Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Giáo lý Khổng tử

Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất . Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, nhẹ nhàng , … . . Ví dụ là những câu chuyện trong sách Luận Ngữ :
“Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi , "Có ai bị thương không?" . Ông không hề nhắc đến ngựa" . Câu chuyện không dài, nhưng ý nghĩa rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ . Khi không hỏi tới ngựa , Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình là con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận , những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo . Một bài giảng nổi tiếng khác :
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?" . Khổng Tử đáp : "Có lẽ là chữ Thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là "Thứ")

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao