Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm khắc phục micro bị hú

Nói về thiết kế ampli

 Dàn Pre Mic cần phải có tầng Basse, Mid, Treble , để cho ta chỉnh tiếng cho thích hợp với người ca và nhất là giảm hú .Tôi biết thế nào các bạn cũng chỉnh Mid và Treble nhỏ lại để không hú !!! Nghe không “phê” có phải không??

Các dàn Pre Mic của các máy Karaoke đời bây giờ đều có 3 nút chỉnh này. Nhưng nút Mid của các máy này chỉ điều chỉnh có 1 tần số [khoảng vài Khz] chứ không đúng nghĩa là Mid [ từ vài trăm đến vài ngàn Hz] , trái lại nút Mid của phần Music thì đúng là Mid thực sự. Không biết tại sao nhà sản xuất lại thiết kế như thế ? Chắc có lẽ Micro của họ xài là loại thật tốt !! Dàn Pre Mic LX mà tôi cung cấp cho bạn thì.. tốt đấy. Bạn cứ chỉnh 4 nút Mid sẽ tìm được điểm tối ưu , không hú mà tiếng hay. Không như Pre Mic Cali , không hú thì mất hay do bớt Treble. Bù lại , dàn PreMicCali thì dễ chỉnh. Bật mí thêm cho các bạn biết là … dàn PreMicLX xài cho tiếng đàn Guitar hay lắm !

Vặn nút Echo lên cao có thể làm cho “hú”, nhất là nút Repeat vặn hơi cao, âm thanh sẽ quợn dữ dội. Nếu Mic [tức là đang hát] bị hú, bạn thử bớt Repeat xuống xem sao,hoặc là bạn stop nút Echo xem sao? Có khi nó sẽ hết hú. Vậy hú này là của phần Echo gây ra.

Thông thường bạn stop nút Repeat ,chỉ cho “nhái” 1 lần thì ít hú, nhưng không hay, lúc này bạn phải ráp 3 mạch Echo nối tiếp nhau ,cho mỗi mạch nhái 1 tiếng [ nhớ nhỏ từ từ] giống như mạch nhái bằng băng cối hồi xưa , nó xài tới 3,4 đầu từ, thì chắc cú.

 Ráp ít tầng khuếch đại thì ít hú hơn ráp nhiều tầng , bù lại ráp nhiều tầng thì có thể tăng cường basse treble.

 Ampli ca hát nên có thêm bộ EQ, ít nhất là 10 cần chỉnh , hai ba chục cần thì càng tốt , thế nào ta cũng tìm được một cần triệt hú đấy!!!

Đáp tuyến tần số ampli nên bằng phẳng , điều này có nghĩa là hệ số khuếch đại tần thấp, tần trung và tần cao tương đối đều. Bạn phải ráp 1 mạch phát sóng sin hay sóng tam giác với 3 tầm chỉnh 40Hz, 400 Hz, và 10Khz[ có trong sách đấy], cho vào ngõ vào của ampli, ngõ ra gắn Volt kế AC song song 2 đầu loa.Bạn sẽ thấy ở tần thấp[40Hz] volt đo rất thấp, ở tần trung[400Hz] volt đo cao và ở tần cao[10Khz] thì volt có thể rất cao hoặc thấp hơn tần trung tuỳ theo bạn xài các tụ pi vắt ngang BC của Trans hoặc hai chân Opamp cao hay thấp.Bạn cứ chỉnh tụ hoặc trở tuỳ ý, nhớ là vặn các nút Bass Treble Mid tối đa nhé, chỉnh mới đúng. Bạn để các nút này ngay giữa rồi chỉnh thì sẽ trật khi vặn lớn.

Phần EQ thì bạn khỏi chỉnh cứ đặt các nút ngay giữa. Khi bạn chỉnh đặc tuyến tần số bằng phẳng thì sẽ thấy ampli nghe hay mà ít hú.

 Lúc máy đang hú [ ví dụ bạn để Micro gần loa] bạn dùng tụ pi [từ vài trăm đến vài ngàn pi] chấm vào BC của Trans hoặc 2 chân đảo của Opamp sao cho hết hú. Khi đó tiếng sẽ đục , không trong trẻo nữa. Không sao, bạn xài tụ liên lạc nhỏ lại [ ví dụ lúc đầu là 10uF bạn chỉnh còn .1uF, …vv..] và nhớ tăng hệ số khuếch đại của tầng đó lên.Còn nếu không muốn xài tụ liên lạc nhỏ sợ mất trầm thì bạn dùng 1 mạch lọc chọn tần số [ vài Khz] nối từ cực E xuống masse hoặc nối từ ngõ đảo của Opamp xuống masse.Mạch lọc ráp bằng 1 trans. Bạn xem trong sơ đồ EQ 10 cần xài trans mà ráp theo.

 Thông thường Volume vặn lớn hơn phân nữa thì sẽ hú , đó là do vì công suất ampli của bạn nhỏ.Bạn cứ ráp công suất mạnh đại đi [ cả ngàn W cũng được] rồi vặn volume nhỏ nhỏ thôi, vặn nhỏ của ampli cả ngàn W sẽ bằng vặn lớn của ampli vài trăm W.Kết quả là không hú, không tin bạn thử xem?!! Mạch ampli cả ngàn W đơn giản ,dễ ráp tôi có post lên ở mục “mạch amplifier”, bạn tìm xem nhé.

 Khi không có tiếng nhạc thì ta chỉnh Mic nghe hay lắm, không hú. Nhưng khi có tiếng nhạc thì làm sao đâu ấy!!! Chỉnh cho Mic lớn thêm thì ..hú ! Tôi biết có 1 mạch Diguitarl Mixer cũng dễ ráp, bạn cho tín hiệu Mic vào một đầu, và tín hiệu nhạc vào một đầu. Cứ thoải mái ca hát ,ca ra ca ,nhạc ra nhạc, không bên nào lấn lướt bên nào.Cho dù bạn vặn tiếng nhạc ành đùng đi nữa thì tiếng ca dù vặn nhỏ vẫn rõ ràng. Hay lắm đấy.

Nói về loa

 Nên xài loa có hiệu suất cao.Cách thử là cùng loại 8 ohm hoặc 4 ohm bạn đấu vào ampli nghe coi cái nào lớn tiếng thì chọn xài cái đó.Loa 8 ohm và loa 4 ohm theo nguyên tắc thì 4 ohm sẽ nghe lớn hơn, nhưng nếu hai cái nghe bằng thì bạn nên xài loa 8 ohm, nếu có 16 ohm nghe lớn thì càng tốt. Loa càng lớn ohm thì ampli càng nhẹ tải , mát sò, âm thanh ra trung thực. Nhờ xài loa hiệu suất cao nên bạn có thể vặn Volume nhỏ được.Kết quả ít hú.

 Xài loa Fulrange, tức là loa có vành nhúng bằng vải, cứng,…

 Xài loa có cục nam châm lớn, nặng

 Treble còi nên để riêng, xoay hướng ít hú nhất.

 Thùng loa nên đặt cao qua khỏi đầu nếu có thể.

 Nên kiếm biến trở dây quấn để chỉnh cho loa Treble. Bạn đừng gắn loa treble vào , chỉ chỉnh loa bass thôi, sao cho âm thanh thật hay, sao đó mới gắn loa treble, lúc này nó sẽ hú, bạn chỉnh biến trở cho nó nghe nhỏ lại.Thùng loa Liên Xô có hai biến trở chỉnh Treble và Mid đấy.


Nói về micro :

 Micro có số ohm cao hơn thì sẽ ít hú hơn. Ví dụ micro 600 ohm sẽ ít hú hơn micro 200ohm. Thông thường micro 600 ohm có đường kính cuộn dây lớn hơn micro 200 ohm, nếu bạn mở đầu micro ra quan sát sẽ thấy màn micro và cuộn dây. Bây giờ thường thấy là micro 600 ohm.

 Micro mắc tiền hơn thì ít hú hơn ?? Phần lớn là như thế, nhưng cũng không phải là tất cả.Có khi tôi mua đầu micro 3.500 vnd [loại rẽ tiền] thay vào đầu micro gin [bị hư] ,hát karaoke cũng tạm được đấy.

 Thiết kế ống micro cũng ảnh hưởng đến sự “hú” đấy. Nhiều khi bạn thay đầu micro vào thì bị hú hơn lúc trước. Bạn khoan gắn đầu micro vào vỏ, mà cứ để ở ngoài rồi ca hát thử xem sao. Sau đó từ từ gắn vào rồi điều chỉnh , trám trét, nhét bông gòn, bịt kín,…sao cho khi ở ngoài thế nào thì gắn vào trong cũng vậy. Bởi vì dưới đít micro có 1 lỗ hơi, khi để ngoài không khí sẽ khác với khi gắn vào vỏ micro.Việc này cũng giống như ta gắn loa vào thùng .Tôi thường thấy là đầu micro được bọc kín trước khi để vào vỏ.Nếu thấy khó khăn khi đặt vào vỏ thì bạn chế biến cho nó “ nằm đội lên”, lúc này không liên quan gì đến vỏ, vỏ chỉ là để cầm tay.

 Miếng giấy đen dán giáp vòng đầu micro là để điều chỉnh đáp tuyến tần số của micro.Ta có thể dùng kim khoét lỗ cho “thông” .Dán bít là treble, gở ra là basse.

 Có khi bạn gặp trường hợp như vầy : gõ gõ thì nghe lớn trong loa lắm, nhưng nói vào micro thì không nghe [hoặc nghe nhỏ xíu], đó là cuôn dây micro bị hở keo, bó tay!!! Cũng có khi bạn gặp trường hợp micro nghe không có “bass”, tiếng chát ngắt, hú hí,… đó là bạn để micro rớt xuống đất nên kẹt col , bó tay!!!

 Có một cách làm micro bớt hú là bạn ráp khuếch đại xài pin trong vỏ micro, tín hiệu micro mạnh sẽ làm cho ta không cần vặn volume lớn.Giảm tối đa sự rè rẹt khi bị lỏng dây rack ghim vào máy.Làm khuếch đại bạn có thể gia giảm bằng tụ điều chỉnh theo ý mình.Micro không dây là điển hình đấy. Nó ít hú và lớn hơn micro có dây!

 Micro đặt sát miệng sẽ ít hú hơn xa miệng , do ta chỉnh volume nhỏ được.Nhưng gặp người hét lớn vào thì bó tay!! Tiếng nghe nghẹt liền.

 Bàn tay bóp vào vỏ lưới micro [ bắt chước ca sĩ trên TV] thì.. hú bà chạy!!!


In a PA system, howling occurs when the gain of a system is too great.
Imagine a single mic in proximity to a single speaker. As the gain of the
system is increased (i.e. mic volume is turned up), the mic "hears" more and
more of what the speaker is putting out. Eventually, when the loop gain >
1, the speaker outputs a sound, which the mic hears, which is amplified,
which the speaker puts out again, which the mic hears now at an even louder
level...howling. That's just a rough layman's explanation.

So one way to combat that is to simply turn down the volume until the loop
gain is < 1. A sound operator will often do just that. Then the howling
goes away. In fact, this could be done automatically with a conventional
compressor/limiter which decreases gain when the signal is above a
threshold. However, often times one wants to achieve maximum gain without
howling (e.g. a soft talker). In that case, turning down the level is
contrary to what you are trying to achieve, though it does at least prevent
howling.

Another approach is with filtering. Feedback often occurs at a single
frequency, or at least a fairly narrow range of frequencies. This is due to
the fact that the frequency response of the system is never flat due to many
variables. By cutting just the frequency that is most likely to feedback,
you can get more gain before feedback. Commercial anti-feedback devices do
just that with adaptive filters. So do experienced sound operators with
parametric or graphic EQs--it's often called ringing out a room.*

I've never heard of a anti-Larsen circuit before, but looking at it briefly,
it looks like it simply cuts the gain based on some simple criteria such as
plugging in a microphone. It doesn't sound to me like this is broadly
applicable to PA systems.

*Often times, after you cut one frequency, another will pop up after just a
slight bit more gain is added. So this can be a iterative process.
Anti-feedback devices often have multiple filters (8-24) to deal with
howling at multiple frequencies.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao