“Theo lịch trình đã được đồng ý với khách hàng, bốn chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 được gửi đến Việt Nam từ Komsomolsk-na-Amure (một thành phố trên bờ sông Amur ở Viễn Đông nước Nga),” Interfax dẫn lời một nguồn tin quốc phòng Nga cho biết. Nguồn tin này cũng cho biết là bốn máy bay Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng này đã được bàn giao hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi hợp đồng mua 12 chiếc Su-30 được ký kết vào tháng Hai. Như vậy với đợt bàn giao này, phía Nga chỉ còn nợ Việt Nam bốn chiếc Su nữa và sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2012, theo tin từ Bộ quốc phòng Nga.
Những chiếc Su-30 MK2 của Việt Nam
Máy bay vận chuyển hạng nặng Antonoy An-124 được dùng để vận chuyển các máy bay Su-30MK2 bàn giao cho Việt Nam. Đây là một phần của của hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Việt Nam có giá trị đến gần 1 tỷ đô la, Interfax cho biết, bao gồm máy bay chiến đấu, vũ khí, dịch vụ và phụ tùng quân sự.
Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất. Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chúng có thể mang theo đến 8 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đô la. Hiện tại lực lượng hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang có 24 chiếc Su-30MK2 và tất cả đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
Trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam bốn chiếc Su-30 đầu tiên vào năm 2004. Cho đến năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc nữa và đã được bàn giao đầy đủ. Như vậy, với hợp đồng 12 chiếc Su-30 mới này, phía Nga đã và sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 24 chiếc Su-30.
Su-30 tập trận
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam cũng đã tham gia vào một buổi tập trận bắn đạn thật của Quân đoàn 4 vào sáng ngày 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Quân đoàn 4 có trụ sở bộ tư lệnh tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đoàn có các binh chủng bộ binh, pháo binh, phòng không, công binh và thông tin liên lạc. Trong cuộc diễn tập này, một biên đội máy bay Su-30 (với ít nhất ba chiếc) đã tiến hành loạt dội 12 quả bom.Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của pháo phòng không, xe tăng, trực thăng, xe thông tin vệ tinh và bộ binh. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Su-30 thuộc loại hiện đại nhất của không quân Việt Nam tham gia thao diễn trên quân trường. Bản tin trên báo Quân đội nhân dân cho biết là thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 ‘đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu’.
Tàu kéo cứu hộ
Cũng trong ngày 30/12, Xí nghiệp liên hợp Sông Thu thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng đã bàn giao chiếc tàu kéo cứu hộ cho Cục cảnh sát biển của Bộ quốc phòng tại thành phố Đà Nẵng.
Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 của cảnh sát biển Việt Nam
Đây là chiếc tàu kéo cứu hộ thứ ba cùng loại được bàn giao cho Cục cảnh sát biển, theo tin từ báo Quân đội nhân dân, trước sự chứng kiến của Cục trưởng cảnh sát biển là Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 và có công suất 3500 mã lực và do tập đoàn Daimen của Hà Lan thiết kế.Tàu kéo cứu hộ CSB 9003 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với cấp sóng không hạn chế trong khoảng thời gian liên tục 30 ngày trên biển. Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét và cao 5,5 mét với lượng giãn nước 1.400 tấn.
Trực thăng EC 225
Trước đó năm ngày, Hải quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai máy bay trực thăng EC 225 do Pháp sản xuất tại sân bay Vũng Tàu. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Quốc phòng đồng thời là tư lệnh Hải quân Việt Nam, đã tham dự lễ tiếp nhận và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225. Phi đội này sẽ trực thuộc Bộ tham mưu hải quân.
Do hãng Eurocopter của Pháp sản xuất, trực thăng EC-225 là máy bay biển tầm xa có tầm bay hơn 900km, tải trọng 11 tấn và sức chứa 11 người. Loại máy bay này có thiết kế phù hợp với việc bay tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại lễ tiếp nhận rằng phi đội EC-225 là lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Ông Hiến cũng phát biểu rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của hải quân và của lực lượng không quân thuộc hải quân. Theo Đô đốc Hiến, việc hiện đại hóa hải quân và phòng không-không quân là ưu tiên của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây.
Hồi đầu tháng 12, Quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam cũng đã diễn tập bắn tên lửa phòng không ở huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 được tin là vào khoảng 52.000 tỷ đồng, tức là gần 2.6 tỷ đô la và chiếm khoảng 2.5% GDP.
Do hãng Eurocopter của Pháp sản xuất, trực thăng EC-225 là máy bay biển tầm xa có tầm bay hơn 900km, tải trọng 11 tấn và sức chứa 11 người. Loại máy bay này có thiết kế phù hợp với việc bay tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại lễ tiếp nhận rằng phi đội EC-225 là lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Ông Hiến cũng phát biểu rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của hải quân và của lực lượng không quân thuộc hải quân. Theo Đô đốc Hiến, việc hiện đại hóa hải quân và phòng không-không quân là ưu tiên của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây.
Hồi đầu tháng 12, Quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam cũng đã diễn tập bắn tên lửa phòng không ở huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 được tin là vào khoảng 52.000 tỷ đồng, tức là gần 2.6 tỷ đô la và chiếm khoảng 2.5% GDP.
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét