Hiển thị các bài đăng có nhãn điện tử viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện tử viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mạch điều khiển từ xa

Mạch điều khiển từ xa
Điều khiển từ xa phát ra các bit 0 va 1. Tuy nhiên nó không thể đưa lên LED hồng ngoại và phát trực tiếp các bit này được (không phát đi xa được). Vì vậy nó cần phải có 1 sóng mang với tần số khoảng 36KHz (giống như trong Radio ấy).



Để làm được bộ phát như trên có 2 cách:
- Tạo ra 1 tần số 36 KHz ổn định làm sóng mang (Dùng NE555)
(36KHz) AND (Bit 0,1) = Output_Signal
- Cách 2 đơn giản hơn. Ra chợ mua 1 cái đk về dùng

Bộ thu là 1 con IC 3 chân(VCC--GND--OUTPUT). Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu hồng ngoại yếu ớt từ đk phát ra, khuyêch đại tín hiệu, tách sóng mang để lọc ra những bít 0 và 1.



Mỗi 1 lần phát, đk sẽ phát đi 1 chuỗi các bít 0 và 1. IC nhận cũng sẽ nhận đúng số lượng và đúng thứ tự các bit này.



Sau khi nhân được chuỗi các bit, nhiệm vụ của người lập trình là giải mã chuỗi bit này.
Mỗi loại đktx sẽ tuân theo 1 chuẩn mã khác nhau (RC5 là 1 chuẩn phổ biến).
Trong chuỗi bit đó người ta sẽ phân ra làm 2 phần:
- phần 1 là địa chỉ để phân biệt các thiết bị khác nhau(cùng là hãng SONY nhưng đktx của TV không làm ảnh hưởng đến đầu DVD chẳng hạn)
- phần 2 là phần lệnh (lúc này sẽ chỉ rõ lệnh phát ra là gì khi ta ấn nút trên đk)



Cuối cùng dựa vào lệnh đã nhận. Ta chỉ việc sử dụng thôi. Ví dụ ấn nút số 1 trên đktx thì sẽ nhận được số 1, ta bật cái quạt. Ấn số 2 ta nhận đc số 2, ta bật cái bóng điện v.v..



Phần cứng gồm các nút bấm, các đèn LED báo, cách ly quang MOC3020 để điều khiển triac MAC97. Các triac này để đóng/mở việc cấp nguồn cho cuộn dây của quạt (quạt có 3 số --> 3 cuộn dây --> 3 triac)



Công việc đầu tiên của lập trình là làm sao để thu được 12 bit mà đktx đã phát đi. Chân OUTPUT của con IR receiver nối với chân ngắt ngoài INT0 của 89C2051.
Khi có ngăt ngoài xảy ra (tức là đã có tín hiệu phát ra từ bộ đktx) chương trình sẽ dừng các việc đang làm và nhảy vào trình phục vụ ngắt.
Chương trình ngắt sẽ làm gì?
- Việc đầu tiên khi nhảy vào ngắt là chờ cho bit START về 0
- Đọc bít ngay sau đó
- Lưu vào vị trí bit đầu tiên của 2 byte (2 byte nằm trong 1 biến: int receiver;)
- Dịch bít này sang trái 1 lần
- Đọc bít tiếp theo......
- Nhận đủ 12 bit
- Lọc ra 7 bit đầu để lấy ra lệnh (tức là đktx vừa bấm nút nào?)
- Tra trong bảng lệnh để thực hiện 1 công việc nào đó

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hướng dẫn làm mạch điều khiển bằng hồng ngoại

Điều khiển từ xa dùng sóng hồng ngoại không còn xa lạ với chúng ta.Việc tạo một mạch đktx cũng đã đc nói nhiều trên internet,vì thế nên mình xin phép không nói nhiều về phần lý thuyết(bạn có thể tìm thấy trên mạng),chỉ đưa lên sơ đồ lắp ráp và clip mạch mình gắn trên testboard thực tế.Mạch thu,mạch phát khá đơn giản ,sử dụng cặp ic thu phát hồng ngoại PT2248-PT2249.Có thể thu phát 10 kênh,khoảng cách thử trên testboard là 8m,còn nếu hàn mạch đàng hoàng là khoảng 10m(internet nói :71.Mạch này mình chỉ sử dụng 5 kênh,là 5 button,mỗi button đk 1 led.Chúng ta có thể phát triển thêm để đk các thứ khác(quạt,bóng đèn vv...): 

Sơ đồ phát:


Thực tế:




Bộ thu:


Thực tế


Chúc thành công.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Phân tích mạch khuyếch đại âm thanh cơ bản dùng BJT


Tên mạch : Khuyếch đại âm tần sử dụng Transistor lưỡng hạt (BJT).

Tác dụng linh kiện :
- C1 : Dẫn tín hiệu vào.
- C6 : Tụ lọc nguồn chính, giá trị của C6 phụ thuộc vào dòng tải, nói cách khác phụ thuộc vào công suất hoạt động của mạch. Mạch có công suất càng lớn, ăn dòng càng lớn thì C6 phải có giá trị càng cao. Nếu không, sẽ gây hiện tượng “đập mạch” có nghĩa là điện áp trên C6 bị nhấp nhô và loa sẽ phát sinh tiếng ù_gọi là ù xoay chiều. Nếu điện áp nuôi mạch được cấp bởi biến áp 50Hz sẽ nghe tiếng ù (như còi tầm), nếu cấp bằng biến áp xung tần số cao sẽ nghe tiếng rít.
- R5-C3 : Hợp thành mạch lọc RC ổn định nguồn cấp và chống tự kích cho tầng k/đ 2, 1. Tuy nhiên nếu mắc ở đây thì tác dụng của R5-C3 không cao. Muốn nâng cao tác dụng của nó bạn phải mắc mắt lọc này về phía cực (+) của C6.
- R3-C2 : Mạch lọc RC ổn định nguồn, chống tự kích cho k/đ 1 (k/đ cửa vào).
- R1-R2 : Định thiên, phân áp để ổn định phân cực tĩnh cho Q1, để Q1 ko gây méo tuyến tính khi k/d thì R1 phải được chỉnh để Q1 làm việc ở chế độ A (tương ứng Ube Q1 ~ 0.8V đối với BTJ gốc silic). Đồng thời R2 phải được chọn có giá trị bằng trở kháng ra của mạch đằng trước. Nếu tín hiệu vào là micro thì R2 có giá trị chính bằng trở kháng của micro.
- R4 : Tải Q1, định thiên cho Q2. Trong mạch này Q1 và Q2 được ghép trực tiếp để tăng hệ số k/đ dòng điện trước khi công suất (Q2 đóng vai trò tiền k/đ công suất). Mặt khác cũng để giảm méo biên độ và méo tần số khi tần số, biên độ của tín hiệu vào thay đổi.
- R7-C4 : Hợp thành mạch hồi tiếp âm dòng điện có tác dụng ổn định hệ số k/đ dòng điện cho Q1, giảm nhỏ hiện tượng méo biên độ. Khi đ/chỉnh giá trị của C4 sẽ thay đổi hệ số k/đ của Q1, nói cách khác đ/c C4 sẽ làm mạch kêu to_kêu nhỏ.
- Q1 : K/đại tín hiệu vào, được mắc theo kiểu E chung.
- Q2 : Đóng vai trò k/đ tiền công suất được mắc kiểu C chung. Tín hiệu ra ở chân E cấp cho 2 BJT công suất. Ở đây, thực chất ko có tín hiệu xoay chiều nào hết, chỉ có điện áp một chiều thay đổi (lên xuống) quanh mức tĩnh ban đầu. Tín hiệu ra ở chân E Q2 được dùng kích thích (thông qua thay đổi điện áp) cho Q3, Q4.
- Q3, Q3 : Cặp BJT công suất được mắc theo kiểu “đẩy kéo nối tiếp“. Hai BJT này thay nhau đóng/mở ở từng nửa chu kỳ của tín hiệu đặt vào. Lưu ý là Q3 dùng PNP, Q4 dùng NPN nhưng phải có thông số tương đương nhau. Kiểu mắc Q2, Q3, Q4 như trên gọi là “đẩy kéo nối tiếp tự đạo pha”
- R9, R10 : Điện trở cầu chì, bảo vệ Q3, Q4 khỏi bị chết khi có 1 trong 2 BJT bị chập.
- D1, D2 : Ổn định nhiệt, bảo vệ tránh cho Q3, Q4 bị nóng. Cơ chế bảo vệ tôi ko giải thích ở đây, các bạn tự xem lại lý thuyết mạch BJT cơ bản.
- PR1 : Điều chỉnh phân cực Q4, thông qua đó chỉnh cân bằng cho “điện áp trung điểm”

Nguyên lý hoạt động :
Chế độ tĩnh : Khi tín hiệu vào bằng 0.
- Mạch được thiết kế để Q1, Q2 hoạt động ở chế độ A. Q3, Q4 có thể ở chế độ A hoặc AB.
- PR1 được đ/chỉnh để Q3, Q4 có điện áp chân B bằng nhau, như vậy độ mở của Q3=Q4 và kết quả là điện áp tại điểm C bằng 1/2 điện áp nguồn cấp (theo sơ đồ mạch được cấp 15V thì điện áp điểm C là 7.V), điện áp tại điểm C gọi là “điện áp trung điểm“.

- Tụ C5 được nối vào điểm C. Điện áp ban đầu trên tụ chính bằng điện áp điểm C (7.5V)
Khi tín hiệu vào ở bán kỳ dương (+):
- Điện áp chân B Q1 tăng → Q1 mở thêm, dòng IcQ1 tăng → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) tăng làm cho UcQ1 giảm. Độ giảm của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
- Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 giảm thì UbQ2 giảm theo làm cho Q2 khóa bớt, như vậy dòng IcQ2 giảm xuống dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều giảm.
- Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA giảm thì độ mở Q3 tăng (mở thêm), UB giảm thì độ mở Q4 giảm (khóa bớt).
- Vì Q3 mở thêm, Q4 khóa bớt làm cho điện áp tại điểm C tăng lên dẫn tới tụ C5 (ban đầu là 7.5V) nạp, dòng nạp cho C5 đi từ (+) nguồn 15V → CEQ3 → R9 → C5 → loa → mass. Dòng nạp qua loa là đi xuống. Điện áp trên tụ C5 lúc này lớn hơn 7.5V.
Khi tín hiệu vào ở bán kỳ âm (-)

- Điện áp chân B Q1 giảm → Q1 khóa bớt, dòng IcQ1 giảm → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) giảm làm cho UcQ1 tăng. Độ tăng của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
- Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 tăng thì UbQ2 tăng theo làm cho Q2 mở thêm, như vậy dòng IcQ2 tăng lên dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều tăng.

- Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA tăng thì độ mở Q3 giảm (khóa bớt), UB tăng thì độ mở Q4 tăng (mở thêm).
- Vì Q3 khóa bớt, Q4 mở thêm làm cho điện áp tại điểm C giảm lên dẫn tới tụ C5 phóng, dòng phóng của C5 đi từ (+) tụ → R10 → CQ4 → mass → loa → (-)C5. Dòng phóng qua loa là đi lên.

Kết luận : Như vậy, với cả chu kỳ của tín hiệu vào ta thu được 2 dòng điện liên tục đi xuống/đi lên ở loa, đó chính là tín hiệu xoay chiều ra loa. Cường độ 2 dòng này tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu xoay chiều vào mạch.
Đồ thị thời gian :

Mạch dao động


1 – Mạch tạo dao động
1.1 – Khái niệm về mạch dao động.
Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, như mạch dao động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh Tivi mầu, Mạch dao động tạo xung dòng , xung mành trong Tivi, tạo sóng hình sin cho IC Vi xử lý hoạt động v v…
Mạch dao động hình Sin
Mạch dao động đa hài
Mạch dao động nghẹt
Mạch dao động dùng IC
1.2 – Mạch dao động hình SinNgười ta có thể tạo dao động hình Sin từ các linh kiện L – C hoặc từ thạch anh.
* Mạch dao động hình Sin dùng L – C

Mạch dao động hình Sin dùng L – C

Mach dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động L -C Để duy trì sự dao động này thì tín hiệu dao động được đưa vào chân B của Transistor, R1 là trở định thiên cho Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu dao động ra , cuộn dây đấu từ chân E Transistor xuống mass có tác dụng lấy hồi tiếp để duy trì dao động. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào C1 và L1 theo công thức
f = 1 / 2.p.( L1.C1 )1/2
* Mạch dao động hình sin dùng thạch anh.

Mạch tạo dao động bằng thạch anh .
X1 : là thạch anh tạo dao động , tần số dao động được ghi trên thân của thach anh, khi thạch anh được cấp điện thì nó tự dao động ra sóng hình sin.thạch anh thường có tần số dao động từ vài trăm KHz đến vài chục MHz.
Đèn Q1 khuyếch đại tín hiệu dao động từ thạch anh và cuối cùng tín hiệu được lấy ra ở chân C.
R1 vừa là điện trở cấp nguồn cho thạch anh vừa định thiên cho đèn Q1
R2 là trở ghánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu .

Thạch anh dao động trong Tivi mầu, máy tính
1.3 – Mạch dao động đa hài.


Mạch dao động đa hài tạo xung vuông
* Bạn có thể tự lắp sơ đồ trên với các thông số như sau :
R1 = R4 = 1 KW
R2 = R3 = 100KW
C1 = C2 = 10µF/16V
Q1 = Q2 = đèn C828
Hai đèn Led
Nguồn Vcc là 6V DC
Tổng giá thành lịnh kiện hết khoảng 4.000 VNĐ
* Giải thích nguyên lý hoạt động : Khi cấp nguồn , giả sử đèn Q1 dẫn trước, áp Uc đèn Q1 giảm => thông qua C1 làm áp Ub đèn Q2 giảm => Q2 tắt => áp Uc đèn Q2 tăng => thông qua C2 làm áp Ub đèn Q1 tăng => xác lập trạng thái Q1 dẫn bão
hoà và Q2 tắt , sau khoảng thời gian t , dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này > 0,6V thì đèn Q2 dẫn => áp Uc đèn Q2 giảm => tiếp tục như vậy cho đến khi Q2 dẫn bão hoà và Q1 tắt, trạng thái lặp đi lặp lại và tạo thành dao động, chu kỳ dao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2, R3.
2 – Thiết kế mạch dao động bằng IC
IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v …

Mạch dao động tạo xung bằng IC 555
Bạn hãy mua một IC họ 555 và tự lắp cho mình một mạch tạo dao động theo sơ đồ nguyên lý như trên.
Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm nguồn.
Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể bỏ qua ( không lắp cũng được )
Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn
sẽ thu được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo công
thức.

T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f =
1.4

(R1 + 2R2) × C1

T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s)
f = Tần số dao động tính bằng (Hz)
R1 = Điện trở tính bằng ohm (W )
R2 = Điện trở tính bằng ohm ( W )
C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( W )
T = Tm + Ts
T : chu kỳ toàn phần
Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức cao
Ts = 0,7 x R2 x C1
Ts : thời gian điện mức thấp

Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp Ts
Từ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ.
Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f = 1/ T
* Thí dụ bạn thiết kế mạch tạo xung như hình dưới đây.

Mạch tạo xung có Tm = 0,1s , Ts = 1s
Bài tập : Lắp mạch dao động trên với các thông số :
C1 = 10µF = 10 x 10-6 = 10-5 F
R1 = R2 = 100KW = 100 x 103 W
Tính Ts và Tm = ? Tính tần số f = ?
Bài làm :
Ta có Ts = 0,7 x R2 x C1 = 0,7 x 100.103 x 10-5 = 0,7 s
Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 =
= 0,7 x 200.103 x 105 = 1,4 s
=> T = Tm + Ts = 1,4s + 0,7s = 2,1s
=> f =1 / T = 1/2,1 ~ 0,5 Hz
3 – Mạch dao động nghẹt
Mạch dao động nghẹt (Blocking OSC)
Mạh dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung (switching), mạch có cấu tạo như sau :

Mạch dao động nghẹt
Mạch dao động nghẹt bao gồm :
Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ cấp 5-6
Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.
Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi )
R2, C2 là điện trở và tụ điện hồi tiếp
Có hai kiểu mắc hồi tiếp là hồi tiếp dương và hồi tiếp âm, ta xét cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng mạch.
* Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm .

Mạch hồi tiếp âm có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn ngược chiều với cuộn sơ cấp 1-2 , và điện trở mồi R1 có trị số nhỏ khoảng 100KW , mạch thường được sử dụng trong các bộ nguồn công xuất nhỏ khoảng 20W trở xuống
Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua R1 kích cho đèn Q1 dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2 tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B đèn Q thông qua R2, C2 làm điện áp chân B đèn Q giảm < 0V => đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B đèn Q tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ
thứ hai => tạo thành dao động .
Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm có ưu điểm là dao động nhanh, nhưng có nhược điểm dễ bị xốc điện làm hỏng đèn Q do đó mạch thường không sử dụng trong các bộ nguồn công xuất lớn.
* Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương .
Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn thuận chiều với cuộn sơ cấp 1-2, điện trở mồi R1 có trị số lớn khoảng 470KW
Vì R1 có trị số lớn, lên dòng định thiên qua R1 ban đầu nhỏ => đèn Q dẫn tăng dần => sinh ra từ trường biến thiên
cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp lấy chiều dương hồi tiếp qua R2, C2 làm đèn Q dẫn tăng => và tiếp tục cho đến khi đèn Q dẫn bão hoà, Khi đèn Q dẫn bão hoà, dòng điện qua cuộn 1-2 không đổi => mất điện áp hồi tiếp => áp chân B đèn Q giảm nhanh và đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, chu kỳ thứ hai lặp lại như trạng
thái ban đầu và tạo thành dao động.
Mạch này có ưu điểm là rất an toàn dao động từ từ không bị xốc điện, và được sử dụng trong các mạch nguồn công xuất lớn như nguồn Ti vi mầu.
* Xem lại lý thuyết về cảm ứng điện từ :

Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ trong biến áp.
Ở thí nghiệm trên ta thấy rằng, bóng đèn chỉ loé sáng trong thời điểm công tắc đóng hoặc ngắt, nghĩa là khi dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp biến đổi, trong trường hợp có dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp nhưng không đổi cũng không tạo ra điện áp cảm trên cuộn thứ cấp.

Đọc thêm : Mạch dao động - blog điện tử viễn thônghttp://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/mach-dao-ong.html#ixzz27Yy9svms

Điện từ trường


1 - Khái niệm về từ trường.
* Nam châm và từ tính .
Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên.
Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm nhân tạo.
Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S – đó là nam châm có tính chất không phân chia..
Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC.
* Từ trường
Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệu có từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam.

* Cường độ từ trường
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m
* Độ từ cảm
Là đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vào vật liệu . VD Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức
B = µ.H
Trong đó B : là độ từ cảm
µ : là độ từ thẩm
H : là cường độ từ trường
* Từ thông
Là số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường.

* Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu.
Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuất Loa, Micro và các loại Mô tơ DC.

2 – Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng.

Thí nghiệm trên cho thấy, khi công tắc bên ngoài đóng, dòng điện đi qua bóng đèn làm bóng đèn sáng đồng thời dòng điện đi qua dây dẫn sinh ra từ trường làm lệch hướng kim nam châm .
Khi đổi chiều dòng điện, ta thấy kim nam châm lệch theo hướng ngược lại , như vậy dòng điện đổi chiều sẽ tạo ra từ trường cũng đổi chiều.
2. Từ trường của dòng điện đi qua cuộn dây.

Khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường là các đường sức song song, nếu lõi cuộn dây được thay bằng lõi thép thì từ trường tập trung trên lõi thép và lõi thép trở thành một chiếc nam châm điện, nếu ta đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng
Dòng điện một chiều cố định đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường cố định, dòng điện biến đổi đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên.
Từ trường biến thiên có đặc điểm là sẽ tạo ra điện áp cảm ứng trên các cuộn dây đặt trong vùng ảnh hưởng của từ trường , từ trường cố định không có đặc điểm trên.
Ứng dụng:
Từ trường do cuộn dây sinh ra có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, một ứng dụng mà ta thường gặp trong thiết bị điên tử đó là Rơ le điện từ.

Rơ le điện từ
Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, lõi cuộn dây trở thành một nam châm điện hút thanh sắt và công tắc đựoc đóng lại, tác dụng của rơ le là dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển đóng mạch cho dòng điện lớn gấp nhiều lần.
3. Lực điện từNếu có một dây dẫn đặt trong một từ trường, khi cho dòng điện chạy qua thì dây dẫn có một lực đẩy => đó là lực điện từ, nếu dây dẫn để tụ do chúng sẽ chuyển động trong từ trường, nguyên lý này được ứng dụng khi sản xuất loa điện động.

Nguyên lý hoạt động của Loa ( Speaker )
Cuộn dây được gắn với màng loa và đặt trong từ trường mạnh giữa 2 cực của nam châm , cực S là lõi , cực N là phần xung quanh, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây , dưới tác dụng của lực điện từ cuộn dây sẽ chuyển động, tốc động chuyển động của cuộn dây phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, cuộn dây chuyển động được gắng vào màng loa làm màng loa chuyển động theo, nếu chuyển động ở tần số > 20 Hz chúng sẽ tạo ra sóng âm tần trong dải tần số tai người nghe được.
4. Cảm ứng điện từ .
Cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện điện áp cảm ứng của cuộn dây được đặt trong một từ trường biến thiên.
Ví dụ : một cuộn dây quấn quanh một lõi thép , khi cho dòng điện xoay chiều chay qua, trên lõi thép xuất hiện một từ trường biến thiên, nếu ta quấn một cuộn dây khác lên cùng lõi thép thì hai đầu cuộn dây mới sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng. Bản thân cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng sinh ra điện áp cảm ứng và có chiều ngược với chiều dòng điện đi vào.
Nguồn: hocnghe.com.vn

Đọc thêm : Điện từ trường - blog điện tử viễn thônghttp://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/ien-tu-truong.html#ixzz27Yy0gil2

Nguồn một chiều – DC


1 – Khái niệm cơ bản về dòng điện
1. Cấu trúc nguyên tử :Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là
- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.
- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp suất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở thành các điện tử tự do.
- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.
2 . Bản chất dòng điện và chiều dòng điện .
Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử – đi từ âm sang dương )

3. Tác dụng của dòng điện :
Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.
- Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng
- Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng
- Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng.
2 – Dòng điện và điện áp một chiều
1. Cường độ dòng điện :
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian – Ký hiệu là I
- Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :
Kilo Ampe = 1000 Ampe
Mega Ampe = 1000.000 Ampe
Mili Ampe = 1/1000 Ampe
Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe
2. Điện áp :
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.
- Điện áp tại điểm A gọi là UA
- Điện áp tại điểm B gọi là UB.
- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
UAB = UA – UB
- Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là
Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol
Mili Vol (mV) = 1/1000 Vol
Micro Vol = 1/1000.000 Vol

Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0
3 – Các định luật cơ bản
1. Định luật ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó .
Công thức : I = U / R trong đó
I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)
U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V)
R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm
2. Định luật ôm cho đoạn mạch
Đoạn mạch mắc nối tiếp:
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .

Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3
Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3
Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:

Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E
I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3
Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở .
3. Điện năng và công suất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ)
Công thức tính điện năng là :
W = U x I x t
Trong đó W là điện năng tính bằng June (J)
U là điện áp tính bằng Vol (V)
I là dòng điện tính bằng Ampe (A)
t là thời gian tính bằng giây (s)
* Công suất .
Công suất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công suất được tính bởi công thức
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I
Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2

Đọc thêm : Nguồn một chiều – DC - blog điện tử viễn thônghttp://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/nguon-mot-chieu-dc.html#ixzz27Yxs6nk9

Bắt đầu với bộ môn điện tử – Chất bán dẫn

Giới thiệu
Chào bạn mình là Nguyễn Văn Thắng, hiện đang là sinh viên khoa điện tử của trường ĐHCN Hà Nội, trong quá trình học tập và tìm kiếm tài liệu trên mạng mình kiếm được rất nhiều tài liệu muốn chia sẻ, muốn lưu trữ, và mình cũng lưu trữ được khá nhiều, tuy nhiên bạn biết đấy, máy tính rồi cũng có lúc hỏng, kiến thức đôi khi mình cũng sao nhãng....
Thế rồi tình cờ tôi vào một trang web , hỏi ra mới biết họ làm trên nền blogger và ý tưởng lưu trữ tài liệu, kiến thức được nhen nhóm, và hôm nay sau khi đã tìm hiểu được cơ bản về blogger mình quyết định tập trung sưu tầm và post tài liệu cho những ai đang học cần, chắc chắn ít nhất hữu ích tối thiểu với lớp của tôi, còn bạn thì sao? nếu tài liệu mình của mình có ích thì hãy ủng hộ trang web của mình nhá




Bắt đầu nào!


Mình mới học nên sưu tầm tạm những cái gọi là cơ bản đã,


1 – Chất bán dẫn
1.1 - Chất bán dẫn là gì ?Chất
bán dẫn là nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện bán dẫn như
Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết bị điện tử ngày
nay.
Chất bán dẫn là những chất có đặc điểm trung gian giữa
chất dẫn điện và chất cách điện, về phương diện hoá học thì bán dẫn là
những chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử. đó là các chất
Germanium ( Ge) và Silicium (Si)
Từ các chất bán dẫn ban đầu ( tinh khiết) người ta phải
tạo ra hai loại bán dẫn là bán dẫn loại N và bán dẫn loại P, sau đó
ghép các miếng bán dẫn loại N và P lại ta thu được Diode hay Transistor.
Si và Ge đều có hoá trị 4, tức là lớp ngoài cùng có 4
điện tử, ở thể tinh khiết các nguyên tử Si (Ge) liên kết với nhau theo
liên kết cộng hoá trị như hình dưới.

Chất bán dẫn tinh khiết .
1.2 - Chất bán dẫn loại N
* Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như Phospho (P) vào chất
bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên
kết cộng hoá trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết
và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán dẫn lúc
này trở thành thừa điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N (
Negative : âm ).

Chất bán dẫn N
1.3 - Chất bán dẫn loại P
Ngược lại khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như Indium
(In) vào chất bán dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết
với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu một
điện tử => trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được
gọi là chất bán dẫn P.

Chất bán dẫn P
2 – Diode (Đi ốt) Bán dẫn
2.1 – Tiếp giáp P – N và Cấu tạo của Diode bán dẫn.Khi
đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo
một tiếp giáp P – N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm
: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán
sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion
trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa
hai chất bán dẫn.

Mối tiếp xúc P – N => Cấu tạo của Diode .
* Ở hình trên là mối tiếp xúc P – N và cũng chính là cấu tạo của Diode bán dẫn.


Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.
2.2 - Phân cực thuận cho Diode.Khi
ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-)
vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện
áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt
0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện
tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu
tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh
lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V )

Diode (Si) phân cực thuận – Khi Dode dẫn
điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V

Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode
* Kết luận : Khi Diode (loại Si)
được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V thì chưa có
dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua
Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ
ở giá trị 0,6V .
2.3 – Phân cực ngược cho Diode.
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán
dẫn N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp
ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua
mối tiếp giáp, Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn
khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V
2.4 – Phương pháp đo kiểm tra Diode

Đo kiểm tra Diode
Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu :
Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt
Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.
Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt.
Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị đứt
Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.
2.5 – Ứng dụng của Diode bán dẫn .
* Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode
thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một
chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt
động . trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu
có dạng .

Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều .
3 – Các loại Diode
3.1 - Diode Zener
* Cấu tạo :
Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P
- N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực
ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân
cực ngược Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị
ghi trên diode.

Hình dáng Diode Zener ( Dz )

Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.
Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.
Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.
Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.
Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2
lần Dz và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz
< 30mA.

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi
Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.
3.2 - Diode Thu quang. ( Photo Diode )Diode
thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng
thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P – N , dòng điện ngược qua diode
tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.

Ký hiệu của Photo Diode

Minh hoạ sự hoạt động của Photo Diode
3.3 - Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED )Diode
phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp
làm việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến
20mA
Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện . vv…

Diode phát quang LED
3.4 – Diode Varicap ( Diode biến dung )Diode biến dung là Diode có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào Diode.

Ứn dụng của Diode biến dung Varicap ( VD )
trong mạch cộng hưởng
Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp
ngược đặt vào Diode Varicap thay đổi , điện dung của diode thay đổi
=> làm thay đổi tần số công hưởng của mạch.
Diode biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu, trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.
3.5 - Diode xungTrong
các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng Diode
xung để chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài
chục KHz , diode nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí
diode xung được, nhưng ngựơc lại diode xung có thể thay thế cho vị trí
diode thường, diode xung có giá thành cao hơn diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với Diode
thường, tuy nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc
đánh dấu bằng hai vòng

Ký hiệu của Diode xung
3.6 – Diode tách sóng.
Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì
mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P – N tại một điểm để tránh điện
dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng
để tách sóng tín hiệu.
3.7 – Diode nắn điện.
Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz
, Diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.

Diode nắn điện 5A
Nguồn: hocnghe.com.vn



Nhận xét của mình muốn bổ sung:
Các bạn lưu ý: Khi tính toán giá trị sụt áp trên Điôt không phải là giá trị cố định 0.6 với Si và 0.2 với Ge mà giá trị này chỉ là tương đối, giá trị thực tế được quye định trên điốt, còn với tính toàn thì nó phụ thuộc vào người ra đề
Còn với Điốt phân cực ngược thực tế vẫn có dòng đi qua nhưng nó có giá trị rất nhỏ, đôi khi tính toán người ta vẫn tính toán đến giá trị của nó

Đọc thêm : Bắt đầu với bộ môn điện tử – Chất bán dẫn - blog điện tử viễn thông http://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/bat-au-voi-bo-mon-ien-tu-chat-ban-dan.html#ixzz27YxgDmHe
DBS M05479
Quang Cao