Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Hải quân đánh bộ Việt Nam trang bị súng khủng

Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi "bất ngờ".

Trong đoạn clip "Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012", ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB..., điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo. Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ. Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán "xôn xao" trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới.


TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. (Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn).

Tại sao lại là súng của Israel?
Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng. Israel là một trong những nước có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển, họ được đánh giá "ngang hàng" với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là "trên cơ" siêu cường có nền khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới. Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng, một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55... cũng do Israel đấu thầu. Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất. Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004- 2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.
Các lợi thế của TAR-21
TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến. Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn. Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam. Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech.


Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng. Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống. Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm. Quân đội nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận. Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn tương đối xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Thiết kế bullup của TAR-21 đang được các nước NATO sử dụng phổ biến hiện nay. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại đối thủ.


Hải quân đánh bộ được quân đội "ưu tiên" trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. (Ảnh QĐND).
Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây chuyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet. Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây chuyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất. Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm "red dot".
Những thách thức

TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng. Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47. TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá "ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn. Súng trường tiêu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62x39 mm của dòng súng AK. Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện "lẫn lộn" của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính. Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây chuyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết. Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung.

Hải quân Việt Nam đủ năng lực bảo vệ chủ quyền

Nga đã bàn giao bốn chiếc máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam theo hợp đồng gồm 12 chiếc, ngoài ra Việt Nam còn nhận thêm 2 chiếc EC 225….

“Theo lịch trình đã được đồng ý với khách hàng, bốn chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 được gửi đến Việt Nam từ Komsomolsk-na-Amure (một thành phố trên bờ sông Amur ở Viễn Đông nước Nga),” Interfax dẫn lời một nguồn tin quốc phòng Nga cho biết. Nguồn tin này cũng cho biết là bốn máy bay Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng này đã được bàn giao hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi hợp đồng mua 12 chiếc Su-30 được ký kết vào tháng Hai. Như vậy với đợt bàn giao này, phía Nga chỉ còn nợ Việt Nam bốn chiếc Su nữa và sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2012, theo tin từ Bộ quốc phòng Nga.


Những chiếc Su-30 MK2 của Việt Nam

Máy bay vận chuyển hạng nặng Antonoy An-124 được dùng để vận chuyển các máy bay Su-30MK2 bàn giao cho Việt Nam. Đây là một phần của của hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Việt Nam có giá trị đến gần 1 tỷ đô la, Interfax cho biết, bao gồm máy bay chiến đấu, vũ khí, dịch vụ và phụ tùng quân sự.

Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất. Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chúng có thể mang theo đến 8 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đô la. Hiện tại lực lượng hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang có 24 chiếc Su-30MK2 và tất cả đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2010.

Trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam bốn chiếc Su-30 đầu tiên vào năm 2004. Cho đến năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc nữa và đã được bàn giao đầy đủ. Như vậy, với hợp đồng 12 chiếc Su-30 mới này, phía Nga đã và sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 24 chiếc Su-30.

Su-30 tập trận

Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam cũng đã tham gia vào một buổi tập trận bắn đạn thật của Quân đoàn 4 vào sáng ngày 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Quân đoàn 4 có trụ sở bộ tư lệnh tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đoàn có các binh chủng bộ binh, pháo binh, phòng không, công binh và thông tin liên lạc. Trong cuộc diễn tập này, một biên đội máy bay Su-30 (với ít nhất ba chiếc) đã tiến hành loạt dội 12 quả bom.Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của pháo phòng không, xe tăng, trực thăng, xe thông tin vệ tinh và bộ binh. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Su-30 thuộc loại hiện đại nhất của không quân Việt Nam tham gia thao diễn trên quân trường. Bản tin trên báo Quân đội nhân dân cho biết là thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 ‘đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu’.

Tàu kéo cứu hộ

Cũng trong ngày 30/12, Xí nghiệp liên hợp Sông Thu thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng đã bàn giao chiếc tàu kéo cứu hộ cho Cục cảnh sát biển của Bộ quốc phòng tại thành phố Đà Nẵng.


Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 của cảnh sát biển Việt Nam

Đây là chiếc tàu kéo cứu hộ thứ ba cùng loại được bàn giao cho Cục cảnh sát biển, theo tin từ báo Quân đội nhân dân, trước sự chứng kiến của Cục trưởng cảnh sát biển là Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 và có công suất 3500 mã lực và do tập đoàn Daimen của Hà Lan thiết kế.Tàu kéo cứu hộ CSB 9003 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với cấp sóng không hạn chế trong khoảng thời gian liên tục 30 ngày trên biển. Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét và cao 5,5 mét với lượng giãn nước 1.400 tấn.

Trực thăng EC 225 

Trước đó năm ngày, Hải quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai máy bay trực thăng EC 225 do Pháp sản xuất tại sân bay Vũng Tàu. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Quốc phòng đồng thời là tư lệnh Hải quân Việt Nam, đã tham dự lễ tiếp nhận và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225. Phi đội này sẽ trực thuộc Bộ tham mưu hải quân.



Do hãng Eurocopter của Pháp sản xuất, trực thăng EC-225 là máy bay biển tầm xa có tầm bay hơn 900km, tải trọng 11 tấn và sức chứa 11 người. Loại máy bay này có thiết kế phù hợp với việc bay tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ trên biển.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại lễ tiếp nhận rằng phi đội EC-225 là lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Ông Hiến cũng phát biểu rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của hải quân và của lực lượng không quân thuộc hải quân. Theo Đô đốc Hiến, việc hiện đại hóa hải quân và phòng không-không quân là ưu tiên của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây.

Hồi đầu tháng 12, Quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam cũng đã diễn tập bắn tên lửa phòng không ở huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang.

Ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 được tin là vào khoảng 52.000 tỷ đồng, tức là gần 2.6 tỷ đô la và chiếm khoảng 2.5% GDP.

Theo BBC

Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Việt Nam

Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn).

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.

Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.


Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc

Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.

Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.

Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.

Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.

Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.

Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.

Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.

Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.

Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.

Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.

Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.

Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?

Hải quân Việt Nam dùng hạm đội tàu ngầm như thế nào?

Tàu ngầm nguyên tử của địch mang tên lửa có khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng chống ngầm của ta, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km.

Lực lượng tàu ngầm khác với những trang bị hiện đại (tàu ngầm mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận địa tên lửa bờ biển.

Vì thế đương nhiên Hải quân Việt Nam phải tìm mọi cách hạn chế tối đa tàu ngầm địch vào sâu trong thềm lục địa với hệ thống chống và phát hiện tàu ngầm như phao thủy âm, thủy lôi.

Thủy lôi thực ra là mìn của Hải quân được gài trong lòng biển chủ yếu bằng neo vào đáy biển (có loại gài sát đáy biển) chờ tàu địch. Dưới tác động của tàu như va chạm và các trường vật lý (sóng âm, sóng điện từ) thủy lôi sẽ phát nổ.

Thủy lôi thời thế chiến lần 2 chủ yếu là chạm nổ (tiếp xúc) nhưng ngày nay thì nó được cải tiến với những thiết bị dò tìm mục tiêu, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống rất hiện đại.

Chẳng hạn như thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tàu mục tiêu.

RM-2 bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu và cả kích nổ bằng tiếp xúc.


Thủy lôi phản lực RM-2 được gài bởi tàu ngầm.

Hoặc thủy lôi đáy loại MDS được sử dụng để tiêu diệt các tầu nổi và tầu ngầm đối phương. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển một cách bí mật.

Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ bằng thiết bị kích hoạt gây nổ bởi từ trường hoặc sóng âm trong bán kính 50m.



Thủy lôi tự cơ động đáy MDS được gài bởi tàu ngầm

Như vậy có thể nói thủy lôi có thể phòng thủ nhưng khi tham gia tấn công cũng rất nguy hiểm.

Bố trí các trận địa thủy lôi tại những nơi mà địch bắt buộc phải đi qua, những nơi cần phòng thủ không những tạo nên một hàng rào “chướng ngại vật” địch muốn khắc phục không dễ dàng mà còn hình thành một lực lượng tấn công trực tiếp nguy hiểm.

Khi chưa có tàu ngầm thì thủy lôi được coi như là một lực lượng và phương tiện tấn công và phòng thủ trong lòng biển hiệu quả nhất. Nó có thể phong tỏa toàn bộ đường giao thông hàng hải, bến cảng, tấn công tiêu diệt tàu chiến… Khi lực lượng tàu ngầm xuất hiện thì vai trò của thủy lôi giảm đi nhưng nó vẫn không thể thiếu trong tác chiến hiện đại dưới mặt biển.

Có thể nói đây sẽ là phương thức tác chiến nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nghèo nào có bờ biển dài chống lại các lực lượng Hải quân hiện đại của địch.

Các phương tiện săn ngầm trên không, trên biển hoạt động liên tục, thường xuyên trong tầm bảo vệ của lực lượng phòng thủ mà không sợ bị địch săn lại. Hai chiếc Gepard 3.9 với chức năng chuyên về chống ngầm cùng với 6 chiếc KILO đã tăng khă năng rất lớn trong việc phòng thủ chống ngầm.

Nếu như có làm chủ vùng trời mà trong thềm lục địa tàu ngầm đối phương làm mưa làm gió thì hệ thống phòng thủ bờ coi như sụp đổ. Chẳng hạn như vài chiếc tàu ngầm địch ung dung thả thủy lôi trong vùng biển của ta cũng gây ra vô vàn khó khăn cho hoạt động quân sự cũng như kinh tế của ta trên mặt biển…

Bởi vậy tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất trong phòng thủ. Đó là các hoạt động tìm kiếm tiếp cận tiêu diệt mục tiêu được giao; phục kích tại những nơi xung yếu; thả mìn thủy lôi tại vùng biển của ta hoặc sâu trong vùng biển địch; tập kích độc lập hay hợp đồng vân vân và vân vân.

Với hạm đội tàu ngầm 6 chiếc KILO tuy quá ít ỏi (nếu tấn công xâm lược) nhưng cũng đủ để phòng thủ. Vì mỗi tàu ngầm có thể quản lý rất nhiều mục tiêu, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như tập kích, phục kích, rải mìn thủy lôi, quét mìn…

Vấn đề là sử dụng nó như thế nào? Chắc chắn trong tay của Hải quân Việt Nam tàu ngầm KILO sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với lý thuyết.

Tóm lại: Phòng thủ từ xa từ hướng biển là một yêu cầu chiến lược bức thiết sống còn. Tùy theo khả năng quốc phòng để tạo ra một vành đai phòng thủ tầm xa hay tầm gần. Tuy nhiên phòng thủ từ xa không những chỉ là bằng vũ khí hiện đại công nghệ cao mà phải trên cơ sở học thuyết quân sự Việt Nam, học cách tổ tiên ta đã từng phòng thủ hay gần đây nhất trong trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Đó là phòng thủ tích cực, chủ động với tư tưởng tấn công. Khi cần thiết sẵn sàng tấn công vào nơi chúng xuất phát.

Với điều kiện thế và lực hiện nay vấn đề này tin chắc rằng nó không phải là điều mới mẻ trong tư duy của giới quân sự Việt Nam.

Hải quân Đánh bộ Việt Nam trang bị vũ khí mới

Là lực lượng tinh nhuệ thuộc quân chủng hải quân, hải quân đánh bộ Việt Nam gần đây thực sự lột xác với trang bị các loại vũ khí, thiết bị mới cực kỳ hiện đại.


Hải quân đánh bộ trực thuộc quân chủng Hải quân được thành lập từ giữa những năm 1970, với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Hiện biên chế lực lượng này gồm 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147.


Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60.


Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo.


BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của hải quân đánh bộ Việt Nam.


Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng nhiều loại vũ khí hiện đại xuất xứ từ Israel.


Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng súng trường tiến công TAR-21, do hãng IMI Israel sản xuất.


Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750 - 900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn.


Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt.


Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz, Israel.


Lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam


Trên thao trường


Súng máy chi viện hỏa lực hạng nhẹ IMI Negev mang lại khả năng chi viện hỏa lực mạnh với độ chính xác cao


Làm chủ trang thiết bị, vũ khí hiện đại


Súng máy Israel được trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ


Súng bắn tỉa hạng nặng tầm xa trang bị cho hải quân đánh bộ


Trước giờ ra thao trường luyện tập


Diễu binh ra quân huấn luyện


Hỏa lực hạng nặng Matador với sức công phá lớn


Chuẩn bị triển khai đội hình tác chiến cùng xe lội nước

Tổng hợp

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Thành thành phố Tam Kỳ

Theo sử liệu, Tam Kỳ ngày nay là cùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.


Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã Tỉnh lỵ và Thành phố Tỉnh lỵ Quảng Nam là thời gian tròn một thế kỷ.

Trải qua chiều dài lịch sử, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và có những tên gọi khác nhau: Phủ Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ ( huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và Thị xã Tam Kỳ). Mỗi lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính là có gắng với sự thay đổi, điều chỉnh quy mô về diện tích đất đai. Tam Kỳ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, con người Tam Kỳ hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó và cầu tiến.

Thành phố Tam Kỳ được thành lập tại Nghị định số 113 ngày 29/9/2006 của Chính phủ, bao gồm 9 phường, 4 xã của Thị xã Tam Kỳ, diện tích gần 93Km2, dân số gần 12 vạn người. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai.


Trong thời gian đến, thành phố Tam Kỳ tập trung phát huy lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Phát triển văn hoá – xã hội ngang tầm với vị thế trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của một tỉnh giàu truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phấn đấu xây dựng Thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại II, tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Kiếm tiền trên mạng với các mạng quảng cáo của Việt Nam

1. Adnet.vn - Adbay.vn

Blogvoitui tham gia kiếm tiền trên mạng quảng cáo adnet này cũng khá lâu rồi nhưng hồi đó do cách tính số click bất cập nên giờ không còn tham gia nữa. Giờ viết bài này lại đề cập đến nó thì các bạn chỉ nên xem đây là nội dung tham khảo vì nó không còn sát với tình hình thực tại.
Về mặt đăng ký, bạn có thể đăng ký làm Publishers rất dễ.
Hình thức quảng cáo của Adnet.vn là: CPC, CPM. Mà chủ yếu là CPC với 400đồng/click, và có deal với site nếu site của bạn có thứ hạng alexa, pr, và lượt view lớn.
Thanh toán: Bạn có thể yêu câu thanh toán khi tài khoản của bạn lớn hơn hoặc bằng 500.000. Sau khi yêu cầu thanh toán, adnet sẽ duyệt vào thanh toán cho bạn vào ngày 10 - 15 hàng tháng.
Adbay là công ty con của adnet tại thành phố HCM, hiện tại nếu bạn có ý định tham gia adnet thì mình khuyên bạn nên chọn adbay vì cách tính click của adbay ổn định hơn.

2. Admicro.vn

Tuy ra đời sau nhưng admicro là một site rất uy tín. Lượng quảng cáo nhiều, điều này đương nhiêu là rất có lợi cho những puplishers như chúng ta đây.
Tuy nhiên, đăng ký admicro khó và nó kiểm duyệt site khá kỹ nên nếu site của bạn không tốt sẽ lập tức bị đào thải.
Hệ thống quảng cáo chủ yếu là CPC, cách tính click của admicro theo mình biết thì có lợi hơn so với các site khác.
Thanh toán: Thanh toán được thực hiện trong vòng 10 ngày.
Nếu bạn có ý định tham gia một mạng quảng cáo CPC nào đó thì admicro là một lựa chọn rất tốt. Vì quảng cáo của admicro khá nhiều, đa dạng về sản phẩm và định dạng quảng cáo điều đó giúp cho doanh thu của bạn cao hơn khi đặt quảng cáo của nó.

3. Ad.vatgia.com

Cũng giống như admicro, vatgia cũng có rất nhiều quảng cáo vì các sản phẩm được lấy từ cucre.vn và book qua từ vatgia.com. Vì hình ảnh từ vatgia được thành viên tự post nên có nhiều quảng cáo trông rất là không đẹp mắt. Nhưng nhờ sản phẩm đa dạng nên lượng click cũng ổn.
Cách tính click của ad.vatgia cũng còn khá nhiều bất cập. Giá mỗi click là 400 đồng hoặc 35% giá trị click.
Đăng ký dễ và thanh toán trong khoản 10 ngày.

4. Vietad.vn và ad360.vn

Hai thằng này có khá nhiều điểm tương đồng nên mình gộp chung lại viết luôn.
Đăng ký: Mình chưa tham gia hai thằng này nên cũng chưa biết được là đăng ký dễ hay khó, và cách thức duyệt site của nó như thế nào.
Không như admicro và ad.vatgia, sản phẩm của 2 thằng này khá khiêm tốn nên lượng click cũng thấp vì khách hàng cứ xem đi xem lại mấy quảng cáo đó. Nhưng bù lại thì cách tính click của nó khá tốt.
Trong tương lai, nếu nó không cải thiện thì chắc là ra đi sớm.
Vài điều blogvoitui chia sẻ với các bạn, nếu bạn cảm thấy bài viết của blogvoitui có sai sót thì khung comment bên dưới lúc nào cũng chờ bạn góp ý.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Súng phóng lựu GP-25 (P1)

Để tăng cường hỏa lực của tiểu đội bộ binh, ngoài hỏa khí đi cùng như súng RPG-7, trung liên RPD, rút kinh nghiệm từ súng phóng lựu M79, quân đội Xô viết được trang bị thêm súng phóng lựu GP-25 kẹp nòng với súng tiểu liên AKM, AK74. Với cỡ nòng 40 mm. Hỏa khí GP-25 đã tăng cường đáng kể sức mạnh của vũ khí bộ binh.


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÚNG PHÓNG LỰU GP-25



Súng phóng lựu GP-25 (Model 3DTech.edu)


Phần 1: Cấu tạo chung súng phóng lựu kẹp nòng GP-25, tháo lắp, bảo quản súng phóng lựu.

Chương 1: Cấu tạo chung.

Tính năng kỹ chiến thuật của súng phóng lựu kẹp nòng GP-25

1. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm là vũ khí cá nhân, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường, trong công sự, sau vật cản địa hình che khuất và trang thiết bị, công trình hạng nhẹ, xe cơ giới hạng nhẹ của địch. (h. 1).

2. Súng phóng lựu GP 25 được lắp đặt trên súng AK cỡ nòng 7,62-mm и 5,45-mm Kalasnhicova (АКМ, АКМS, АК74 и АКS74). Súng phóng lựu được lặp trên súng Ak theo hình, cho phép có thể sử dụng hỏa lực súng phóng lựu đồng thời với sử dụng hỏa lực của súng tiểu liên AK. (h.2 và 3).

3. Súng phóng lựu sử dụng loại đạn VOG-25 nổ phá mảnh, đạn phóng lựu có bộ phận đầu nổ tức thời và có chế độ tự hủy.

Hỏa lực của súng phóng lựu GP-25 có thể thực hiện theo phương pháp bắn thẳng và bắn cầu vồng, tầm bắn xa nhất trên thước ngắm là 400m, tầm bắn cầu vồng gần nhất của thước ngắm là 200m. Tốc độ bắn 4-5 phát/ phút..




H. 1. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm.

а — Súng phóng lựu; б —Mặt cắt dọc súng phóng lựu; в — Các bộ phận của súng phóng lựu khi để trong túi đựng súng khi di chuyển. 1 — Nòng súng ; 2– Bộ gá kết nối súng với nòng súng tiểu liên AK; 3 —Vòng goăng đệm; 4 —Cần lấy truyền chuyển động khóa; 5 — Lò xo ; 6 — Chốt khóa an toàn súng; 7 — Cò súng với tay kéo vòng cò; 8 —Chốt đẩy cò súng; 9 — Lò xo cò súng; 10 — Lò xo búa súng; 11 —Chốt đẩy búa súng; 12 — Búa súng và kim hỏa; 13 — Chốt định vị khóa nòng; 14 —Lẫy khóa chôt súng phóng lựu; 15 — Khóa đạn phóng lựu với nòng súng.




H. 2. Súng phóng lựu GP-25 gắn với súng tiểu liên AKM.




H. 3. Súng phóng lựu GP-25, gắn với súng AK-74.

Thông số đạn đạo và thông số thiết kế của súng phóng lựu GP-25 ở bảng dưới.



Mã hiệu: 6G15 (6Г15)

Cỡ nòng súng 40 mm

Chiều dài đường nòng có tiện ren 98 mm

Số rãnh xoắn 12

Khối lượng súng không có đệm báng súng 1,5 kg

Chiều dài súng 323 mm

Tầm bắn được đặt trên thước ngắm:

max 400 m

min ( đường đạn cầu vồng) 200 м

tốc độ bắn 4―5 phát./phút

Cơ số đạn 10 viên.

Loại đạn VOG-25 ВОГ-25

Vo đạn 76 m/s

Cỡ nòng 40 m

Chiều dài viên đạn 0,1067 m

Khối lượng đạn 0,255 kg

Khối lượng thuốc nổ 0,048 kg

Khoảng cách hoạt động của đầu nổ tính từ mặt cắt nòng súng 10 đến 40 m

Thời gian tự hủy đạn sau khi bắn 14 s
Độ tản mát khi bắn ở tầm bắn 400 m Vd không lớn hơn 6,6 m, Vb không lớn hơn 3 m

Giới thiệu chung về cấu tạo và hoạt động của các bộ phận súng phóng lựu GP-25

4. Súng phóng lựu GP-25 là súng được gắn dưới nòng súng tiểu liên, là súng kẹp nòng . Súng có ba bộ phận chính: (рис. 4):

— Nòng súng với bộ phận gá lắp thước ngắm và giá lắp súng với nòng súng tiểu liên AK;

— Khóa nòng. ;

— Bộ phận cò súng và tay cầm.




H. 4. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm được tháo rời từng bộ phận:

1 — Nòng súng với bộ gá lắp súng với nòng súng tiểu liên; 2 — Bộ phận cò súng với tay cầm súng; 3 — Khóa nòng; 4 — Chốt khóa súng; 5 — Chốt khóa định vị; 6 — Lẫy hãm.

Trong bộ phụ tùng của súng bao gồm: Đệm vai báng súng với đai da, trục dẫn hướng với lò xo đẩy về và chốt khóa nắp hộp khóa nòng. Túi đựng súng phóng lựu, bao xe đựng đạn, bộ phận thông nòng súng.

5. Kết nối giữa súng phóng lựu với nòng súng tiểu liên bằng bộ gá đặc biệt, gắn súng bằng giá đệm nén. Để chống độ dơ dọc gá súng được giữ bằng chốt định vị. Khóa súng phóng lựu cố định trên súng AK bằng kẹp thép có lò xo, được gắn trên bộ gá.

Bộ phận cò súng của súng phóng lựu là bộ phận tự lên cò, có nghĩa là khi nhấn cò súng, các bộ phận cơ khí cò súng sẽ tự động lên lẫy cò và búa súng tự động đập vào kim hỏa.

Trong bộ phận kim hỏa, cò súng, thiết kế được lắp bộ phận an toàn, bộ phận an toàn cò súng sẽ khóa cò không cho nổ súng, nếu kết nối giữa nòng súng và hộp khóa nòng chưa kín khít, súng phóng lựu chưa gắn chặt với súng tiểu liên AK hoặc đạn chưa được đẩy sát vào buồng đạn. Ngoài ra, súng phóng lựu được lắp bộ phận khóa an toàn, loại trừ súng cướp cò khi sau khi kết gắn súng phóng lựu với súng tiểu liên.

6. Nạp đạn vào súng phóng lựu từ phía nòng súng. Đạn được đưa vào nòng súng từ phía đáy đạn và ấn sâu vào đến tận đáy của nòng súng và khóa nòng. Khi đó bộ phận móc khóa đạn móc vào rãnh đạn và giữ viên đạn trong nòng súng.

7. Khi bóp cò súng, búa súng đập vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa và gây cháy thuốc phóng. Giai đoạn đầu tiên thuốc phóng cháy trong vỏ đạn. Giai đoạn tiếp theo dưới áp lực của gas thuốc súng cháy, miếng bịt đáy vỏ đạn bị đốt cháy, khí thuốc tràn vào buồng nòng của khóa nòng. Đồng thới với áp lực khí thuốc, đạn vừa xoay vừa dịch chuyển tịnh tiến về phía trước. Khi đạn bắt đầu chuyển động, các bộ phận của kíp nổ cũng bắt đầu kích hoạt. Kíp nổ kích hoạt hoàn toàn khi đạn đã bay ra khỏi nòng súng từ 10m đến 40m tính từ mặt cắt của nòng súng. Khi đạn gặp vật cản, kíp nổ sẽ hoạt động, kích nổ lượng nổ mồi, mồi nổ sẽ kích nổ lượng thuốc nổ có trong đầu đạn. Trong trường hợp kíp nổ không hoạt động, từ lực đẩy quán tính khi gặp vật cản, bộ phận tự hủy sẽ khởi động và hủy đạn. Thời gian tự hủy là 14s tính từ khi chạm vật cản. Để giảm sức giật của súng khi bắn, báng súng tiểu liên được lắp bộ phận giảm giật đặc biệt.

Chương II. Tháo và lắp súng GP-25

8. Tháo lắp bảo quản vũ khí có thể là tháo lắp thông thường bảo quản và tháo lắp chi tiết. Tháo lắp thông thường được thực hiện khi bảo dưỡng, làm sạch vũ khí trong trường hợp sử dụng ở môi trường bẩn, bụi. Tháo lắp chi tiết được thực hiện khi bảo dưỡng chi tiết có thay thế, sửa chữa, làm sạch vũ khí khi sử dụng trong điều kiện quá bẩn, ô nhiễm nặng như ngâm nước bẩn, sử dụng dưới trời mưa to hoặc trong đầm lầy, rừng nhiệt đới. (h. 4) và (h. 5)..

Tháo lắp bảo quản vũ khí được tiến hành trên bàn công tác hoặc trên tấm phản, ván sạch, vải bạt sạch được trải rộng. Các chi tiết khi tháo lắp được sắp xếp theo một trình tự nhất định, quá trình tháo lắp yêu cầu rất cẩn thận, không được để lẫn lộn các chi tiết, không va đập các chi tiết với nhau hoặc sự dụng công cụ cứng rắn tương đương, không tác động mạnh quá mức cần thiết. Trước khi lắp súng, cần lau chùi, xem xét thật kỹ lưỡng và bôi một lớp mỏng mỡ lên các chi tiết chuyển động cần thiết.

9. Trình tự tháo súng phóng lựu GP-25.




H. 5. Súng phóng lựu 40-mm khi tháo các chi tiết:

1 — Nòng súng và bộ gá súng; 2 — Chốt khóa hãm đạn; 3 — Cần khóa hãm đạn; 4 — Bộ phận định vị chốt hãm; 5 — Thân súng chứa bộ phận cò và tay cầm; 6 — Cò súng và móc kéo; 7 — Chốt đẩy cò súng; 8 — Lò xo cò súng; 9 —Lò xo đẩy búa súng; 10 — Chốt đẩy búa; 11 —Chốt trục búa súng và kim hỏa ; 12 — Búa súng và kim hỏa; 13 — Khóa nòng và bệ khóa nòng; 14 —Chốt bệ khóa nòng; 15 — Lẫy hãm; 16 — Chốt an toàn khóa nòng; 17 —Đối trọng thước ngắm; 18 — Thước ngắm; 19 — Đệm ống thước ngắm; 20 — Đệm bulong hãm; 21 — Lò xo thước ngắm; 22 — Lò xo bulong khóa hãm; 23 — Bộ phận khóa thước ngắm.

1) Tháo thân súng và bộ phận cò sùng ra khỏi nòng súng. (h. 6): Tay trái cầm chắc nòng súng phóng lựu, tay phải cầm thân súng và bộ phận cò súng, ngón tay cái nhấn lên lẫy khóa, xoay nòng sung so với thân súng và bộ phận cò súng một góc 60o về một phía, sau đó tháo nòng súng khỏi bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng.





H. 6. Tháo thân súng và bộ phận cò súng, khóa nòng ra khỏi nòng súng.

2) Tháo lẫy hãm: Cầm thân súng và bộ phận cò súng-khóa nòng vào tay trái, hai ngón tay của tay phải cầm lẫy hãm và kéo ngược lên phía trên. (h. 7).

3) Tháo chốt thân súng và chốt khóa súng: Giữ thân súng bằng tay trái, tay phải tháo chốt định vị từ thân súng - bệ khóa nòng, sau đó tháo chốt hãm, để thuận lợi cho tháo chốt khóa súng, cần đặt cần chốt khóa súng ở vị trí ПР, khi tháo một ngón tay của tay trái đè lên lẫy hãm.

4) Tháo khóa nòng và bệ khóa nòng ra khỏi thân súng: Tay phải cần thân súng, tay trái cầm bệ khóa nòng và tách rời 2 bộ phận..




H. 7 Tháo lẫy hãm.

10. Trình tự lắm lại súng sau khi tháo rời .

1) Lắp khóa nòng và bệ khóa nòng vào với thân súng và bộ phận cò: Tay trái cầm bệ khóa nòng, tay phải cầm thân súng và bộ phận cò súng và lắp vào với nhau sao cho kim hỏa đi vào lỗ trung tâm của khóa nòng, khi vào khớp rồi kiểm tra khớp lỗ chốt và lỗ chốt khóa súng trên thân súng với khóa nòng.

2) Đưa chốt định vị và chốt hãm vào lỗ: tay trái giữ thân súng và bộ phận cò, tay phải đút chốt định vị và chốt hãm vào lỗ, khi đưa chốt hãm vào lỗ chốt, lấy ngón tay của tay trái đè lên lẫy hãm.

3) Đặt lấy hãm: tay trái giữ súng, tay phải cài lẫy hãm vào đầu của chốt định vị và chốt hãm bệ khóa nòng, đẩy hết cỡ sao cho khuyết hãm đi vào đúng rãnh trên chốt và rãnh chữ thập trên chốt hãm.

4) Lắp nòng súng vào thân súng: tay trái cầm nòng súng, tay phải cầm thân súng với khóa nòng và bệ khóa nòng, đẩy khóa nòng vào sâu trong nòng súng, sao cho các mấu định vị của khóa nòng ăn vào các vấu cắt trên nòng súng, sau đó xoay khóa nòng cho đến khi lẫy hãm trên khóa nòng với với rãnh cắt trên nòng súng. .

5) Xoay chốt khóa súng vào vị trí ПР: Quay tay quay của chốt hãm lên vị trí phía phía trên.

11. Trình tự tháo súng chi tiết.

Tháo toàn bộ chi tiết của súng được sử dụng với bộ phụ tùng của súng tiểu liên AK.

1) Tháo súng như tháo để bảo dưỡng.

2) Tháo lẫy khóa hãm súng phóng lựu với súng tiểu liên AK: Tay trái cầm nòng súng cùng với bộ gá súng, tay phải sử dụng tống chốt qua lỗ ở phía bên tay phải bộ gá đẩy chốt của lẫy khóa hãm, sau đó tháo lẫy hãm ra ngoài..

3) Tháo chốt hãm: Giữ nòng súng bằng tay trái, tay phải dùng tô vit quay khóa hãm 90o về bất kỳ hướng nào và lôi chốt hãm ra khỏi lỗ trên nòng súng.

4) Tháo bộ phận cò súng: Đặt thân súng ở tư thé thẳng đứng, tay cầm súng quay xuống dưới, phía bên phải thân súng hướng về phía người tháo, tay phải dùng tô vít qua lỗ cửa sổ tống trục của búa súng ra phía ngoài, từ từ rút tô vít, dùng tay trai lôi búa súng và kim hỏa ra khỏi thân súng ( trong trường hợp vị kẹt, dùng tay phải bóp cò súng, tay trái giữ búa sungs0 sau đó lôi từ thân súng tống chốt và lò xo đẩy, tháo cò súng, lò xo cò súng, chốt đẩy ra khỏi thân súng.




H. 8. Tháo trục lẫy khóa hãm gá súng.

5) Tháo thước ngắm: Đặt nòng súng cùng với thước ngắm lên bàn, một ngón tay đè lên khóa hãm của thước ngắm, tay phải cầm ống đựng phụ tùng đè lên bu lông đệm của đối trọng, quay nó về hướng bất kỳ cho đến khi mấu trên trục của thước ngắm nhô ra trong lỗ của trục thước ngắm. Tháo đệm của đối trọng, tháo đối trọng, đệm hãm, hãm thước ngắm với lò xo, lò xo thước ngắm và tháo thước ngắm.



H. 9. Tháo chốt hãm của bộ phận cơ khí cò súng.






H. 10. Tháo bu lông hãm của thước ngắm.

12. Trình tự lắp súng phóng lựu GP-25.

1) Lắp bộ phận cơ khí cò súng: Đặt lò xo đẩy vào thân súng, lắp cò sùng cùng với cần móc đẩy vào thân súng, đặt chốt đẩy lên cùng với lò xo vào lỗ bên trong thân súng, lắp búa súng và kim hỏa vào thân súng. Để thực hiện nhanh cần dựng súng ở tư thế thẳng đứng, tay cầm súng quay xuống phía dưới, phía trên thân súng hướng về phía người lắp, đặt bộ phận búa súng vào khoang hở của thân súng, dùng tô vít ( có trong bộ phụ tùng súng AK) ấn lên búa súng sao cho lỗ định vị trên búa súng trùng với lỗ trên thân súng, đút chốt định vị sao cho đầu chốt thò sang rãnh cắt phía bên kia thân súng. (h. 11).





H. 11. Đặt chốt định vị của búa súng.

2) Nối bộ phận khóa nòng với thân súng. Điều 10.

3) Đặt chốt hãm vào lỗ của nòng súng và quay bằng (tô vít ) 90o để 2 cánh chốt hãm nằm trên hai vai của lỗ hãm trên nòng súng. .

4) Đặt lẫy hãm: Đặt lẫy hãm vào lỗ của bộ gá súng, đặt tống chốt vào lỗ dành cho chốt trục hãm từ phía bên phải và đầu của tống chốt cậy cho lẫy hãm nhấc lên để định vị. Đưa chốt vào từ phía lỗ bên trái, dùng tống chốt đẩy vào bên trong cho đến khi lọt vào lẫy hãm..

5) Lắp thước ngắm. Đặt thước ngắm và lò xo thước ngắm lên trục của thước ngắm,, đặt bu lông hãm thước ngắm và lò xo lên trục của thước ngắm, đặt đệm của của bu lông hãm lên trục của thước ngắm, sau đó là đối trọng và đệm của đối trọng, dùng ống phụ tùng ấn lên đệm của đối trọng và quay nó về bất kỳ phía nào cho đến khi mặt phẳng đệm của đệm đối trọng ăn vào nấc hãm trên trục của thước ngắm..




H. 12. Đặt trục của lẫy hãm.

6) Lắp trục của nòng súng với thân súng và bộ phận cò. Điều 10.

7) Đặt lẫy hãm vào vị trí ПР.

Chương III. Ý nghĩa, cấu tạo chung của các bộ phận trong súng phóng lựu GP 25, đạn và phụ tùng kèm theo.






Model 3D GP-25 - Tech.edu


13. Nòng súng phóng lựu (h. 13) dùng đển định hướng bay của đạn. Trong nòng súng có 2 phần, phần có rãnh xoắn và phần nòng trơn phía bệ khóa nòng. Phần rãnh xoắn có 12 rãnh, được sử dụng để tạo độ xoay của đạn quanh trục của nó khi bay, giữ được độ ổn định trên quỹ đạo đường đạn. Cỡ nòng súng (khoảng cách giữa phần đáy của rãnh xoắn) là 40 mm.



H. 13. Nòng súng với gá súng. (mặt cắt dọc)

1 — Vòng goăng lò xo hãm nòng súng; 2 — Bộ gá súng; 3 — Lò xo hãm định vị; 4 — Bộ phận khóa hãm định vị; 5 — Chốt hãm; 6 — Lẫy hãm định vị; 7 — Rãnh vấu móc hãm; 8 —vấu khóa nòng súng.

Phần nòng trơn của súng phóng lựu được sử dụng để lắp bệ thóa nòng – khóa nòng, kết thúc ở đuôi nòng súng bằng 3 vấu tiện để lắp bệ khóa nòng, phía trên của nòng súng có rãnh để móc vấu khóa nòng súng với bệ khóa nòng.

Trong nòng súng có hai lỗ khoan, lỗ khoan thứ nhất để lắp chốt hãm, giữ đạn trong nòng súng, lỗ khoan thứ hai với rãnh để đặt cần lẫy hãm đạn, kết nối với bộ phận khóa súng, ngăn súng không hoạt động trong trường hợp chưa lắp chắc chắn súng trên nòng súng tiểu liên AK. Trên nòng súng GP-25 có 2 vết phay lõm cùng với rãnh phay để ép kết nối với gá súng.

14. Gá súng: (h. 14) được sủ dụng để kết nối súng phóng lựu với súng tiểu liên AK và lắp thiết bị ngắm.


H. 14. Gá súng:

а —Gá súng phía bên phải; б — Mặt cắt dọc gá súng; 1 — lò xo chốt hãm đạn ; 2 —rãnh cho cần khóa an toàn; 3 — Đĩa số khoảng cách; 4 —trục thước ngắm; 5 — quả ; 6 —Chốt gá súng AK.

Phía trước và phía sau của bộ gá súng có cắt ổ để gá súng phóng lựu lên súng tiểu liên.

Bên trong của gá súng có chốt giữ súng GP-25 theo trục dọc của súng AK, lò xo bộ phận bù gá, lò xo ép bộ gá vào sát với khoang trích khí của súng tiểu liên AK, phía sau của bộ gá, nén chốt hãm đạn và khóa an toàn với lò xo, bộ phận an toàn khóa cò súng, khi súng chưa được kết nối với súng tiểu liên AK.

Phía dưới của gá súng có 2 mấu sắt nhô ra để gắn với nòng súng phóng lựu.

Phía bên trái của gá được gắn trục của thước ngắm, trên trục lắp thân thước ngắm và đối trọng, và thước ngắm. Trên thước ngắm hình tròn có các con số 1,2,3,4,3,2 các số này chỉ tầm bắn trong khoảng cách 100 m. Giữa các số là các vạch khoảng cách, mỗi khoảng tương ứng với 50 m. Tương ứng với 150, 250 và 350m. Những số liệu hàng đầu sử dụng cho đường ngắm thẳng, các số phía sau là số 4, 3 và 2. Khi thực hiện tầm bắn cầu vồng..

Phía bên phải của gá súng có mã hiệu của súng phóng lựu – 6G15. Trên trục của thước ngắm có vấu cam, tác động lên thân của đầu ngắm. Phía bên trái của gá súng trong một rãnh đặc biệt có lắp lẫy của khóa an toàn, khia lắp súng vào súng tiểu liên, lò xo và khóa an toàn bị đẩy sang phía bên phải, đồng thời mở khóa an toàn cho bộ phận cò súng súng có thể hoạt động được.

15. Thước ngắm (h. 5, - 18) để ngắm và bắn súng phóng lựu. Thước ngắm bao gồm có thân thước ngắm, đầu ngắm, đối trọng, thanh trượt, chốt đóng mở khe ngắm, lò xo của thân đầu ngắm, đối trọng được lắp trên trục của thước ngắm và khóa thước ngắm. Thân thước ngắm được gắn với trục thước ngắm bằng đệm, đệm cho phép đặt thước ngắm ở các vị trí cần thiết cho đường ngắm, đồng thời là khóa hãm của của đối trọng với mũi tên chỉ vị trí của thước ngắm. Trên miếng trượt được gắn vấu khóa định vị khe ngắm, giữ cho trục vít của khe ngắm cố định không lắc ngang khi mở ở vị trí bắn.






H. 15. Khe ngắm:

а — Vị trí khe ngắm khi cơ động; b — vị trí khe ngắm khi chuẩn bị bắn.

Khe ngắm có hai vị trí cơ động và vị trí chiến đấu. Chốt vít của khe ngắm bảo đảm điều chỉnh khe ngắm khi đưa chuyển súng phóng lựu vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. (h. 15).

Đối trọng được sử dụng để đưa súng phóng lựu vào tư thế bắn đường đạn cầu vồng vào những mục tiêu nằm khuất sau vật che đỡ hoặc che khuất ( sau vách núi, sau nhà cửa hoặc trong ụ súng. Đối trọng được lắp trên trục của thước ngắm nhờ đệm của đối trọng và đệm của khóa hãm. Lò xo thước ngắm đè chặt đệm đối trọng vào mấu khóa hãm, từ đó khóa các bộ phận thước ngắm.. Khóa hãm định vị thước ngắm giữ cho thước ngắm không lệch khỏi đường ngắm trong khi bắn. Lò xo của khóa hãm định vị giữ cho thước ngắm ở vị trí phía trên..

Khi đặt cam của thước ngắm, có trên trục của thước ngắm, sẽ thay đổi khung của đầu ngắm vào vị trí cần thiết chống lệch đạn ( cam được sử dụng để chỉnh đường ngắm)..

16. Khóa nòng (h. 4 và 16) là buồng đạn chịu áp lực cao, trong buồng đạn sẽ sảy ra sự cháy thuốc phóng của đạn. Trên khóa nòng có đường gân tiện nổi định hướng và các mấu, được sử dụng để kết nối khóa nòng, bệ khóa nòng với nòng súng, cuối bệ khóa nòng và khóa nóng có 2 cặp tai ( trên và dưới) với lỗ đút chốt và chốt hãm để kết gắn với thân súng và bộ phận cò. Trong khóa nòng- bệ khóa nòng có lỗ khoan trung tâm để cho kim hỏa di chuyển..




H. 16. Кhóa nòng:

а — ảnh chung; b — mặt cắt dọc và ngang; 1 — Khóa nòng; 2 — Lẫy truyền; 3 — Mấu khóa; 4 —lò xo mấu khóa; 5 — Lỗ cho chốt trục định vị và chốt hãm; 6 – Vòng goăng đơn khớp với nòng súng ; 7 — Vòng goăng đôi khớp với nòng súng; 8 — Chốt đẩy đạn ra khỏi khóa nòng; 9 — Vấu kết nối với nòng súng.

Phía trên của khóa nòng có một trục được lắp lẫy truyền khóa cò súng, khi súng phóng lựu không được lắp lên súng tiểu liên AK, vấu đóng định vị và giữ khóa nòng không cho xoay nòng súng. Lò xo mấu khóa, hoạt động cùng với lẫy truyền và vấu định vị.

Từ phía bên trái của lỗ khoan trên khóa nòng đặt chốt đẩy đạn, mục đích sử dụng là đẩy viên đạn ra khỏi nòng súng, sự chuyển động của chốt đẩy đạn được giới hạn bằng một cái vấu đặc biệt. Trên phần vành đai nhô ra của khóa nòng, kết nối với nòng súng, được đặt 2 vòng găng đệm dạng lò xò mảnh, triệt tiêu khe hở giữa nòng súng và khóa nòng, có vòng goăng một và vòng goăng đôi.

17. Thân súng và bộ phận cò súng (h. 17) gắn kết với khóa nòng và tạo thành một bộ phận chính của súng , cùng với nòng súng và bộ phận thước ngắm, gá súng là hai bộ phận khi đựng trong túi bao súng để cơ động. Trong thân súng có chứa bộ phận cò súng. Tay cầm súng dùng để giữ súng khi bắn, và được gắn vào thân súng. Phía trước của súng có hai lỗ xuyên từ bên này sang bên kia, để kết gắn với khóa nòng bằng chốt định vị và chốt khóa an toàn súng.




H. 17. Thân súng và bộ phận cò súng

а — Mặt cắt ngang thân súng và bộ phận cò súng; b — thân súng và tay cầm; 1 — khóa nòng; 2 — Búa súng; 3 — móc kéo; 4 — vòng cò súng; 5 — thân súng và tay cầm; 6 — chốt đẩy; 7 — lò xo cò súng; 8 — lò xo nén búa súng; 9 — chốt đẩy búa súng; 10 — trục của búa súng; 11 — kim hỏa; 12 — tay cầm; 13 — đệm

Khung của thân súng bao bọc toàn bộ phần trên của súng tiểu liên và bảo vệ súng tiểu liên tránh khỏi những hỏng hóc cơ khí khi bắn phóng lựu. Trong khung thân súng có đệm cao su, được sử dụng để chống những va đập cơ khí mạnh, có thể làm hỏng băng đạn khi bắn từ súng phóng lựu.

18. Bộ phận cò súng: Được sử dụng để khai hỏa kích nổ đạn từ súng phóng lựu, bộ phận cò súng bao gồm búa súng với kim hỏa, cò súng với móc kéo, lò xo cò súng, chốt đẩy, lò xo búa súng, chốt đẩy búa súng. (h. 17, а).

Búa súng với kim hỏa được sử dụng để kích hoạt hạt lửa của đạn. Búa súng được gắn kết với thân súng bằng chốt định vị búa súng và lỗ khoan trên thân súng, trục của búa súng định vị búa nằm đúng ở vị trí khe rãnh trên thân súng. Kim hỏa có thể có thể xoay tương ứng với các vị trí khác nhau của búa súng, do đó đảm bảo cho kim hỏa có thể đi xuyên qua lỗ trung tâm của khóa nòng khi lắp súng. Cò súng đồng thời cũng là bộ phận lên cò kéo căng búa súng. Lò xo cò sùng đưa cò súng trở về vị trí ban đầu sau khi bóp cò, đồng thời tác động lên chốt đẩy lên vấu móc của cò súng, giữ cho vấu móc luôn móc vào bộ phận kéo búa súng.

Phần phía dưới của thân súng trong lỗ khoan đặc biệt có chứa lò xo búa súng và cần đẩy, lò xo búa súng thông qua cần đẩy lên tạo áp lực lên búa súng và kim hỏa. Trên cần đẩy lên dạng pittong có 2 vấu nhô ra, vấu thứ nhất truyền lực của lò xo thông qua búa súng vào kim hỏa, vấu thứ 2 đẩy về búa súng. .

19. Chốt khóa an toàn súng (h. 1 . 6) Khi đặt tay vặn chốt vào vị trí ПР, phía trên thẳng đứng) sẽ khóa cò súng, giữ an toàn cho súng đã nạp đạn không khai hỏa bất ngờ. Trước khi bắn cần đặt cần khóa súng vào vị trí nằm ngang ОГ giải phóng cò súng.

20. Bộ phận lò xo đẩy về cùng lẫy khóa được lắp vào thay thế cho bộ phận lò xo đẩy về của súng tiểu liên AK, nhằm đảm bảo cho nắp hộp khóa nòng của súng tiểu liên AK không bị bị bật ra khi bắn súng phóng lựu GP-25 dưới tác dụng phản lực của đạn phóng lựu. Trước khi lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK cần thay thế lò xo đẩy về của súng AK bằng lò xo lẫy khóa trong túi phụ tùng. Lò xo của súng tiểu liên AK được cất cẩn thận trong kho, lò xo cùng lẫy hãm được sử dụng trong suốt quá trình sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng.




H. 18. Đệm báng súng giảm giật

21. Đệm báng súng giảm giật (h. 18) được sử dụng để làm giảm sức giật của súng phóng lựu khi sử dụng súng, đồng thời chống làm hỏng báng súng tiểu liên AK khi tỳ báng súng xuống nền cứng. Đối với súng tiểu liên AKM và AK 74 bãng gỗ, báng súng được lắp vào sâu tận cùng của đệm báng súng giảm giật, còn dây đai thì được luồn qua móc dây đeo súng và thít chặt. Đối với súng tiểu lên báng gập, đệm báng súng giảm giật cũng được lắp vào báng súng đến tận cùng, dây đai được buộc quanh chỗ tỳ phai và thít chặt, đối với AKS 74 cũng cài chặt vào báng súng..

Cấu tạo của đạn súng phóng lựu VOG-25.

22. Đạn phóng lựu VOG-25 theo tính chất kỹ chiến thuật là loại đạn nổ phá mảnh, đạn bao gồm có 3 phần: phần đầu nổ, phần thuốc nổ và phần liều phóng. Trên lưu đạn có mã số ký hiệu. (h. 19).




H. 19. 40-mm đạn phóng lựu VOG 25 выстрел ВОГ-25:

а — Hình dáng chung và mã hiệu; б — Mặt cắt của đạn; 1 — Bộ phận kích nổ; 2 — Chụp vỏ hình bán cầu; 3 — Miếng đệm; 4 — Lưới bìa cattong; 5 —Thân đạn phóng lựu; 6 — Khối thuốc nổ; 7 —Đáy của đạn phóng lựu; 8 — Thuốc phóng đạn.

Đạn phóng lựu bao gồm có vỏ đạn, đáy đạn, thuốc phóng, lưới bìa cat tông và đệm. (h. 19, б).

Thân phóng lựu có hình trụ tròn, được chế tạo từ thép và được sử dụng để lắp đặt tất cả các bộ phận của đạn phóng lựu, cho phép đạn có thể vừa xoay, vừa tịnh tiến trong nòng súng và bay trong không gian, khi nổ phá ra thành các mảnh vụn có sức sát thương lớn. Hai đầu của vỏ đạn có tiện ren để lắp đầu nổ và đuôi đạn. Cũng có phương án đuôi đạn được nén vào thân vỏ đạn để giảm chi phí.

Đuôi đạn được sử dụng để lắp liều phóng và khóa đạn phóng lựu trong buồng nòng của súng phóng lựu sau khi nạp đạn.

Thuốc nổ khối có hình trụ, khi nổ sẽ phá thân vỏ đạn thành các mảnh vỡ sát thương văng ra mọi phía với tốc độ lớn..




H. 20. Liều phóng đạn phóng lựu

1 — Hạt lửa liều phóng; 2 — Vỏ liều phóng; 3 —Vòng kim loại; 4 — Nắp của liều phóng; 5 — thuốc phóng.

Khối nổ được nén vào vào trong thân của đạn phóng lựu bằng những tấm đệm kim loại.

Lưới được làm từ bìa cat tông, lưới bìa cat tông được dùng để phá vỏ đạn phóng lựu ra làm nhiều mảnh sát thương vụn.

Ốp trượt được đặt trên vỏ của đạn phóng lựu để làm giảm ma sát của đạn khi bay trong không gian.

Liều phóng đạn được sử dụng để phóng đạn ra khỏi nòng súng và viên đạn có vận tốc ban đầu. Liều phóng đạn gồm có vỏ liều phóng, phía trong có thuốc phóng và hạt lửa. Thuốc phóng được bảo vệ bằng vòng đệm và nắp được làm bằng nhôm.

23. Đầu nổ VMG-K (ВМГ-К) (h. 21) được sử dụng để kích nổ thuốc nổ trong đạn phóng lựu. Đầu nổ được lắp trên đầu đạn, chạm nổ tức thì và theo động năng hoạt động, đầu nổ có khóa an toàn bán tự động, kích hoạt bộ phận gây nổ sau khi đạn được bắn ra từ nòng súng và có bộ phận tự hủy. Đạn hoàn toàn an toàn khi sử dụng, vận chuyển và an toàn khi bắn ra từ 10 – 40 m, an toàn ngay cả khi rơi từ độ cao 3 m lên mọi nền cứng. Đầu nổ bao gồm bộ phận kích hoạt khi va chạm, bộ phận phát lửa, bộ phận khóa an toàn kích hoạt động năng, bộ phận tự hủy..






H. 21. Đầu nổ VMG-K :

1 — Nắp đậy ; 2 —Lớp đệm; 3, 19, 21, 22, 26, 27, 29, 36 — Vỏ chụp ; 4 — tấm kim loại mòng ; 5, 39 — mũi nhọn kim hỏa; 6, 25, 31, 35, 38 — Lò xo ; 7 — Giá đỡ ; 8 — Ốc vặn; 9, 15, 32 — Kíp nổ; 10 — Van cửa lậ; 11, 17 — Ống đệm lót; 12 — Thân đầu nổ; 13 — Thành phần thuốc súng; 14 — Miếng đệm ló; 16 — Bu lông; 18 — Thành phần thuốc súng; 20 — Lò xo;23 — Đệ; 24 — Chốt chặn; 28 — Vít; 30 — Lò xo vòng; 33 —Thuốc cháy chậm; 34 —Chốt an toàn; 37 — Kíp nổ; 40 — Thuốc cháy.

Bộ phận kích nổ cơ khí được sử dụng để truyền lực va chạm cơ khí khi chạm vật cản, đảm bảo kích hoạt hoạt động của bộ phận kích nổ. Bộ phận này gồm có nắp đậy 1, Vít 28, Vỏ chụp 3, 2 tấm đệm kim loại 4, đè lên kim hỏa 5, Lò xo nén 6, vỏ chụp 27, được lắp trong giá lắp7.

Bộ phận phát hỏa. đảm bảo kích hoạt bộ phận khóa an toàn khởi động tầm xa, bao gồm kíp nổ 37, Lò xo 38, kim hỏa 39, được lắp trong ống kíp nổ 11.

Bộ phận khóa chốt an toàn, đảm bảo an toàn của đầu nổ khi tiếp xúc, bao gồm có ống lót 17 được nhồi nén thuốc súng 18, nắp đậy 19, lò xo 20, nắp đậy 2 và 22, miếng đệm 23, chốt 24, lỗ van đóng mở 10 với lò xo 25 ngăn chặn chuyển động của van chớp lật về bên sườn. Trong van chớp lật có kíp nổ dạng kim hỏa 9.

Khóa an toàn trung tâm, giữ cho van chớp lật không di chuyển về bên sườn, bao gồm có chốt định vị 34, lò xo 35 và nắp đậy 36 được lắp trong giá đệm 11..

Bộ phận cơ khí tự hủy: được sử dụng để hủy đạn khi kíp nổ cơ khí khi va chạm vật cản không nổ, bao gồm giá đệm 11 được nhồi thuốc súng theo đường vòng cung 33 và kíp nổ 32, được gắn trong giá đệm

Bộ phận kích nổ ất cả được lắp trong vỏ đầu nổ 12 với miếng đệm lót 14 và được giữ chặt bằng bu lông 8 trên nắp đậy 26 với vòng đệm 2. Đuôi của đầu nổ được lắp kíp nổ 15, vặn chặt vào đầu nổ bằng ốc vit 16.

Đóng gói đạn và mã ký hiệu đạn

24. Đóng gói và chuyên chở đạn phóng lựu VOG-25 trong thùng đạn bằng gỗ. Trong thùng gỗ chứa 3 thùng đạn bằng kim loại đựng đạn, mỗi hộp chứa 28 viên đạn phóng lựu, mỗi quả đạn phóng lựu được đặt trong hộp giấy theo chiều thẳng đứng xắp xếp lần lượt. Độ kín khít và chống va chạm được bảo đảm bằng các hộp giấy. Tổng số đạn có trong hộp gỗ là 84 viên đạn.

Một trong ba hộp sắt có giây đai để tiện lôi hộp đạn ra khỏi thùng gỗ, trong mỗi hộp sắt có miếng điệm an toàn bảo vệ đạn, khi bắn mở hộp bằng lưỡi dao, lưỡi dao mở hộp được quấn trong giấy bảo quản, đặt trong thùng gỗ. Thùng gỗ có nắp đậy đóng mở, được khóa bằng hai khóa, có đóng tay xách để tiện cho khiêng vác cơ động.






H. 22. Hòm và thùng đựng đạn VOG-25 (ВОГ-25)

а — Hộp kim loại đựng đạn; б — Hộp gỗ (Nhìn ngang và nhìn từ trên xuống nắp thùng)

25. Trên vỏ đạn có những dấu hiệu sau: Mã hiệu của đạn phóng lưu 7P17 (7П17), phía dưới có 3 mã số cách nhau bằng dấu gạch ngang, số thứ nhất là mã số nhà máy, số thứ 2 là mã số loạt sản xuất, số thứ 3 là năm sản xuất đạn.

Đầu nổ VMG-K có trên nắp mã hiệu: bao gồm mã hiệu đầu nổ - mã số nhà sản xuất, loạt sản xuất và năm sản xuất. ВМГ-К.

Trên nắp hộp kim loại có: mã hiệu súng phóng lựu (h. 22): (6Г15), mã hiệu đạn phóng lựu, 7P17(7П17), số sản xuất của nhà máy, loạt sản xuất của đạn và năm sản xuất, số lượng đạn.

Bên cạnh phía trước của thùng gỗ, phía tay trái có ghi: mã hiệu của đạn phóng lựu, mã số của nhà máy, loạt sản xuất, năm sản xuất, số lượng đạn. Khối lượng thùng đạn (h. 22)Phía bên phải ghi loại súng sử dụng :

Phụ tùng của súng.

27. Để lau chùi bảo dướng súng, làm sạch và bôi dầu mỡ cho súng sử dụng hộp phụ tùng của súng tiểu liên AK và chổi lau chùi nòng súng. Chổi lau chùi nòng súng có thể được vặn vào thông nòng của súng tiểu liên AKM hoặc AK 74. Đối với mỗi cơ số biên chế 12 khẩu súng GP-25 được biên chế hộp hộp phụ tùng ZIP-G (ЗИП-Г) (h. 23.).




H. 23. Chổi lông lắp trên thông nòng súng AK.

Đối với mỗi xạ thủ GP-25 có hai bao: bao đựng súng GP-25 và bao đựng đạn phóng lựu, bao đựng đạn phóng lựu đựng 10 viên đạn, có những túi nhỏ riêng biệt để đựng đạn, có nắp đậy và khuy cài quai đeo quanh cổ và đệm sau gáy để thuận lợi cho mang đạn khi cơ động. Bao đựng súng được đeo bên cạnh sườ, sua sau của bao lưỡi lê súng tiểu liên AK. (h. 24, а) (h. 24, б).




H. 24. Túi đựng súng phóng lựu và đạn phóng lựu.

DBS M05479
Quang Cao