Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

4 kỹ năng ra quyết định quan trọng cần có trong công việc

Trong vai trò lãnh đạo, người có cá tính dễ chịu sẽ gặp khó khăn để có thể tìm đủ nguồn lực cần thiết cho đội, nhóm của họ.

Bạn cảm thấy rất khó khăn khi cần biện hộ và bảo vệ lợi ích cho bản thân? Có lẽ bạn không phải là người duy nhất. Các nhà tâm lý gọi cá tính là “dễ chịu” khi họ muốn nói đến “sự sẵn lòng để hòa hợp với người khác”.
Nếu bạn là người có cá tính dễ chịu, bạn có thể dễ dàng hòa đồng với mọi người. Nhưng nếu bạn “quá dễ thương”, điều này đôi khi lại cản trở bạn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bất cứ khi nào bạn đề nghị, yêu cầu điều gì đó ở nơi làm việc, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị từ chối và có thể làm cho người được đề nghị không vui. Chính vì thế, những “người dễ chịu” thường lảng tránh ngay từ đầu khi cần phải yêu cầu điều gì đó. Song thái độ đó lại có thể trở thành trở ngại đối với họ trong công việc.
Nghiên cứu cho thấy những người “được tiếng dễ thương” thường kiếm ít tiền hơn “người khó chịu” (dù sự thật là người khó chịu có thể phải mất việc thường xuyên hơn). Còn trong vai trò lãnh đạo, người có cá tính dễ chịu sẽ gặp khó khăn để có thể tìm đủ nguồn lực cần thiết cho đội, nhóm của họ. Như vậy, bạn có thể làm gì để trở nên quyết đoán hơn dù cá tính của bạn không phải như thế?

1. Thay vì tránh né, hãy đề cập trực tiếp

Những cách nói như “có lẽ”, “phần nào”, “hầu như” có thể làm dịu bớt mức độ cần thiết những gì bạn đang cố nói ra, nhưng cũng làm bạn trông kém tự tin hơn mức cần thiết để có thể đạt được điều mình mong muốn. Chẳng hạn, khi nói rằng mình đã “gần như hoàn thành” một dự án, bạn không khẳng định rằng mọi thứ đã hoàn tất mà chỉ “đâu đó gần đích đến”.
Image result for straight to the point illustration
Là một người dễ chịu, bạn nghĩ rằng cơ hội đạt được điều mình muốn sẽ cao hơn nếu như bạn trông có vẻ không cố áp đặt yêu cầu của mình. Nhưng có thể bạn đang sai lầm. Sử dụng ngôn ngữ như thế khiến cho yêu cầu của bạn không thể hiện được hết mức độ quan trọng. Thậm chí, bạn còn có vẻ không chắc chắn rằng đề nghị của mình có đáng được đáp ứng hay không.
Hãy khẳng định yêu cầu của bạn một cách trực tiếp hơn. “Tôi cần…” hoặc “Tôi muốn…” là cách nói giúp bạn tiến gần đến mục đích. Những người ra quyết định trong các tổ chức không thể giúp bạn trừ khi bạn khẳng định rõ ràng những gì mình cần và giải thích rõ vì sao nó quan trọng đến thế. Ngay cả khi không thể tức thời đáp ứng điều bạn muốn, họ cũng có thể giúp bạn về sau này.

2. Ứng xử với lời yêu cầu giống như khi tạo ấn tượng đầu tiên

Không chỉ có nội dung mà cả sự tự tin của người nói cũng ảnh hưởng đến người nghe. Điều này cũng đúng khi chúng ta cần đề nghị điều gì đó. Những bài học kinh nghiệm về việc tạo ấn tượng với người mới gặp lần đầu đều có thể áp dụng khi chúng ta cần đưa ra một yêu cầu dù là trong trường hợp này, bạn đã biết rõ người đối diện và đang làm việc cùng với họ hằng ngày. Hãy trình bày một cách rõ ràng, duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt và hành động như thể bạn mong nhận được sự hợp tác từ họ.
Image result for confident illustration
Cá tính dễ thương có thể khiến bạn chọn cách tiếp cận thân thiện, xuề xòa hơn nhưng bạn cần phải cưỡng lại “sự thôi thúc” đó, tương tự như trường hợp bạn đang gặp một người mới quen. Bạn cần thể hiện mong đợi rằng lời yêu cầu của bạn sẽ được xem xét một cách nghiêm túc và thái độ tự tin của bạn có thể làm tăng cơ hội thành công.

3. Luôn đưa ra lý do

Đưa ra lý do để chứng minh, bảo vệ yêu cầu của mình rất quan trọng dù nhiều người lại quên mất điều này. Bạn không cần phải đưa ra một lời giải thích dài dòng, mà chỉ cần một lời khẳng định rõ ràng về nhu cầu hoặc mục đích – điều này sẽ giúp bạn thể hiện được sự quyết đoán.
Image result for proof illustration
Mọi người cần biết bạn muốn gì, lý do vì sao bạn cần nó và cần thể hiện mong muốn này một cách ngắn gọn. Khi bạn trình bày lý do một cách gãy gọn, mọi người sẽ cho rằng bạn đã cân nhắc kỹ về điều đó. Nếu bạn nói một cách dông dài, không mạch lạc thì có vẻ như bạn chưa suy nghĩ thấu đáo về lời yêu cầu này.
Với những người có cá tính dễ chịu và thường ngại ngùng khi phải đề nghị điều gì đó, chỉ cần tập trung đưa ra một lời giải thích ngắn gọn đã có thể giúp họ tiến rất gần hơn đến mục đích.

4. Nên nhớ rằng đưa ra lời yêu cầu là chuyện bình thường và cần thiết

Cuối cùng, đừng quên rằng những người đang giữ trọng trách biết rằng bạn đang cần họ đáp ứng yêu cầu. Đây là một phần trách nhiệm của họ, họ có nhiệm vụ phân bổ những nguồn lực này. Điều đó nghĩa là không phải bạn đang làm điều gì đó “sai sai” khi tiếp cận và đề nghị họ. Và nếu họ buộc phải nói “không” cũng không có nghĩa là họ đang giận bạn. Nói cách khác, đây không phải là một vấn đề cá nhân.

Trong hơn 100,000 câu hỏi, đây là top các câu hỏi "vàng" mà bạn nên hỏi nhà tuyển dụng

Trong các lần phỏng vấn, để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn không chỉ cần thể hiện được khả năng và kĩ năng của mình, bên cạnh đó còn phải thể hiện thái độ chủ động, khéo léo thông qua cách đặt ngược lại những câu hỏi về phía công ty. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn câu hỏi, bạn nên chắt lọc như thế nào để vừa trọng tâm lại vừa nâng tầm giá trị của mình?

Không phải cứ đặt câu hỏi là bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên thường bỏ qua yếu tố chọn lựa và cân nhắc các câu hỏi dẫn đến thiếu chuyên nghiệp và câu hỏi không mấy chất lượng. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị các nội dung câu hỏi mà mình cần phải trao đổi trong buổi phỏng vấn. Dưới đây sẽ là top các câu hỏi “vàng” mà bạn nên tham khảo và ứng dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Những kĩ năng và kiến thức cần có cho vị trí ứng tuyển

Đây là một trong những câu hỏi mà bạn-cần-phải-hỏi trong các buổi phỏng vấn. Thông qua câu hỏi này, bạn đã thể hiện được thái độ cầu tiến và sự nghiêm túc của mình đối với vị trí mà bản thân đang ứng tuyển. Mặc dù bạn có thể đã có những thông tin khá đầy đủ về những yêu cầu cho công việc, tuy nhiên lắng nghe những điều đó từ nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đầy đủ hơn và chính bạn cũng sẽ hiểu hơn tính chất công việc sắp tới. Ngoài ra, bạn có thể trang bị được những yếu tố cần thiết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2. Lộ trình thăng tiến của công ty

Bằng câu hỏi này, bạn sẽ biết được công ty có một lộ trình thăng tiến cụ thể cho nhân viên hay không và đó cũng sẽ là cách mà công ty ghi nhận năng lực cũng như là cố gắng của nhân viên trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chắc chắn sẽ nỗ lực 100% công sức của mình để đạt được hiệu quả cao nhất và có chí cầu tiến. Với những ứng viên đặt ra câu hỏi này, phía nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao và cân nhắc người này trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc.

3. Tìm hiểu về văn hóa công ty

Đây là câu hỏi không liên quan đến chuyên môn nhưng lại cực kì quan trọng mà bạn cần trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Môi trường làm việc như thế nào cũng sẽ là yếu tố để bạn quyết định nên hay không việc hợp tác với công ty, vậy nên phỏng vấn là thời điểm thích hợp nhất để nêu lên thắc mắc của mình. Thêm vào đó, bạn đã ghi thêm điểm trong mắt người phỏng vấn vì những quan tâm chính đáng cũng như thái độ thiện chí của mình.

4. Những mong đợi của công ty đối với nhân viên

Bạn chắc chắn sẽ để lại ân tượng trong mắt nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này. Có không ít những ứng viên chỉ chăm chăm “tâng bốc” bản thân mình và đưa ra hoàng loạt những điểm mạnh của mình mà quên đi rằng, công ty thật sự cần gì ở nhân viên của họ. Hãy trở thành một ứng viên xứng đáng khi bạn biết cách đặt câu hỏi thông minh để từ đó đưa ra được những câu trả lời phù hợp nhất với nguyện vọng của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn sẽ hiểu hơn những tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên từ phía công ty, và từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

5. Quy trình ứng tuyển và thời gian có kết quả

Tốt hơn hết là bạn nên biết mình đang trong giai đoạn nào của quá trình phỏng vấn và bạn cần phải chuẩn bị gì cho thời gian sắp tới. Có những công ty sẽ tốn ít nhất 2 vòng tuyển chọn mới có thể đưa ra được kết quả, vì vậy bạn nên xác định được những bước tiếp theo để không phải rơi vào thế bị động. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được mức độ quan tâm của bạn dành cho vị trí ứng tuyển và thái độ mong muốn hợp tác với công ty.
Phỏng vấn là cuộc trao đổi trực tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vì vậy bạn hãy dành lại thế chủ động bằng cách đặt ra những câu hỏi trọng tâm và thông minh. Để làm được điều đó, bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước mỗi buổi phỏng vấn và bỏ túi ngay những câu hỏi “vàng” để ghi điểm tuyệt đối.  Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên cực kì tiềm năng bởi sự tự tin và nhạy bén của mình. Chúc bạn thành công!

Làm sao để teamwork không còn là gánh nặng?

Đã qua rồi cái thời việc ai nấy làm, lầm lầm lũi lũi với mớ công việc chất chồng của mình. Sự phát triển năng động và liên tục của các công ty như hiện nay thì team-work là điều cần thiết hơn cả. Thế nhưng đối với nhiều nhân viên, việc phải hợp tác làm việc chung với một nhóm xuyên suốt sẽ trở thành nỗi “ám ảnh” cho mỗi ngày làm việc.

Công sở là môi trường cực kì phức tạp vì vậy sẽ không khó để thấy, team-work với nhiều kiểu người khác nhau sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Nếu cả nhóm “hợp cạ” và hiểu tính nhau thì không vấn đề gì, tuy nhiên, khi đã xảy ra mâu thuẫn hoặc đùn đẩy trách nhiệm thì chắc chắn đó sẽ là gánh nặng cho bạn, cũng như là cho cả nhóm. Nếu như bạn đang rất lo lắng vì không sớm thì muộn, cũng sẽ đối mặt với team-work, thì những cách dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn làm thế nào có thể team-work thật hiệu quả.

1. Lắng nghe ý kiến mọi người

Để có được sự tôn trọng của đồng nghiệp chung nhóm, trước tiên hết, bạn cũng nên rèn luyện kĩ năng lắng nghe. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết và sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. Bằng sự lắng nghe, bạn có thể hiểu rõ hơn ý kiến xây dựng của những người xung quanh, ngoài ra, bạn cũng thể hiện được thái độ thiện chí và tôn trọng của mình trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Hãy trở thành một người lắng nghe giỏi để dễ dàng hơn khi trao đổi công việc, bạn nhé!

2. Có trách nhiệm với công việc được giao

Cá nhân bạn cần phải hoàn thành và có trách nhiệm với các phần việc của mình trước tiên để không ảnh hưởng đến cả nhóm. Điều tối kị nhất là khi bạn hay bất kì thành viên nào có thái độ ỷ y, “để đó có người hỗ trợ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân bạn, mà còn với cả nhóm. Ngoài ra, bạn cũng nên có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm, không ngại hỗ trợ đồng nghiệp, giúp cho công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm và góp ý xây dựng

Mâu thuẫn và bất đồng ý kiến là điều thường gặp trong team-work. Mỗi người là mỗi cá nhân riêng biệt với đa tính cách, vì vậy để dung hòa những khác biệt cần có sự cố gắng từ bản thân bạn và đồng nghiệp chung nhóm. Nếu có bất kì bất đồng nào xảy ra, hãy ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn với nhau để tìm ra được vấn đề, hiểu ý nhau và giải quyết nhanh chóng. Bạn không nên vì quá cả nể hoặc “kệ, cho qua” để êm xuôi mọi rắc rối, vì nếu tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến bùng phát, và lúc đó e là không còn cách nào để hàn gắn nữa!

4. Gắn kết và tương tác với mọi người

Image result for team engagement
Làm việc nhóm quan trọng nhất là sự gắn kết của tất cả mọi người trong nhóm. Bạn hãy cố gắng hòa hợp và xây dựng được mối quan hệ thật tốt để hạn chế các mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để mọi người có dịp được gần gũi và chia sẻ với nhau, từ đó có thể làm việc với nhau hợp ý hơn.  Một nhóm làm việc hiệu quả là khi có các thành viên gắn kết và “hợp cạ” trong cách làm việc.

5. Không khí trong nhóm vui vẻ

Sẽ không thể làm việc nhóm tốt khi bạn và đồng nghiệp đều bị “dè nén” bới áp lực, cũng như căng thẳng. Công việc nào cũng đều có khó khăn và áp lực tiến độ, tuy nhiên, nếu cứ “vịn” vô đó để tạo áp lực cho nhau thì chắc chắn nhóm của bạn sẽ không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Khi tinh thần thoải mái, dễ chịu thì năng suất làm việc cũng từ đó được nâng cao hơn và tránh được nhiều bất đồng giữa các thành viên. Vì vậy, không khí làm việc sẽ ảnh hưởng một phần không hề nhỏ cho hiệu quả của cả nhóm, hãy cố gắng tạo không gian thoải mái để hỗ trợ tốt hơn cho công việc nhé.
Đối với nhiều nhân viên, team-work là nỗi ám ảnh và là gánh nặng của mỗi ngày làm việc. Nếu bạn không thể tránh được, thì hãy cố gắng hòa hợp, tìm cách khiến cho bản thân cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho mọi dự án. Đừng vì áp lực team-work mà để ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cá nhân, cũng như năng lực làm việc trong mắt sếp và đồng nghiệp, bạn nhé!

Làm sao để trở thành “Mr. Cần Trô” cảm xúc: Tâm bất biến giữa văn phòng vạn biến?

Mỗi ngày ở công sở là 101 chuyện “drama”, liệu bạn có chắc rằng mình có thể bình chân như vại trước mọi biến động? Chân nhân bất lộ tướng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bạn ở chốn văn phòng ngay từ bây giờ để thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

Có rất nhiều lí do khiến bạn không tài nào “bình thường” được ở chốn công sở. Trong công việc hay các mối quan hệ văn phòng, đôi lúc cảm xúc khó tránh khỏi lên xuống như đồ thị hình Sin. Bỗng dưng sếp nổi giận vì kế hoạch bạn lập ra, đồng nghiệp dèm pha ý tưởng của bạn, hay chỉ đơn giản là hôm nay bạn hơi… khó ở nhưng muôn vàn việc ngập đầu khiến bạn khó chịu.
Chúng ta không thể kìm nén mọi cảm xúc của mình và dồn nén quá lâu. Điều này dễ khiến bạn “tẩu hỏa nhập ma” lúc nào đó không xa. Do đó, hãy thử tu luyện vài chiêu thức dưới đây, biết đâu bạn có thể tự tin ứng xử trong mọi tình huống mà không sợ tăng xông đột ngột, hay quá lố thất thường.

1. Tập trung vào hiện tại

Khi bạn phải đối mặt với những nỗi lo đột ngột, hãy cố gắng bình tĩnh và tự nhủ với bản thân rằng, hiện tại mới là nhiệm vụ lớn bạn cần phải giải quyết. Những cảm xúc nhất thời rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả của chúng thì lại không hề đơn giản. Sếp trách phạt ư? Đồng nghiệp xung đột với bạn? Hay khách hàng tự dưng cau có? Chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể giải quyết từ A đến Z nếu như bạn đủ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Đừng quá lo nghĩ về hậu quả tồi tệ khiến cảm xúc của bạn dao động. Chúng đã xảy ra đâu! Trước mặt, điều bạn cần làm là hít thở sâu, thả lỏng tinh thần và mỉm cười đối chọi với “drama” thôi.

2. Tìm cách giải tỏa mọi cảm xúc  

Aerial view of various coffee Free Photo                   

Người ta hay nói vui thôi, đừng vui quá. Nếu lỡ cảm xúc không thể kiểm soát được, hãy tìm một hướng giải tỏa bằng cách đi dạo quanh tòa nhà, uống một tách cà phê, hay trao đổi với một người bạn đồng nghiệp thân thiết để bộc lộ “con người thật” của bạn chẳng hạn. Bạn cũng có thể tìm cách giải quyết từ từ thông qua các khóa thiền định, trị liệu, yoga hoặc bất kỳ hoạt động ngoài giờ làm nào có thể giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc tức thì. Nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, hãy cứ xin nghỉ phép đi đừng ngại ngùng! Một vài ngày nghỉ để lấy lại năng lượng tích cực cho cơ thể sẽ giúp bạn điều chỉnh bản thân cực hiệu quả.

3. Suy nghĩ tích cực về mọi việc

Mỗi khi thất bại hay tuyệt vọng, bạn thường có xu hướng đắm chìm trong đó và cảm thấy bản thân thật kém cỏi. Thế nhưng, hãy luôn nhớ một điều rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Hãy cứ mỉm cười và thay thế những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu bạn, bằng những gì tốt đẹp và tích cực hơn. Đó có thể là những kỉ niệm tốt đẹp bạn từng có khi làm việc ở công ty, khoảnh khắc bạn cảm thấy cực kì sung sướng vì đã hoàn thành một dự án nào đó. Đừng vội dằn vặt bản thân mình vì những điều bạn đã làm, những suy nghĩ tồi tệ rồi sẽ kéo cảm xúc của bạn tụt xuống ở dưới vạch đáy.

4. Lấy ganh đua làm động lực phấn đấu

Image result for competition illustration
Sự ganh đua chính là một loại cảm xúc thúc đẩy bạn hành động. Bạn cảm thấy ghen tị vì đồng nghiệp nổi trội hơn mình. Dù không có ý gì xấu xa nhưng bạn lại không cách nào kiểm soát cảm xúc ấy bộc phát ra bên ngoài. Không sao cả. Bạn cũng không phải là một “thánh nữ” để có thể mỉm cười trước tất cả. Sự ganh đua sẽ mang ý nghĩa tích cực nếu bạn biết lấy đó làm động lực để tập trung nỗ lực vì công việc nhiều hơn. Bạn ganh đua để tạo đòn bẩy đưa mình đi xa hơn, thay vì lấy đó là mục tiêu để “trả thù” hơn hơn thua với một ai đó.

5. Học cách tha thứ nếu mọi chuyện đã được giải quyết

Đừng quên rằng bạn đang làm việc trong một môi trường ngập tràn đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ bạn mà tất cả những đồng nghiệp khác đều có một mục tiêu để phấn đấu cho mình. Hãy nắm rõ mọi vấn đề và học cách tha thứ khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Nếu bạn tiếp tục ôm mãi một “mối hận xưa”, bạn sẽ chẳng nào cảm thấy nhẹ lòng khi làm việc chung với người đồng nghiệp nọ, hoặc được xếp vào dưới trướng của một lãnh đạo bạn không vừa ý. Đặt suy nghĩ của tập thể lên đầu tiên trước khi nghĩ đến những việc cá nhân, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình rồi sẽ dần trở nên bình ổn và trưởng thành hơn nhiều lần.

Những tố chất "vàng" khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn

Các buổi phỏng vấn trực tiếp luôn là cơ hội lý tưởng nhất để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, để giúp cho bạn đạt được hiệu quả cao nhất thì hãy bỏ túi ngay những tố chất “vàng” khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn.

Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất, thế nhưng, đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ dựa trên những tố chất “vàng” để cân nhắc quyết định của mình, nếu bạn có nhiều hơn 2 tố chất dưới đây thì chắc chắn bạn đã ghi điểm tuyệt đối với người phỏng vấn bạn rồi đấy! Hãy cùng xem đó là những tố chất nào nhé.

1. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi

Để hòa hợp nhanh chóng với môi trường làm việc sẽ khá khó khăn với nhiều ứng viên, tuy nhiên, nếu bạn có khả năng này thì bạn đã tạo ra được sự khác biệt giữa bạn với nhiều ứng viên đối thủ. Khả năng thích nghi và linh hoạt không chỉ được thể hiện trong việc hòa nhập với môi trường, văn hóa mới, mà còn được thông qua cách bạn đối diện trước một vấn đề hoặc sự thay đổi bất kì nào đó. Một trong những cách để kiểm tra được tính linh hoạt của bạn là khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trả lời về cách xử lý một vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc hay khi bạn buộc phải thích nghi với những thay đổi của công ty và bộ máy lãnh đạo. Một ứng viên có khả năng thích ứng nhanh chắc chắn dễ dàng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Tự tin nhưng không tự cao

Tố chất khiến nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn ngay từ lần đầu gặp gỡ đó là phong thái tự tin, điềm đạm. Từ cử chỉ cơ thể, hành động, lời nói sẽ sẽ toát lên được tâm trạng của bạn ngay tại thời điểm đó, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có trở thành một ứng viên tiềm năng hay không cũng sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn tại buổi phỏng vấn. Một ứng viên tự tin là khi biết lưa chọn ngôn từ khéo léo, cách trả lời thông minh và thể hiện được khả năng của mình.
Image result for confident
Tuy nhiên, bạn không nên vịn vô sự tự tin của mình để trở nên tâng bốc bản thân và thái độ tự kiêu. Nếu như bạn không biết cách kiềm chế thì chắc chắn bạn sẽ gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng vì sự tự mãn của mình. Hãy thể hiện một phong thái tự tin, năng lượng để nhà tuyển dụng không thể làm ngơ trước bạn.

3. Chủ động

Nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua một ứng viên với tố chất chủ động như bạn! Sự chủ động được thể hiện khi bạn biết tự đưa mình cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Có rất nhiều ứng viên trong buổi phỏng vấn không thể đặt ngược lại câu hỏi cho người phỏng vấn hay không nếu lên quan điểm của mình chỉ vì sợ bị đánh giá không tốt – điều này hoàn toàn không đúng, thậm chí sẽ mang lại “tác dụng ngược” cho bản thân ứng viên, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một ứng viên biết chủ động trong tất cả các trường hợp, từ trao đổi, trò chuyện cho đến cách xử lý công việc, vì vậy nếu bạn sở hữu được phẩm chất này thì phần trăm bạn để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng là rất cao đấy!

4. Độ tin cậy

Với nhiều nhà tuyển dụng, việc tìm được một ứng viên giỏi sẽ không quan trọng bằng khi có được một người ứng viên đáng tin cậy. Câu hỏi để kiểm tra điều này thường được họ đặt ra sau buổi phỏng vấn rằng liệu bạn có thể là người để cấp trên giao phó mọi công việc, ngay cả khi đang trong tình trạng khó khăn áp lực?
Related image
Hầu hết các phán đoán đều chủ quan và cảm tính, thế nhưng nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. Vậy nên tốt hơn hết là bạn nên cố gắng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người rất đáng để tin cậy.

5. Cầu tiến

Là một ứng viên tiềm năng, bạn chắc chắn phải có tố chất này. Nhà tuyển dụng luôn cần thấy ở ứng viên của mình có thái độ cầu tiến và sẵn sàng học hỏi, nâng cao bản thân. Một người có tố chất này sẽ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân cũng như liên tục phát triển kĩ năng và trình độ chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Nhà tuyển dụng không thể làm ngơ với một ứng viên luôn nỗ lực để tiến xa hơn trong công việc. Vì vậy, bạn hãy thể hiện thái độ ham học hỏi và cầu tiến trong công việc, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng đấy!
Trước hàng ngàn ứng viên nộp đơn, nhà tuyển dụng cần dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn ra được những ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc, trong số nhiều tiêu chí đánh giá thì những tố chất “vàng” sẽ được cho là yếu tố quyết định. Vì vậy, bạn hãy tạo nên sự khác biệt giữa mình với những ứng viên khác bởi những phẩm chất nổi bật của mình, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong các buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!

Chạm ngưỡng 30: Bạn đã có gì trong tay?

Tuổi 30 thường được xem là một trong những cột mốc quyết định cuộc đời của mỗi người. Chạm ngưỡng 30, người ta thường bắt đầu có những thay đổi về mặt suy nghĩ, chín chắn hơn, tự lập hơn và dần tạo dựng được một số thành tựu nhất định cho riêng mình. Vậy bạn ở tuổi 30, đã có được gì trong tay cho bản thân mình?




30 tuổi là thời điểm mỗi chúng ta đều trải qua áp lực và gánh nặng nhiều nhất. Khi đã 30 nếu sự nghiệp còn chưa ổn định, chưa theo đuổi được đam mê, trong tay chưa có gì, cuộc đời vẫn mãi lông bông nay đây mai đó thì thật khó để không trăn trở về sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng mỗi người sẽ có một định nghĩa về thành công khác nhau. Có thể sự nghiệp của bạn khi 30 không quá thăng hoa, nhưng đam mê thì đã nở rộ chín mùi. Có thể bạn vẫn chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, nhưng bạn đã có một gia đình hạnh phúc. Hãy thử điểm lại xem những điều dưới đây và cố gắng để nắm giữ trong tay một “thành tựu” đúng nghĩa của riêng bạn.
1. Sự nghiệp ổn định

Sự nghiệp là hướng đi dài hơi của bạn chứ không phải chỉ đơn thuần là những công việc phù du trong thoáng chốc. Nếu vẫn chưa xác định được mục tiêu phát triển của bản thân trước 30 tuổi, bạn sẽ rất dễ lạc lối suốt cả quãng đường sau này.



Vậy nên, hãy xác định đường đi ổn định cho sự nghiệp bản thân, dù thời thế thế thời thế nào thì bạn vẫn có thể xoay chuyển để thích nghi tức thời. Dĩ nhiên bạn sẽ phải đánh đổi và vấp ngã rất nhiều trước khi tìm ra “ánh sáng chân lí” của sự nghiệp, thế nhưng tất cả đều là động lực thúc đẩy bạn dấn thân vào mọi trải nghiệm để tìm hiểu chính bản thân mình.
2. Khoản tiết kiệm cá nhân

Bạn không cần thu nhập 8 chữ số để có một tài khoản ngân hàng thật oách. Có thể thu nhập của bạn chỉ ở mức tương đối, nhưng đến 30 tuổi, bạn vẫn tự tin nói rằng bản thân đã có một khoản tiết kiệm cho riêng mình. Đó mới là điều quan trọng nhất. Hãy bắt đầu phân chia các khoản thu chi dựa trên nguồn thu của mình một cách hợp lí.



Sau khi đã lên kế hoạch cho ngân sách trong tháng, bạn có thể dành ra một khoản dư dả để gửi tiết kiệm cho tương lai. Dù có bất trắc nào xảy ra, bạn vẫn hoàn toàn nhẹ nhõm vì đã có một khoản tài chính “chống lưng” cho mình trong giai đoạn khủng hoảng này.
3. Một gia đình ấm áp

Người ta thường hay nói rằng: “An cư lập nghiệp”. Độ tuổi 30 là dấu mốc của sự trưởng thành và bình ổn. Vì thế, một mái nhà chính là minh chứng rõ ràng nhất của sự ổn định trong độ tuổi này. Tuổi 30 là thời điểm thích hợp nhất để bạn suy nghĩ về chuyện lập gia đình, không quá sớm cũng chẳng quá muộn.

Khi đã xây dựng một mái nhà, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ chín chắn hơn và lập kế hoạch để đảm bảo cho cuộc sống tương lai của mình. Nhờ như thế, mọi bước đi của bạn về sau đều sẽ vững vàng và chắc chắn hơn.
4. Đam mê của riêng mình

30 tuổi, bạn đã thật sự biết mình muốn gì và thích gì? Đôi khi công việc của bạn không nhất thiết phải là đam mê từ lâu bạn ấp ủ. Nhưng không thể vì lý do này mà bạn từ bỏ đam mê của mình. Ban ngày bạn là nhân viên văn phòng, tối đến bạn cũng có thể là một vũ công tự do.



Khi sự nghiệp đã bước đầu đi vào thế ổn định và cân bằng ở tuổi 30, đó cũng là lúc bạn nên chinh phục những đam mê còn bỏ ngõ của mình. Không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm và nuôi dưỡng ước mơ. Nếu 30 tuổi mà bạn vẫn chưa thể nắm giữ điều mình thích, sẽ rất khó để bạn có thể đạt được trong tương lai sau này.
5. Các mối quan hệ bền vững

Những mối quan hệ nhất thời hoặc mang tính chất xã giao thường không giúp bạn mở rộng cầu nối của mình đến với mọi người. Hãy cố gắng tập cách giao tiếp và duy trì những mối quan hệ xã hội của bạn ở mức bền vững khi đã 30. Chúng ta đang sống trong “thời đại kết nối”.

Việc đầu tư mở rộng để xây dựng và phát triển mạng lưới bạn bè đáng tin cậy, sẽ giúp bạn có được những hậu thuẫn vững chắc, những người bạn thân thiết luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần và ngược lại, luôn được bạn giúp đỡ khi có cơ hội. Mối quan hệ tốt đẹp chính là bước đệm để bạn đi đến thành công. Vậy thì bạn còn chần chừ gì trước những cuộc hẹn gặp gỡ và chuyện trò cùng những người xung quanh?

Tất cả những “thành tựu” trên chỉ đến khi bạn thật sự hành động và nỗ lực để đạt được. Khủng hoảng ở tuổi 30 không phải là điều dễ dàng để giải quyết. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể vạch ra mục tiêu kiên định cho chính mình và theo đuổi những điều bạn đang mong muốn. Gánh nặng tuổi 30 sẽ không còn đáng sợ như bạn nghĩ, nếu bạn bắt đầu ngừng so sánh bản thân mình, đặt mình trên thang đo thành công của người khác, và tự thiết lập những cột mốc thành đạt của riêng mình. Chỉ khi ấy, bạn mới thật sự nắm giữ những điều bạn mong ước ở năm 30.
Ông bà ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy ngày đầu tiên làm đối với bất kì một nhân viên mới nào cũng sẽ rất quan trọng. Để có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp ngay ngày đầu, bạn cần phải trang bị những “tuyệt chiêu” để nắm bắt được tính cách của sếp, từ đó bạn sẽ hiểu và tự biết cách để khiến sếp hài lòng.

Không phải nhân viên nào dù là ma cũ hay mới cũng có thể hiểu được tính cách của sếp. Với những quan sát tinh ý, bạn có thể “đọc vị” được những thói quen và suy nghĩ của sếp chỉ thông qua gương mặt, hành động. Vi vậy, để có được ngày đầu đi làm thật suôn sẻ, bạn nên tham khảo những cách dưới đây để nắm bắt tâm lý sếp tốt hơn nhé.
1. Qua cách sắp xếp bàn làm việc

Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bạn phán đoán được phần nào tính cách vị sếp của mình. Bạn biết không, thông qua cách bày trí và sắp xếp các dụng cụ trên bàn làm việc sẽ nói lên được gần như 90% phong cách người sếp. Nếu bàn làm việc của sếp bạn bừa bộn và lộn xộn, thì tính cách của họ có xu hướng thoải mái, hướng ngoại và khá dễ chịu.

Ngược lại, sự ngăn nắp tuyệt đối là điều mà bạn nhận ra được trên bàn làm việc của sếp, thì gần như bạn có thể nhận ra ngay sếp là một người khá kĩ tính và khá cứng rắn trong công việc. Ngày đầu đi làm, bạn hãy dành chút thời gian “nghía” qua thử mặt bàn của sếp sẽ như thế nào nhé.
2. Chữ viết

Tin hay không thì nhìn qua chữ viết, bạn cũng sẽ phán đoán được đôi chút về vị sếp của mình. Quan sát chữ viết của sếp cũng là cách cực đơn giản để nắm bắt tâm lý sếp. Người sếp của bạn có nét chữ như thế nào? Thẳng tắp, gọn gàng hay bay bổng, trau chuốt?



Dựa vào nét chữ, bạn sẽ biết liệu sếp mình có phải là người cực kì khó tính, khó chịu hay phóng khoáng, thoải mái. Bạn hãy thử “đọc vị” sếp mình thông qua nét chữ để xem thử liệu rằng, mình nên cư xử như thế nào cho đúng ý sếp nhất nhé.
3. Cách ăn mặc

Vẻ ngoài là một trong những điều “đập vô trước mắt” và có thể đánh giá nhanh nhất về tính cách của một người. Người ta cũng có câu “đừng trông mặt bắt hình dong”, tuy nhiên, trong một số những trường hợp nhất định, thì việc nhìn nhận tính cách của một người qua hình thức bên ngoài cũng vô cùng chính xác.

Bạn có thể quan sát cách ăn vận của sếp, liệu họ có chải chuốt bóng bẩy quá hay không, hoặc họ là người tối giản trong ăn mặc. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn hiểu được tính cách của sếp mình nhanh nhất.
4. Phong cách giao tiếp

Một trong những bí kíp để “đọc vị” được tính cách sếp là dựa vào ngôn ngữ và thái độ của họ khi giao tiếp. Không gì thể hiện rõ ràng hơn tính cách của một người thông qua cách họ đối xử với người khác. Bạn có thể quan sát cách sếp trò chuyện với nhân viên, và những cử chỉ hình thể.



Hãy khéo léo để ý những điểm đó, chắc chắn bạn sẽ biết được vị sếp của mình là người có phong cách như thế nào và tính cách ra sao. Từ đó, bạn sẽ chọn lựa được phong cách giao tiếp như thế nào để vừa lòng sếp ngay trong ngày đầu tiên đi làm.

Ngày đầu đi làm sẽ có vô số thứ quan trọng bạn cần làm, không chỉ tìm cách để hòa nhập được với văn hóa công sở, môi trường làm việc, nhân viên công ty, đặc biệt là phải tìm cách tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp. Để làm được điều đó, bạn không chỉ cần khéo léo, tinh tế mà còn cần biết cách quan sát những thói quen của sếp. Với các cách gợi ý trên bạn hãy thử vận dụng vào thực tế để có thể phán đoán, cũng như nắm bắt tâm lý của sếp tốt hơn nhé! Chúc bạn may mắn.

Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ thất bại?

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua ít nhất một lần trong sự nghiệp đi làm cảm giác sợ hãi khi nghĩ rằng mình sẽ thất bại về một việc nào đó. Bạn chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng bước vào phòng phỏng vấn đầu óc lại trống như trang giấy trắng, bạn soạn sẵn nội dung thuyết trình thật chi tiết và biết mình muốn trình bày điều gì nhưng khi gặp khách hàng bạn lại chẳng nhớ nổi một từ. Tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa nhất: Sợ gặp phải thất bại.



Khi đào sâu tìm hiểu căn nguyên vấn đề, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những mối lo âm thầm diễn ra trong đầu chúng ta đều là hệ lụy từ những sai phạm trước đây chúng ta từng mắc phải ở một phạm vi nhất định. Chẳng hạn bạn lo lắng về chất lượng và khả năng thể hiện của mình trong buổi phỏng vấn, ấy là vì bạn từng có tiền lệ xấu từ những lần trước đây. Có thể những vấn đề ấy xuất phát từ yếu tố khách quan, nhưng bạn vẫn không thể ngăn được bản thân đánh giá mình là một người kém thành đạt, cho dù bạn đã có cách để khắc phục điều này xảy ra.

Mọi người thường tự trách mình vì những thất bại, thế nhưng đã bao giờ ta tự hỏi rằng làm thế nào để bản thân có thể vượt qua nỗi sợ đó? Dưới đây là bốn bước bạn có thể thực hiện để cải thiện ngay tâm lí “yếu đuối” này:
Bước 1: Tái định nghĩa thất bại

Đằng sau những nỗi sợ thất bại đó là cảm giác lo lắng bạn sẽ làm điều gì đó sai trái, sợ rằng mình sẽ trở nên thật ngu ngốc trước mọi người, hay không đạt được những gì bản thân đang kỳ vọng. Bằng cách đóng khung những trải nghiệm thậm chí bạn chưa dấn thân vào rất dễ khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Chẳng hạn khi bạn ứng tuyển vào một vị trí bạn chưa từng thử hoặc chưa bao giờ có trải nghiệm, bạn thường lo lắng mình sẽ gặp phải thất bại ngay từ lần đầu. Tuy nhiên, hãy thử tái định nghĩa lại nỗi sợ này. Bạn có để ý rằng có những khoảnh khắc trong buổi phỏng vấn bạn đã làm rất tốt hoặc những chi tiết dù nhỏ nhưng lại khiến nhà tuyển dụng dường như hài lòng về bạn? Thất bại của bạn chỉ là không trả lời được một vài vấn đề nhưng thành công lớn nhất bạn gặt hái được lại là sự cố gắng hết sức mình trong mỗi câu trả lời bạn đã đưa ra.

Khi bạn thay đổi tư duy và lối suy nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn, bạn sẽ thấy giữa thất bại và thành công luôn có một mối quan hệ mật thiết. Và bạn đã nắm giữ chìa khóa để chấp nhận mọi kết quả dù tốt hay xấu mà không có bất kỳ nỗi sợ nào như bạn từng nghĩ.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu tiếp cận, không phải mục tiêu né tránh

Mục tiêu có hai loại: Thứ bạn muốn tiếp cận và thứ bạn muốn tránh càng xa càng tốt. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng bằng việc tạo ra những mục tiêu cần đạt được, hoặc định nghĩa lại các mục tiêu né tránh, là cách để bạn phát triển tốt hơn. Khi bạn đối mặt với một công việc khó khăn và bạn tiếp nhận nó trong trạng thái kém vui hoặc nản lòng, bạn đã vô tình đặt ra những mục tiêu xoay quanh điều bạn hoàn toàn không muốn thay vì điều bạn thật sự muốn để cải thiện công việc này.

Nếu bạn mong muốn ứng tuyển vào một vị trí hấp dẫn, đó là mục tiêu tiếp cận của bạn. Tuy nhiên, nếu như lần này bạn phỏng vấn không thành công. Bạn bắt đầu có suy nghĩ loại bỏ những vị trí tương tự trong lần tìm kiếm công việc sắp tới vì tiền lệ thất bại này, bạn đã chuyển mục tiêu tiếp cận ban đầu của mình sang mục tiêu né tránh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhân viên có xu hướng đặt ra những mục tiêu né tránh thường cảm thấy đuối sức và căng thẳng gấp 2 lần so với những đối tượng ngược lại.
Bước 3: Tạo ra một danh sách nỗi sợ

Hãy thử tạo ra một checklist về những điều làm bạn sợ hãi nếu nó xảy ra hoặc những điều bạn sợ phải thực hiện. Ví dụ như khi phỏng vấn, hãy liệt kê danh sách lần phỏng vấn tồi tệ nhất bạn từng gặp, sau đó ghi ngay vào bên cạnh những điều bạn có thể làm để ngăn chặn thất bại này. Cuối cùng, trong trường hợp những điều ấy vẫn xảy ra, hãy có danh sách dự phòng bạn sẽ làm gì để khắc phục chúng.

Sau đó, hãy lập một danh sách khác những lợi ích bạn có được nếu bạn nỗ lực thử và những điều bạn sẽ đánh mất nếu như bạn không hành động. Bài tập này sẽ làm bạn nhận ra một điều rằng, thất bại là điều đáng sợ nhưng sẽ càng kinh khủng hơn nếu như bạn để vuột mất muôn vàn cơ hội hấp dẫn trong tay.
Bước 4: Tập trung vào việc học hỏi

Mọi việc không phải lúc nào cũng như bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn hiểu được những điều thực tế diễn ra, bạn có thể sẵn sàng tận dụng những trải nghiệm giá trị này, bất luận kết quả có ra sao. Đừng quá bận tâm vào việc bạn có thể nhận được vị trí ứng tuyển đó hay không, điều này chỉ càng làm gia tăng nỗi sợ của bạn.

Hãy nghĩ về những gì bạn có thể học hỏi được khi chấp nhận tham gia thử sức cho vị trí này. Bằng tư duy như thế, bạn sẽ nhanh chóng chuyển từ việc thất vọng khi không được nhận lời mời gia nhập công ty thành lên kế hoạch quyết tâm cho các cơ hội tương lai.

Nếu bạn vẫn cảm thấy thoải mái với việc chấp nhận nỗi sợ thất bại, đó là vì bạn chưa bước ra đủ xa khỏi vùng an toàn của chính mình. Bằng cách nghĩ khác đi về nỗi sợ ấy theo bốn bước hướng dẫn trên đây, bạn sẽ tự nhận thức và đưa bản thân mình vượt qua thất bại để đạt được những mục tiêu quan trọng hơn.

Ở tuổi 30, tôi muốn thay đổi công việc, liệu có còn hi vọng nào không?

Đừng quá đặt nặng bạn muốn làm công việc gì, thay vào đó hãy đi tìm kiếm người mà bạn muốn trở thành hoặc một người có thể giúp đỡ bạn trong quá trình bạn muốn thay đổi.



Đó là lời của tác giả Herminia Ibarra trong cuốn “Working Identity: Unconventional Strategies for Reinventing Your Career” (Tạm dịch: Bản sắc chốn công sở: Các chiến lược độc đáo để tái tạo sự nghiệp của bạn).

Hôm qua, có một vị độc giả gửi một câu hỏi đến với nội dung nói rằng bản thân đã làm công việc đang làm được 5 năm rồi, công việc cũng khá ổn, chỉ là không thích làm trong ngành này, có làm sao cũng không thể phấn chấn làm việc được, muốn nghĩ đến việc đổi một công việc mới? Không biết có được không?

Thiết nghĩ đây không phải vấn đề của một mình vị độc giả này mà còn là vấn đề của rất nhiều người. Bạn muốn thay đổi một công việc khác? Nguyên nhân có lẽ không nằm ngoài những kiểu sau:

Kiểu thứ 1. Không kiếm được tiền khi làm nghề này, không nhìn thấy hi vọng nào hết.

Kiểu thứ 2: Tham vọng lớn, không thích viễn cảnh trước mắt, muốn tìm một công việc nào đó khiến bản thân có thể phát huy được hết năng lực.

Còn một kiểu nữa đó là không phải là thích mà cũng không phải là không thích, đổi việc vì đơn giản muốn thay đổi một chút. Trên thực tế, nếu muốn đổi một công việc, trước tiên hãy cân nhắc đến 4 nhân tố này đã rồi sau đó bạn muốn đổi cũng chưa muộn.

1. Vì sao muốn đổi việc?

Bất kể làm việc gì, bạn cũng cần cho bản thân một lý do hợp lý. Không thể nào cứ không thích là gom đồ đạc rồi nghỉ được. Trước khi đổi việc, bạn nhất định phải hiểu rõ vì sao mình muốn làm như vậy? Nếu bạn cho rằng, ở lĩnh vực này bạn làm không tốt nên muốn đổi, vậy thì tôi muốn nói với bạn rằng nếu ở một nơi nào đó bạn làm không tốt, muốn thay đổi bản thân bằng việc đổi chỗ và lĩnh vực làm thì kết cục cũng thường sẽ là kết thúc trong thất bại.

Bởi lẽ bất kể là thành công hay thất bại, mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân thất bại nằm ở môi trường làm việc hay ở bản thân mình thì dù có đổi bao nhiêu nghề, bao nhiêu nơi làm việc, bạn vẫn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ thôi.

Làm sao để biết được nguyên nhân muốn đổi việc. Tôi khuyên bạn nên dùng cái đầu lạnh để suy nghĩ, đừng để cảm xúc của mình chen vào lý trí của bạn, nhìn lại bản thân mình một cách rõ ràng để tìm ra được nguyên nhân sâu xa của việc muốn từ bỏ công việc hiện tại. Dẫu sao có bệnh thì cũng phải chữa đúng thuốc, phải không nào!

2. Đã có mục tiêu sau khi đổi việc chưa?

Ở nơi làm việc, muốn đổi nghề, thì phải có mục tiêu, có mục tiêu rồi bạn mới có động lực đổi việc. Tôi cho rằng mục tiêu là ngọn hải đăng, nếu không có ngọn hải đăng dẫn đường thì bạn sẽ rất dễ bị lạc đường. Bạn có chấp nhận được việc dù đã đổi việc rồi nhưng vẫn luôn cảm thấy hoang mang, bối rối không? Tôi cho là không thể.



Tôi đã gặp qua rất nhiều người, phần lớn họ muốn đổi việc là bởi cảm thấy mình ở lĩnh vực này không kiếm ra tiền, nghĩ rằng đổi một công việc khác thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng cũng có người không biết mình nên chuyển đi đâu, chỉ biết rằng: đổi việc là vì muốn kiếm tiền. Kiểu chuyển nghề này, cá nhân tôi không khuyến khích bởi làm vậy bạn sẽ nhất định sẽ thất bại.
3. Bạn có hiểu rõ lĩnh vực mà bạn muốn chuyển sang không?

Có mục tiêu và phương hướng rồi nhưng bạn cũng cần hỏi bản thân xem bạn có hiểu rõ ngành nghề mà mình muốn chuyển vào không? Nếu bạn không hiểu rõ thì tôi khuyên bạn đừng nên chuyển, tìm hiểu thật kĩ càng đã rồi nói; còn nếu bạn đã hiểu rõ rồi thì tiếp theo cần phải làm rõ lấy gì để hỗ trợ việc chuyển nghề này?

Tháng trước, có một bạn độc giả đang làm trong ngành HR muốn chuyển sang làm mảng săn nhân sự, cô ấy có ý định khởi nghiệp với mảng này, nhưng tôi có khuyên cô ấy rằng cô ấy có thể chuyển nghề nhưng không nên khởi nghiệp, trước tiên có thể tìm một công ty uy tín ở lĩnh vực này, vào đó làm 1 – 2 năm, sau khi đã hiểu rõ ngành nghề rồi thì tách ra làm riêng cũng chưa muộn. Trong thời gian đó, cô ấy còn có thể tạo dựng được thương hiệu cá nhân cho mình cũng như có được nhiều mối quan hệ xã giao.
4. Ở trong ngành mới, bạn làm sao để định vị bản thân hay nói cách khác là làm sao để thiết lập được thương hiệu cá nhân một cách nhanh chóng?

Đổi việc đồng nghĩa với việc cho bản thân một sự định vị mới. Bạn cần phân tích xem mình có gì, làm qua những việc gì, có thể giải quyết những vấn đề gì, sau này bạn còn có thể làm được những việc gì,… thiết lập cho mình một định vị nhỏ trong một ngành công nghiệp lớn hoặc xác định một phân khúc nhỏ trong ngành sau đó nhanh chóng định vị thương hiệu cá nhân.


Mục đích của việc thay đổi công việc chính là muốn bản thân phát triển tốt hơn, muốn vậy bạn nhất định phải có thương hiệu riêng của mình, nếu không có thứ đó, bạn sẽ mãi mãi chỉ là một bác nông dân bận bận rộn rộn với việc cày bừa mà thôi, rất khó có thể trở thành người đi đầu trong lĩnh vực mà bạn muốn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền như bạn ước ao.

Đổi một công việc mới không phải kết thúc mà là bạn đang bắt đầu ở một xuất phát điểm mới. Muốn đổi việc thành công, bạn nhất định phải tiên tiến hóa từ bản thân mình, phải tự mình “lột xác”, định vị một thương hiệu cá nhân cho mình, có như vậy bạn mới nắm chắc được tỷ lệ thành công.

5 bí quyết để kiểm soát bản thân khi bị từ chối

Một trong những thứ luôn khiến bạn khó chịu đó là bị từ chối. Cho dù bạn trải qua nó bao nhiêu lần và sẽ biết mình sắp đón nhận điều gì, đối mặt với tình trạng đó vẫn sẽ luôn khiến cho bạn khó chịu. Hơn thế nữa, nhiều lần bị từ chối sẽ càng khiến cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn.




Vì vậy, thay vì cảm thấy muộn phiền mỗi lần bạn bị chối từ, tại sao không dùng năng lượng đó để đón nhận nó một cách tích cực hơn? Và đây là 5 cách có thể giúp cho bạn có những suy nghĩ khác và cách đón nhận sự từ chối nhé.

1. Tự nhìn lại

Chúng ta thường quá coi trọng mọi sự kiện trong đời ta và thổi phồng mọi thứ lên. Khi mọi chuyện thứ hiện tại rất tồi tệ vì bạn vừa mới bị từ chối, hãy nhớ rắng sau mỗi lúc đó chúng ta cảm thấy chuyện đó tầm thường thế nào.

Hãy hi vọng những điều tốt nhất nhưng cũng hãy sẵn sàng đón nhận thất bại nhé

2. Điều chỉnh mục tiêu của bạn
Nếu bạn đặt ra mục tiêu rất lớn như là sẽ có một doanh nghiệp kinh doanh tầm cỡ và thành công, thì việc bị từ chối sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ. Chính vì vậy tôi thường tự mách bảo bản thân rằng “Hãy hi vọng những điều tốt nhất nhưng cũng hãy sẵn sàng đón nhận thất bại”

Mỗi khi bạn bị từ chối, nó cũng là lúc để bạn xem xét lại những dự định, mục tiêu thực tế của có phù hợp hay không. Đừng vì không đạt được những mục tiêu cứng nhắc của mình mà làm bản thân tức tối hơn lúc thất bại.

Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm được

4. Tập trung vào những thứ bạn nắm vững

Tập trung vào những thứ bạn nắm vững là chìa khóa để kiểm soát khi bạn gặp thất bại. Nếu bạn cần phải trình bày một ý tưởng kinh doanh, hãy cứ tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát như là cách trình bày, phong cách ăn mặc và giọng nói. Việc để ý vào đối thủ của mình làm tốt như thế nào sẽ chẳng giúp ích gì đâu. Vì vậy, hãy tập trung vào những quyết định và hành động bạn có thể làm thay vì tốn công sức để suy nghĩ về kết quả mà bạn chẳng thể làm khác đi được.

Thế nên mỗi khi bạn thất bại hay bị từ chối, nếu bạn biết rằng mình đã làm hết sức mình thì việc đón nhận kết quả xấu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hãy trân trọng những gì có được trong qua trình làm

5. Kết quả không phải là điều quan trọng nhất

Chúng ta thường hay chỉ để mắt đến đích mà quên rằng hành trình sẽ mang lại cho chúng ta những bài học gì. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn nhận được sự đồng ý từ người sếp của mình khi bạn xin được thăng chức, thì việc bị từ chối sẽ đánh sụp bạn.

Tuy nhiên khi bạn nghĩ thay đổi suy nghĩ theo hướng rộng khác đi rằng mục tiêu đó sẽ giúp bạn áp dụng những kĩ năng giao tiếp và thuyết phục mà mình học được, và việc thất bại chỉ đơn giản cho thấy những điểm còn chưa hoàn thiện của bạn thân, từ đó bạn sẽ đón nhận sự từ chối một cách tích cực hơn.

Hãy học cách làm quen với sự từ chối
6. Đón nhận sự từ chối

Chẳng dễ dàng gì cho chúng ta có thể cởi mở “chào đón” sự từ chối. Có lẽ ai cùng từng đọc qua hàng trăm mẫu bài báo về những vận động viên hay nhà khoa học chấp nhận thất bại hàng trăm lần trước khi đạt đến vinh quang. Kể cả những người bán hàng giỏi nhất cũng luôn sẵn sàng “chào đón” sự từ chối. Bởi vì một người bán hàng giỏi sẽ biết rằng nếu họ chỉ có 50% cơ hội bán được món hàng, việc bị từ chối 10 lần thì cũng đồng nghĩa họ sẽ bán được hàng 10 lần. Càng bị từ chối nhiều, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm, dẫn tới những lần “không bị từ chối” nhiều hơn.

Hãy nhớ rằng mỗi khi bạn gặp phải lần từ chối đáng ghét đó, bạn luôn có thể chiến đấu lại cảm xúc vô vọng và buồn tủi bằng 5 cách mà bạn vừa học được. Luôn nhớ rằng năng lượng của chúng ta luôn có thể dùng vào những thứ tích cực hơn, giúp chúng ta tiến về phía trước.

Học người giàu "thải độc tâm hồn" để ngày càng giàu: Không tin tất cả những gì Facebook viết!

Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại, việc cập nhật tin tức trong nước và quốc tế chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Dù bạn không phải là người "nghiện" tin tức thì bằng cách nào đó chúng vẫn xâm nhập và len lỏi vào cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, không phải tin tức nào cũng tốt.



Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Chỉ cần 3 phút “tiêu thụ” tin tức tiêu cực vào buổi sáng có thể làm hỏng tâm trạng của bạn trong cả ngày. Thực tế, não bộ của bạn “tiêu thụ” những cái xấu nhanh hơn cái tốt khoảng 100 lần. Các nhà tâm lý học gọi đây là “sự thiên vị tiêu cực”. Việc tiếp xúc với quá nhiều tin tức, đặc biệt là những tin tức xấu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn.

Hãy học cách ngăn chặn “sự thiên vị tiêu cực” của bộ não để cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn. Dưới đây là 6 bước người giàu thực hiện để “thải độc tâm hồn”, bạn hãy thử áp dụng.

1. Lựa chọn thời gian và thời lượng phù hợp để cập nhật tin tức

Cập nhật tin tức hàng ngày để mở rộng kiến thức và sự hiểu biết là điều cực kỳ nên làm. Nhưng để cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực, hãy lựa chọn thời gian và thời lượng một cách phù hợp. Tùy theo thói quen và công việc, bạn có thể lựa chọn khung thời gian lý tưởng cho việc cập nhật tin tức và đưa ra thời lượng phù hợp dựa trên nhu cầu thông tin của bản thân. Nên nhớ đừng để việc đọc tin tức quá nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian của các hoạt động tích cực khác trong cuộc sống của bạn.

2. Chọn bạn mà chơi, chọn “nơi tin cậy” mà đọc

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa của vô vàn thông tin sai lệch mỗi ngày. Độ tin cậy của các nguồn tin tức luôn là vấn đề rất được quan tâm. Một khi các thông tin sai lệch đã ở trong đầu chúng ta thì dường như rất khó để loại bỏ chúng. Do đó, hãy cẩn trọng trong việc chọn lọc tin tức. Hãy tập trung vào những tờ báo có độ tin cậy cao để cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn. Bạn cũng có thể lướt qua nhanh các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin, nhưng cần phải chắt lọc vì tính xác thực của nó không cao.
3. Hãy là một độc giả có kĩ năng

Đoc tin tức là một nghệ thuật và người đọc tin tức cũng là một nghệ sĩ. Điều này đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng nhất định để đạt hiệu quả tối ưu. Để nắm bắt những tin tức về tình hình chung trong nước và thế giới, bạn có thể đọc lướt các tiêu đề của các bài báo tại các trang báo uy tín có độ tin cậy cao. Bằng cách này, bạn có thể cập nhật được những thay đổi, những sự kiện mới trong nước và quốc tế mà không mất quá nhiều thời gian. Sau đó, hãy lựa chọn đọc nội dung cụ thể của những tin quan trọng, những tin tức cần thiết hoặc hữu ích đối với bạn.

4. Hạn chế lướt facebook và đừng tin tất cả những gì facebook viết

Thực chất, facebook đã trở thành nguồn tin tức chính của rất nhiều người. Mỗi lần lướt facebook, bạn có thể thấy rất nhiều bài đăng từ bạn bè, người quen hoặc tin tức từ các nhóm, các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các tin tức này đều đáng tin cậy. Có rất nhiều những bài chỉ nhằm mục đích “câu view”, “câu like” mà không đảm bảo chất lượng về mặt nội dung.

Bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút trong ngày để lướt facebook hoặc ít hơn càng tốt. Ngoài việc thiếu độ tin cậy thì có rất nhiều bài viết trên facebook mang những thông tin tiêu cực, nổi loạn hoặc tức giận. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và cuộc sống của bạn.

5. Đừng suốt ngày “ôm” điện thoại, hãy tắt thông báo từ các ứng dụng

Bạn thường sử dụng điện thoại để đọc tin tức mỗi ngày. Những ứng dụng tin tức hoặc những trang báo trực tuyến cũng liên tục cập nhật và thông báo tin nóng về điện thoại của bạn. Hoặc tệ hơn, một số bên còn gửi trực tiếp cho bạn mà không được đồng ý.

Việc hạn chế “tiêu thụ” tin tức cũng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và có nhiều thời gian cho những hoạt động hữu ích. Do đó, hãy “cách ly” khỏi chiếc điện thoại của bạn. Hãy tắt thông báo từ các ứng dụng, trang báo trực tuyến không cần thiết để tránh bị thôi thúc, mời chào từ một loạt các tin tức “hấp dẫn”. Thậm chí, bạn có thể để úp điện thoại xuống bàn để tránh phân tâm, đặc biệt là trong giờ làm việc. Đừng để chiếc điện thoại làm gián đoạn công việc của bạn, trừ những cuộc gọi quan trọng.

6. Đọc những thể loại khác ngoài tin tức

Ngoài tin tức, bạn có thể đọc rất nhiều các thể loại khác, chẳng hạn như: sách kỹ năng, tài liệu chuyên ngành, những tác phẩm nổi tiếng,…. Đây đều là những nguồn tài liệu rất đáng tin cậy và được đảm bảo về mặt nội dung. Chúng không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng và mở rộng sự hiểu biết của bản thân mà giúp bạn loại bỏ được những tin tức tiêu cực và những thông tin không đáng tin cậy.

5 yếu tố quan trọng của người lãnh đạo dẫn đến thành công cho đội nhóm của mình

Sẽ không khó để nhận ra rằng, chỉ có vài đội nhóm đạt được kết quả hơn những nhóm còn lại. Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mà còn khuyến khích cho các thành viên trong nhóm sẵn sàng cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn.



Một nhóm nếu không có người đứng đầu giỏi có thể sẽ đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên thành quả đó khó có thể duy trì lâu dài. Dưới đây sẽ là 5 yếu tố quan trọng của người lãnh đạo dẫn đến thành công cho đội nhóm của mình.

1. Biết rằng bạn không phải là người duy nhất đứng đầu

Để đạt được thành công vượt bật, một nhóm cần có người lãnh đạo thể hiện được khả năng và năng lực cần có của một người đứng đầu. Mặc dù ở bước đầu sẽ khó khăn, tuy nhiên điều bạn cần làm đầu tiên đó là thay đổi cách suy nghĩ rằng bạn không phải là người lãnh đạo duy nhất trong nhóm. Một khi bạn đã hướng suy nghĩ của mình một cách đúng đắn, bạn có thể dẫn dắt các thành viên trong nhóm theo hướng tích cực và đem lại kết quả cao.

2. Có nhiều cuộc họp hiệu quả

Một người lãnh đạo giỏi là khi tổ chức được nhiều cuộc họp mang lại hiệu quả cao trong công việc. Làm được điều đó bằng cách giới hạn lại những mục tiêu cho từng cuộc họp và đảm bảo rằng tất cả thành viên đều được đóng góp trong buổi họp.

Điều này đôi khi sẽ khó cho một số người, tuy nhiên sẽ không có gì quan trọng hơn cho một doanh nghiệp khi có được những buổi họp đúng trọng tâm và đạt được hiệu quả cao.

3. Biết cách khuyến khích thành viên trong nhóm

Một người có năng lực lãnh đạo giỏi là khi truyền được cảm hứng làm việc, biết cách động viên và khuyến khích các thành viên trong nhóm. Nếu bạn mong muốn thành viên trong nhóm gắn kết cùng nhau đạt được mục tiêu, bạn cần phải học cách khuyến khích và đưa ra lời khen “đúng lúc” mỗi ngày. Bạn nên cố gắng khuyến khích thành viên của mình dám chấp nhận thử thách và giải quyết chúng.

4. Đánh giá cao quá trình làm việc hơn kết quả

Ngày nay, sẽ rất khó cho người dẫn đầu khi dẫn dắt nhóm làm việc vì có quá nhiều áp lực từ nhiều phía để có thể cho ra được hiệu quả làm việc ngay tức thì.

Một người lãnh đạo giỏi không chỉ coi trọng về kết quả sau cùng mà còn là ở quá trình làm việc của cả nhóm. Hãy tiếp thêm động lực làm cho các thành viên bằng việc cho họ thấy quá trình làm việc cũng quan trọng không kém so với kết quả sau cùng.

5. Tạo nên được văn hóa “nói thật”

Yếu tố khó nhất ở vị trí lãnh đạo là khi phải đối mặt với những hậu quả và khiến các thành viên thành thật nhận phần trách nhiệm về mình. Người lãnh đạo giỏi sẽ không cho rằng việc thành thật nhận trách nhiệm là lựa chọn của mỗi người, Bạn có thể tạo nên một thói quen “nói thật” thông qua cách đánh giá công việc cá nhân của mỗi người, cho họ biết được khi nào hoàn thành công việc và thẳng thắn góp ý khi bạn cần họ nỗ lực hơn trong công việc.

Nếu còn giữ 10 "quả bom hẹn giờ" này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị "nổ" lúc nào không hay

Công sở chưa bao giờ là một môi trường dễ tồn tại, thế nhưng thật ra nó cũng chẳng khó chịu và mệt mỏi như bạn nghĩ.



Làm việc nơi công sở, quan trọng nhất là phải chuyên nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, nhanh nhạy trước cái mới và linh hoạt trong ứng xử. Bất kể là người đã đi làm lâu năm hay người mới đi làm, đều phải cẩn thận ghi nhớ 10 “quả bom hẹn giờ” dưới đây, đừng để bị “nổ” rồi mới hối hận.

1. Gặp khó khăn không biết mở miệng nhờ giúp đỡ

Từ nhỏ, thầy cô luôn dạy chúng ta rằng, không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Vậy mà giờ vẫn có không ít các bạn mới đi làm, không hiểu không biết cũng chẳng chịu nói, cứ im ỉm tự đoán tự làm.

Bình thường người ta đuối nước còn biết vùng vẫy cầu cứu, nhưng nhiều người “đuối nước” nơi công sở lại lựa chọn im lặng, tự đày đọa mình. Cứ như thế, họ càng trôi càng xa, đợi đến khi sức cùng lực kiệt, ý chí tiêu tan, họ cũng chẳng còn cách nào trụ lại nơi đó nữa.

2. Không suy nghĩ kĩ càng trước khi hỏi

Không biết thì nên hỏi, nhưng cũng không thể cứ trực tiếp hỏi mà không hề suy nghĩ qua.

Thường trước khi đặt ra câu hỏi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó, và có một số cách nhìn nhận riêng. Vì vậy khi hỏi, tôi hy vọng thông qua quá trình thảo luận, mình có thể đưa ra một đáp án tốt hơn, hoặc thử xem hướng đi của mình có thể thuyết phục được người khác hay không.

Nhưng khi tiếp nhận câu hỏi từ những người khác, tôi dần phát hiện ra, rằng khi đặt câu hỏi, có rất ít người đưa ra được ý kiến cá nhân cho thấy họ từng cố lý giải nó. Đa số bọn họ đều chỉ “ném” vấn đề ra, rồi chờ đợi câu trả lời từ tôi. Sau đó họ sẽ phản ứng kiểu: “Ok, em làm theo lời anh đấy nhé.”

Như vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra thì trách nhiệm biến thành của tôi. Điều này khiến tôi không được thoải mái cho lắm. Vì thế, khi hỏi một vấn đề gì đó, đừng mang theo tâm thái “đùn việc” hoặc chối bỏ trách nhiệm.

Ít nhất phải đưa ra được cách nhìn nhận vấn đề của chính mình, rồi thảo luận cùng người khác, như thế vấn đề mới nhanh chóng được giải quyết. Dù sao vấn đề cũng là của bạn, đừng thản nhiên đẩy qua cho người khác.

3. Thói quen kéo dài deadline

Khi đặt ‘deadline’, nên cho nhau thời gian hợp lý để có thể co dãn. Cho dù lượng công việc nhiều hay ít, tôi đều chia giai đoạn với đối phương trước, phân tích kĩ càng, sau đó mới đặt deadline. Nhưng vẫn có nhiều người nói nộp muộn liền nộp muộn mà không có bất kì một biện pháp “vớt vát” nào.

Hoàn thành công việc đúng thời hạn là nguyên tắc cơ bản của một người đi làm. Xin hãy có trách nhiệm với đồng nghiệp, công ty và chính bản thân bạn.

4. Chờ đợi bị động, tốc độ làm việc chậm chạp

Đúng ra, chúng ta nên làm việc theo trình tự thế này: cố gắng hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, xong việc rồi tìm một đồng nghiệp liên quan để thảo luận, góp ý, bàn giao. Nhưng một số người lại không hiểu được điều này.

Họ làm xong việc thì bỏ đấy, chẳng buồn thảo luận hay báo cáo gì. Mỗi người đều phải hiểu rõ vị trí của mình ở đâu trong cả tiến trình, nắm được tiến độ làm việc của cả nhóm, chủ động truyền và nhận “bóng”. Không nên kéo dài thời gian, giúp cho từng giai đoạn của kế hoạch có thể hoàn thành thuận lợi theo đúng dự tính. Vậy mới có thể hoàn thành công việc theo như mục tiêu đã đề ra.

5. Không biết làm cũng không dám nói, chỉ vùi đầu vào làm

Không nên cứ nhận việc xong là bắt tay vào làm luôn, mà trước tiên phải suy nghĩ xem nên làm thế nào, sắp xếp lên kế hoạch hợp lý rồi hãy bắt đầu. Nếu vùi đầu đi làm, mất cả đống thời gian mới phát hiện ra đã làm sai, khiến chính mình không còn thời gian để thay đổi, đồng nghiệp không còn thời gian để sửa chữa, sẽ thành ra gây tổn thất cho công ty.

Không làm được thì nói không làm được, khi thời gian vẫn còn, mọi người có thể cùng nhau bàn bạc nghĩ cách, hoặc chia lại công việc chứ cứ ép bản thân mình thì vừa hại mình vừa hại cả công ty.

6. Bệnh nặng bệnh nhẹ không bệnh, đủ loại lý do xin nghỉ

Tôi từng nghe đến một nguyên tắc khiến tôi vô cùng kinh ngạc: “Sinh nhật có thể xin nghỉ.”

Đi làm bao nhiêu năm, chỉ khi bệnh không chịu được hoặc có việc quan trọng lắm tôi mới xin nghỉ. Bởi vì xin nghỉ chỉ khiến công việc đáng nhẽ là của tôi bị đẩy sang cho người khác, hoặc chất lượng công việc đi xuống mà thôi.

Nhiều năm nay, mỗi lần đồng nghiệp xin nghỉ, tôi thật sự muốn hỏi: “Sức khỏe của cậu thật sự kém hơn tôi sao?”

Bạn nghỉ rồi, cũng tức là phần việc của bạn hoặc sẽ do người khác gánh, hoặc sẽ bị dồn lại chờ bạn đi làm. Cho dù thế nào đi nữa, điều đó cũng sẽ gây phiền hà cho một vài người, có khi là rất nhiều người, thậm chí là tạo thành tổn thất cho công ty.

7. Chưa làm xong việc đã ung dung bỏ về

Trong công ty, mỗi một hạng mục công việc đều được phân chia và sắp xếp chặt chẽ, yêu cầu tiến độ nghiêm ngặt. Cho nên chỉ cần có ai đó xin nghỉ hoặc rời bỏ vị trí mà không nói rõ ràng, thì công việc sẽ bị tồn đọng.

Khi có ai khác phải đứng ra thay bạn đảm nhận phần việc đó, rất có khả năng họ sẽ chỉ làm qua quýt cho xong, vì họ cũng bận chẳng kém, và đấy dù sao cũng chẳng phải việc của họ. Hay thậm chí người thay thế có lòng muốn làm tốt, thì cũng chưa chắc họ đã quen việc được như bạn. Cuối cùng công việc sẽ không được hoàn thành với chất lượng tốt nhất.

Con người ta làm gì cũng phải làm cho tới nơi tới chốn. Việc đã giao cho bạn thì bạn phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với nó từ đầu đến cuối, chứ không phải bắt đầu thì hồ hởi, làm được lưng chừng lại tùy hứng bỏ đi.

8. Mượn công việc để đi giải quyết việc riêng

Trong mấy năm làm việc của tôi, có ít nhất ba lần nhận được thông báo từ bên thứ ba rằng đồng nghiệp của mình không đến thăm hỏi khách hàng theo kế hoạch, mà lại đi xem phim, đi tụ họp bạn bè…

Thế mà khi tôi hỏi về phản ứng của khách hàng, anh ta lại có thể nói vanh vách như thật. Nếu thật sự cần thời gian để giải quyết việc riêng, cứ nói rõ, việc gì phải giấu giấu diếm diếm như thế?

9. Làm việc qua loa, không vận dụng kĩ năng chuyên nghiệp

Khi làm xong một việc gì đó, tôi thường kiểm tra lại rất nhiều lần, viết một bài luận cũng phải xem lại vài lượt mới yên tâm. Làm như thế, tôi sẽ có thể tìm ra những điểm chưa hợp lý và tìm ra cách sửa chúng để sản phẩm của mình hoàn hảo hơn.

Nhưng mấy năm gần đây khi làm việc cùng những đồng nghiệp trẻ tuổi, tôi thường xuyên bắt gặp tình trạng báo cáo sơ sài, qua loa. Tôi hỏi rốt cuộc các bạn có vận dụng kiến thức đã học để làm việc không, thì nhận được những câu trả lời rất mơ hồ.

Bạn học kiến thức chuyên ngành để làm gì nếu không vận dụng nó vào công việc. Làm việc thì cần nghiêm túc, không thể dùng trực giác hay bản năng để giải quyết cho xong được.

10. Làm việc không rõ ràng, gặp chuyện liền lập tức thoái thác trách nhiệm

Có một số người, rõ ràng là chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề, lại cứ đổ cho công ty không tạo điều kiện. Tôi rất muốn hỏi mấy người đó, có thật là công ty không tạo điều kiện cho họ không, hay là chính họ làm việc còn chưa đâu ra đâu cả?

Chẳng công ty nào không muốn tạo điều kiện cho nhân viên, nhưng họ luôn mong rằng, cùng với những điều kiện thuận lợi họ cung cấp, nhân viên có thể cho họ thấy sự nỗ lực và hiệu quả công việc. Khi làm việc, hãy làm cho ra hồn trước, rồi hãy bàn đến chuyện nên có cái này cái kia thì sẽ tốt hơn.

Công sở chưa bao giờ là một môi trường dễ tồn tại, thế nhưng thật ra nó cũng chẳng khó chịu và mệt mỏi như bạn nghĩ. Chỉ cần có ý thức làm tốt việc của mình, cộng thêm một chút khéo léo trong ứng xử, sẽ chẳng văn phòng nào khó dễ bạn mãi đâu.
Việc làm ngày càng khó kiếm, kể cả khi bạn có tấm bằng đại học trong tay. Trong đó, một số công việc lại rất vất vả, thời gian làm việc kéo dài và thường bao gồm ca sớm/ca đêm. Đó cũng là một trong những lý do mà những ngành nghề thuộc lĩnh vực ngân hàng được ưa chuộng. Những ưu và khuyết điểm dưới đây có thể không đúng với mọi ngân hàng vì mỗi ngân hàng đều có những quy định riêng. Nếu bạn quyết định làm việc tại một ngân hàng, hãy lựa chọn một nơi phù hợp với tính cách của mình.



Làm việc trong một thành phố nhỏ sẽ đỡ áp lực hơn, bạn cũng hiểu rõ về khách hàng của mình hơn, nhưng bạn có thể có rất nhiều thời gian lãng phí. Các ngân hàng lớn hơn sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, nhưng nó khiến bạn bận rộn và làm cho một ngày trôi qua nhanh chóng. Cho dù bạn chọn ngân hàng nào đi nữa thì cũng có những ưu và nhược điểm, và một số những điểm nổi bật sẽ được trình bày dưới đây.
Ưu điểm

1. Không ai muốn bỏ ra quá nhiều thời gian để tìm việc làm và may mắn thay, giao dịch viên ngân hàng là công việc không khó tìm. Các ngân hàng có ở mọi nơi, vì thế, bạn có thể tìm thấy một ngân hàng cách nhà bạn không xa.

2. Thời gian ngủ của bạn không bị thay đổi. Đây là một công việc tuyệt vời cho những người đã có con bởi vì bạn có thời gian đưa trẻ đến trường trước khi làm việc, đón chúng về và ăn tối cùng nhau. Một số ngân hàng lớn đã quyết định kéo dài thời gian làm việc trong những năm gần đây nhưng nhìn chung, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng vẫn duy trì một thời gian làm việc lý tưởng.

3. Phúc lợi tốt. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp bảo hiểm y tế, nha khoa và thị giác cũng như thời gian nghỉ bệnh và hai tuần nghỉ có lương mỗi năm. Nhiều người cũng được hỗ trợ học phí và quyền mua cổ phiếu. Thêm vào đó, khi bạn nghỉ vào các ngày lễ quốc gia, bạn vẫn có lương!

4. Bạn sẽ nhận được vài thứ miễn phí! Đôi khi bạn nhận được bữa ăn trưa miễn phí cho tất cả mọi người trong chi nhánh, thẻ quà tặng cho các ngày lễ và nhiều mặt hàng khác tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.

5. Nếu bạn thích trò chuyện với mọi người, đây chính là công việc phù hợp với bạn. Đôi khi khách hàng thích cảm giác có thể tin tưởng người xử lý tiền của họ và họ sẽ cố gắng xây dựng mối quan hệ với bạn. Một số khách hàng thậm chí có thể chấp nhận chờ đợi để được làm việc với bạn mà không phải là một giao dịch viên nào khác.

6. Bạn có thể học được rất nhiều điều quan trọng. Bạn nên chú ý đến những gì quản lý đang làm và tìm hiểu về những thứ như thế chấp hoặc các khoản vay, đọc báo cáo tín dụng, v.v. Có thể trong tương lai, bạn sẽ có nhu cầu vay để mua nhà, và biết được cách thức vay cũng như tầm quan trọng của một hồ sơ tín dụng tốt là không thừa.

7. Công việc không quá khó khăn một khi bạn đã ghi nhớ các chính sách và thủ tục. Nếu bạn không chắc chắn về điều gì đó, bạn có thể chuyển khách hàng sang một đồng nghiệp khác. Vì có nhiều hơn một giao dịch viên ở mỗi ngân hàng, nguy cơ đối mặt với một vụ cướp hoặc nhân viên biển thủ công quỹ sẽ giảm xuống.

8. Là một giao dịch viên, những kỹ năng mà bạn trau dồi có thể áp dụng trong các ngành nghề khác và kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng là một điểm cộng lớn trong hồ sơ của bạn. Vì phải làm việc liên tục với những con số trong một thời gian dài, các kỹ năng toán học của bạn sẽ được cải thiện.


Bên cạnh đó, bạn phải thực hiện các công việc một cách nhanh chóng mà không để bị phạm sai lầm. Trách nhiệm là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong ngành này, và rất nhiều doanh nghiệp khác đang tìm kiếm một nhân viên làm việc có trách nhiệm. Giao dịch viên phải chịu trách nhiệm về một số tiền lớn và họ phải chắc chắn rằng mỗi đồng tiền gửi đi phải đến được đúng chỗ của người nhận.

9. Môi trường làm việc tại một ngân hàng thường rất chuyên nghiệp, tất nhiên vẫn có ngoại lệ, nhưng nhìn chung, những người mà bạn tiếp xúc thường là những người lịch thiệp, nhã nhặn và hiểu biết. Không những vậy, bạn còn có thể tận hưởng hơi mát từ máy lạnh hay hơi ấm từ lò sưởi, và không bao giờ phải bận tâm về việc dọn dẹp vệ sinh vì đã có đội ngũ vệ sinh chuyên phụ trách vấn đề này.

10. Bạn thường sẽ nhận được mức lương cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu. Không tệ cho những ai mới vào nghề. Một số công ty cũng cho phép bạn nhận hoa hồng dựa trên số lượng khách hàng đồng ý mở tài khoản hoặc cho vay.
Khuyết điểm

1. Bạn thường xuyên bị đặt vào vị trí có thể khiến cho khách hàng tức giận. Bất cứ ai làm công việc này đều phải có khả năng thông báo cho khách hàng những tin xấu và tuân thủ các quy định mà không có ngoại lệ nào, dù cho khách hàng có gây sức ép lớn như thế nào đi chăng nữa. Khách hàng thường không hiểu hết các chính sách cũng như quy định của ngân hàng, nên cho dù bạn có cố gắng giải thích cho họ bao nhiêu lần đi chăng nữa, họ chỉ nghe được rằng họ không thể có được những gì họ muốn và tin rằng ngân hàng đang cố tình gây khó dễ.

2. Mặc dù các công việc làm trong ngân hàng được nhận xét là khá an toàn, bạn vẫn có nguy cơ bị cướp. Nếu một sự cố như vậy xảy ra, bạn phải giữ bình tĩnh và suy nghĩ rõ ràng nhất có thể. Một tên cướp có thể có vũ khí hoặc chỉ giả vờ có nhưng bạn không thể làm liều mà phải sẵn sàng làm bất cứ điều gì chúng nói để dụ chúng ra ngoài càng nhanh càng tốt. Một giao dịch viên nên tận dụng sự quan sát nhạy bén của mình để xác định đối tượng khả nghi càng sớm càng tốt và nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt để các nhà chức trách có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm.



3. Có những người lấy cắp tiền của ngân hàng bằng những thủ đoạn hết sức tài tình và tinh vi. Những người này thường sẽ có vẻ thân thiện và đáng tin cậy nhưng hãy cẩn thận, vì họ có thể khiến bạn mất việc. Bạn phải cảnh giác với những người không thân và luôn nhớ các quy định của ngân hàng. Là một giao dịch viên, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ những giấy tờ và hoá đơn. Ngoài ra, có một số tội phạm lấy cắp thông tin tài khoản, và bạn phải thật cẩn trọng trong việc xác minh danh tính.

4. Với tư cách là một giao dịch viên, bạn có thể được yêu cầu đáp ứng các mục tiêu hoặc chí ít là hỗ trợ chi nhánh trong việc đáp ứng các mục tiêu mỗi tháng. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác mà bạn còn phải giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng và cố gắng thuyết phục họ mở tài khoản khác hoặc xem xét khoản vay. Nó không hề dễ dàng, và hầu như không khách hàng nào thích nghe về chúng. Thế nhưng, bạn không thể không làm vì nếu bạn không đạt được mục tiêu, bạn có thể phải đối mặt với việc mất việc, kể cả khi bạn không chịu trách nhiệm trực tiếp về những mục tiêu này.

5. Đây là công việc mà một sai sót nhỏ có thể trở thành thảm hoạ! Một sai sót trong giao dịch có thể làm tài khoản khách hàng bị thấu chi và và lệ phí phạt có thể làm cho họ bỏ lỡ các khoản thanh toán quan trọng, ví dụ như lương cho nhân viên. Nếu lỗi này xảy ra vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy, bạn phải chờ đến thứ hai mới có thể sửa chữa được những sai sót này. Bất kể đó là sai sót lớn hay nhỏ, đối với khách hàng, đó đều là những vấn đề nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải theo dõi từng đồng ra và vào tài khoản khách hàng, và phải báo cáo ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn sai sót thường xuyên, hoặc tài khoản của khách hàng có những mức chênh lệch lớn, bạn có thể sẽ bị mất việc. Số lượng sai sót bạn được phép mắc phải tuỳ thuộc vào quy định của mỗi công ty.

6. Tùy thuộc vào chi nhánh bạn làm việc mà vị trí này áp lực ít hay nhiều. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với một hàng chờ dài dằng dặc, với số lượng câu hỏi và giao dịch trở nên quá tải. Sẽ có khách hàng trở nên mất kiên nhẫn và cáu kỉnh, dĩ nhiên, họ cũng không có tâm trạng để nghe bạn giới thiệu về những sản phẩm khác của ngân hàng.

7. Bạn có thể sẽ phải đứng trong một thời gian dài. Một số ngân hàng cung cấp ghế cho bạn, nhưng hầu hết sẽ yêu cầu bạn đứng bất kể khi nào có khách ở sảnh chờ, và điều đó có nghĩa là bạn có rất ít thời gian được ngồi.

8. Nếu bạn làm việc ở một chi nhánh vắng vẻ, bạn sẽ có khá nhiều thời gian rảnh rỗi. Điều này nghe có vẻ tốt nhưng nhiều ngân hàng không cho phép bạn sử dụng điện thoại di động, đọc tạp chí hoặc sách giữa giờ, và vì vậy, bạn thường không có việc gì để làm ngoại trừ nói chuyện với các đồng nghiệp.

9. Tiền không phải là thứ sạch sẽ, theo nghĩa đen. Bạn có thể mắc bệnh nếu như quên rửa tay sau khi xử lý tiền. Các giao dịch viên thường phải rửa tay sau khi giao dịch ngay lập tức nếu khách hàng của họ rõ ràng là đang mắc bệnh.

10. Bạn có thể tự biến mình thành kẻ ngốc khi vô tình kích hoạt hệ thống báo động. Các ngân hàng có cách để kiểm tra với cảnh sát khu vực trước khi thông báo với các cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Mặc dù vậy, khi xảy ra sự cố, các giao dịch viên có thể bỏ sót quy trình, và hậu quả là, ngân hàng phải tốn một chi phí không hề nhỏ.

Bây giờ, bạn đã có một số hình dung nhất định về cuộc sống của một giao dịch viên. Công việc này có thể là bước khởi đầu cho chặng đường đi đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn! Hoặc nếu không, bạn cũng có thể được đào tạo và thăng tiến lên một vị trí cao hơn. Nếu bạn làm việc tốt với những con số lẫn con người thì đây là một công việc tuyệt vời để khởi đầu.

Làm sếp, xin đừng cau có: Muốn nhân viên xuất chúng thì lãnh đạo phải gương mẫu, khi đi làm phải "đẹp từ ngoài vào trong"

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều ôm ấp mong ước trở thành một lãnh đạo giỏi, có thể là trong khu phố nhà bạn, trong một tập đoàn hay là người sáng lập một công ty. Thật tiếc phải nói với bạn rằng rất khó để tìm được những nhà lãnh đạo giỏi.


Nhưng không phải bạn không có cơ hội, bởi những tố chất cần có để trở thành lãnh đạo tài giỏi không phải bẩm sinh mà có được. Bạn sẽ phải nhờ tới những người thầy, cố vấn và kinh nghiệm mới học được cách làm một nhà lãnh đạo. Còn phải có tư duy cầu tiến, hiểu được rằng bạn sẽ không bao giờ thôi học hỏi và tò mò.

Giữ vị trí lãnh đạo ngày nay so với mười, hai mươi năm trước quả thực rất khác biệt. Môi trường làm việc ngày càng phức tạp và người lãnh đạo không còn nằm trong giới hạn đơn thuần ra lệnh cho đội quân hoàn thành công việc.

Bạn thực sự có được bao nhiêu phẩm chất và đặc điểm cốt yếu của một nhà lãnh đạo? Hãy tự mình kiểm tra và từ đó khắc phục những điểm yếu và cải thiện ưu điểm của mình.

Trung thực

Doanh nghiệp và nhân viên là hình ảnh phản chiếu của chính bạn. Nếu bạn biến cách cư xử trung thực và có đạo đức thành giá trị cốt yếu, mọi người cũng sẽ noi gương bạn.

Khả năng giao phó

Cần phải nhớ rằng việc đặt ý tưởng của mình vào tay đội ngũ riêng cho thấy sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Giao phó nhiệm vụ cho người thích hợp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn cần phát triển khi doanh nghiệp thêm lớn mạnh.

Khả năng giao tiếp

Khả năng mô tả rõ ràng và ngắn gọn việc bạn muốn làm quả thực vô cùng quan trọng. Nếu bạn không thể truyền đạt tầm nhìn của mình cho đội ngũ làm việc, tất cả sẽ không thể làm việc hướng tới một mục tiêu. Hãy tạo cảm giác tin tưởng và thấu hiểu bằng sự giao tiếp hiệu quả giữa bạn và nhân viên.
Khả năng cười đùa

Giữa tinh thần và năng suất làm việc có mối liên kết với nhau và ở cương vị lãnh đạo, bạn phải truyền được năng lượng tích cực. Lúc này khiếu hài hước của bạn sẽ có ích. Khuyến khích mọi người cười đùa trước những sai lầm vừa học từ chúng thay vì khóc lóc và tự hỏi phải làm gì tiếp theo.

Đầy tự tin

Một phần việc của bạn khi làm người lãnh đạo là đối phó với những vấn đề khẩn cấp và giữ vững tinh thần của đội ngũ. Hãy tiếp tục duy trì sự tự tin của bạn và đảm bảo với mọi người những trở ngại này là lẽ dĩ nhiên và điều quan trọng là phải tập trung vào vạch đích lớn hơn. Hãy nhớ rằng, nhân viên chịu ảnh hưởng từ hành động của bạn, nên nếu bạn thể hiện được sự bình tĩnh trong việc kiểm soát hậu quả, họ cũng sẽ nhận thấy điều đó.

Sự tận tụy

Nếu muốn đội ngũ của mình làm việc chăm chỉ và đưa ra sản phẩm chất lượng, bạn phải làm gương trước đã. Không có động lực nào lớn hơn việc chứng kiến người đứng đầu bước ra làm việc cùng mọi người, cho thấy bất kỳ ai, dù là vị trí nào cũng đang nỗ lực hết mình. Việc chứng tỏ sự tận tụy với thương hiệu và vai trò của mình không chỉ giúp bạn giành được sự tôn trọng của đội ngũ làm việc mà còn truyền được nguồn năng lượng chăm chỉ cho mọi người trong công ty.
Thái độ tích cực

Hãy duy trì quyết tâm hướng tới thành công bền vững cho công ty của nhân viên và nguồn năng lượng tràn đầy. Hãy giữ cho không khí nơi làm việc được cân bằng giữa năng suất và tiếng cười. Nếu đội ngũ của bạn cảm thấy vui vẻ và lạc quan, có thể họ sẽ không phiền làm thêm giờ để hoàn thành một dự án hoặc thật sự dốc lòng khi bạn cần tới họ.

Tư duy sáng tạo, cởi mở

Có những khi bạn buộc phải đi chệch khỏi con đường đã định và đưa ra những quyết định vội vàng. Lúc này, sự sáng tạo của bạn sẽ chứng minh được vai trò không thể thiếu. Người lãnh đạo cần phải biết cách nhanh chóng nghĩ ra các ý tưởng có thể giải quyết vấn đề. Đừng vội vàng chọn khả năng đầu tiên hoặc đơn giản nhất; đôi khi tốt nhất là dành chút thời gian suy nghĩ về những ý tưởng này, thậm chí là nhờ tới sự chỉ dẫn của mọi người. Mấu chốt vẫn là phải có được tư duy sáng tạo cởi mở.

Bản năng sắc bén

Bạn có thể rèn giũa để việc dẫn dắt đội ngũ thực hiện những nhiệm vụ hàng ngày đạt tới sự hoàn hảo. Song khi một việc bất ngờ xảy ra, hoặc là bạn rơi vào một kịch bản mới, mọi người sẽ trông chờ bạn dẫn dắt. Bạn có thể sử dụng kinh nghiệm quá khứ hay tìm cách liên lạc nhờ những cố vấn cũ. Nhưng sau cùng, quyết định khó khăn vẫn phải do bạn quyết và bạn cần dựa vào kinh nghiệm lẫn linh cảm để tìm được câu trả lời.

Khả năng truyền cảm hứng

Khi tạo dựng một doanh nghiệp hay ra mắt sản phẩm mới, việc truyền cảm hứng để đội ngũ của bạn thấy được viễn cảnh thành công là yếu tố sống còn. Hãy khiến họ cảm thấy được cống hiến vào những thành công của công ty. Hãy công nhận việc mọi người làm và tuyên dương mỗi nỗ lực của họ, khen ngợi họ trước mặt ban lãnh đạo công ty. Trao thêm trách nhiệm và khuyến khích họ thực hiện.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Làm việt quá 3 tiếng một ngày tăng đến 60% nguy cơ bệnh tim mạch!

Đó là số liệu thống kê đáng báo động của Đại học London khảo sát hơn 10,000 nhân viên văn phòng khi phải làm việc quá giờ (Overtime - OT) mỗi ngày. Nghiên cứu về vấn đề này, Joe Wedgwood - blogger và là nhà báo nổi tiếng của trang The Happiness Index đã chia sẻ những quan điểm của mình về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc văn phòng.




Công việc đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đảm bảo để ta luôn có được một lượng thu nhập và trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong nhịp sống văn phòng ngày càng hối hả như hiện nay, thật khó để ta có thể cân bằng được những việc ở chỗ làm với cuộc sống cá nhân của riêng mình. Đặc biệt khi ta đang sống trong một xã hội công nghệ với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, ta không thể nào tách mình hoàn toàn ra khỏi công việc. Thật dễ bắt gặp một ai đó đang trả lời email vào mỗi giờ đồng hồ, nhận cuộc gọi từ đối tác ngay trên bàn ăn hay thậm chí ôm laptop làm việc vào mỗi cuối tuần.

Những nhà quản lý ngày càng có yêu cầu cao hơn với nhân viên, đòi hỏi họ chịu nhiều áp lực trong việc đưa đến kết quả công việc tốt hơn. Điều này dẫn đến một phần nguyên nhân khiến họ phải làm việc quá giờ (OT) và dành ít thời gian hơn cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy cố gắng tìm ra một giải pháp để giúp các nhân viên của bạn tìm thấy được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tầm quan trọng của sự cân bằng

Duy trì một lối sống cân bằng giữa công việc và đời tư cá nhân không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ, các mối quan hệ mà còn gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Đơn giản nếu như nhân viên không xem công việc là một gánh nặng, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và làm tốt hơn, ít mắc phải sai lầm và tạo được tiếng vang tốt hơn.

Những doanh nghiệp thường xuyên thể hiện tầm quan trọng của sự cân bằng thường nhận được sự quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là với đối tượng người trẻ Millenials.

Theo trang Oxford Economic: “Chi phí để thay thế một nhân viên lên đến 30,000 Bảng và mất đến 28 tuần để có thể giúp họ quen với guồng quay làm việc.”

Hãy giữ câu nói này để nhắc nhở rằng, bạn cần tìm cách để nhân viên của mình luôn hạnh phúc với nơi làm việc. Tập trung vào việc cân bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc đồng thời gia tăng cấp độ của nhân viên nội bộ. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của việc giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư cũng như cách thức các nhà quản lý/lãnh đạo có thể hỗ trợ nhân viên của mình thực hiện được điều này.

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

Hạn chế những vấn đề về sức khoẻ

Khi chúng ta cảm thấy bị “quá tải”, ta thường có nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó có thể là một tình trạng thông thường như cảm vặt, ho cho đến tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng như đột quỵ và các vấn đề liên quan đến hô hấp cũng như tim mạch.

Bằng cách khuyến khích các nhân viên chú ý giữ gìn sức khoẻ và thường xuyên nhắc nhở họ giữ cân bằng, các nhà quản lý/lãnh đạo sẽ hạn chế được những tình trạng này và cả những ngày nghỉ ốm. Điều này cũng đảm bảo công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong suốt giờ làm việc và nhân viên muốn trở thành một phần của văn hoá sống khoẻ này.

Gia tăng sự gắn kết của các nhân viên

Bằng cách giúp các nhân viên tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, các nhà quản lý/lãnh đạo sẽ gia tăng khả năng gắn bó của nhân viên vào các hoạt động của công ty.

Theo nghiên cứu toàn cầu năm 2006 của Tower Perrin – công ty dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn các dịch vụ tài chính và nhân sự, những công ty có tỷ lệ nhân viên gắn bó cao có tỷ lệ khoảng 52% tăng về năng suất thể hiện. Không chỉ vậy, các công ty này cũng có kết quả doanh thu tăng 19,2% trong khi những công ty có tỷ lệ nhân viên gắn bó thấp lại có doanh thu giảm đến 32,7%.

Sở hữu một lực lượng lao động năng nổ và nhiệt tình sẽ giúp công ty bạn đi xa hơn. Điều này đã được chứng minh ở tập đoàn Temkin Group, khi những nhân viên chăm chỉ thường có xu hướng ở lại nhiều gấp 2,5 lần sau giờ làm nếu họ vẫn còn việc phải làm khi giờ làm việc đã kết thúc.
Hạn chế tình trạng kiệt sức

Chúng ta luôn gặp phải tình trạng bị stress khi làm việc quá nhiều. Tuy nhiên, điều này có thể phòng tránh được và các nhà quản lý/lãnh đạo phải đóng vai trò là người tiên phong nỗ lực để giúp nhân viên của mình không phải gặp trường hợp này. Kiệt sức là tình trạng khi chúng ta phải làm việc quá tải và những nhu cầu ta mong muốn không được đáp ứng kịp thời. Những hệ quả tiêu cực của stress thường ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Việc tách biệt giữa công việc và cuộc sống sẽ góp phần giúp hạn chế stress. Do đó, hãy cố gắng nhắc nhở nhân viên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hạn chế “mang việc về nhà” nhiều nhất có thể.
Thư giãn tinh thần hơn

Khi chúng ta tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ta có thể dễ dàng kiểm soát sự tập trung và xử lý công việc dễ dàng hơn. Bằng cách khuyến khích mọi người tách bạch và cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc mọi nhân viên đều nỗ lực để thực hiện cho xong nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc, tỉ lệ giữ chân nhân viên cũng như lợi nhuận công ty.

CÁCH THỨC HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

Khuyến khích các ngày nghỉ phép

Những kỳ nghỉ phép không phải thứ gì quá xa xỉ, đó là điều cần thiết với mỗi nhân viên. Một sự “giải thoát” tạm thời khỏi công việc bủa vây sẽ cho phép bạn dành thời gian tận hưởng cho bản thân, nạp lại năng lượng và lấy lại tinh thần. Điều này giúp nhân viên của bạn tập trung tốt hơn và cải thiện năng suất khi quay trở lại làm việc.

Vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kỳ nghỉ phép sẽ giúp công ty tăng trưởng tốt hơn và cải thiện tình trạng stress công sở. The American Sociological Association – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển kỷ luật và nghề nghiệp của xã hội học chỉ ra rằng số lượng kỳ nghỉ càng nhiều, nguy cơ stress và các bệnh lý tâm thần ở văn phòng ngày càng giảm đi.

Hãy khuyến khích nhân viên của bạn “dùng nghỉ phép thay vì phung phí chúng” bởi những kỳ nghỉ phép này sẽ không được gia hạn qua năm mới hay được hoàn trả dưới hình thức tài chính nào.

Thực hiện những khoảng nghỉ ngơi trong ngày

Nếu như nghỉ phép là điều quá khó khăn với công ty bạn trong giai đoạn này, hãy khuyến khích nhân viên thực hiện những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong ngày làm việc.

Cơ thể chúng ta không thể chịu đựng việc làm việc liên tục không ngừng trong suốt 9-10 tiếng một ngày.

Bạn có thể thiết kế một khu giải trí nho nhỏ trong văn phòng để nhân viên có thể đến thư giãn trò chuyện với nhau hoặc tạm rời xa công việc đôi chút. Hãy khuyến khích các bài tập vận động nhẹ tại văn phòng hay đi bộ hít thở không khí bên ngoài. Bạn có thể rủ nhân viên của mình cùng nhau đi mua cà phê buổi chiều ở gần văn phòng chẳng hạn. Một số công ty còn mời các chuyên gia ngồi thiền đến để hướng dẫn nhân viên của mình thư giãn hiệu quả hơn. Những cách làm này sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc, sức khoẻ cũng như tâm trạng của nhân viên.
Tham khảo từ nhân viên

Nếu như bạn đang chật vật trong việc tìm cách giúp nhân viên của bạn sống cân bằng hơn, tại sao không thử trực tiếp hỏi họ?

Khi bạn nhận ra nhân viên của bạn có dấu hiệu mất cân bằng, hãy thử trò chuyện với họ xem họ mong muốn có những thay đổi gì để cải thiện tình trạng này. Khi cộng tác với cấp dưới, bạn sẽ nắm rõ hơn họ đang thật sự nghĩ gì và các kế hoạch tương lai của bạn dành cho họ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Để thực hiện được việc này, hãy tổ chức những buổi họp thường xuyên hoặc xây dựng một chương trình đóng góp ý kiến, phản hồi từ nhân viên để có được những số liệu chân thực nhất. Bằng cách này bạn có thể luôn nắm được nhân viên của mình đang mong mỏi điều gì và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo rằng họ đang có được một cuộc sống cân bằng.

Hãy là người tiên phong thực hiện

Cuối cùng, hãy cố gắng trở thành tấm gương mẫu mực cho nhân viên của bạn! Nếu bạn luôn yêu cầu nhân viên của mình rời văn phòng lúc 6h chiều và không làm việc cuối tuần, nhưng bạn lại gửi email cho họ trong những khoảng thời gian này, bạn sẽ gây ra một sự mâu thuẫn cho họ. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy áp lực khi bạn đang làm mẫu cho họ một phong cách điển hình. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có giới hạn cho những lần làm việc OT hay làm cuối tuần.

Việc tôn trọng thời gian cá nhân của nhân viên sau giờ làm việc là vô cùng cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn nên ngừng việc liên hệ họ ngoài khung giờ làm việc để chắc rằng họ thật sự có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày đầy stress.

Phần lớn chúng ta đều dành rất nhiều thời gian cho công việc. Chúng ta dường như đang để công việc chiếm lấy phần lớn thời gian cho những khía cạnh khác trong cuộc sống. Hãy luôn nhắc nhở bản thân điều này để giữ sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của bạn. Hãy dành cho bản thân những phút giây nghỉ ngơi đúng nghĩa. Bằng cách ủng hộ sự cân bằng, bạn sẽ đạt được bước tiến lớn trong việc xây dựng một đội ngũ gắn bó và hiệu quả.

— Theo The Happines Index —
DBS M05479
Quang Cao