Hiển thị các bài đăng có nhãn tin học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Phân biệt DDR, DDR2 và DDR3 ?

Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng DDR, DDR2 và DDR3 đều dựa trên thiết kế SDRAM ( Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi - Double Data Rate , tức truyền được hai khối dữ liệu trong một xung nhịp, . Như vậy bộ nhớ DDR có tốc độ truyền dữ liệu cao gấp đôi so với những bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp nhưng không có tính năng này ( được gọi là bộ nhớ SDRAM, hiện không còn sử dụng cho PC nữa).

Nhờ tính năng này mà trên nhãn của những thanh nhớ thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực . Ví dụ bộ nhớ DDR2-800 làm việc ở tốc độ 400 MHz, DDR2-1066 và DDR3-1066 làm việc ở tốc độ 533 MHz, DDR3-1333 ở 666.6 MHz ...



Hình 1: Tín hiệu xung nhịp và mode DDR

Cần nhớ rằng các tốc độ xung nhịp này là tốc độ tối đa mà bộ nhớ chính thức có được; chứ không thể tự động chạy ở những tốc độ như vậy. Ví dụ, nếu bạn dùng bộ nhớ DDR2-1066 lên một máy tính chỉ có thể (hoặc bị cấu hình nhầm) truy cập hệ thống ở tốc độ 400 MHz (800 MHz DDR), thì những bộ nhớ này chỉ có thể truy cập tại 400 MHz (800 MHz DDR) chứ không phải 533 MHz (1,066 MHz DDR). Đó là do tín hiệu xung nhịp được mạch điều khiển bộ nhớ cung cấp, mà mạch điều khiển bộ nhớ lại nằm ngoài bộ nhớ (trong Chip NorthBridge ở bo mạch chủ hoặc tích hợp bên trong CPU, tùy vào từng hệ thống ).

Trên lý thuyết, bộ nhớ DDRx-yyyy (trong đó x là thế hệ công nghệ, còn yyyy là tốc độ xung nhịp DDR) chỉ có thể sử dụng cho chip bộ nhớ.

Những thanh nhớ ( Module ) -- bảng mạch điện tử nhỏ gắn những Chip nhớ -- sử dụng một cái tên khác: PCx-zzzz, trong đó x là thế hệ công nghệ, còn zzzz là tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết (còn gọi là băng thông tối đa). Con số này cho biết bao nhiêu Byte dữ liệu có thể được truyền từ mạch điều khiển bộ nhớ sang Module bộ nhớ trong mỗi xung nhịp đồng hồ .

Bài toán này rất dễ giải bằng cách nhân xung nhịp DDR tính bằng MHz với 8, ta sẽ có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết tính bằng MB/giây. Ví dụ, bộ nhớ DDR2-800 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 6,400 MB/giây (800 x 8) và Module bộ nhớ mang tên PC2-6400. Trong một số trường hợp, con số này được làm tròn. Ví dụ như bô nhớ DDR3-1333 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 10,666 MB/giây nhưng module bộ nhớ của nó lại có tên PC3-10666 hoặc PC3-10600 tùy nhà sản xuất.

Cần phải hiểu rằng những con số này chỉ là số tối đa trên lý thuyết, và trên thực tế chúng không bao giờ đạt đến, bởi bài toán chúng ta đang tính có giả thiết rằng bộ nhớ sẽ gửi dữ liệu đến mạch điều khiển bộ nhớ theo từng xung nhịp một, mà điều này thì không xảy ra. Mạch điều khiển bộ nhớ và bộ nhớ cần trao đổi lệnh (ví dụ như lệnh hướng dẫn bộ nhớ gửi dữ liệu được chứa tại một vị trí nhất định) và trong suốt thời gian này bộ nhớ sẽ không gửi dữ liệu.

Trên đây là lý thuyết cơ bản về bộ nhớ DDR, hãy đến với những thông tin cụ thể hơn.

Tốc độ

Một trong những khác biệt chính giữa DDR, DDR2 và DDR3 là tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất của từng thế hệ. Dưới đây là danh sách tốc độ chung nhất cho từng thế hệ. Một số nhà sản xuất đã tạo ra được những loại chip lớn hơn cả tốc độ trong bảng–ví dụ như các bộ nhớ đặc biệt hướng tới giới overclock. Những xung nhịp có đuôi 33 hoặc 66MHz thực ra đã được làm tròn (từ 33.3333 và 66.6666).



Điện áp

Bộ nhớ DDR3 hoạt động ở điện áp thấp hơn so với DDR2, DDR2 lại dùng điện áp thấp hơn DDR. Như vậy bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện hơn DDR2, và DDR2 tiêu thụ ít hơn DDR.

Thường thì bộ nhớ DDR sử dụng điện 2.5 V, DDR2 dùng điện 1.8 V và DDR3 là 1.5 V (mặc dù các module cần đến 1.6 V hoặc 1.65 V rất phổ biến và những chip chỉ yêu cầu 1.35 V trong tương lai cũng không phải là hiếm). Một số module bộ nhớ có thể yêu cầu điện áp cao hơn trong bảng, nhất là khi bộ nhớ hỗ trợ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức (ví dụ như bộ nhớ để overclock).





Thời gian trễ

Thời gian trễ là khoảng thời gian mà mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi từ lúc yêu cầu lấy dữ liệu cho đến lúc dữ liệu thực sự được gửi tới đầu ra . Nó còn được gọi là CAS Latency hoặc đơn giản là CL. Con số này được viết theo đơn vị chu kỳ xung nhịp. Ví dụ một bộ nhớ có CL3 tức là mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 3 chu kỳ xung nhịp từ lúc truy vấn cho đến khi dữ liệu được gửi. Với một bộ nhớ CL5, mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 5 chu kỳ xung nhịp . Vì thế cần sử dụng những Module có CL thấp nhất có thể.


Hình 2: Latency.

Bộ nhớ DDR3 có nhiều chu kì xung nhịp trễ lớn hơn bộ nhớ DDR2, và DDR2 lại có nhiều chu kì xung nhịp trễ cao hơn DDR. Bộ nhớ DDR2 và DDR3 còn có thêm một chỉ số nữa gọi là AL (Thời gian trễ bổ sung – Additional Latency ) hoặc đơn giản là A. Với bộ nhớ DDR2 và DDR3, tổng thời gian trễ sẽ là CL+AL. May thay gần như toàn bộ các bộ nhớ DDR2 và DDR3 đều có AL 0, tức là không có thêm thời gian trễ bổ sung nào cả. Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị CL phổ biến nhất.



Như vậy bộ nhớ DDR3 cần hoãn nhiều chu kỳ xung nhịp hơn so với DDR2 mới có thể chuyển được dữ liệu, nhưng điều này không hẳn đồng nghĩa với thời gian đợi lâu hơn (nó chỉ đúng khi so sánh các bộ nhớ cùng tốc độ xung nhịp).

Ví dụ, một bộ nhớ DDR2-800 CL5 sẽ hoãn ít thời gian hơn (nhanh hơn) khi chuyển dữ liệu so với bộ nhớ DDR3-800 CL7. Tuy nhiên, do cả hai đều là bộ nhớ “800 MHz” nên đều có cùng tốc độ truyền tải lớn nhất trên lý thuyết (6,400 MB/s). Ngoài ra cũng cần nhớ rằng bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với bộ nhớ DDR2.

Khi so sánh các module có tốc độ xung nhịp khác nhau, bạn cần phải tính toán một chút. Chú ý rằng chúng ta đang nói đến “chu kỳ xung nhịp.” Khi xung nhịp cao hơn, chu kỳ từng xung nhịp cũng ngắn hơn.

Ví dụ với bộ nhớ DDR2-800, mỗi chu kỳ xung nhịp kéo dài 2.5 nano giây, chu kỳ = 1/tần số (chú ý rằng bạn cần sử dụng xung nhịp thực chứ không phải xung nhịp DDR trong công thức này; để đơn giản hơn chúng tôi đã tổng hợp một bảng tham khảo dưới đây). Vì thế một bộ nhớ DDR2-800 có CL 5 thì thời gian chờ ban đầu này sẽ tương đương 12.5 ns (2.5 ns x 5). Tiếp đến hãy giả sử một bộ nhớ DDR3-1333 với CL 7. Với bộ nhớ này mỗi chu kỳ xung nhịp sẽ kéo dài 1.5 ns (xem bảng dưới), vì thế tổng thời gian trễ sẽ là 10.5 ns (1.5 ns x 7). Vì vậy mặc dù thời gian trễ của bộ nhớ DDR3 có vẻ cao hơn (7 so với 5), thời gian chờ thực tế lại thấp hơn. Vì thế đừng nghĩ rằng DDR3 có thời gian trễ tệ hơn DDR2 bởi nó còn tùy thuộc vào tốc độ xung nhịp. 



Thường thì nhà sản xuất sẽ công bố Timings bộ nhớ theo dạng một dãy số được phân chia bởi dấu gạch ngang (như 5-5-5-5, 7-10-10-10…). Thời gian trễ CAS thường là số đầu tiên trong chuỗi. Hình 3 và 4 dưới đây là một ví dụ. 



Hình 3: DDR2-1066 có CL 5.

Prefetch – Lấy trước dữ liệu

Bộ nhớ động chứa dữ liệu bên trong một mảng gồm nhiều tụ điện nhỏ. Bộ nhớ DDR truyền được 2 bit dữ liệu với mỗi chu kỳ từ mảng bộ nhớ tới bộ đệm I/O bên trong bộ nhớ . Quy trình này gọi là Prefetch 2-bit. Trong DDR2, đường dữ liệu bên trong này được tăng lên tới 4-bit và trong DDR3 là 8-bit. Đây chính là bí quyết giúp DDR3 hoạt động được ở tốc độ xung nhịp cao hơn DDR2, và DDR2 cao hơn DDR.

Xung nhịp mà chúng ta đang nói đến là tốc độ xung nhịp ở “thế giới bên ngoài,” có nghĩa là trên giao diện I/O từ bộ nhớ, nơi mà bộ nhớ và mạch điều khiển bộ nhớ liên lạc với nhau. Tuy nhiên bên trong thì bộ nhớ làm việc hơi khác một chút.

Để hiểu rõ hơn điều này hãy so sánh một chip bộ nhớ DDR-400, chip bộ nhớ DDR2-400 và Chip bộ nhớ DDR3-400 (cứ giả sử rằng bộ nhớ DDR3-400 có tồn tại). 3 chip này bên ngoài hoạt động ở tốc độ 200 MHz, truyền 2 bit dữ liệu mỗi chu ky, đạt tốc độ ngoài như thể đang hoạt động ở 400 MHz. Tuy nhiên bên trong, chip DDR truyền được 2 bit từ mảng bộ nhớ đến bộ nhớ đệm I/O, vì thế để khớp với tốc độ giao diện I/O, đường dữ liệu này phải hoạt động ở 200 MHz (200 MHz x 2 = 400 MHz). Do trong DDR2 đường dữ liệu này được tăng từ 2 lên 4 bit nên nó có thể chạy ở tốc độ bằng một nửa tốc độ xung nhịp nhằm đạt tốc độ y hệt (100 MHz x 4 = 400 MHz). Với DDR3 cũng vậy: đường dữ liệu được tăng gấp đôi lên 4 bit, vì thế nó có thể chạy ở tốc độ xung nhịp bằng một nửa so với DDR2, hoặc chỉ bằng ¼ tốc độ xung nhịp của DDR, và cũng đạt tốc độ như vậy (50 MHz x 8 = 400 MHz).


Hình 5: Prefetch dạng n-bit

Việc nhân đôi đường dữ liệu bên trong sau từng thế hệ đồng nghĩa với việc mỗi thế hệ bộ nhớ mới có thể có chip với tốc độ xung nhịp tối đa gấp đôi so với thế hệ trước đo. Ví dụ 3 bộ nhớ DDR-400, DDR2-800 và DDR3-1600 đều có cùng tốc độ xung nhịp bên trong bằng nhau (200 MHz).

Điểm đầu cuối trở kháng

Với bộ nhớ DDR, điểm cuối trở kháng có điện trở đặt trên bo mạch chủ, còn trong DDR2 và DDR3 thì điểm cuối này nằm bên trong chip bộ nhớ -- ngôn ngữ kỹ thuật gọi là ODT ( On-Die Terminal ) .

Việc này nhằm mục đích giúp tín hiệu trở nên “sạch hơn “ – ít bị nhiễu hơn do hạn chế tín hiệu phản xạ tại những diểm đầu cuối . Trong hình 6 bạn có thể thấy được tín hiệu chạm đến chip bộ nhớ. Bên tay trái là những tín hiệu trên một hệ thống sử dụng điểm cuối ở bo mạch chủ ( bộ nhớ DDR ), còn bên tay phải là tín hiệu trên một hệ thống sử dụng ODT (bộ nhớ DDR2 và DDR3). Và rõ ràng tín hiệu bên phải sẽ trong hơn và ổn định hơn bên tay trái. Trong ô màu vàng bạn có thể so sánh chênh lệch về khung thời gian – tức thời gian mà bộ nhớ cần đọc hay ghi một phần dữ liệu. Khi sử dụng ODT, khung thời gian này sẽ rộng hơn, cho phép tăng xung nhịp bởi bộ nhớ có nhiều thời gian đọc hoặc ghi dữ liệu hơn. 


Hình 6: So sánh giữa điểm kết trên bo mạch chủ và ODT.

Khía cạnh hình thức bên ngoài

Cuối cùng ta sẽ đến với sự khác biệt về thiết kế bên ngoài. Mỗi chip bộ nhớ đều được hàn trên một bo mạch vòng gọi là “module bộ nhớ.” Module bộ nhớ cho từng thế hệ DDR có sự khác nhau về thông số và bạn không thể cài module DDR2 lên khe cắm DDR3 được. Bạn cũng không thể nâng cấp từ DDR2 lên DDR3 mà không thay thế bo mạch chủ và sau đó là CPU, trừ khi bo mạch chủ của bạn hỗ trợ cả khe cắm DDR2 và DDR3 (hiếm đấy). Với DDR và DDR2 cũng vậy. Module DDR2 và DDR3 có cùng số chạc, tuy nhiên khe cắm nằm ở vị trí khác nhau.




Khác biệt về điểm tiếp xúc giữa DDR và DDR2



Khác biệt về tiếp xúc góc giữa DDR2 và DDR3.

Tất cả các chip DDR2 và DDR3 đều đóng gói kiểu BGA, còn DDR thì đóng gói kiểu TSOP. Có một số chip DDR đóng gói kiểu BGA (như của Kingmax), nhưng không phổ biến cho lắm. Trong hình 9 là một chip TSOP trên module DDR, còn hình 10 là chip BGA trên module DDR2.


Chip DDR gần như lúc nào cũng đóng gói kiểu TSOP



DDR2 và DDR3 đóng gói kiểu BGA.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Phân biệt Access Point, Wireless Router và Wireless Modem

Phân biệt các loại Bộ phát Wifi  thông thường theo tìm hiểu thì gồm 3 loại: Access Point, Wireless Router và Wireless Modem

1. Access point:
Chỉ có cổng LAN, cắm vào là phát, không cần phải cấu hình.

Nhược điểm: Không cấu hình được password vì vậy độ bảo mật, cá nhân là không có, bất kỳ máy tính nào cũng có thể bắt trộm wifi.

2. Wireless Router: 

Loại này mặt sau gồm 1 cổng WAN (trong cái hộp thì nó ghi là cổng internet) và nhiều cổng LAN, trong cái cổng WAN ngoại trừ tô xanh ra thì nó vẫn dùng giắc như cổng LAN thường, dùng để nối từ modem đến nó, các cổng còn lại để chia sẻ đến nhiều máy.


Wireless Router có thể cấu hình được nhiều thứ với cái này và tất nhiên có thể đặt được password.

3. Wireless Modem

Loại này cũng giống như wireless Router nhưng tích hợp cả Modem vào trong luôn, lấy thẳng dây net từ nhà mạng cắm vào, vừa tính năng share mạng lan (nhiều cổng lan), vừa phát wifi, có thể nói là tích hợp nhiều tính năng nhất trong 3 cái và cũng đắt nhất luôn.



Loại này các Khách sạn lớn, nhiều tầng thường sử dụng để phát cho toàn Khách sạn.

Wireless Router là gì?

Wireless Router cũng làm công việc nối kết các máy computer cùng một network giống nhưaccess point, nhưng router có thêm những bộ phận hardware khác giúp nó nối kết giữa những network khác nhau lại. Internet là một hệ thống network khổng lồ và khác với hệ thống LAN của bạn. Để có thể nối kết với một hệ thống network khác chẳng hạn như internet, thì bạn phải dùng wireless router. Wireless Router sẽ giúp tất cả các máy computer của bạn nối kết vào internet cùng một lúc.



Sự khác biệt mà bạn có thể phân biệt dễ dàng là wireless router có thêm một lỗ cắm ghi WAN để cắm vào DSL hoặc Cable modem.

Wirelesss Access Point là gì?

Wirelesss Access Point là một máy làm nhiệm vụ nối kết nhiều computer trong nhà vào hệ thống Local Area Network (LAN) của bạn nếu tất cả các computer đó có gắn một wireless network card. Trước khi chúng tôi nói thêm về wireless access point, chúng tôi xin tạm giải thích cho bạn về LAN. 


LAN không có gì bí hiểm cả, nó chỉ là một hệ thống network cho phép tất cả các computer cùng chung một địa điểm (ví dụ như cùng chung một căn nhà, cùng chung một văn phòng, cùng chung một building) có thể nối kết lại với nhau. Nếu bạn muốn kết nối tất cả các máy computer của bạn lại với nhau để chúng có thể chia xẻ hồ sơ, sử dụng chung một máy printer, thì bạn tạo cho bạn một hệ thống LAN thế thôi.

 Bây giờ chúng tôi xin được tiếp tục giải thích tiếp về wireless access point. Wireless Access Point cũng làm công việc bắt cầu cho tất cả các máy computer dùng wireless (không dây) và các máy dùng dây Ethernet cable có thể liên lạc với nhau. Nói tóm lại nhiệm vụ chính của Wireless Access Point là nối kết tất cả máy trong nhà bạn wireless hay có dây vào hệ thống local area network của bạn.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chat giữa các máy trong mạng LAN

Thông qua sự trợ giúp của StickIt hoặc WinSent Messenger, người dùng dễ dàng gửi thông điệp qua lại giữa các máy tính trong mạng LAN thật nhanh chóng với giao diện rất trực quan.

StickIt (tải tại đây) là công cụ giúp người dùng gửi và nhận tin nhắn trong mạng LAN thật đơn giản, an toàn và nhanh chóng.

Để StickIt hoạt động được trên Windows, cần kích hoạt chương trình với quyền quản trị, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt trên màn hình, chọn Run as administrator. Ngoài ra, người dùng cần thêm địa chỉ IP của các máy tính trong mạng LAN vào danh sách liên lạc của phần mềm trước khi gửi và nhận tin nhắn.



Nếu đã biết địa chỉ IP của một máy cụ thể trong mạng LAN, người dùng thêm vào sổ địa chỉ bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt dưới khay hệ thống, chọn Contacts, Add. Sau đó, nhập địa chỉ IP của máy tính vào ô IP Address và nhập tên định danh tương ứng cho máy đó vào ô Name. Ngoài ra, có thể nhấn Browse để chọn các máy tính muốn đưa vào danh sách liên hệ thông qua tính năng tự động quét tìm tất cả máy tính đang kết nối trong cùng hệ thống mạng LAN.



Lưu ý, biểu tượng mặt cười sáng chứng tỏ máy tính đang mở và đã được kích hoạt phần mềm StickIt, còn biểu tượng mặt cười tối tức là máy tính đó không sẵn sàng để gửi và nhận tin nhắn với StickIt.

Để có địa chỉ IP của máy tính nào trong mạng LAN, vào Start, Run, gõ cmd, nhấn Enter, rồi nhập lệnh ipconfig ở cửa sổ Command Prompt. Trên kết quả hiện ra, lấy địa chỉ IP tại dòng "IPv4 Address" tại nhóm "Ethernet adapter Local Area Connection" (đối với trường hợp các máy tính trong mạng LAN sử dụng cáp mạng RJ45 thông thường).



Sau khi đã có danh sách các máy tính trong mạng LAN, người dùng vào Contacts, nhấn đôi chuột trái vào máy tính có mặt cười đang sáng, rồi nhập thông điệp cần gửi đi (có thể định dạng font chữ, kích cỡ chữ và màu sắc). Xong, nhấn Send. Nếu tin nhắn được gửi thành công, máy tính của người dùng sẽ xuất hiện thông báo tin nhắn đã được gửi đi, còn máy nhận sẽ xuất hiện tin nhắn đó dưới góc phải màn hình.

Sử dụng WinSent Messenger

Để WinSent Messenger (tải tại đây) hoạt động được trên các máy tính trong mạng LAN, cần cài đặt phần mềm này vào tất cả các máy. Sau khi cài đặt thành công, một biểu tượng của chương trình WinSent Messenger sẽ xuất hiện dưới khay hệ thống, người dùng nhấn chuột trái vào biểu tượng này, chọn "Find users in network" để WinSent Messenger tìm kiếm tất cả những máy tính có trong cùng hệ thống mạng LAN.



Trên danh sách hiện ra, những máy tính có biểu tượng mặt người với màu sáng tức là đang kết nối tốt với máy tính hiện hành, còn những máy tính có biểu tượng mặt người tối màu tức là chưa thể kết nối. Khi đó, người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn đến các máy tính đã kết nối, bằng cách nhấn đôi chuột vào tên máy tính đó, rồi nhập nội dung tin nhắn. Xong, nhấn nút Send.



Để trả lời lại lời nhắn thì ở máy nhận, người dùng bạn chọn Reply ở hộp thoại chứa tin nhắn hiện ra. Ngoài ra, tùy chọn Copy còn cho phép bạn sao chép lời chat sang các chương trình soạn thảo hoặc gửi lại lời chat đó đến máy khác.



Nếu muốn thay đổi thời gian hiển thị hộp thoại chứa tin nhắn, chọn thẻ "Message receiving", nhập thời gian (tính bằng giây) vào ô "At expiration of… sec".

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hẹn giờ shutdown máy tính

Bình thường bạn tắt máy bằng cách vào Start chọn Shutdown, nhưng vào một ngày nào đó bạn hứng lên muốn nghe một vài bài nhạc nhẹ trước khi đi ngủ mà lại không muốn nằm ngủ nửa chừng rồi lại ngồi bật dậy tắt máy. Bạn không biết có cách nào để sau khi nghe hết nhạc là máy tự động shutdown, blogvoitui sẽ hướng dẫn bạn một thủ thuật đơn giản "tắt máy chỉ với một câu lệnh".
- Vào Start - Run - gõ câu lệnh CMD - Enter, bạn sẽ thấy một giao diện như thế này:

Caulenhshutdownmaytinh
- Gõ câu lệnh shutdown/i một cửa sổ remote shutdown hiện ra:

remoteshutdown
- Chọn Add nhập tên máy tính của bạn rồi bấm Ok.
Để biết tên máy tính bạn click chuột phải My computer chọn ,Properties, tìm đến dòng Computer Name.
- Giờ trên khung cửa sổ remote shutdown, phía dưới dòng chữ "What do you want these computer to do: là câu lệnh. Bạn hãy chọn Shutdown.
- Sau đó nhập số thời gian bạn muốn máy tự động tắt vào testbox "Display warning for" (đối với những bạn sử dụng Win7 thì thời lượng tối đa cho phép là 900 Seconds, còn Win XP thì mình không rõ lắm các bạn tìm hiểu thử nhé). Ok để hoàn tất. Giờ thì chỉ việc thưởng thức nhạc và đi ngủ, máy tính sẽ tự động hoàn thành công việc tắt máy tính cho bạn.
DBS M05479
Quang Cao