Hiển thị các bài đăng có nhãn AIS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn AIS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

HỆ THỐNG TỰ NHẬN DẠNG AIS

Trong công tác hoạt động hàng hải thì hệ thống nhận dạng tàu thuyền AIS là thiết bị bắt buộc và cần thiết trên mọi hành chính, Vậy AIS là gì? Có chức năng gì?


AIS LÀ GÌ


AIS (Automatically Identification System) là một hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hải, cho phép các tàu trao đổi những thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ. Những thông tin này giúp các phương tiện khi hành hải tránh bị va chạm với nhau, ngoài ra có thể trao đổi các thông tin như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết... Khi kết hợp AIS với một thiết bị thông tin liên lạc khác, AIS còn được ứng dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

AIS hoạt động trên băng tần VHF hàng hải dùng để nhận biết thông tin giữa phương tiện thủy có trang bị AIS và các đối tượng bên ngoài trong phạm vi phủ sóng VHF. AIS cho phép các phương tiện thủy chủ động chia sẻ các thông tin của mình với các phương tiện, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) hoạt động trong khu vực lân cận, các trạm VTS – Base Transceiver Station và cơ quan quản lý hàng hải.

(BTS thực hiện tất cả các chức năng thu phát liên quan đến giao diện vô tuyến GPS và xử lý tín hiệu ở mức độ nhất định. Về 1 số phương diện có thể coi BTS là modem vô tuyến phức tạp nhận tín hiệu vô tuyến đường lên từ MS rồi biến đổi nó thành dữ liệu để truyền đi đến các máy khác trong mạng GSM, và nhận dữ liệu từ mạng GSM, rồi biến đổi nó thành tín hiệu vô tuyến phát đến MS. Các BTS tạo nên vùng phủ sóng của tế bào, vị trí của chúng quyết định dung lượng và vùng phủ của mạng. Tuy nhiên BTS chỉ đóng vai trò phụ trong việc phân phối tài nguyên vô tuyến cho các MS khác nhau.)

Chức năng của AIS

Thu thập, giải mã dữ liệu AIS thu được từ các đối tượng và truyền dẫn về Trung tâm xử lý dữ liệu; Tổng hợp dữ liệu AIS thu thập được, sàng lọc, xử lý và lưu trữ lại; Hiển thị dữ liệu, thông tin AIS lên bản đồ điện tử: dữ liệu hiển thị bao gồm các tàu biển sử dụng thiết bị AIS mà hệ thống thu thập được. Ngoài ra, trên bản đồ điện tử còn hiển thị các đối tượng khác như đèn biển, phao luồng, tiêu phục vụ nhu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước; Theo dõi hành trình và lịch sử hành trình tàu trong quá khứ; Tra cứu đối tượng trên bản đồ.



Cụ thể là:

- Hiển thị trên màn hình thiết bị AIS kết hợp với hải đồ điện tử ENC giúp tàu thuyền định vị và định hướng hành hải chính xác trong mọi điều kiện thời tiết.

- Cung cấp cho người đi biển các thông tin chi tiết về báo hiệu hàng hải (tên báo hiệu, vị trí chính xác của báo hiệu, các thông tin về điều kiện thủy hải văn tại báo hiệu,...) một cách trực tiếp, liên tục.

- Giúp người quản lý phát hiện nhanh chóng sự sai lệch vị trí và một số đặc tính khác của các báo hiệu nổi.

- Cho phép thiết lập các báo hiệu giả đối với các báo hiệu hàng hải thực không được lắp báo hiệu AIS và các báo hiệu giả trong điều kiện chưa cho phép thiết lập các báo hiệu thực.

- Có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn về quá trình hoạt động hàng hải của tàu thuyền trong khu vực và có thể hiển thị lại khi có yêu cầu (tên tàu, số nhận dạng MMSI, tốc độ và hướng hành trình, điểm xuất phát, điểm đến tiếp theo, loại hàng hóa vận chuyển, danh sách và trích ngang thuyền viên, vết tàu hành trình,...), kết nối với hệ thống VTS phục vụ tốt cho công tác quản lý cảng và tìm kiếm cứu nạn.

- Kết nối Internet để chia sẻ thông tin về ATHH giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong nước và quốc tế.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIẾT BỊ AIS VÀ RADAR

Bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đánh bắt trên biển là một việc làm vô cùng quan trọng. Và RADAR là thiết bị hàng hải thiết yếu, không thể thiếu của bà con ngư dân trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, hiện nay không ít ngư dân vẫn còn nhầm lẫn tính năng bảo vệ giữa Radar & AIS. Vậy AIS và Radar khác nhau như thế nào?

AIS là chữ viết tắt trong tiếng Anh (Automatic Identify System). Đây là thiết bị nhận dạng tự động trên tàu hànghiện đang được bà con ngư dân sử dụng nhiều trên tàu cá. Đây là hệ thống thông tin an toàn hàng hải hoạt động trên sóng VHF theo quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế IMO, cho phép các tàu trao đổi thông tin với nhau. Định kỳ vài giây AIS tự động phát một gói dữ liệu các thông tin về tàu và hành trình của tàu như: tên tàu, số nhận dạng của tàu, vị trí của tàu, hướng, tốc độ chạy tàu, tốc độ quay trở, kích thước,… Đồng thời, máy cũng tự động thu nhận, xử lý và đọc thông tin từ các tàu khác hoặc các trạm bờ có trang bị AIS đang phát tín hiệu xung quanh, cự ly nhận được tín hiệu thu phát của các máy AIS trên dưới 20 hải lý. Quá trình trao đổi thông tin một cách liên tục như vậy, giúp các tàu cùng hoạt động trên biển phối hợp với nhau điều chỉnh tốc độ, hướng di chuyển và cảnh giới khi điều khiển tàu và tránh đâm va, hỗ trợ đắc lực cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.



Tuy nhiên, các thiết bị AIS đều có chức năng điều chỉnh vừa thu vừa phát hoặc điều chỉnh chỉ thu không phát tín hiệu, đây chính là hạn chế khi dùng các thiết bị AIS trong việc tránh tai nạn đâm va trên biển. Vì vậy, thiết bị AIS có nhận được tín hiệu tàu khác hay không còn phụ thuộc vào tàu đó có trang bị máy nhận dạng tự động và phải bật chức năng phát AIS. Chưa kể đến AIS là thiết bị dùng sóng VHF nên cự ly thu phát bị giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Để ngư dân chủ động phòng tránh các tai nạn đâm va trên biển, RADAR hàng hải chính là thiết bị có thể chủ động phát hiện chướng ngại vật trong mọi điều kiện thời tiết, phát hiện mục tiêu từ xa với khoảng cách từ hàng chục đến hàng trăm km tùy theo công suất; giúp người điều khiển tàu phát hiện tất cả các mục tiêu xung quanh, dù đó là mục tiêu cố định như núi đá, bờ đảo hoặc đất liền hay mục tiêu di động như tàu thuyền và hướng di chuyển của nó để chủ động tránh va chạm.

Chủ tàu QT90019 ông Nguyễn Linh Quyền, một trong những người tiên phong sử dụng RADAR tại tỉnh Quảng Trị. Khi mà đại đa số ngư dân đều mơ hồ về những lợi ích của Radar đem lại, ông Quyền đã mạnh dạn đầu tư RADAR cho tàu của mình từ 2006 đến nay. Ông chia sẻ: lợi ích thấy rõ nhất khi lắp đặt RADAR hàng hải trên tàu là khi tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió đặc biệt là thời tiết của ngư trường miền Bắc, che khuất tầm nhìn trên biển, hay đêm tối mịt mù, thì thuyền trưởng của tàu vẫn phát hiện được mục tiêu cố định như núi đá, bờ đảo, đất liền hoặc mục tiêu di động như tàu, thuyền cách hàng chục hải lý hiển thị trên màn hình RADAR để lái tàu tránh va chạm. Khi vào cửa lạch gặp trường hợp sương mù dày đặc, thuyền trưởng có thể căn cứ vào dải phao hàng hải hiển thị trên màn hình radar để vào bờ an toàn mà không cần phải quan sát đèn hải đăng.

Việc hiểu rõ các chức năng và cách hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động AIS và thiết bị RADAR giúp ngư dân lựa chọn đúng và trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn trên tàu khi vươn khơi đánh bắt, giảm thiểu rủi ro đâm va trên biển.
DBS M05479
Quang Cao