và rẽ nhánh song song xuống mixer FOH bằng 1 bộ cable chuyên dùng. FOH soundman, vì vị trí ở xa quá, không thể xử lý tốt được những gì trên SK.

Ở mỗi chnl, bên cạnh dãy biến trở aux thường có 1 sw gọi là pre hay EQ. Sw này có tác dụng cho tín hiệu khi ra ngã aux có qua phần tone chỉnh sửa âm sắc hay không, thông thường thì nhấn xuống để cho qua tone. Riêng những nhạc cụ nếu đã có qua ampli chỉnh sửa âm sắc rồi thì bạn nên để nguyên. Đôi khi loa monitor cho ca sĩ chính cũng được yêu cầu này vì họ muốn nghe giọng thật chưa chỉnh sửa.

Sau đây là hình chụp của 1 mixer PA dòng cao cấp hiện nay, rất trung thực và chính xác.

MIDAS series Verona, 40 channels, 8 groups.



-Delay, reverb:

Thiết bị effect đấu nối với mixer qua 2 ngã: input nối với aux-out (aux-send) và output nối với aux return (còn gọi là FX) của mixer. Thường thì dùng 2 thiết bị, 1 làm tiếng delay (lập lại), 1 làm tiếng reverb (vang). Hai thứ tiếng này khi mix lại sẽ làm tiếng hát đầy và sáng hơn. Những thiết bị sản xuất gần đây cao cấp hơn, có thể tạo cùng lúc 2 thứ tiếng effect, cho nên có thể chỉ cần dùng 1 thiết bị. Bạn nên set effect sao cho nó bỏ tiếng đầu tiên, để khi mix vào mixer sẽ không chồng lên nhau làm sái tiếng normal. Theo kinh nghiệm của nhiều soundman, bạn nên lấy 1 chnl stereo nếu còn dư của mixer dùng thay cho aux return. Cách này có đặc điểm là có tiếng efect stereo và khi qua phần tone của chnl, bạn sửa âm sắc lại một chút sẽ hay hơn.

-Crossover:



Hình trên là 1 dynamic crossover đơn giản nhất. Khi xử dụng chế độ stereo (2 input), nó sẽ chia ra cho mỗi channel 2 ways, khi xử dụng chế độ mono (1 input), nó sẽ chia làm 3 way. Đặc biệt trong thiết bị này là thêm phần cho subbass, 2 ngã tín hiệu vào được đấu chung thành mono và chỉ có 1 ngã output duy nhất.

Cách chỉnh cũng rất đơn giản, bạn nên set biến trở input và những gain output đều ở mức chuẩn 0dB. Biến trở Xover freq của subbass set ở mức trung bình là 100Hz, nếu loa sub tốt và ampli mạnh có thể hạ xuống 80Hz. Những way còn lại là tùy thuộc vào thông số của loa bạn đang dùng.

-Compressor:



 

Như tên gọi, compressor chuyên dùng để nén tín hiệu AT. Thiết bị này thường tích hợp thêm một tính năng nữa là limiter (hạn chế).

Limiter dùng để hạn chế âm lượng theo ngưỡng peak do người dùng cài đặt. Quá ngưỡng này, thiết bị tự động điều chỉnh âm lượng nhỏ lại (auto level) không cho vượt ngưỡng, nhưng âm sắc hoàn toàn không thay đổi.

Trái lại, compressor cũng hạn chế âm lượng nhưng bằng cách nén lại. Bạn có thể hình dung đường biểu diễn hình sin của AT, khúc nhỏ bên trên bị đè xuống cho bẹt đầu tới mức ngưỡng, gần như là bị hớt phía trên, nếu ngưỡng thấp quá và nén cực mạnh thì thành ra gần giống như sóng vuông. Effect này làm cho AT phát ra nghe có vẻ gọn và chắc hơn trước khi nén. Dùng riêng cho từng nhạc cụ thì rất tốt, nhưng khi dùng cho toàn bộ hệ thống thì soundman phải rất cẩn thận.

Limiter cũng có khuyết điểm của nó, nếu trong hệ thống có 1 AT bất kỳ nào đó đột nhiên quá âm lượng vượt mức peak đã set (như nhạc cụ rò rè, feed back chẳng hạn), auto level sẽ tự động giảm tức thì âm lượng toàn bộ của hệ thống dù cho những AT khác hoàn toàn không bị over. Mức giảm này mạnh hay nhẹ tùy theo tín hiệu vượt peak nhiều hay ít.

Biểu đồ biểu diễn của hình sin AT khi qua từng tính năng:



Sau đây là những hiệu ứng cơ bản để chỉnh compressor.

Expander/gate: Lựa chọn mức tín hiệu sẽ vào thiết bị. Set ở mức nào, tất cả tín hiệu nhỏ hơn sẽ bị filter, không vào được thiết bị. Expander cho phép có thời gian trễ, nhưng gate thì effect tức thì.

Threshold: Đây là điểm ngưỡng mà tín hiệu bắt đầu bị nén. AT khi qua mức này sẽ bị nén theo các chế độ mà bạn sẽ cài đặt. Nếu bạn set ở 0dB thì coi như âm thanh sẽ không bị tác động bởi thiết bị.

Ratio: Định mức giảm âm lượng theo tỉ lệ. Thí dụ ở tỉ lệ 4:1, tín hiệu khi vượt qua mức ngưỡng, cứ mỗi 4dB sẽ bị giảm xuống còn 1dB so với ngưỡng. Nếu set ở 1:1, tín hiệu sẽ không bị nén. Tỉ lệ này tối đa có thể lên tới 10:1.

Attack: Ấn định thời gian sẽ bắt đầu nén khi tới ngưỡng, thường tính bằng m/second.

Release: Ấn định thời gian khi đã nén và trở lại mức ban đầu, cũng tính bằng second.

Trong 1 số thiết bị có thêm tính năng auto cho attack và release. Khi bấm nút này, thiết bị sẽ tự động chỉnh thời gian attack và release tùy thuộc tín hiệu input.

Soft/hard knee: Khi set sang soft knee, chế độ nén sẽ diễn ra mềm và chậm hơn, từ trước cho đến sau mức ngưỡng. Hard knee dứt khoát nén từ mức ngưỡng.

Limiter: Hạn chế biên độ tối đa của âm lượng. Khi set ở mức nào thì không có tín hiệu nào có thể vượt qua được. Khi chỉnh lên mức max, coi như vô hiệu hóa tính năng này.

Có thể kiểm tra âm lượng bằng hệ thống đèn báo VU LED. Nhấn Sw In/Out để đổi sự hiển thị giữa 2 tín hiệu input và output để xác định có bị giảm biên độ khi qua compress và limit. Đặc biệt là thiết bị này ít khi có biến trở input (có lẽ không cần thiết vì lấy từ thiết bị khác output ra đã chuẩn rồi), biến trở output dùng để nâng bù âm lượng cho cân bằng khi qua thiết bị khác.

Ngoài ra còn có thêm đèn LED Gain Reduction. Hệ thống đèn LED này báo mức âm lượng đã bị nén là bao nhiêu dB. Có thể hiểu rằng, khi không có đèn nào sáng là tín hiệu không hề suy giảm, càng sáng nhiều đèn là càng bị nén nhiều.

Có nhiều loại compressor có thêm chức năng Link hoặc Stereo Link. Tùy theo hãng sản xuất có loại chức năng này nối hiệu ứng của 2 chnls của compressor và lấy mức trung bình, có loại thì vô hiệu hóa chức năng chỉnh của 1 chnl, chỉ cần chỉnh 1 bên là sẽ xảy ra hiệu ứng của cả 2 bên.

Compressor còn nhiều tính năng nữa, nhưng trong những bài AT cơ bản này chưa tiện nói thêm.

Qua phần trên, các bạn đã có thể phần nào hiểu được kỹ thuật của 1 thiết bị compressor đơn giản nhất. Về áp dụng, bạn có thể đặt nó ở bất cứ tầng nào của hệ thống AT. Nếu chỉnh toàn bộ, bạn set nó sau EQ. Cũng có thế set sau crossover để chỉnh riêng cho từng way. Ngoài ra còn có cách insert vào từng chnl để chỉnh riêng cho từng nhạc cụ, vocal v.v. Rồi nếu muốn, bạn insert vào stereo group của nhạc cụ để chỉnh sửa riêng toàn bộ group này. Còn có loại tích hợp 4 compressor trong 1 thiết bị, vậy rất dễ dàng cho bạn tùy nghi xử lý.

Riêng các bạn mới vào nghề, khi áp dụng, lúc đầu nên chỉ dùng compressor cho phần sub bass thôi, như tôi đã vẽ trong (1). Và dùng noise gate (giống compressor, nhưng đơn giản hơn) insert vào giàn micro của trống jazz.

Khi chỉnh sửa, bạn set tất cả nút hiệu chỉnh về vị trí flat, không tác dụng. Thí dụ biến trở output và threshold ở 0dB, gate min (off), limiter peak ở max (off), ratio ở min (1:1), attack và release ở min (nhanh nhất), có thể dùng auto nếu mới chỉnh lần đầu, knee ở hard (cho dễ nghe tác dụng).

Ở compressor, bạn nâng ratio lên 1 mức ấn định, thí dụ 4:1, rồi giảm dần threshold cho tới -15dB chẳng hạn. Trong giai đoạn chỉnh sửa này, bạn để ý nghe AT thay đổi như thế nào rồi tìm mức set theo ý bạn. Gate cũng vậy, bạn nâng dần cho tới khi được AT vừa ý.

Gợi ý:

Bạn dùng gate để cut các tạp âm nhỏ, để làm gọn tiếng lại, như tiếng trống tom, snare. Loa sub bass qua gate sẽ mất tiếng rền thùng.

Compress dùng để nén tiếng bass và kick cho có lực thêm vào, nếu nén ít và soft knee sẽ cho tiếng bass mềm, ngược lại, nếu nén mạnh và hard knee sẽ ra tiếng bass sâu, pha thêm gate vào như thế nào tùy ý bạn.

Limiter dùng để hạn chế quá tải ampli và loa, nâng tín hiệu lên cho đến khi đèn peak trên ampli sáng, trả ngược biến trở limiter cho đến khi đèn vừa tắt là được (để ý lúc thay đổi gain của ampli, phải check lại).

Cuối cùng, xin nói, tôi không phải là 1 soundman nên không thể hướng dẫn các bạn thêm nhiều chi tiết về cân chỉnh được nữa. Nhưng khi bạn đã hiểu hết về kỹ thuật, tính năng của compressor ở trên cộng với tai nghe AT và thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của bạn, tôi tin rằng bạn sẽ có cơ hội nắm rõ thiết bị này.

Sưu tầm

Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Dàn Âm Thanh 7

Chương 02 : Các lý thuyết cơ bản về âm thanh.

I / Định nghĩa về âm thanh.

Âm thanh trong thế giới tự nhiên (natural sound), đường biểu diễn bắt buộc phải là một hình sin cơ bản. Đó là những voice chúng ta nghe được chung quanh ta như những tiếng động, lời nói v.v , không phải do những thiết bị điện tử phát ra. Giải tần số mà con người nghe được nằm trong khoảng từ 20Hz đến 18KHz, nhưng cũng có ngoại lệ (tôi đã từng thử nghiệm thực tế có một soundman VN có thể nghe tới 24,5 KHz, rất hiếm có). Nhiều sinh vật khác như chó, mèo có thể nghe được giải tần cao hơn nhiều so với con người (siêu âm).

Âm thanh hình sin là AT đơn giản, giống như phát ra ở máy phát sóng hạ tần. Những AT ta nghe thật ra là do nhiều họa tần chồng lên tạo thành. Bạn có thể vào window media player, nghe một bài nhạc bất kỳ rồi chọn bar and waves = Scope sẽ thấy được hình biểu diễn của những sóng AT này.





Từ khi có những thiết bị điện tử, âm thanh nhân tạo bắt đầu hình thành. Khoảng đầu thập niên 70 những nhà sản xuất organ như hãng Yamaha đã dùng công nghệ chỉnh sửa âm thanh gốc tạo thành những AT không thể có trong thế giới tự nhiên. Từ những model organ như IC 30, rồi tới series SK bắt đầu tạo thành những lãnh vực âm thanh mới gọi là Synthesizer. Vậy là tùy hứng, ta có thể chỉnh, sửa, bẻ cái hình sin thành những hình bất kỳ nào, nếu muốn. Vuông, tròn, nhọn, răng cưa hoặc trên tròn dưới nhọn v.v đều ra một voice khác nhau, nhưng âm vực đều giống nhau là vì nó cùng chung một tần số. Bạn nào là nhạc công, nhạc sĩ có lẽ đã biết sự tương ứng giữa tần số AT và các nốt nhạc. Các nhạc cụ điện tử hiện đại hoặc những AT trong những bài disco là áp dụng của phương thức này, hoàn toàn không có trong thế giới tự nhiên.

Từ khi có kỹ thuật số ra đời, thì việc chỉnh sửa AT lại càng dễ dàng hơn, muôn hình vạn trạng. Nhưng chưa chắc sửa lại thì nghe hay hơn đâu. Các hãng sản xuất phải dày công nghiên cứu, thỉnh thoảng mới đưa ra được một công nghệ mới được.Thí dụ, bạn muốn AT nghe có cảm giác “dầy” hay “mỏng” hơn, thì có thể lấy BBE chỉnh cho cái hình sin có hai cạnh biên mập ra hay ốm bớt là xong. Còn muốn nghe “bén” một tí thì vuốt cái đầu hình sin cho nó nhọn hơn bằng một thiết bị khác. Còn nhiều cách khác, nhưng chung qui chỉ là xoay quanh chuyện chỉnh sửa cái hình sin đó thôi. Và cũng chính vì có thể chỉnh sửa được, mà có nhiều ca sĩ trong studio thì hát rất hay mà khi ra hát live thì nghe khác hẳn, là do AT live hầu như ít khi sửa, chỉ khuếch đại và điều tiết âm sắc.

Độ sái giọng (méo tiếng) (distortion) là so sánh giữa tín hiệu hình sin chuẩn input và output ra. Kỹ thuật cao cần độ distort dưới 1‰. Nếu bạn nhìn bằng oscilloscope mà thấy hình sin vừa hơi méo một tí là đã méo cả vài chục % rồi, phải có máy chuyên dùng mới đo được chính xác. AT mà nghe bể, rè, nghẹt là đã có sự distort ở tầng nào đó rất nhiều rồi, phải khắc phục nhược điểm này trước tiên.

Một thiết bị khác rất quan trọng là dây dẫn tín hiệu. Nếu sử dụng dây unbalance (1 giáp+1 ruột) thì không thể truyền đi xa được. Kéo dài sẽ bị giảm biên độ và giảm nhiều hơn ở tần số cao. Giảm biên độ còn xử lý được bằng cách nâng khuếch đại, nhưng giảm giải tần thì bó tay. Chưa kể còn dễ bị nhiễu (noise) bởi những thiết bị khác và ngay cả trong sợi dây như tiếng vỗ dây chẳng hạn. Chỉ có thể giảm bớt khuyết điểm trên bằng cách hạ tổng trở Z của nguồn tín hiệu. Tuy tổng trở của microphone đã hạ thấp tới 200Ω và tín hiệu là 600Ω nhưng cũng chỉ giới hạn độ dài tối đa là 50 feet (16 mét). Về sau phát minh ra cách sử dụng dây balance (1 giáp+ 2 ruột) thì khuyết điểm trên mới hoàn toàn được khắc phục.

Tín hiệu đi trong dây balance gồm 1 phase + dẫn tín hiệu bình thường như dây 1 ruột. Dây còn lại là phase – có tín hiệu ngược phase đối xứng với phase +. Vì mang cùng lúc 2 tín hiệu này nên nếu có những tín hiệu lạ khác với 1 trong hai (như là noise), sẽ bị triệt tiêu. Sợi dây nào giảm biên độ sẽ có sợi kia bù lại khi dẫn tới thiết bị khác. Vì vậy, trên lý thuyết, dây balance có thể kéo dài tối đa tới 1000 feet (300 mét).

Trước đây, thiết bị điện tử AT phải dùng biến áp loại nhỏ để tạo buffer balance cho các ngõ in out, sau này nhờ có op-amp nên đơn giản hóa đi nhiều. Trong một hệ thống âm thanh cũng cần chú ý khi hàn dây tín hiệu giao tiếp. Chỉ cần 1 sợi dây hàn ngược cực 2, 3 của jack XLR3 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cả hệ thống.

Lý thuyết về âm thanh thì đơn giản chỉ có vậy, nhưng rất quan trọng. Là soundman, bạn phải tìm hiểu thêm âm thanh là gì, rồi khi qua thiết bị này, thiết bị kia thì nó sẽ biến đổi ra sao ? Bạn hãy tự tập suy nghĩ có logic và sáng tạo. Lúc đó, bạn sẽ tự mình giải quyết được nhiều vấn đề về những kỹ thuật âm thanh khác mà tôi chưa thể viết ra ở đây.



II / Các thông số kỹ thuật.

Phần này bao gồm những thông số của các thiết bị AT giao tiếp với nhau nên cũng rất đơn giản, nhưng bạn cũng phải nắm rõ để setup hệ thống AT cho chính xác.

Trước hết là microphone. Tổng trở Z ấn định cho hầu hết các loại micro xử dụng cho AT là 200Ω, với độ nhậy (sensitivity) khoảng từ -40dB đến -20dB (có thể gia giảm chút ít). Có vài loại micro đặc biệt (thường dùng trong studio) có tổng trở là 600Ω. Tần số đáp tuyến (frequency response) từ 40Hz đến 15KHz, loại condenser có thể lên tới 18KHz. Microphone xử dụng cho ampli đèn (tube amplifier) thì phải có Z bằng 50KΩ mới phù hợp.

Tín hiệu nhập của mixer ở ngõ mic input có độ nhạy rất cao, ở 200Ω vào khoảng -130dB đến + 20dB. Ngõ nhập line in thì lại khác : Z = 10KΩ nếu dùng unbalance, 20KΩ nếu dùng balance, độ nhạy từ -10 đến + 40dB. Các ngõ Tape/CD in cũng vậy, Z = 10KΩ, độ nhạy +20dB (tín hiệu output của player vào khoảng 100mV, 10KΩ). Ngoài ra, tất cả các giao tiếp khác đều dùng chuẩn 0dB làm mốc.

Nói qua về định nghĩa của chuẩn giao tiếp các thiết bị AT 0dB : 0dB là tín hiệu có điện áp 0.774 V RMS, tức là đo được 1 VAC khi đặt ở tổng trở Z = 600Ω. Và một cách gọi khác là .001w (1miliwatt) khi Z = 600Ω. Chuẩn này dùng chung cho tất cả các thiết bị AT pro. Nhiều khi các bạn đọc manual thấy có sự khác biệt như Z chẳng hạn (các hãng SX hay làm vậy cho có sự khác biệt), có thể thấp hoặc cao hơn một chút. Nhưng bù lại, số dB cũng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ nghịch tương ứng, nên vẫn tương thích kỹ thuật. Nếu có thể được, bạn nên dùng tất cả các thiết bị chung một hãng sản xuất, tránh phải lo nghĩ về vấn đề này.

Qua những thông số trên, các bạn đã thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hai dòng máy pro sound và HiFi. Nếu vô tình dùng lẫn lộn, chẳng hạn lọt vào hệ thống một thiết bị EQ của HiFi, hậu quả sẽ không lường được.

Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Dàn Âm Thanh 6

VI/ Các thiết bị phát âm - loa (speaker).

Loa là thiết bị AT làm biến đổi điện năng từ amplifier thành cơ năng, dao động màng loa phát ra âm thanh. Nó gồm một số vòng dây (coil) kim loại bọc emay nằm giữa một từ trường do một nam châm vĩnh cửu (>16.000gausse) tạo ra. Vòng dây này được gắn liền với một màng rung tạo âm, chất liệu màng này có thể bằng giấy bồi, kim loại (nhôm), cao su v.v tùy thuộc hãng sản xuất. Khi có dòng điện đa tần từ ampli làm vòng dây và màng rung theo. Tất cả được một khung sườn làm cố định tất cả làm thành loa hoàn chỉnh.









Khi muốn đáp tuyến tần số của loa cao hơn, thì đổi chất liệu của màng loa thành fiber hoặc nhôm. Đặc biệt có loại loa làm bằng gốm (ceramic) áp điện phát ra tần số siêu cao nhưng công suất chịu đựng rất nhỏ nên không thông dụng.





Loại super high :




Để tiện dụng, không chiếm không gian có hãng còn sản xuất loại loa 2, 3 trong 1 như sau:




Kích thước của một cái loa (chưa có thùng) thì vô chừng, nó có thể nhỏ bằng đồng xu như loa gốm và lớn thì tới nỗi phải chở bằng xe tải 18 bánh. Tên gọi bằng đường kính của khung loa tính bằng inch như 10”, 12”, 15”, 18” và ở VN hay gọi tương ứng bằng 2,5 tấc, 3 tấc, 4 tấc và 5 tấc cũng chưa xác định hết tất cả các loại loa.

Công suất chịu đựng của loa ấn định bởi lực từ trường của nam châm vĩnh cửu và sức chịu nhiệt của vòng dây. Khi quá tải, điện năng áp vào vòng dây không còn sinh thêm ra cơ (động) năng nữa sẽ sinh ra nhiệt năng (nguyên lý bảo toàn năng lượng) làm coil tăng nhiệt và cháy.

Công suất của loa pro thường được tính theo công suất thực RMS (Root Mean Square). Như đã viết ở phần amplifier, công suất danh định theo công thức P = U² / Z chỉ là công suất đo được với độ méo tiếng < 1‰. Nhưng vì nó là dòng điện xoay chiều hình sin, nên công suất thực tế RMS tính bằng watt chỉ bằng khoảng 0.774 công suất đo được (danh định). Nhiều nhà sản xuất còn phân biệt 2 loại công suất RMS của loa là Continuous (liên tục) và Peak (đỉnh).

Thông số của loa được tính bằng tổng trở Z (impedance), thường là 4, 8 và 16Ω. Cần phân biệt giữa Z (tổng trở) và R (điện trở). Z được đặt bởi nhà sản xuất tính theo chất liệu của coil và độ từ thông của nam châm. Khi nói loa có tổng trở 8Ω, thật sự điện trở R đo được dao động khoảng 5, 6Ω. Tổng trở càng cao, loa dễ đáp ứng tần số thấp hơn, và ngược lại.

Chuẩn giá trị chất lượng của loa được tính bằng số dB đo được ở khoảng cách xa loa 1mét, khi truyền vào loa 1 tín hiệu có công suất 1 watt RMS với tần số 1 KHz, không có thiết bị cộng hưởng AT kèm theo. Cách tính này chỉ đúng một cách tương đối, không thể căn cứ để đánh giá trị của loa được.

Nói về các loại loa. Loa có màng càng lớn thì sẽ cho ra âm trầm nhiều hơn và ngược lại. Loa đáp ứng được dải tần số rộng gọi là loa full- range, thực tế ít có loa nào đáp ứng được điều này. Loại loa hình Oval (bầu dục, hột xoài) vì hình dáng của nó vừa có cạnh hẹp lại có cạnh rộng, nghĩa là vừa có treble lại có bass. Nhưng công suất của loại này thấp nên chỉ dùng cho dòng Hi-Fi, TV và xe ôtô thôi.







Thiết bị quan trọng không kém loa là thùng loa. Đây là thiết bị hỗ trợ cho loa tăng thêm công suất phát âm và cố định loa. Trước hết thùng loa phải chắc chắn, có tính thẩm mỹ, cộng hưởng với loa trầm tốt. Mẫu mã là do các nhà sản xuất tạo ra tùy theo công dụng. Loa mid-range thường có thêm chóa (còi) còn gọi là Horn hình dáng như cái tù và để định hướng và khuyếch đại AT. Loại có AT cao hơn là tweeter hay super high. Đôi khi có thêm một màng kim loại chắn trước loại này để dịu bớt những âm sắc khó chịu.









Dưới đây là hình chụp loa sub bass JBL 4719A và full-range JBL 4733 không gắn loa để các bạn hình dung.






Riêng loại thùng dùng cho monitor đặt trên SK thì có thể đặt theo nhiều góc độ để người nghe được thuận tiện nhất.



Trong một thùng loa có thể có nhiều loại khác nhau. Như đã nói ở bài trên, có thể dùng Electronic Crossover (bộ chia tần số điện động) chia công suất ampli cho từng loại loa. Đơn giản hơn thì dùng Mechanic Crossover (bộ chia loa cơ học). Mạch LC gồm những linh kiện cuộn dây và tụ điện kết hợp. Sau đây là hình chụp một mạch crossover chia 3 way (1 input -> 3 output) tự chế.






Khi đấu dây loa, nhớ gắn đúng 2 cực dương và âm (+ -) mà nhà sản xuất đã đánh dấu bằng 2 màu đỏ và đen. Trường hợp mất dấu, không xác định được 2 cực, có thể dùng nguồn pin 9 VDC quẹt nhẹ vào cực loa và đổi chiều dòng điện. Chiều nào nguồn điện tác động vào màng loa đẩy ra thì theo hai cực (+ -) của pin mà đánh dấu. Riêng loa từ mid trở lên vì màng cứng, không phân biệt được chiều màng đẩy ra, chi còn cách dùng thiết bị chuyên dùng đo phase mà thôi (phase detector).

Việc đấu dây đúng cực rất quan trọng. Nếu chỉ có 1 loa hoặc loa đặt xa nhau, nếu có đấu sai cực cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng trong SK chuyên nghiệp, việc sử dụng rất nhiều loa giống nhau, đặt gần nhau, và phát cùng một tần số là thông dụng. Một nguyên lý về âm học : Khi hai âm thanh có tần số giống nhau nhưng nghịch phase đặt gần sát bên nhau, âm lượng phát ra sẽ cộng hưởng đối xứng và sẽ bị “triệt tiêu”. Các bạn thấy điều này cực kỳ quan trọng phải không? Vậy khi đấu dây loa, bạn nhớ chú ý nhé.







Đến đây là hết chương 1 giới thiệu những thiết bị AT SK. Chương kế tiếp là những phần thông số và hướng dẫn một số kỹ thuật AT. Hết loạt bài về AT cơ bản này, tôi xin giới thiệu với các bạn 1 đĩa DVD dài 75 phút hướng dẫn những thao tác thực tế để setup một dàn AT chuyên nghiệp. DVD này có tựa đề : “How to run your PA system” do nhiều hãng sản xuất thiết bị AT như JBL, Shure, Soundcraft, ART, v.v hợp tác làm. Mời các bạn nhớ đón xem.
DBS M05479
Quang Cao