Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vùng cấm bay là gì? Tại sao lại có vùng cấm bay?

Chỉ vài thập kỷ sau khi được phát minh, máy bay đã trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong chiến tranh. Trong một cuộc tấn công của Phát xít Tây Ban Nha vào thành phố Guemica năm 1937, các máy bay của Phát xít đã tàn phá thành phố với hơn 40 tấn thuốc nổ và bom các loại. Sau cuộc tấn công, toàn bộ thành phố chỉ còn lại một đống đổ nát, và có hơn 1600 người thiệt mạng. Cuộc tấn công khiến cả Thế giới kinh hoàng và phẫn nộ, tuy nhiên các tổ chức Quốc tế lúc đó quá yếu để có thể ngăn chặn cuộc tấn công.


Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt những vùng cấm bay để ngăn chặn những tội ác từ trên không như cuộc tấn công năm 1937. Những vùng cấm bay này sẽ được thiết lập ở những nước có nội chiến, nhằm ngăn chặn các lực lượng bên ngoài nhúng tay vào, cũng như bảo vệ dân thường tránh khỏi các cuộc tấn công đẫm máu. Các máy bay xâm phạm vùng cấm bay mà không quay trở lại hoặc hạ cánh sau cảnh báo sẽ lập tức bị bắn hạ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vùng cấm bay, cách hoạt động cũng như các quy tắc rắc rối mà NATO áp đặt cho chúng.

Nguồn gốc và lịch sử

Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.



Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.

Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.

Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .



Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?

Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.

Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.

Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.

RoEs và việc bảo vệ vùng cấm bay

Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.


Kết quả là, trong chiến dịch Odyssey Dawn năm 2011, Hải quân Mỹ và một tàu chiến của Anh đã phóng một loạt 112 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu quân sự của Libya, làm tê liệt radar và thiết lập một hệ thống tên lửa chống máy bay. Mục đích là để giải phóng không phận và đảm bảo an toàn cho các máy bay tuần tra của NATO.

Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya .


Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.

Vùng cấm bay có thực sự hiệu quả?

Theo các chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm bay tại Libya trong một thời gian dài có thể sẽ là thách thức lớn đối với NATO. Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách dự trữ ước tính chi phí để áp đặt lệnh cấm bay trên toàn bộ lãnh thổ Libya trong sáu tháng là từ 3 đến 8 tỉ USD.


Ngoài ra, các máy bay tuần tra và phi công của NATO cũng gặp rất nhiều rủi ro. Vào năm 1995 tại Bosnia, một báy bay F-16 của Mỹ do Đại úy Scott O’Grady điều khiển khi đang tuần tra đã bị hạ bởi một tên lửa đất đối không. Grady đã buộc phải nhảy dù vào lãnh thổ Serbia , sau đó trải qua 6 ngáy vật lộn trong rừng. May mắn ống đã tìm được cách liên lạc vô tuyến và cuối cùng đã được giải cứu bởi một nhóm lính thủy đánh bộ.

Tại Iraq , thủ tướng Saddam Hussein đã trao giải thưởng 14.000 USD cho bất cứ ai có thể bắn hạ máy bay tuần tra của liên minh. Ngay tại Libya, khi mà các hệ thống phòng thủ chống máy bay của chính phủ bị phá hủy, các máy bay cua NATO vẫn có khả năng bị bắn hạ bởi các tên lửa cá nhân. Theo một báo cáo của Nga, tổng thống Gaddafi có tời hơn 1000 tên lửa cá nhân loại này, và đã được phân phát cho những kẻ ủng hộ.

Một câu hỏi được đặt ra là vùng cấm bay liệu có thực sự hiệu quả, ngăn chặn được những vụ tấn công thảm sát vào người dân. Tại Bosnia, vùng cấm bay cũng không thể ngăn chặn cuộc thảm sát hơn 7000 người Hồi giáo Bosnia vào năm 1995. Các lực lượng bộ binh, xe tăng … của chính phủ vẫn còn quá lớn mạnh so với lực lượng nổi dậy. Do đó, một số người đã chỉ trích các vùng cấm bay như một biện pháp nửa vời, không ngăn chặn được cuộc chiến. Theo họ, biện pháp duy nhất là Mỹ và các nước phương Tây phải lật đổ chính quyền Gaddafi bằng vũ lực mạnh mẽ.

Tuy nhiên tổng thống Obama trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 2011 cho rằng, những động thái như vậy sẽ vượt quá mục đích của Liên Hiệp Quốc, gây nhiều tổn thất và thương vong, đồng thời sẽ khó có thể nhận được sự đồng thuận của các nước láng giềng. Do đó cho đến hiện nay, các vùng cấm bay vẫn đang được duy trì hoạt động.


Tham khảo: HowStuffWork

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tàu ngầm Kilo Hà Nội sẵn sàng về nước

Theo Itar-Tass, các thử nghiệm đối với tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam đã kết thúc thành công. Tàu chuẩn bị được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay.


Tàu ngầm Hà Nội, một trong 6 tàu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, đã thực hiện hơn 100 lần thử nghiệm lặn ở nhiều độ sâu khác nhau. Các thử nghiệm đều đạt và vượt yêu cầu đề ra. Hiện nay tàu ngầm đang có mặt tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhà máy Admiraltei Verfi sẽ đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu ngầm xuất khẩu đầu tiên trong năm nay. Ngoài ra, lễ hạ thủy chiếc thứ 3 trong hợp đồng đã được lên kế hoạch vào tháng 8: “Nhà máy sẽ phải đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai chiếc tàu ngầm xuất khẩu. Việc hạ thủy chiếc thứ 3 đã được lên kế hoạch vào tháng 8 năm nay. Chiếc thứ 4 trong hợp đồng cũng sẽ được khởi đóng trong năm nay”, nguồn tin cho hay.

Trước đó, một nguồn tin khác của Itar-Tass trong ngành công nghiệp quốc phòng nói rằng: “Các thử nghiệm nhà nước đối với tàu ngầm đầu tiên sẽ kết thúc trong mùa hè này. Đến tháng 9 năm nay sẽ diễn ra một số thử nghiệm tiếp nhận - bàn giao, sau đó chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao cho bên đặt hàng”.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Công cụ tối ưu bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10/12/1982. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Việt Nam là nước thứ 64 được Quốc hội phê chuẩn tham gia Công ước. Các nước ven Biển Đông cả Trung Quốc cũng đã phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982.

Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Trước tình hình tranh chấp trên Biển Đông diễn ra căng thẳng như là một điểm nóng trên thế giới. Quan điểm trước sau như một của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế cụ thể là UNCLOS.


Việt Nam sẽ có thêm 2 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 trong tương lai

Bởi vậy, UNCLOS là một công cụ hữu hiệu về mặt pháp lý để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình, tranh thủ được sự ủng hộ đồng tình của thế giới. Những vấn đề cốt lõi mà Việt Nam dựa vào UNCLOS để đấu tranh bảo vệ chủ quyền: Thuận lợi là tất cả những nước có tuyên bố chủ quyền gây tranh chấp trên Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS. Do đó, không có sự khác biệt về các khái niệm, nội dung… và sự khác biệt về cách giải thích không lớn, cho nên sự vô lý và có lý của các bên tranh chấp đều là rõ ràng, minh bạch. Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một quốc gia sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ (Vùng đặc quyền kinh tế). Việc các nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không phải nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà là nhằm mở rộng EEZ. Việt Nam khác, chúng ta chủ yếu là vì chủ quyền. Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ và theo đó “đường lưỡi bò” xuất hiện khi mở rộng EEZ 200 hải lý. Đương nhiên, đây là điều phi lý và ngang ngược, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã lợi dụng để đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 ai cũng biết. Quan điểm của Việt Nam dựa trên UNCLOS không coi Hoàng Sa và Trường Sa là quần đảo mà chỉ là nhóm các đảo.


Chiếc Kilo đầu tiên được dự định chuyển giao Việt Nam vào năm 2013, sau đó sẽ giao mỗi năm một chiếc cho đến năm 2018.

Thực tế, các vị trí nói chung ở Hoàng Sa, Trường Sa đa số không có đời sống kinh tế riêng, nên theo UNCLOS thì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà tối đa là có lãnh hải 12 hải lý (hoàn toàn phù hợp với lập trường chung của ASEAN). Khó khăn là: UNCLOS mang tính khái quát lớn của toàn thế giới nên khi áp dụng cụ thể vào từng khu vực thì có nhiều điểm rất mập mờ. Nhiều quốc gia khi áp dụng, lợi dụng vào những điều này để hiểu và giải thích theo cách của mình nhằm có lợi cho quốc gia nên “độ vênh” khá lớn. Theo UNCLOS, chúng ta khẳng định EEZ của chúng ta là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, đường cơ sở mà Việt Nam tuyên bố ngày 12/5/1977 không phù hợp với UNCLOS ở một số điều quan trọng và nằm xa bờ một cách đáng kể so với một đường cơ sở phù hợp với UNCLOS (gồm 10 đoạn nối 11 điểm A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11 ứng với các vị trí đảo Thổ Chu, hòn Đá Lẻ, Hòn Tai lớn, hòn Bông Lang, hòn Bảy Cạnh, Hòn Hải, Hòn Đôi, Mũi Đại Lãnh, đảo Hòn Căn, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ). Trong vòng 2 năm từ khi Việt Nam công bố đường sơ sở, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thái Lan phản đối đường sơ sở này. Nếu như nhiều nước không công nhận đường cơ sở thì đương nhiên vùng EEZ của Việt Nam 200 hải lý tính từ đó cũng bị nhiều nước phản đối, không chấp nhận. Vì vậy điều xảy ra là sự định vị EEZ của Việt Nam chưa được một số nước công nhận, đặc biệt là Trung Quốc, cho nên, đây là điểm dễ xảy ra tranh chấp nhất mà không biết lấy cơ sở nào làm chuẩn mực. Rõ ràng là nếu chúng ta tuyên bố vùng EEZ là 200 hải lý tính từ bờ thì điều đó đương nhiên không ai có thể phản đối. Vùng EEZ 200 hải lý là vùng mà bất kỳ thành viên UNCLOS cũng được hưởng. Vậy, vấn đề quan trọng để khẳng định vị trí vùng EEZ buộc thế giới công nhận là phải điều chỉnh đường cơ sở cho phù hợp với UNCLOS. Một số điểm không phù hợp với UNCLOS của đường cơ sở của Việt Nam tương tự dự luật HB 3216 của Philippines về đường cơ sở của họ. Philippines đã tự bác bỏ dự luật của họ thì Việt Nam cũng có thể điều chỉnh về đường cơ sở của mình. Tuy nhiên, xác định đường cơ sở là việc rất hệ trọng, bởi bên trong đường cơ sở là nội thủy, có chủ quyền tuyệt đối, liên quan đến an ninh quốc gia. Vì thế phải căn cứ vào khả năng, sức mạnh và độ tin cậy phòng thủ của đất nước. Đã 35 năm kể từ khi tuyên bố đường cơ sở, Việt Nam có thể tính toán để phục vụ cho một chiến lược lâu dài hơn, mang lại lợi ích quốc gia lớn hơn. Một quốc gia gây tranh chấp cậy thế nước lớn, ngang ngược, đe dọa dùng vũ lực như Trung Quốc thì quốc tế hóa tranh chấp, dùng Luật quốc tế để giải quyết là biện pháp đấu tranh tối ưu nhất. Khi yêu sách về EEZ của chúng ta được định vị rõ ràng phù hợp với UNCLOS thì sẽ được thế giới đồng tình, ủng hộ. Đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Tuy vậy, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền của chúng ta.

Sát thủ diệt hạm của tàu chiến Gepard VN

Năm 2011, Việt Nam đã lần lượt nhận chuyển giao 2 tàu Gepard 3.9 (project 1661.1E) – chiến hạm hiện đại nhất, lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Gepard 3.9 là tàu chiến rất hiện đại, thiết kế cho phép nó có thể tiêu diệt chiến hạm, tất cả mục tiêu trên không tầm thấp. Tàu có thể triển khai tác chiến độc lập hoặc đi kèm đội hình. Gepard 3.9 hoàn toàn có thể tiêu diệt được những chiến hạm địch lớn hơn nó nhiều lần bởi tàu trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm rất hiện đại, tiên tiến, đó là tổ hợp Uran E.


Tên lửa hành trình đối hạm Kh-35E Uran

Tổ hợp Uran E trang bị đạn tên lửa tầm ngắn Kh-35E. Theo đánh giá, Kh-35 có thể tấn công đánh chìm tàu có lượng giãn nước 5.000 tấn. Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Tên lửa có 4 cánh định hướng ở giữa thân và 4 cánh ở đuôi. Tên lửa lắp hai động cơ, một động cơ rocket đẩy đưa tên lửa rời bệ phóng, khi đạt độ cao ổn định, động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Kh-35 có thể đạt vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn tối đa 130km, lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.


Cụm ống phóng Kh-35E trên tàu Gepard (Ảnh: QĐND)

Khi hoạt động, dữ liệu chỉ thị mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Tên lửa phóng đi, hệ thống định vị quán tính tên lửa sẽ đưa Kh-35 tới mục tiêu. Ở cự ly nhất định, đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm quét 20km) của tên lửa sẽ kích hoạt và tìm kiếm, khóa và tấn công mục tiêu. Đặc biệt, ở hành trình bay cuối khi tấn công mục tiêu, tên lửa sẽ bay rất thấp (có thể chỉ cách mặt nước chừng 10-15m) nên việc đối phương đánh chặn tên lửa sẽ rất khó. Trên tàu Gepard 3.9, tổ hợp Uran được bố trí nằm giữa thân tàu, 8 đạn tên lửa được đặt trong các container 3C34 đặt chéo nhau.


Tàu tên lửa cỡ nhỏ 1241.8 của Hải quân Việt Nam trang bị 16 tên lửa Kh-35E Uran

Ngoài tàu Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam còn có 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ 1241.8, mỗi tàu lắp 16 tên lửa Kh-35 Hồi tháng 2/2012, hãng tin Ria Novosti cho biết, Việt Nam – Nga đang lên kế hoạch hợp tác sản xuất biến thể cải tiến tên lửa hành trình đối hạm Uran. Theo quan chức quốc phòng Nga, Việt – Nga sẽ thành lập liên doanh sản xuất tương tự liên doanh Ấn – Nga hợp tác phát triển siêu tên lửa đối hạm BrahMos. Hiện vẫn chưa có thông tin về Việt – Nga sẽ sản xuất biến thể nào của Kh-35 Uran. Nhưng nếu hai nước chọn sản xuất biến thể cải tiến có sẵn thì có khả năng rơi vào loại Kh-35U. Kh-35U là biến thể nâng cấp mạnh, tên lửa đạt tầm bắn tới 260km, khối lượng đầu đạn không đổi.

(Kham pha)

Hải quân đánh bộ Việt Nam trang bị súng khủng

Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi "bất ngờ".

Trong đoạn clip "Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012", ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB..., điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo. Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ. Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán "xôn xao" trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới.


TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. (Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn).

Tại sao lại là súng của Israel?
Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng. Israel là một trong những nước có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển, họ được đánh giá "ngang hàng" với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là "trên cơ" siêu cường có nền khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới. Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng, một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55... cũng do Israel đấu thầu. Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất. Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004- 2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.
Các lợi thế của TAR-21
TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến. Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn. Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam. Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech.


Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng. Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống. Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm. Quân đội nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận. Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn tương đối xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Thiết kế bullup của TAR-21 đang được các nước NATO sử dụng phổ biến hiện nay. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại đối thủ.


Hải quân đánh bộ được quân đội "ưu tiên" trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. (Ảnh QĐND).
Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây chuyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet. Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây chuyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất. Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm "red dot".
Những thách thức

TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng. Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47. TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá "ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn. Súng trường tiêu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62x39 mm của dòng súng AK. Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện "lẫn lộn" của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính. Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây chuyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết. Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tàu đổ bộ



Hải quân Việt Nam 2

























Chiến hạm "Thần Sấm" (Molnya)



- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.

- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;


- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km






- Hai pháo phòng không 30mm AK-630








Pháo AK-630M trên tàu hải quân. Bạn thấy các ụ súng tròn tròn trên tàu là nó đó ^^

Hải Quân Việt Nam

Theo tuần báo Jane's Defense nhận định Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến Hải Quân và đã rót khá nhiều vốn cho lực lực lượng hải quân .Hiện nay lực lượng hải quân Việt Nam phân bố từ Bắc Trung Nam với 120 tàu chiến các loại . Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và không ngừng , Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển kinh tế và quốc phòng ngang nhau . Ngoài 6 tàu ngầm Kilo sắp nhận thì sau năm 2009 Việt Nam sẽ có hai soái hạm Gerpad loại tàu chiến hiện đại của Nga .



Thông số kỹ thuật

* Thủy thủ đoàn: 103
* Kích thước: dài 102m, rộng 13,1m và phần chìm 5,3m
* Trọng lượng rẽ nước: 2.100 tấn
* Hoạt động liên tục 20 ngày trong phạm vi 5.000 hải lý (ở tốc độ 10 knot)
* Tốc độ tối đa: 28 knot (52km/h)
* Công suất: 22.000 mã lực

Trang bị

* Bãi đỗ cho một trực thăng loại Ka-28 hoặc Ka-31
* 16 quả tên lửa điều khiển chống tàu chiến 4x4 Uran/3M24
* Một pháo 76mm AK-176M
* Ba hệ thống Palma
* Hai súng máy 14,5mm
* Hai ống phóng ngư lôi 533mm
* Một hệ thống 12 ống phóng tên lửa chống tàu ngầm RBU-6000.


Khả năng tác chiến của hải quân nhân dân Việt Nam

Theo Fox của Hoa Kỳ lịch sử xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có năm 1988 . Phía Trung Quốc đã bị thiệt hại ít hơn Việt Nam , nhưng cũng được coi là một chiến thắng của họ . Với Hải quân Trung Quốc hiện nay họ mạnh hơn tất cả mọi thời đại trước đó . Nhưng nếu chiến sự xảy ra trong năm 2012 thì họ khó có thể dành được một chiến thắng nhanh chóng như trong thế kỷ 20 trước đó . Đó là lực lượng Trung Quốc phải đối mặt với tàu ngầm của Việt Nam , đối mặt với các vũ khí phòng vệ từ trong bờ của Việt Nam , lực lượng không quân hùng hậu được trang bị tên lửa diệt hạm … Nếu xung đột càng kéo dài khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ mất biển Đông .

Khinh hạm tàng hình Gepard 3.9 của Việt Nam


Khu trục hạm "Gepard"

Độ giãn nước là 2090 tấn.
Kích thước: 102 x 13.6 x 3.5 mét ( cao 5.3 m kể cả ăng ten ).
Sức đẩy: 3 trục; 1 động cơ diesel 7400 bhp dùng để chạy ở chế độ bình thường ; 2 động cơ đẩy gas turbines 2x15400 shp, tổng công suất điện tạo ra là 800 KW ; vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ (ứng với tầm họat động 950 dặm), tầm họat động 5000 dặm với vận tốc trung bình 10 hải lý/giờ, hoặc 3000 dặm với vận tốc là 18 hải lý /giờ . Thời gian họat động trên biển là 15 ngày .
Thủy thủ đoàn: 103 người + 16 sĩ quan.

Trang bị các loại radar MR-325 "Pozitiv", radar điều khiển tên lửa chống hạm "Monolit", phòng không MPZ-301 "Baza", MR-123 cho việc điều khiển pháo, hệ thống REB (là hệ thống gây nhiễu điện tữ).Hệ thống sonar "Zarnisa" dùng để phát hiện và theo dõi tàu ngầm.

Vũ khí: 1 tháp pháo với cỡ nòng 76 mm ( 316 viên đạn ), 4 ống phóng ngư lôi 533 mm , 1 giàn phóng rốc-ket chống ngầm RBU-6000 ASW RL ( 12 ống phóng ), 2x4 SS-N-25 ( tên lửa đối hạm tầm 130 km ), hệ thống tên lửa phòng không Igla mang theo 16 tên lửa + hệ thống pháo 30mm AK-630, 1 Trực thăng Ka-28/Ka-32 , trang bị thêm 20 quả thủy lôi và 4 bệ phóng nhiễu PK-16.

Tàu Gepard trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 4 ống phóng ( 8 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg .

Hệ thống phóng rốc-két RBU-6000 dựa trên hệ thống Smerch-2 do nhà máy chế tạo quốc gia En-tơ-prai-xơ phát triển. Rốc-két có thể chuyển động tới độ sâu 6000 mét và diệt mục tiêu ngầm hiệu quả ở độ sâu 500 mét. Một cơ số của RBU-6000 có 96 rốc-két.

Tàu còn có một sàn đỗ và hầm chứa cho máy bay trực thăng Ka-28/Ka-32 dùng cho tác chiến chống ngầm và khả năng tiêu diệt được tàu ngầm ở độ sâu 500 mét. Tầm hoạt động của trực thăng Ka-28/Ka-32 đạt hơn 200km.

Gepard là chiến hạm có khả năng tàn hình và được trang bị khả năng chống tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay, tên lửa.. có khả năng trinh sát điện tử. Ngoài ra tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trang khu vực.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

DBS M05479
Quang Cao