Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Thiết kế hay từ khung thép truyền tải điện

Thiết kế này biến đổi các giá treo trần tục điện vào bức tượng trên cảnh quan Iceland. Chỉ có thay đổi nhỏ cũng được thành lập để thiết kế tháp khung thép, chúng tôi đã tạo ra một loạt các tòa tháp mạnh mẽ, trang trọng và biến. Những tháp biểu tượng con số sẽ trở thành đài kỷ niệm trong cảnh quan. Chúng có thể được cấu hình để đáp ứng với môi trường của họ với những cử chỉ thích hợp. Khi đường dây điện lên một ngọn đồi, thay đổi tư thế pylon-con số, bắt chước một người leo núi. Trong nhịp dài của thời gian, tháp căng-con số để đạt được tăng chiều cao, crouch cho sức mạnh gia tăng căng thẳng dưới sức nặng của các dây.





Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

14 Phát minh lớn của năm 2011

Vào năm thứ 11 của thiên niên kỷ thứ ba các nhà khoa học đã đã mang đến cho nhân loại những phát minh mới vô cùng giá trị và phong phú.
Họ đóng góp vào việc tiêu diệt những “sát thủ” của bệnh sốt rét và HIV. Họ đã tạo ra những dấu mốc mới trong ngành năng lượng thay thế và trong việc chinh phục không gian. Có những phát minh được triển khai trong thực tế nhưng cũng có những phát minh (ví dụ sinh sản vô tính) tạm thời bị xếp lại. Lại có những phát minh bị gạt bỏ không thương tiếc vì chưa tìm thấy ứng dụng trong một tương lai gần.
Hãy cùng điểm lại những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học – công nghệ trong năm vừa qua được đăng tải trên trang Ranker:

1. Nhân bản tế bào gốc của người

Tháng mười năm 2011, các nhà khoa học Phòng Thí nghiệm Tế bào gốc New York (Mỹ) tuyên bố họ đã thành công trong việc tạo ra được tế bào gốc bằng kỹ thuật sinh sản vô tính giống như kỹ thuật đã sử dụng để tạo ra cừu Dolly năm 1996. Từ phát minh mang tính đột phá này các nhà khoa học đã thử áp dụng kỹ thuật nhân bản cừu Dolly lên người nhưng không thành công. Với thành tựu mới này, việc nhân bản người không còn xa xôi nữa.
Việc nhân bản tế bào gốc của người sẽ đóng góp có hiệu quả vào việc điều trị các bệnh nguy hiểm như tiểu đường. Tuy nhiên họ còn phải tập trung giải quyết một vấn đề khác nảy sinh: các tế bảo nhân bản vô tính có dư ra một bộ nhiễm sắc thể, cần phải loại bỏ trước khi sử dụng chúng vào mục đích y học. 

2. Năng lượng tối làm vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh

Ba nhà khoa học Saul Perlmutter Mỹ), Brian Schmidt (Australia) và Adam Riess (Mỹ) được trao giải Nobel Prize Vật lý năm 2011 về phát hiện ra vũ trụ giãn nở với tốc độ tăng dần. Trong khi còn đang lúng túng trước hiện tượng vũ trụ giãn nở, với nỗi lo nó sẽ làm vũ trụ lạnh đi, biến thành băng giá, thì giới khoa học lại bàng hoàng với sự phát hiện ra chất gọi là năng lượng tối đang đẩy nhanh tốc độ giãn nở này.
Phát minh này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới chúng ta đang sống và tiếp tục khám phá vũ trụ mà chúng ta còn biết quá ít.

3. Phát hiện sự bay lơ lửng lượng tử

Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Tel Aviv đã tìm ra cách làm một vật bị treo lơ lửng giữa không trung bằng cách dùng một kỹ thuật gọi là “bay lơ lửng lượng tử”(quantum levitation). Công trình nghiên cứu này sử dụng hiệu ứng Meissner, cho phép một chất siêu dẫn đặt ở phía trên từ trường sẽ phát ra một từ trường tương đương tựa như một đối trọng.
Trong khi các nhà nghiên cứu trình bày phát minh của mình, với một quả bóng khúc côn cầu trên băng (puck) , thì người ta đã có thể dùng kỹ thuật này để làm các vật thể khác bay lên không trung.
Chất siêu dẫn được chế tạo bằng oxit đồng-ytri-bari, nhúng trong nitơ lỏng. Có thể làm cho nó bay lượn tại chỗ hoặc chuyển động trên một đường cố định giống như chiếc tàu siêu tốc chạy trên đệm khí (levitating train).

4. Pin nhiên liệu vừa làm sạch nước vừa cung cấp năng lượng

Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo một loại pin nhiên liệu xúc tác quang hoá dùng các vật liệu hữu cơ để làm sạch nước đồng thời sinh năng lượng. Hệ tiêu hao các chất hữu cơ và dùng năng lượng của ánh sáng để tạo ra electron, chuyển hoá thành điện qua catôt platin. Trong các thí nghiệm, pin loại bỏ các chất bẩn như hương liệu, chất màu và dược phẩm. Hiện nay, hệ mới chỉ ở dưới dạng nguyên mẫu ban đầu và cần tiếp tục nghiên cứu trước khi bước sang giai đọan sử dụng thực tế.
Khi đã hoàn thiện, phát minh này sẽ rất có ích trong thời đại năng lương thay thế cũng như việc làm sạch nước hiện đang có nhu cầu cao. 

5. Các game thủ bẻ gãy mã phân tử HIV

Tháng 9/2011, các băng video chơi game tỏ ra rất có ích khi những game thủ bẻ gẫy được các mật mã của một phân tử mà virus HIV dùng để nhân bản. Bằng cách khám phá cấu tạo của phân tử thuộc loại proteazơ, chỉ trong 3 tuần, các game thủ hoàn thành được khối lượng công việc mà các nhà khoa học đã phải bỏ ra trên 10 năm mới làm được. 

Game bẻ gãy mật mã gọi là Foldit do Phòng thí nghiệm Sinh hoá của giáo sư David Baker, Trường Đại học Washington nghĩ ra, sau đó chuyển cho những nhà viết game chuyên nghiệp. Người chơi phải phải đưa ra được trên một triệu phương án trước khi tìm ra được cấu tạo cuối cùng.
Các thông tin mới sẽ cung cấp cho những nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về virus HIV để có những phương án điều trị hiệu quả hơn. 

6. Loại bỏ phóng xạ ra khỏi nước và đất


Sau khi xảy ra vụ động đất vào tháng ba 2011, cả vùng xung quanh Nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị ô nhiễm phóng xạ do nguyên tố Cesium (Cs). Mức độ phóng xạ đủ lớn để gây hại đến sức khoẻ con người mà các nhà nghiên cứu Nhật phải ngăn chặn. 

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hiroshima Kokusai Gakuin do giáo sư Ken Sasaki đứng đầu đã khắc phục được sự cố nguy hiểm này bằng cách cầu cứu đến các vi khuẩn ăn các vật liệu phóng xạ. Khi thêm vào đất và nước có chứa Cesium, vi khuẩn đã giảm được nồng độ các chất phóng xạ xuống còn 1/12 sau một ngày và loại bỏ được hoàn toàn nguyên tố này sau 3 ngày.
Thảm hoạ Fukushima đã tạo cho các nhà nghiên cứu một cơ hội để thử nghiệm các vi khuẩn trong điều kiện thực tế. Những phát minh của họ có thể dẫn đến một phương pháp hiệu quả để xử lý các tai nạn hạt nhân trong tương lai, cứu sống và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. 

7. Tìm thấy chất kháng sinh trong não gián


Một nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Nottingham đã phát hiện trong não gián và châu chấu chứa những chất kháng sinh mạnh. Các chất có trong đầu của hai loài côn trùng này có thể tiêu diệt 90% các loài vi khuẩn gây bệnh cho con người, kể cả Staphlococcus aureus và E. coli. Đặc biệt chúng không có hại đối với các tế bào. 

Phát hiện này có thể đưa đến các dược phẩm tương lai có khả năng chống lại các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Cần từ 5 đến 10 năm nữa các chế phẩm từ não gián mới có thể cung cấp ra thị trường cho dân chúng. 

8. Tìm ra cách chống lão hoá cho chuột


Rất có thể các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc “trướng sinh bất lão” trong thần thoại.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách khống chế các đoạn ADN gọi là telomer nằm ở phần cuối của các nhiễm sắc thể để làm trẻ lại các tế bào. Mỗi khi các tế bào phân chia, các telomer lại ngắn lại. Quá trình ngắn lại ấy làm tế bào bị già đi. 

Tuy nhiên bằng cách khống chế một enzym gọi là telomerazơ, các nhà nghiên cứu có thể chấm dứt sự hình thành telomer khi phân chia tế bào, làm quá trình này ở tế bào đảo ngược lại.

Người ta đã kiểm tra lại lý thuyết này bằng cách tạo ra những con chuột bằng phương pháp di truyền có hàm lượng enzym telomerazơ thấp để các telomer bị ngắn lại nhanh hơn khiến con chuột bị già đi rất nhanh. Sau đó, khi tăng nồng độ enzym telomerazơ cho chuột, quá trình chống lão hoá xuất hiện. Bộ lông chuột từ màu xám nhạt trở nên đen, cho thấy trí nhớ cũng như chức năng sinh sản của chúng được cải thiện.
Tuy tuổi thọ của chuột chưa thấy tăng lên, nhưng đây vẫn là một bước tiến để các nhà khoa học sớm phát hiện ra loại thần dược “trẻ mãi không già”. 

Trong một phát minh tương tự, các nhà khoa học Pháp không những có thể chống lão hoá cho các tế bào đã 101 tuổi trở thành tế bào gốc của bào thai mà còn có thể làm trẻ lại một tế bào đã được làm trẻ. Có nghĩa là người ta có thể tạo lại một cơ quan đã chết vì già để làm thành một cơ quan mới. 

9. Đột phá tế bào gốc để chữa bệnh Parkinson 


Trong những năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu chữa bệnh Parkinson bằng cách dùng tế bào gốc sản sinh ra dopamin. Tuy nhiên cách điều trị này nguy hiểm vì tế bào gốc có thể gây ung thư. Năm 2011, tiến sĩ Lachlan Thompson tại Trường ĐH Melbourne đã tuyên bố rằng những nhà nghiên cứu Australia đã biết cách phân biệt được 2 loại tế bào gốc: một giúp chữa bệnh và một có hại. Nhờ vậy, họ loại bỏ được các tế bào nguy hiểm. 

Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu đã đạt được một tiến bộ lớn trong việc điều trị bệnh Parkinson. Theo Thompson, trong 5 năm tới bệnh Parkinson không còn là bệnh khó chữa. 

10. Phát minh ra văcxin chống sốt rét có hiệu quả


Muỗi là kẻ truyền bệnh sốt rét nguy hiểm, mỗi năm gây bệnh cho 250 triệu người và chi phí điều trị lên tới 12 tỷ đôla. Tuy nhiên, năm 2011, các nhà khoa học đã dùng chính muỗi truyền bệnh, tạo ra văcxin để phòng chống bệnh này. 

Khi mới tìm ra, văcxin chỉ có hiệu quả 50%, song văcxin mới được chế bằng bào tử (ở giai đoạn mới mắc bệnh) lấy từ tuyến nước bọt của những con muỗi đã nhiễm bệnh đã nâng được hiệu quả lên tới 90-100%. Điều này có nghĩa là nếu đủ văcxin thì số ngườ bị bệnh sốt rét sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa. 

11. Chiếc gậy ảo trợ giúp người mù


Tiến sĩ Amir Amedi và nhóm nghiên cứu của ông Tại Trường Đại học Hebrew tại Jerusalem đã chế tạo một chiếc gậy ảo giúp người mù đi lại rất dễ dàng. Một thiết bị nằm gọn trong lòng bàn tay có thể “cảm nhận” được địa hình trên những khoảng cách tương tự chiếc gậy “truyền thống” dài 1 met, đồng thời cũng phân biệt được cả nét mặt buồn rầu hay vui vẻ của người đối thoại. Thiết bị này hoạt động bằng cách phát ra một luồng tia tập trung và nó sẽ phản xạ để cảnh báo cho người sử dụng “nhìn” được những gì xảy ra trước mắt. Thời gian hoạt động của pin là 12 giờ và nó có thể “sạc” lại. 

Như vậy trong tương lai người mù không những chỉ dò đường nhờ chiếc gậy mà nhờ nó họ còn nhận thức được thế giới xung quanh mình. Thêm vào đó, chiếc gậy còn có thể trở thành công cụ để nghiên cứu chức năng của bộ não. 

12. Phát hiện hệ hành tinh Kepler-11 


Kepler, chiếc thiên văn vũ trụ trên quỹ đạo, đã phát hiện một hệ hành tinh mới vào đầu năm 2011 gọi là hệ Kepler-11. Hệ này gồm 6 hành tinh lớn, gồm đá và khí, tất cả quay quanh một ngôi sao. Kepler-11 nằm cách Trái đất 2.000 năm ánh sáng và giống với Hệ Mặt trời hơn bất cứ hệ nào phát hiện trước đây. Một thành viên của các nhà nghiên cứu kính thiên văn Kepler là Lack Lissauer nói, "không quá 1% các ngôi sao có hệ giống như Kepler-11”. Tất cả các hành tinh của hệ Kepler-11 đều nặng hơn Trái đất". 

Kình thiên văn Kepler đang tiếp tục tìm kiếm các hành tinh chứa nước và có thể ở được. Các chuyên gia dự đoán bằng kỹ thuật hiện đại phải ba năm nữa mới tìm ra một hành tinh có kích thước giống như Trái đất.

13. Các nhà nghiên cứu MIT phát triển thuốc chống virus


Tháng 8/2011, các nhà nghiên cứu tại MIT tuyên bố rằng họ đã tìm ra một loại thuốc mới có khả năng chống lại bất cứ loại virus nào. Thuốc hoạt động theo cơ chế trục xuất virus ra khỏi tế bào và tiếu diệt chúng, để lại những tế bào lành mạnh. Thuốc mới đã diệt được 15 loại virus trong thử nghiệm trên súc vật và người nhe virus gây cúm gà, cảm lạnh và bại liệt. 

Trong khi thuốc kháng sinh chữa trị tương đối dễ dàng các bệnh nhiễm vi khuẩn thì vẫn rất ít thuốc chữa trị được các bệnh nhiễm virus. Phát minh của các nhà nghiên cứu MIT có triển vọng trong việc chữa trị bệnh nhiễm HIV và các bệnh bẩm sinh. 

14. Tế bào T biến tính di truyền chống lại bệnh bạch cầu 


Tháng tám năm 2011, các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu ung thư và Cao đẳng Y khoa thuộc ĐH Pennsylvania (HoaKỳ) đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh “vô phương cứu chữa” thuyên giảm bệnh được 1 năm bằng cách dùng kỹ thuật chống-bệnh bạch cầu.

Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào T của chính bệnh nhân đã biến tính di truyền, trước hết để loại trừ các tế bào từ cơ thể bệnh nhân, sau đó tạo ra một protein (CAR) hoạt động tương tự một kháng thể. Protein này nằm lại trên bề mặt tế bào T và bị hút về phía các protein CD19 là tế bào của bệnh bạch cầu. Mỗi bệnh nhân dược tiếp nhận những tế bào T đã biến tính này sẽ giảm được khoảng 2 pound (tương đương 1 kg) khối u. 

Phát minh đột phá này không những đưa đến việc chữa bệnh bạch cầu và những bệnh ung thư khác có hiệu quả hơn mà còn gây ra ít hiệu ứng phụ hơn so với các phương pháp truyền thống như Hoá trị liệu (chemotherapy) chẳng hạn.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

10 Phát minh ít được biết đến của Edison

Thomas Edison hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Ông là một nhà phát minh vĩ đại. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được cuộc sống nếu không có những phát minh của ông như đèn điện, máy ghi âm, máy chiếu phim … Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở các quốc gia khác. Nhưng có lẽ vì có quá nhiều phát minh nên không phải phát minh nào của ông cũng có tính ứng dụng cao và nhiều người biết đến. Bài viết này xin nêu lên 10 phát minh của Edison mà bạn có thể chưa từng nghe đến bao giờ

10. Máy đếm phiếu điện tử

Sáng chế về máy đếm phiếu điện tử là bằng sáng chế đầu tiên của Edison. Ông phát minh ra nó vào năm 22 tuổi. Vật dụng này được phát minh chuyên dụng cho các cơ quan lập pháp và hệ thống bầu cử, chẳng hạn như Quốc hội Hoa Kỳ. Nó giúp ghi lại những phiếu bầu của họ một cách kịp thời hơn so với hệ thống cũ.Đó là một thiết bị được kết nối trực tiếp với bàn làm việc cá nhân của những người bỏ phiếu. Tại bàn làm việc, trên những thanh kim loại chia làm 2 cột “có” và không. Các nhà lập pháp sẽ di chuyển để thiết bị chỉ ra là "có" hoặc "không" sau đó thông tin được gửi tới nơi tổng kết kết quả. Sau khi bình chọn được hoàn thành, người kiểm phiếu sẽ đặt một mảnh giấy hóa học trên đầu trang của các loại kim loại và chạy một con lăn kim loại trên nó. Kết quả sẽ được hiện lên trên giấy, bánh xe theo dõi tổng số phiếu bầu và lập bảng kết quả .








Một người bạn của Edison , một nhà điều hành điện báo tên là Dewitt Roberts đã quan tâm và giới thiệu thiết bị này đến Washingto . Nhưng Quốc hội không muốn có một thiết bị mất nhiều thời gian và công đoạn như vậy nên chiếc máy này đã bị bỏ xó.

9. Bút nén khí stencil

Edison phát minh ra tiền thân của súng xăm - bút nén khí stencil. Edison được cấp bằng sáng chế cho chiếc máy này vào năm 1876. Nó sử dụng một cây gậy nghiêng với một cây kim thép để xuyên thủng giấy cho việc in ấn. Điều quan trọng là đó là một trong những thiết bị đầu tiên có hiệu quả dùng để chép các tài liệu .






Năm 1891, nghệ sĩ xăm Samuel O'Reilly đã được trao bằng sáng chế đầu tiên cho máy xăm - một thiết bị được cho là dựa trên bút Stencil Edison. O'Reilly chỉ sản xuất một máy vì mục đích cá nhân chứ không sản xuất hàng loạt để bán.

O'Reilly di cư đến thành phố New York năm 1875. Sau khi phát minh ra máy xăm, nhiều diễn phụ và các diễn viên xiếc bắt đầu thường xuyên lui tới cửa hàng của ông ở vị trí 11 Quảng trường Chatham . Máy xăm nhanh hơn rất nhiều so với xăm tay. Và khách hàng đều nhận định họ cảm thấy dùng máy xăm hợp vệ sinh hơn. Sau cái chết của O'Reilly vào năm 1908, một sinh viên đã thương mại hóa máy xăm.

8. Tách sắt từ quặng non

Thất bại tài chính lớn nhất trong sự nghiệp của Edison là tách sắt từ quặng non. Phòng thí nghiệm của Edison đã thử nghiệm trong những năm 1880 và năm 1890, ông sử dụng nam châm để tách sắt từ các loại quặng chất lượng thấp không sử dụng được. Điều này có nghĩa rằng các mỏ bị tồn có thể đem lại lợi nhuận một lần nữa thông qua việc khai thác sắt. Thời điểm diễn ra thí nghiệm là lúc giá quặng sắt tăng cao đột biến.






Phòng thí nghiệm của Edison đã phát triển việc tách sắt từ quặng từ và đưa nó vào sử dụng thực tế. Ông đã mua lại đến 145 bãi quặng bỏ hoang và thiết lập một dự án thí điểm tại mỏ Ogden ở New Jersey. Edison đổ tiền vào dự án, dần dần bán hầu hết các lợi tức của mình trong Công ty General Electric để trả tiền cho kế hoạc này. Tuy nhiên, vài vấn đề kĩ thuật đã xảy ra kèm theo việc giá quặng sắt giảm mạnh là lý do khiến Edison từ bỏ dự án này.

7. Công tơ điện

Rõ ràng thì nhu cầu về việc đo đạc lượng điện năng sử dụng cho gia đình hay doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết khi điện này một phổ biến trong xã hội. Edison giải quyết vấn đề này và được cấp bằng sáng chế vào năm 1881.






Công tơ điện phân sử dụng hiệu ứng điện phân của dòng điện để đo tổng lượng điện năng thay cho việc đo thời gian cấp điện năng ở kiểu trước đây. Công tơ điện kiểu này thực chất là một cơ cấu điện phân, được đấu vào tải thông qua shunt, trong công tơ có các zắc cài được lắp đặt trong dung môi lỏng là hoá chất điện phân và các tấm kẽm dùng để đo điện năng sẽ được làm sạch trước khi sử dụng. Một tấm dùng để lấy số liệu đo chính còn tấm kia để kiểm chứng so với hiện trạng ban đầu. Vào thời điểm bắt đầu chu kỳ tính tiền điện, các tấm kẽm được tẩy sạch và cân cẩn thận bằng cân trong phòng thí nghiệm rồi cắm vào các zắc đặt trong chất điện phân. Khi có dòng điện chạy qua chất điện phân sẽ tạo ra một lượng kẽm phủ đọng lại trên tấm kia. Đến cuối kỳ tính tiền điện, đem các tấm kẽm cân lại một lần nữa. Sự khác biệt về trọng lượng kẽm giữa hai lần cân sẽ biểu trưng cho tổng lượng điện năng đã đi qua. Công tơ điện này được hiệu chỉnh sao cho đơn vị thanh toán sẽ tương đương với đơn vị đo thể tích khí đốt là feet khối.

Công tơ điện kiểu này vẫn được sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ thứ 19. Điểm hạn chế lớn nhất là việc xác định chỉ số điện năng qua các số đo được đã là khó khăn cho người cấp điện bán hàng và bất khả kháng đối với khách hàng mua điện. Sau này Edison có bổ sung thêm bộ đếm cơ khí để giúp cho việc đọc chỉ số.

6. Phương pháp bảo quản trái cây








Một phát minh khác Edison là một phương pháp bảo quản trái cây chân không. Năm 1881, Edison đã nộp đơn xin bằng sáng chế cho một phương pháp để bảo quản trái cây, rau hoặc các chất hữu cơ. Các thùng được lấp đầy với các mặt hàng hoa quả được bảo quản. Không khí được hút ra với một máy bơm không khí. Các thùng này được niêm phong kín lại và kết quả chứng minh đây là phương pháp bảo quản trái cây tuyệt vời.
Một phát minh khác liên quan đến thực phẩm cũng do Edison tạo ra đó là giấy sáp. Nó được phát minh tại Pháp vào năm 1851 khi Edison vẫn chỉ là một đứa trẻ. Edison đã sử dụng giấy sáp trong công việc ghi âm của mình.

5.Ô tô điện

Edison tin rằng những chiếc xe sẽ được chạy bằng điện. Năm 1899, ông bắt đầu phát triển một loại pin trữ điện cho ô tô. Ông đã thành công : Năm 1900 , khoảng 28 % trong hơn 4.000 chiếc xe được sản xuất ở Mỹ đã chạy trên điện. Mục tiêu của ông là tạo ra một loại pin có thể giúp xe chạy 100 dặm mà không cần sạc. Edison đã từ bỏ dự án sau khoảng 10 năm vì sự sẵn sàng của loại nguyên liệu dễ sử dụng hơn – xăng dầu.









Nhưng công trình của Edison là không vô ích - pin sạc đã trở thành phát minh có lợi nhuận cao nhất và được sử dụng trong đèn pha của thợ mỏ, tín hiệu đèn đường sắt, hải phao. Người bạn của ông là Henry Ford cũng sử dụng pin của Edison trong mẫu xe TS.

4. Nhà bê tông

Không hài lòng với những cải thiện trong cuộc sống của những người Mỹ như đèn điện, phim và máy quay đĩa, Edison lại tiếp tục đi vào lĩnh vực xây dựng. Và ông đã thử sức với loại vật liệu tương đối mới khi đó : bê tông. Nhận thấy rằng có thể đúc xi-măng thành nhiều hình dạng khác nhau, ông tin là có thể xây một ngôi nhà bằng cách đổ xi-măng vào một cái khuôn thật lớn.





Kế hoạch của Edison là để đổ bê tông vào các khuôn bằng gỗ lớn kích thước tạo nên cấu trúc nhà. Một ngôi nhà với ống nước trang trí, thậm chí cả bồn tắm đều được đúc từ bê tông. Edison cho biết các nhà ở này sẽ được bán với giá khoảng $ 1.200 – chỉ bằng khoảng 1/3 các ngôi nhà xây trong thời điểm đó.

Mặc dù xi măng đã được sử dụng trong rất nhiều công trình ở New York trong những năm 1900– thời gian bùng nổ xây dựng nhưng chúng ta cũng có có thể bắt gặp nhà bê trông. Các khuôn mẫu và thiết bị cần thiết để làm cho những ngôi nhà đòi hỏi một sự đầu tư lớn về tài chính, và không phải ai cũng có. Edison cho rằng ông có thể giải quyết vấn đề nhà ở của thành phố New York và xoá sổ các khu ổ chuột bằng việc sản xuất hàng loạt nhà bê-tông đúc sẵn giá rẻ cho người nghèo. Vì không muốn được biết đến như “cha đẻ của những ngôi nhà xấu xí”, Edison đã thuê một công ty kiến trúc có uy tín thiết kế loại nhà 2 tầng, dành cho 2 gia đình sinh sống. Sản phẩm thiết kế rất đẹp, nhưng thiếu tính thực tế.

Năm 1917, một công ty hoạt động chủ yếu bởi những người bạn của Edison đã xây dựng 11 ngôi nhà ở Union , NJ, nhưng chúng cũng không được đón nhận.

3. Nội thất bê tông

Không dừng lại ở nhà mà Edison còn phát minh ra nội thất bằng bê tông. Có vẻ khả năng sáng tạo của ông là không giới hạn.






Edison đề nghị chỉ với nửa số tiền so với bình thường, mọi người có thể có được một ngôi nhà đầy đủ đồ nội thất và chúng sẽ bền suốt đời. Ông đã dùng xi-măng dạng loãng, nhiều bọt để sản xuất đàn piano, bồn tắm và tủ để máy quay đĩa. Đồ nội thất sẽ được đánh bóng và làm nhẵn hoặc nhuộm màu để trông giống như hạt gỗ. Ông tuyên bố ông có thể cung cấp nội thất toàn bộ một ngôi nhà với chỉ khoảng 200$. Nhưng cuối cùng thì những sản phẩm này cũng không được đón nhận.

2. Máy quay đĩa cho búp bê

Khi Edison đã được cấp bằng sáng chế máy quay đĩa của mình, ông bắt đầu nghĩ ra cách để sử dụng nó. Một ý tưởng đã được đề cập lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 1877, nhưng không được cấp bằng sáng chế cho đến khi 1890. Ông đã được thu nhỏ máy quay đĩa, chèn nó vào một con búp bê hoặc đồ chơi khác. Máy quay đĩa được đặt trong một hộp vỏ bọc bao gồm ngực của con búp bê, sau đó cánh tay và chân trước khi thực hiện đã được gắn cùng với một đầu sản xuất tại Đức. Máy quay đĩa sẽ giúp cho búp bê phát ra tiếng nói hoặc nhạc. Chúng được bán với giá khoảng 10$.






Thật không may, ý tưởng về một món đồ chơi nói chuyện vượt ngoài tầm so với các công nghệ cần thiết để thực hiện nó. Ghi âm thời điểm đó mới trong giai đoạn trứng nước, âm thanh phát ra chưa được chuẩn. " Tiếng nói của những con quái vật nhỏ quá khó chịu nghe " một khách hàng phàn nàn. Hình thức mong manh của con búp bê đã không bảo vệ được cơ cấu bên trong vững . Mục đích của nó chỉ như một máy phát âm tức là các bé gái sẽ không sử dụng dể chơi đồ hàng hay may vá được. Những lý do này khiến phát minh dần đi vào ngõ cụt.

1. Điện thoại linh hồn

Lấy ý tưởng giữa điện thoại và điện báo, Edison đã công bố vào tháng Mười năm 1920 rằng ông đã làm việc trên một máy để mở các đường giao tiếp với thế giới tinh thần. Trong hậu thế chiến thứ I, người ta tin vào thế giới duy tâm. Nhiều người hy vọng khoa học có thể cung cấp một phương tiện để truy cập vào các linh hồn của người chết. Ông nói về nhiệm vụ của mình trong một số tạp chí và giải thích với The New York Times rằng máy tính của mình sẽ đo lường những gì ông mô tả như là các đơn vị cuộc sống mà phân tán trong vũ trụ sau khi chết.









Edison trao đổi thư từ với nhà phát minh người Anh William Cooke, người tuyên bố đã chụp hình ảnh về " hình ảnh tinh thần". Những hình ảnh này được cho rằng đã khuyến khích Edison, nhưng ông không bao giờ giới thiệu bất kỳ chiếc máy nào mà ông cho rằng có thể giao tiếp với người chết. Sau cái chết của ông vào năm 1931, máy cũng không được tìm thấy. Nhiều người tin rằng ông chỉ đùa cợt các phóng viên.

Một số người cho rằng tại một buổi gọi hồn năm 1941, linh hồn của Edison đã nói với những người tham gia là có bản kế hoạch và một số người đã thực hiện theo nó. Sau đó, tại buổi gọi hồn khác, Edison được cho là đề xuất một số cải tiến. J. Gilbert Wright đã có mặt và làm việc trên chiếc máy này cho đến chết vào năm 1959. Nhưng kết quả vẫn là chiếc máy không bao giờ có thể hoạt động.

Tham khảo: HowStuffWorks

NASA đề xuất xây dựng Trạm vũ trụ ở mặt tối của Mặt Trăng

Sau hơn 40 năm chỉ thực hiện các chương trình nghiên cứu với sự có mặt của con người trong phạm vi quỹ đạo Trái Đất, đến nay, Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ - NASA – đã quyết định bắt đầu quay trở lại với nhiệm vụ đưa con người lên khoảng không vũ trụ. Sứ mệnh mới mà NASA tự đặt ra đó là xây dựng một trạm vũ trụ ở ngoài quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Nếu nhiệm vụ này thành công, đây sẽ là nhiệm vụ đưa con người đi xa khỏi Trái Đất nhất từ trước đến nay.


Điểm Lagrange 2 (L2) là nơi NASA dự định đặt trạm vũ trụ.

Theo những tài liệu được công bố trên tạp chí Orlando Sentinel thì mục tiêu của các nhà khoa học là muốn tạo ra một tiền trạm để nghiên cứu Mặt Trăng của chúng ta. Ngoài ra, trạm vũ trụ này sẽ đảm đương trách nhiệm đưa con người vào khoảng không để nghiên cứu các thiên thạch cũng như một bàn đạp để chuẩn bị cho nhiệm vụ đưa con người đặt chân lên sao Hỏa.

Bản đồ sơ sơ lược của nhiệm vụ này đã được lãnh đạo của NASA, ông Charlie Bolden, đệ trình lên Nhà Trắng vào tháng 9 vừa qua. Những nhà khoa học tại NASA đã xây dựng một kế hoạch để tạo nên một khu vực trong khoảng không có thể đưa con người lên cư trú. Vị trí được chọn để tạo nên trạm vũ trụ này là điểm Earth – Moon Lagrange 2 (EML-2). Vị trí được chọn cách điểm xa nhất của Mặt Trăng là 38.000 dặm (61.000 km) và cách Trái Đất của chúng ta khoảng 277.000 dặm ( 446.000 km). Điểm Lagrange 2 là vị trí thích hợp để đặt trạm vũ trụ vì tại vị trí này lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng sẽ cân bằng nhau, do đó, tại vị trí này, vật thể sẽ đứng yên tương đối.





Trạm vũ trụ EML-2 sẽ được lắp ráp là một trạm vũ trụ quốc tế, sử dụng module của Nga và một vài bộ phận lấy từ Ý. Hệ thống Phóng tàu vũ trụ SLS của NASA được xếp lịch trình sẽ khởi động vào năm 2017, chuyến bay này được tính toán sẽ đến điểm Lagrange 2 vào năm 2019 mang theo trang thiết bị cũng như phi hành đoàn,

Trong bản kế hoạch về Trạm vũ trụ EML-2, Charlie Bolden đã lập kế hoạch về những cuộc nghiên cứu thiên thạch, dự định cho đến năm 2022 sẽ cho robot thăm dò lên Mặt Trăng và đưa mẫu vật nghiên cứu về trạm vào và một nhiệm vụ không tưởng đưa con người đến sao Hỏa. Theo tạp chí Orlando Sentinel, lợi ích lớn nhất mà trạm vũ trụ EML-2 mang lại cho loài người là tiến một bước nhỏ trong quá trình khám phá vũ trụ bao la. Điểm Lagrange là vị trí có thể được coi là an toàn để bước tiếp vào vũ trụ, nghiên cứu xây dựng tàu vũ trụ và những chuyến bay vũ trụ mà ít gặp rủi ro nhất.





Nếu như kế hoạch về Trạm vũ trụ EML-2 được phê duyệt, các nhà khoa học tại NASA sẽ phải nỗ lực hết sức để hoàn thành đúng kế hoạch. Trên thực tế, EML-2 mới chỉ là một kế hoạch được viết trên giấy và để thực hiện được sứ mệnh này, NASA không chỉ cần đến tiền bạc mà còn phải lo lắng rất nhiều đến việc thiết kế cho trạm vũ trụ không tưởng này.





Vấn đề đầu tiên mà NASA sẽ phải đương đầu là thiết kế lại Tàu Orion để có thể vận chuyển trang thiết bị cũng như phi hành đoàn lên điểm Lagrange 2. Hơn nữa, những nhà khoa học sẽ phải xây dựng một lá chắn chống bức xạ Mặt Trời cực kỳ vững chắc cũng như những bộ cảm ứng nhanh nhạy có thể ngay lập tức cảnh báo cho phi hành đoàn của EML-2 về những thay đổi tại môi trường xa lạ này. Một vấn đề khác chính là lập trình một hệ thống điều khiển tinh vi, chính xác tuyệt đối cho trạm vũ trụ EML-2. Cuối cùng, một vấn đề tưởng chừng vô cùng nhỏ nhặt nhưng lại không kém phần quan trọng đó là nghiên cứu cách lưu trữ lương thực cũng như phương pháp đông lạnh thức uống để đảm bảo khả năng làm việc trong thời gian dài cho các phi hành gia.





Dự án EML-2 ước tính sẽ tiêu tốn của chính phủ Mỹ 3 tỷ USD/năm. Dự án này hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong những nghiên cứu về vũ trụ, tuy nhiên, chưa rõ chính phủ Mỹ có phê duyệt cho dự án tốn kém này hay không.

Tham khảo: Gizmag

Làm nguội trái đất bằng bụi thiên thạch

Tạo ra một đám mây bụi trong không gian để ngăn chặn bức xạ mặt trời tới trái đất là ý tưởng mà các nhà khoa học Scotland đề xuất để chống biến đổi khí hậu.


Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự báo, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 6,4 độ C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lượng bức xạ mặt trời tới trái đất giảm 1,7% thì nhiệt độ trung bình trên hành tinh xanh sẽ giảm 2 độ C.

Thay vì chống biến đổi khí hậu bằng các hoạt động bảo vệ đại dương hay bầu khí quyển, một bộ phận giới nghiên cứu đề xuất ý tưởng tác động tới nhiệt độ địa cầu từ không gian. Vài người đưa ra ý tưởng đặt một chiếc gương khổng lồ trong không gian làm tấm chắn cho trái đất, giúp hành tinh tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ mặt trời. Tuy nhiên, chi phí cho ý tưởng đó là khá lớn và việc lắp đặt cũng như vận hành chúng trong vũ trụ cũng vô cùng phức tạp.

Một lựa chọn khác là sử dụng các “tấm chắn bụi” để giảm bớt bức xạ từ mặt trời, nghĩa là tạo ra các đám mây bụi bên ngoài vũ trụ cho trái đất. Ưu điểm của phương án này là quy trình thực hiện đơn giản hơn so với lắp các tấm gương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại các đám mây sẽ phân tán theo thời gian bởi bức xạ mặt trời và lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng cũng như các hành tinh khác.

Vì vậy, Russell Bewick – một nhà khoa học của Đại học Strathclyde tại Scotland – cho rằng, thay vì tạo ra một đám mây bụi trôi nổi trong vũ trụ, con người có thể lợi dụng lực hấp dẫn của một tiểu hành tinh để cố định đám mây bụi cố định tại một vị trí trong không gian. Nhờ đó đám mây thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời và làm giảm nhiệt độ trên trái đất, Livescience cho biết.

“Giải pháp tạo đám mây bụi không phải là một phương án dài hạn nhưng nó có thể ngăn cản tác động của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định và hỗ trợ các biện pháp khác. Nhờ nó mà chúng ta có thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp hoàn hảo nhằm ngăn chặn hiện tượng ấm lên của địa cầu”, Bewick phát biểu.

Theo Bewick, một tiểu hành tinh sẽ được đặt tại điểm Lagrange L1, vị trí mà lực hấp dẫn của mặt trời và của trái đất bù trừ lẫn nhau. Ông và các đồng nghiệp muốn gắn những nam châm khổng lồ cực mạnh vào tiểu hành tinh. Các nam châm chẳng những đẩy tiểu hành tinh tới điểm Lagrange L1 mà còn thổi bụi từ bề mặt tiểu hành tinh ra ngoài để tạo thành đám mây.

1036 Ganymed, tiểu hành tinh gần trái đất có kích thước lớn nhất, có thể duy trì một đám mây bụi đủ lớn để ngăn chặn 6,58% bức xạ mặt trời tới trái đất, tỷ lệ đủ để chống lại mọi xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay. Khối lượng của đám mây bụi đó lên tới khoảng 5.000 tỷ tấn và có chiều rộng khoảng 2.600 km.

Thách thức lớn nhất của dự án là việc đẩy được một tiểu hành tinh lớn như Ganymed tới điểm L1 giữa mặt trời và trái đất.

“Một nghiên cứu của công ty Planetary Resources cho thấy chúng ta chỉ có thể thực hiện dự án với một tiểu hành tinh có khối lượng 500 tấn vào năm 2025. Như vậy, việc thực hiện dự án với tiểu hành tinh Ganymed có vẻ không khả thi. Tuy nhiên, việc đưa các tiểu hành tinh nhỏ hơn tới điểm L1 là điều có thể”, Bewick nói.

Mặt khác, dự án có thể đe dọa tới sự an toàn của trái đất. Theo Bewick, một tiểu hành tinh lớn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với địa cầu.

“Do đó, nếu chúng tôi thực hiện dự án này, hoạt động kiểm tra thường xuyên phải được ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, chúng tôi chưa có cách nào để thử

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Vòng tròn bí ẩn' dưới đáy biển do cá tạo nên

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho hay, “vòng tròn bí ẩn” ở đáy đại dương không phải do sinh vật ngoài hành tinh tạo nên, mà là do một loài cá có hình dáng rất bé, cá Fugu.


Hiện chỉ khoảng dưới 5% khu vực đáy đại dương được con người tìm hiểu, đa số những bí mật ở đáy biển chúng ta đều không hiểu hết. Vì thế mà nhà nhiếp ảnh đáy biển nổi tiếng người Nhật Yoji Ookata đã không thể lý giải nổi khi ông chụp được những bức ảnh “vòng tròn bí ẩn” ở đáy biển.




"Vòng tròn bí ẩn" ở đáy biển do nhiếp ảnh gia Ookata chụp.


Những mô hình hình học bằng cát này được phát hiện dưới đáy biển ở Nhật Bản sâu 203cm, với đường kính khoảng 15cm. Để tìm hiểu về nguồn gốc của những hình vẽ này, Ookata đã đưa một nhóm nghiên cứu của đồng nghiệp và nhóm đưa tin thuộc hiệp hội đài phát thanh Nhật Bản trở lại đáy biển để chụp ảnh những vòng tròn lúa mạch bí ẩn kia.

Họ phát hiện thấy, các nhà nghệ thuật tạo nên những vòng tròn bí ẩn này hoàn toàn không phải sinh vật ngoài hành tinh, mà không ai khác chính là loài cá Fugu, loài sinh vật nhỏ bé có chiều dài chỉ vài cm. Trước tiên, chúng bơi dưới đáy biển theo vòng tròn vài giờ đồng hồ, sau đó dùng vây vẽ nên những đường rãnh chỉ bằng một động tác giống nhau. Tất nhiên, mục đích chính của việc làm này là thu hút bạn tình.

Cá Fugu cái sẽ bị những hình ảnh này thu hút và bơi đến đó. Khi giao phối cá Fugu cái sẽ đẻ trứng xuống trung tâm của vòng tròn này. Những đường rãnh của vòng tròn đó sẽ trở thành khu vực giảm xung tự nhiên của dòng hải lưu, từ đó có thể bảo vệ trứng của chúng.

Theo Đất Việt

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Việt Nam sẽ có trung tâm vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á năm 2020

Sáng 19/9 dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam chính thức khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua.



Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cách trung tâm Hà Nội 30 km và có diện tích 9 ha, gồm nhiều khu chức năng như trung tâm điều khiển công nghệ vũ trụ, trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ, nhà điều hành, trạm thiên văn, khu nghiên cứu, đào tạo, trạm mặt đất thu dữ liệu từ vệ tinh.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ năm 2020” do Trung tâm Vệ tinh quốc gia, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai.

Trung tâm vũ trụ Việt Nam được xây dựng dựa vào nguồn vốn đầu tư hơn 600 triệu USD từ ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của chính phủ. Dự án được đầu tư đồng bộ thành ba phần, gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

Khác với nhiều nước, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là nơi sản xuất ra các vệ tinh dùng công nghệ radar chứ không bằng công nghệ quang học. Công nghệ radar là công nghệ có thể chụp ảnh toàn bộ trái đất với độ phân giải rất cao và đặc biệt chụp được ở bất kỳ thời tiết nào.

"Theo dự kiến, vào năm 2020, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á", tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm vệ tinh nhấn mạnh.

Khi hoạt động, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là nơi nghiên cứu, sản xuất, làm chủ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ radar hiện đại, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo tính toán của chuyên gia Nhật, dự án ra đời sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu tổn thất hàng năm từ 1-1,5 tỷ USD, vì Việt Nam sẽ cảnh báo sớm được tình hình biến động của khí hậu, thời tiết.



Trong thư chúc mừng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân viết: “Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư đồng bộ và đến nay nó cũng là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua".

Phó Thủ tướng khẳng định, chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đúng tiến độ, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020. Dự án cũng là bước khởi đầu cho sự hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Theo Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông Châu Văn Minh, sau khi dự án hoàn thành, đến năm 2020, Việt Nam có thể tự thiết kế, lắp ráp thử nghiệm, điều khiển vệ tinh quan sát trái đất riêng. Đồng thời Việt Nam hoàn toàn chủ động trong việc thu nhận ảnh vệ tinh mà không phụ thuộc vào nước ngoài.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định đây là dự án có tầm quan trọng to lớn trong điều kiện Việt Nam là nước chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

"Trung tâm Vũ trụ thành lập sẽ giúp Việt Nam hạn chế hậu quả từ những thiên tai như lũ lụt, hạn hán", ông phát biểu.

Đại diện của Nhật cho rằng, việc phát triển dự án trên sẽ đẩy mạnh các dự án khác tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

"Hy vọng dự án sẽ là góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020", ông Tanizaki nói.

Dự kiến tháng 1/2017, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám công nghệ radar đầu tiên và năm 2020 sẽ phóng vệ tinh thứ hai. Mỗi vệ tinh này có trọng lượng khoảng 500 kg, tuổi thọ 5 năm. Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thiết kế và sản xuất. Vệ tinh thứ 2 do người Việt Nam tự thiết kế lắp đặt và chế tạo ngay tại khu công nghệ cao.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Phát hiện loại sinh vật có thể sống trên vũ trụ

Gấu nước có thể coi là sinh vật “dẻo dai nhất Trái đất” nhờ khả năng sống sót được trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất, kể cả ngoài không gian vũ trụ.


Theo trang New Scientist, “gấu nước” thuộc nhóm sinh vật không xương sống, di chuyển chậm như rùa và “bà con” với họ chân đốt. Loài vật tí hon này có chiều dài cơ thể thường không quá 1mm với hình thù kỳ lạ, có 4 ngấn trên lưng, 8 chân mũm mĩm, móng nhỏ xíu và đầu luôn cúi xuống như đang tìm kiếm vật gì đó. Tên gọi của chúng có thể xuất phát từ ngoại hình giống như gấu.

Tuy nhiên, “gấu nước” được biết đến nhiều hơn nhờ khả năng gần như “bất khả tổn hại”. Chúng không chết ngay cả khi bị đun sôi, đông đá, nén lại trong áp suất cực cao hay thậm chí bị sấy khô.


Dù có kích thước cơ thể tí hon, với chiều dài không quá 1mm, "gấu nước" là sinh vật đầu tiên trên Trái đất có khả năng sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần thiết bị bảo vệ.


Giới khoa học phát hiện, gấu nước hiện diện gần như trong tất cả hệ sinh thái trên thế giới, nhưng sống chủ yếu dưới nước hoặc trong rong rêu. Điểm độc đáo của loài sinh vật này là chúng có thể sống sót trong tình trạng thường xuyên khô héo và có thể mất gần như toàn bộ lượng nước trong cơ thể. Khi bị mất nước, chúng chuyển sang trạng thái ngủ, khi đó cơ thể teo lại và hoạt động trao đổi chất tạm dừng.

Trong trạng thái ngủ như chết như vậy, gấu nước vẫn duy trì các cấu trúc trong tế bào cho đến khi có nước để “đánh thức” các tế bào. Nhờ đó, chúng có thể tồn tại trong tình trạng khô cứng hoàn toàn trong nhiều năm liền và sau đó hồi sinh trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Bắt đầu từ năm 2007, các nhà sinh vật học chứng minh được rằng, gấu nước đủ khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt của vũ trụ. Họ đã gửi các con gấu nước sấy khô tới trạm không gian quốc tế (ISS) và phát hiện, môi trường chân không trong vũ trụ, các tia phóng xạ vũ trụ cũng như những tia bức xạ Mặt trời với cường độ mạnh hơn 1.000 lần so với tia bức xạ trên Trái đất không thể gây tổn hại cho nó. Nhờ đó, gấu nước trở thành sinh vật đầu tiên sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần có thiết bị bảo vệ.

Sự dẻo dai phi thường của gấu nước cũng được chứng minh qua nhiều thử nghiệm: Chúng vẫn “bình an vô sự” trong môi trường áp suất lớn hơn 6.000 lần so với áp suất trong bầu khí quyển, “vững vàng” trước các tia X-quang và hồi sinh sau khi bị đông lạnh đến -273,15 độ C - nhiệt độ được cho là lạnh nhất.

Chuyên gia Mike Shaw, người đã rất tâm huyết với thế giới động vật, đặc biệt làgấu nước, khẳng định rằng, chúng ta cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về gấu nước. Ông đã dành một năm rưỡi nghiên cứu chuyên sâu về loài sinh vật kỳ lạ này ở New Jersey và gửi kết quả công trình nghiên cứu của mình tới một nhà tự nhiên học danh tiếng chuyên về tardigrade. Trong khi chờ thẩm định, ông Shaw tiếp tục di chuyển tới Virginia, lặng lẽ săn tìm và giao tiếp với các con gấu nước trong rừng.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Những phát minh để đời của nhà khoa học Nikola Tesla

Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kĩ sư cơ khí, kĩ sư điện tử thiên tài người Serbia sống ở những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Ông được biết đến với những cống hiến mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện và từ trường của mình. Có trong tay hàng trăm phát minh, sáng chế nhưng thật tiếc trong suốt cuộc đời Nikola Tesla chưa từng được nhận giải thưởng Nobel ( thứ nhiều người nghĩ ông xứng đáng có được). Tesla sống cùng thời đại với Edison nhưng nếu như nhà phát minh Thomas Edison là một mẫu người khá thực tế, đạt được nhiều lợi nhuận từ nhưng thành tựu của mình thì con người Tesla đơn giản, kì lạ và "chân phương" hơn rất nhiều nên ông không được nhiều người biết đến và cũng không nhận được nhiều lợi lộc. Tuy nhiên chúng ta sẽ đề cập đến con người ông trong một bài viết khác.

Những đóng góp của ông khi còn sống đã đặt nền móng cơ bản cho sự phát triển của cuộc sống hiện đại bây giờ. Như Bernard Arthur Behrend, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Edison từng phát biểu : “Nếu chúng ta xóa đi tất cả công trình mà Tesla đóng góp cho ngành công nghiệp thì bánh xe sẽ nhất loạt ngừng chạy, toa tàu và đầu tàu điện sẽ đứng yên tại chỗ, thành phố sẽ tối om, nhà máy xay bột sẽ ngừng hoạt động”. Bài viết này Genk xin giới thiệu tới các bạn về một số phát minh để đời của nhà phát minh lỗi lạc này.




Từ trường quay (1882):

Tesla sinh ngày 10/7/1856 trong một gia đình người Serbia ở vùng biên giới của đế quốc Áo-Hung, ngày nay là Croatia. Khi còn thiếu niên, Tesla học kỹ thuật ở trường Bách khoa Joanneum ở Graz, Áo. Ở đó, những bài giảng về vật lý của giáo sư Jacob Poeschl đã cuốn hút rất nhiều người trẻ tuổi. Một ngày, khi quan sát giáo sư của mình đang cố gắng khắc phục hiện tượng phát tia lửa điện từ các chổi quét đảo mạch của một động cơ DC (điện một chiều), Tesla đã nảy ra ý tưởng chế tạo một loại động cơ mà không cần đến bộ đảo mạch, anh lập tức đề xuất với thầy. Bực mình vì sự ngang bướng của học trò, Poeschl đã diễn giải một tràng dài về sự bất khả thi trong việc chế tạo một loại động cơ như vậy.

Nhưng chính những lời quở trách đấy đã thổi bùng lòng nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ trong Tesla. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, một ý tưởng xuất thần đã đến với ông : sử dụng từ trường quay cho chiếc động cơ của mình. Tesla đã thấy rằng, nếu từ trường trong stator mà quay, nó sẽ làm cảm ứng một điện trường trên rotor và do đó khiến cho rotor quay. Ông cũng bắt đầu hình dung ra rằng, từ trường quay có thể được tạo ra bằng việc sử dụng AC (điện xoay chiều) thay vì DC, nhưng ở thời điểm đó ông vẫn chưa biết làm thế nào để biến ý tưởng này thành hiện thực.

Động cơ điện xoay chiều AC (1883):

Trong vòng một năm ngay sau ý tưởng về từ trường quay, Tesla đã chế tạo được chiếc động cơ điện xoay chiều AC đầu tiên của mình. Dòng điện xoay chiều đã tạo ra sự thay đổi từ trường ở bên trong chính stator (phần tĩnh), thay vì việc thay đổi cực từ ở rotor (phần động - khối quay) như các các động cơ một chiều. Cấu hình mới này đã loại bỏ việc phát sinh ra các tia lửa điện như ban đầu. Việc phát hiện ra từ trường quay sẽ được áp dụng trong chính những thế hệ máy phát điện AC và máy biến áp tiếp theo.

Cuộn Tesla (1890) :


Cuộn Tesla là một trong những phát minh nổi tiếng nhất của Tesla. Về cơ bản, nó là một máy biến áp cao tần lõi không khí. Nó nhận điện áp ra từ 120vAC từ máy biến áp và mạch điều khiển vài kilovolt và và tăng áp lên đến một điện áp cực cao được phóng thích dưới dạng các cung hồ quang điện. Cuộn Tesla độc đáo ở chỗ chúng tạo ra các điện trường cực mạnh. Những cuộn dây lớn có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang không cần dây nối cách xa 50 feet, và do điện trường tác động trực tiếp thành ánh sáng và không sử dụng các điện cực, cho nên ngay cả những bóng đèn huỳnh quang đã hỏng cũng sẽ phát sáng.




Radio (1887):

Năm 1887, Tesla đã gửi một đường truyền không dây từ phòng thí nghiệm của ông tại Houston Street ở New York tới một con thuyền trên sông Hudson cách xa 25 dặm (40km). Lẽ ra ông đã có thể thực hiện được điều này sớm hơn nhưng phòng thí nghiệm của ông đã bị thiêu rụi hoàn toàn trước đó. Tesla còn phát minh ra tất cả những thứ liên quan đến sóng phát thanh như ăng-ten, dây và các thứ khác nhưng một nhà phát minh tên Guglielmo Marconi lại được ghi nhận là cha đẻ của chúng. Năm 1943, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết bằng sáng chế được trao cho Tesla, nhưng công chúng vẫn chưa công nhận điều này và vẫn coi Marconi là người sáng chế ra radio.

Ngoài ra, Tesla đã dựa trên những phát hiện của mình để rồi sau đó tạo ra chiếc thuyền điều khiển từ xa không dây đầu tiên, đèn huỳnh quang và đèn neon ( có thể tạo thành chữ), bóng đèn không dây hoạt động bởi năng lượng từ Trái Đất và một nhà máy sử dụng điện AC để khai thác năng lượng thủy điện của Thác Niagara. Tesla thậm chí đã chạm một tay vào công cuộc sáng tạo ra rô-bốt.


Nikola Tesla qua đời vào ngày 7/1/1943 ở tuổi 86 trong cảnh “không một xu dính túi” tại phòng 3327 khách sạn New Yorker ở Mỹ. Được biết nhiều với những suy nghĩ kì quặc như cho rằng mình đã liên hệ được với người ngoài hành tinh; yêu một chú chim bồ câu, tính cách lập dị nhưng những phát minh vĩ đại của ông có sức ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nhân loại và đặt nền móng cơ bản cho nền công nghệ hiện đại phát triển như ngày nay.


Tham khảo: Howstuffworks

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Lưu trữ sách ngay trong ADN

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một bước đột phá lớn khi lưu trữ thành công một cuốn sách trong các chuỗi ADN, mở ra triển vọng về phương pháp lưu trữ thông tin kiểu mới với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng các thiết bị công nghệ số thông dụng hiện nay.

ADN con người


Ước tính, một milimet khối ADN có khả năng lưu trữ 1 triệu tỷ gigabyte (GB) và một gram phân tử này có thể lưu tới 455 tỷ GB thông tin, tương đương dung lượng của 100 tỷ đĩa DVD.

Với khả năng tuyệt vời như vậy, chỉ cần 4 gram ADN là đủ để chứa toàn bộ lượng dữ liệu hàng năm mà con người tạo ra.


Nguồn Vietnamnet

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Ngắm nhìn bộ mặt thật của sao Hỏa

Tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống sao Hỏa vừa gửi về những hình ảnh sắc nét và chi tiết nhất về bề mặt Hành tinh Đỏ sau thời gian “ngủ đông”.

Robot thăm dò sao Hỏa Rover của NASA chụp được hình ảnh rõ nét nhất từ trước tới nay về bề mặt Hành tinh Đỏ. Những máy chụp đặt trên phần cao nhất của Rover cho phép chụp những bức ảnh bao quát hơn về bề mặt hành tinh này.

Robot thăm dò sao hỏa Rover hoạt động dựa vào các tấm pin năng lượng mặt trời. Hệ thống bánh xe cho phép nó di chuyển trên bề mặt Hành tinh Đỏ để chụp hình toàn cảnh và gửi dữ liệu về cho trung tâm trên Trái đất. Những hình ảnh mà Rover ghi lại cho thấy bề mặt sao Hỏa có màu sắc hết sức tươi tắn và không đơn thuần chỉ là màu đỏ như tên gọi của nó.

Những hình ảnh sắc nét mà Rover gửi về trái đất đúng dịp kỉ niệm 2 sự kiện lớn: ngày thứ 3.000 Rover hoạt động trên sao Hỏa (ngày 2/7/2012). Đặc biệt, Rover còn cung cấp những bức ảnh chụp toàn cảnh sao Hỏa, điều mà chưa một thiết bị nào làm được trước đó.

Ngoài ra, tàu thăm dò sao Hỏa thế hệ tiếp theo mang tên Curiosity Rover sẽ đi vào quỹ đạo, rồi hạ cánh xuống bề mặt Hành tinh Đỏ vào cuối năm nay. Khác với Rover, Curiosity Rover được giao nhiệm vụ lấy đất và mẫu vật trên sao hỏa về Trái đất để phục vụ nghiên cứu. Mục tiêu của sứ mệnh nhằm xác định xem sự sống có tồn tại trên sao Hỏa hay điều kiện của Hành tinh Đỏ có phù hợp cho việc duy trì sự sống.

Máy chụp hình trên tàu thăm dò Rover tự ghi lại hình ảnh của thiết bị cùng các tấm pin năng lượng mặt trời.

Một máy ảnh khác cho thấy những hình ảnh rộng hơn về bề mặt Hành tinh Đỏ.

Vết bánh xe trên bề mặt hành tinh đỏ do Rover để lại.

Rover tự chụp hình các thiết bị của mình.

Thế hệ tiếp theo của tàu thăm dò sao Hỏa, Curiosity Rover, với kích cỡ bằng một ô tô sẽ đáp xuống làm nhiệm vụ thu thập mẫu vật trên bề mặt sao Hỏa vào cuối năm nay.

Hình ảnh từ Rover cho phép phân biệt đá và đất.

Rover soi bóng dưới ánh nắng mặt trời.

Hình ảnh hoàng hôn được chụp từ bề mặt Hành tinh Đỏ.

Cận cảnh một hòn đá trên Sao Hỏa.

Hồ băng trên sao hỏa cũng được các thiết bị thăm dò chụp lại.
DBS M05479
Quang Cao