Pixel là 1 đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho nhà quảng cáo để theo dõi, đo lường, tối ưu hóa và tạo đối tượng cho quảng cáo của họ.
Nếu ví website của bạn như là ngôi nhà thì Facebook Pixel giống như là camera vậy. Mọi động tĩnh trong nhà, ngoài sân đều được nó ghi lại đầy đủ.
Tất nhiên là bạn không cần cài Facebook Pixel nếu như bạn không có ý định quảng cáo trên Facebook.
Vậy Facebook Pixel để làm gì
Tối ưu hóa chuyển đổi
Giả sử bạn đã cài Facebook Pixel và đã lên camp thành công. Khi một ai đó thực hiện một hành động nào đó (ví dụ Mua hàng) thì Facebook Pixel sẽ được kích hoạt.
Khi ngày càng có nhiều lượt chuyển đổi diễn ra trên website của bạn, nhờ vào công nghệ Học máy (Machine Learning), Facebook sẽ phân phối hiệu quả hơn đến những người có nhiều khả năng mua hàng nhất.
Lúc mới tạo con Pixel xong, chắc hẳn nó cũng "ngáo ngơ" như lần đầu xuống núi. Gặp ai em nó cũng chào hàng.
Sau một vài đơn hàng thành công, nó bắt đầu "học": À thì ra những người như thế này, thế kia mới quan tâm đến sản phẩm nè!
Do đó, nó chỉ phân phối đến những người như vậy. Sau 50 - 100 đơn hàng thành công, nó đã trở nên "lão luyện", nhìn mặt là biết ai có nhu cầu mua hàng hay không.
Nhờ đó bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn với cùng mức chi phí dẫn đến ROI cũng tăng theo.
Vì suy cho cùng thì phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo.
Nếu Facebook không làm cho nhà quảng cáo bán được hàng thì không ai còn quảng cáo trên Facebook nữa.
Tạo Custom Audience để remarketing
Có những KH đã xem qua sản phẩm trên website của bạn. Thậm chí là đã bỏ vào giỏ hàng mà chưa mua hàng vì 1 lý do nào đó. Sau đó họ lướt Facebook.
Lúc này con Facebook Pixel sẽ có nhiệm vụ gợi nhớ cho họ về những sản phẩm mà họ vừa xem trên website của bạn bằng cách hiển thị nó trên quảng cáo Facebook.
Đây chính là remarketing hay tiếp thị lại.
Đặc biệt Facebook cũng có Dynamic Ads giống như tiếp thị lại động dành cho Google Shopping.
Ví dụ, mùa Covid đói quá nên mình lên Tiki tìm mua cuốn sách này.
Sau đó lướt Facebook thì được Tiki đập vào mặt quảng cáo sau. Đúng như những gì mà mình đã xem 5' trước đó.
Hay mình lên Google tìm mua 1 cái thắt lưng nam:
Và sau đó mình vô Facebook cũng thấy cả chục quảng cáo thắt lưng đến từ các shop khác:
Cài đặt Facebook Pixel
Trước khi cài đặt, bạn cần có 1 website với quyền quản trị và 1 BM. Bạn cũng có thể cài Facebook Pixel của Facebook cá nhân nhưng rất khó để tối ưu.
1 Đầu tiên bạn vào Trình quản lý doanh nghiệp > chọn Pixel trong cột Đo lường & Báo cáo
2 Sau đó nhấn Tạo pixel. Đặt tên cho Pixel tùy ý => Tiếp tục
3 Tiếp theo, chọn cách để thêm code Pixel vào trang web của bạn.
8 Nếu sử dụng WordPress thì bạn chọn cài đặt mã thủ công nhé:
Nhấn vào đoạn mã để sao chép sau đó gắn mã Facebook Pixel vào web của bạn, ngay phía trước thẻ đóng </head>
Nếu bạn chưa rành thì có thể xem qua 3 cách chèn code vào website thật đơn giản.
Note: Nếu bạn để ý trong đoạn mã này có dãy 15 số, đó chính là Facebook Pixel ID của bạn. Bạn copy dãy số này vào dán trong AdFlex hay KTcity nếu bạn kiếm tiền online trên những nền tảng này.
Như vậy là xong rồi đó. Bạn có thể thiết lập thêm Sự kiện nếu muốn.
Cách test xem Facebook Pixel đã cài đúng chưa
1 Đầu tiên hãy cài extension có tên là Facebook Pixel Helper lên trình duyệt của bạn.
2 Sau đó trên thanh trình duyệt, hãy nhấn vòa biểu tượng code. Nếu báo đúng với Facebook Pixel ID như trên là được.
Các vấn đề liên quan đến Facebook Pixel
Tài khoản Facebook cá nhân có tạo được Pixel không?
Có. Nhưng chỉ được 1 con.
BM tạo được bao nhiêu Pixel?
Tối đa là 100 con.
1 con Pixel gắn được bao nhiêu website?
Bao nhiêu cũng được. Và ngược lại, 1 website cũng có thể gắn nhiều con Pixel.
Có share Pixel cho BM khác được không?
Được nhưng chỉ có BM mới share cho nhau được. Facebook Pixel trên tài khoản cá nhân thì không.
Nuôi Pixel là gì?
Đây là quá trình làm cho con Pixel "khôn lên" bằng cách tạo ra càng nhiều chuyển đổi càng tốt.
Note: KHÔNG bao giờ nên lấy con BM cầm Pixel gốc mà chạy quảng cáo. Vì lỡ như BM bị vô hiệu hóa thì Pixel cũng "chết" luôn.
Thay vào đó hãy share sang BM khác chạy ads. Ngoài ra còn phải nuôi thêm 1 con Pixel dự phòng.
Như vậy là mình vừa đi qua Facebook Pixel là gì cũng như cách cài Facebook Pixel lên website của bạn.
Chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét