Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.
Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.
Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.
P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.
Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.
P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.
Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầmP-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).
Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.
Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.
Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.
Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.
P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.
Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.
Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét