Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn).
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.
Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.
Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc
Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).
Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.
Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.
Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.
Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.
Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.
Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.
Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.
Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.
Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.
Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.
Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.
Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét