Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng “khủng”, khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.
A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.
Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.
2. Creative SB Recon 3D Omega
Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với “diện mạo” bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi “xài” Skype và Ventrilo.
Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.
3. Logitech F540
Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài “hào nhoáng” như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.
F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.
4. Plantronics GameCom 780
Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi “soi” kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.
Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá “bét” nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).
5. Razer Tiamat 7.1
Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.
Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).
Tham khảo: Reghardware
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét