Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Sơ đồ mạch tăng âm đơn giản

Mạch này đơn giản dễ lắp mà chi phí cũng thấp khoảng dưới 50k.



Chúc may mắn!

Khám phá sát thủ chống ngầm Việt Nam có thể mua

P-3C Orion là một trong những máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm tốt nhất thế giới hiện nay mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua từ Mỹ.



Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.


P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.


Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.



P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.


Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầmP-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).

Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.

Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.

Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.

Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.

P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.

Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội sẵn sàng về nước

Theo Itar-Tass, các thử nghiệm đối với tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam đã kết thúc thành công. Tàu chuẩn bị được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay.


Tàu ngầm Hà Nội, một trong 6 tàu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, đã thực hiện hơn 100 lần thử nghiệm lặn ở nhiều độ sâu khác nhau. Các thử nghiệm đều đạt và vượt yêu cầu đề ra. Hiện nay tàu ngầm đang có mặt tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhà máy Admiraltei Verfi sẽ đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu ngầm xuất khẩu đầu tiên trong năm nay. Ngoài ra, lễ hạ thủy chiếc thứ 3 trong hợp đồng đã được lên kế hoạch vào tháng 8: “Nhà máy sẽ phải đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai chiếc tàu ngầm xuất khẩu. Việc hạ thủy chiếc thứ 3 đã được lên kế hoạch vào tháng 8 năm nay. Chiếc thứ 4 trong hợp đồng cũng sẽ được khởi đóng trong năm nay”, nguồn tin cho hay.

Trước đó, một nguồn tin khác của Itar-Tass trong ngành công nghiệp quốc phòng nói rằng: “Các thử nghiệm nhà nước đối với tàu ngầm đầu tiên sẽ kết thúc trong mùa hè này. Đến tháng 9 năm nay sẽ diễn ra một số thử nghiệm tiếp nhận - bàn giao, sau đó chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao cho bên đặt hàng”.

Nhật Bản có thể tấn công phủ đầu TQ và Triều Tiên?

Trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã có những bước đi đầu tiên hướng tới phát triển khả năng tấn công phủ đầu.

Cách đây vài năm, ý tưởng cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tiến hành các khả năng vượt khỏi chức trách “phòng vệ” đã làm dấy lên những tranh cãi, chứ không nói gì đến việc “tấn công phủ đầu”, tờ The Diplomat nhận định ngày 4/6.

Nói cách khác, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu, và khi đó chính sách chuyên phòng thủ cũng sẽ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Bài báo cho rằng, dường như Trung Quốc và Triều Tiên là những lý do cơ bản khiến Tokyo phải thay đổi chính sách của mình. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục lối hành xử cứng rắn, theo đuổi tham vọng hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo, trong khi Trung Quốc thì ngày càng hung hăng và mạnh miệng trong tuyên bố chủ quyền. Hiện nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan tới chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera.

Tham vọng và lối hành xử của hai “ông láng giềng” đang khiến Tokyo phải thay đổi những tính toán chiến lược của mình. Bên cạnh đó, một nhân tố khác mà Nhật Bảncũng phải tính tới là chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, gánh nặng về chia sẻ chi phí quân sự của Nhật với Mỹ (Washington đảm bảo chiếc ô hạt nhân cho Tokyo) là không hề nhỏ, và điều đó đã nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối của người dân Nhật Bản.

“Chúng tôi đã trải qua một giai đoạn mà người dân Nhật Bản cảm thấy hết sức lo ngại về an ninh quốc gia”, Yasuhide Nakayama, nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản(LDP), người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng nhà nước nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài NHK ngày 30/5. Ngoài chương trình tên lửa của Triều Tiên, ông Nakayama cũng đề cập tới việc Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật Bản ở các quần đảo tại biển Hoa Đông. “Chúng ta cần cân bằng lại chính sách quốc phòng cơ bản”.

Cách đây không lâu, khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3, Bộ trưởng Quốc phòngNhật Bản Itsunori Onodera đã nói với Reuters rằng, Nhật Bản “có quyền phát triển khả năng đánh đòn phủ đầu chống lại bất kỳ cuộc tấn công sắp xảy ra nào”. Tranh cãi về vấn đề này không còn là chủ đề mới mẻ, và nó thường diễn ra sau mỗi vụ thử hạt nhân hay tên lửa của Triều Tiên. Chưa đầy 3 tháng sau cuộc phỏng vấn này, đã có những báo cáo cho biết Tokyo đang chuẩn bị cho một khuôn khổ chính sách quốc phòng mới, trong đó phần quan trọng là cho phép lực lượng quân độitấn công phủ đầu kẻ thù nếu bị đe dọa thay vì ưu tiên tự vệ như hiện nay.

Giới chức Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cho biết, các cuộc tấn công phủ đầu sẽ chỉ được thực hiện khi một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản đã hiện hữu và xác định rõ từ khu vực nào. Tuy nhiên, chính sách này vẫn gây nhiều nghi vấn về tính hợp pháp (vì để làm điều đó, Nhật Bản sẽ phải thay đổi Hiến pháp) cũng như sự chính xác của các phân tích tình báo trong những kịch bản khác nhau (trường hợp tính toán sai lầm sẽ gây nhiều hậu quả và để lại tổn thất nặng nề).

Hiện vẫn có rất ít thông tin về khả năng mà JSDF sẽ tìm kiếm để thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đồng thời là nhân vật số hai trong LDP hiện nay Shigeru Ishiba có thiên hướng nghiêng về phát triển công nghệ tên lửa hành trình tầm xa, tờ The Diplomat tiết lộ.


Theo Infonet

Nga 'cải lão hoàn đồng' báu vật quốc gia

Hải quân Nga quyết định khôi phục tầu ngầm dự án 945 Barracuda có cấu trúc độc nhất vô nhị với thân tầu được làm bằng vật liệu titan. Con tầu titan này được xây dựng từ những năm 1980.

Tầu ngầm titan có độ bền hơn hẳn các thân tầu từ vật liện thép thông thường, đặc biệt nó không “tự hút” các thủy lôi từ tính.

Theo Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga, quyết định “cải lão hoàn đồng” dự án Barracuda đã được thông qua vào tháng 1 tại một cuộc họp của tân Tư lệnh lực lượng Hải quân Nga, Viktor Chirkin với các chỉ huy trưởng Hải quân Nga.

Tàu K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda.


“Đây không phải là quyết định tự phát, chúng tôi đã xem xét vấn đề này một cách rất cẩn thận và đưa ra quyết định. Việc khôi phục lại con tàu này hiệu quả hơn nhiều so với việc tái chế”, nguồn tin cho biết.

Hiện nay Hải quân Nga đang được biên chế bốn tàu ngầm hạt nhân titan (không tính tàu ngầm mini dùng cho việc nghiên cứu biển sâu), đó là hai tàu K-239 Karp và K-276 Kostroma thuộc dự án 945 Barracuda và hai tàu ngầm titan hiện đại hóa dự án 945A Condor là K-336 Pskov và K-534 Nizhny Novborod.

“Bia” chính của các tầu thuộc dự án Condor và Barracuda là các tầu ngầm và tầu sân bay đối phương. Vũ khí chính tấn công các “con mồi” là các ngư lôi được phóng đi từ hai ống phóng cỡ 650 mm và 533 mm.


Tàu ngầm thuộc dự án Barracuda neo đậu trên căn cứ hải quân.

Khác biệt với Barracuda, các tầu dự án Condor có thể phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn Garnet. Cả hai loại tàu ngầm titan này đều được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Igla và có thể lặn sâu từ 50-600 m.

Cũng theo thông tin trên, bốn tàu ngầm titan đều được biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 7 của Hạm đội Phương Bắc.

Hợp đồng về sửa chữa hai tàu ngầm đầu tiên đã được ký kết với nhà máy Zvezdochka. Theo đó Zvezdochka sẽ phải thực hiện những công việc sửa chữa và hiện đại hóa các tầu này. Các tầu sẽ được thay thế nhiên liệu hạt nhân, tất cả các thiết bị điện tử và kiểm tra, sửa chữa các bộ phận cơ khí của toàn bộ con tầu. Không những thế, các lò phản ứng hạt nhân cũng nằm trong danh sách phải kiểm tra và tu sửa.


Các tàu kéo đưa tàu ngầm Barracuda xuất cảng.

“Các công việc chính sẽ bắt đầu từ mùa hè năm nay và công việc sửa chữa sẽ kéo dài trong vòng 2-3 năm với các điều kiện thuận lợi. Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa tàu K-239 Karp, nhà máy có thể sửa chữa tàu Kostroma”, đại diện của nhà máy Zvezdochka cho biết.

Ông này còn cho biết thêm, không cần quan tâm đến “tuổi tác” của con tàu, bởi vì thân tàu vẫn trong tình trạng “tuyệt vời”. “Titan không giống như thép, nó không bị ăn mòn. Do đó nếu như bạn loại bỏ lớp cao su chống ồn thì thân tầu vẫn còn như mới”, đại diện nhà máy Zvezdochka bổ sung thêm.

Theo thông tin ban đầu, các tàu ngầm mới sẽ nhận được hệ thống sonar, thông tin chiến đấu, hệ thống điều khiển, hệ thống radar mới và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/GPS. Ngoài ra, những con tàu này sẽ thay đổi hệ thống vũ khí với tổ hợp tên lửa hành trình Caliber (Club-S) có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.


Các thủy thủ đứng ngoài boong chiếc K276 Kostroma (thuộc đề án Barracuda).


Sức mạnh của tàu ngầm titan đã được minh chứng trong cuộc thủy chiến diễn ra năm 1992 giữa tàu ngầm hạt nhân Kostroma của Nga và tàu Los Angeles của Mỹ trên biển Barents với chiến thắng thuộc Kostroma, khi đó tàu của Mỹ bị xóa sổ còn Kostroma chỉ bị hư hại nhẹ vùng cabin.

Có lẽ chính vì thế cộng với những tính năng vượt trội của tàu ngầm nguyên tử titan mà chuyên gia quân sự độc lập, Dmitry Boltenkov đã ví các tầu ngầm titan của Nga như là báu vật quốc gia.

Theo Dân Việt
DBS M05479
Quang Cao