Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Cách tính trở để thiết kế mạch đèn Led

- Để LED sáng thì cần điện áp trên nó là 3V.
- Điện áp dự cung cấp là ~ 220V.
- vậy cần mắc nối tiếp với LED 1 điện trở để hạ áp từ 220 xuống 3V. Vậy sụt áp trên điện trở là : 220 - 3 = 217V.
- Dòng nuôi LED siêu sáng thường là 25mA = 0,025A, nếu nhiều con mắc nỏi tiếp thì cộng dồn vào.


- Giá trị điện trở cần dùng là: R=U/I = 217/0,025 = 8680Ω.
*Để đảm bảo ổn định bạn nên sử dụng diode và tụ điện để kéo dài tuổi thọ của đèn Led.

Cách thay mắt đọc đầu DVD

Một số lưu ý là các bạn nên hạn chế chỉnh hai biến trở trên mắt đọc khi có hiện tượng không đọc được đĩa DVD hoặc VCD và tốt nhất là đừng nên chỉnh, vì việc cân chỉnh để đạt được yêu cầu rất mất thời gian và dễ làm hư mắt, cứ thay quách cho xong, một mắt đọc tốt giá chỉ có 90K cho loại DVD thông dụng.

Khi mua mắt mới thì tốt nhất là các bạn nên cầm cả mắt lẫn dây tín hiệu tới tiệm mà hỏi mua, vì dây tín hiệu có hai loại thuận và ngược. Với bạn nào chưa lần nào làm việc này thì khi mua mắt mới, nhớ hỏi người bán chỗ xả mối hàn trên mắt mới.

Cũng như miêu tả trên hình, có ba vị trí ốc ko được phép đụng tới, nhưng nếu lỡ có ai đụng tới thì có hai cách giải quyết sau:
1. thay nguyên dàn cơ với giá 20K.
2. vặn cân chỉnh lại cho tới khi mắt đọc được bình thường thì thôi

Chúc mọi người vui vẻ.

Firmware và các vấn đề đầu KTS

Mình tổng hợp lại cho các bạn cần có gần đủ hết nếu bạn nào thích có thể download về nghiên cứu

Download:
Download Link 1
Download Link 2

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Làm thế nào để hồ sơ trực tuyến của bạn nổi bật?

Bạn muốn đăng hồ sơ của mình lên mạng nhưng cứ do dự mãi: làm sao để thu hút nhà tuyển dụng? Để nổi bật hơn hàng trăm ngàn ứng viên đăng hồ sơ trực tuyến, bạn cần hiểu rõ cách vận hành của hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồ sơ ứng viên (Applicant Tracking System – ATS) của một website việc làm.

Hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồ sơ ứng viên sẽ tự động chọn lọc những hồ sơ phù hợp với các tiêu chí tìm kiếm ứng viên của nhà tuyển dụng. Vì vậy khi bạn đăng hồ sơ lên website việc làm, hệ thống sẽ tự động lọc ra những thông tin, từ khóa quan trọng trong hồ sơ. Và khi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên bằng cách nhập từ khóa vào website, ATS sẽ tìm ra những hồ sơ phù hợp nhất dựa vào thông tin ứng viên mà hệ thống đã lọc ra trước đây. Chính vì thế, bạn cần tạo một hồ sơ tận dụng triệt để các từ khóa quan trọng liên quan đến vị trí ứng tuyển để tối đa hóa cơ hội được nhà tuyển dụng tìm thấy.

1. Đừng quên làm nổi bật:

Kinh nghiệm, trình độ học vấn và thành tích liên quan đến vị trí muốn ứng tuyển và đừng bỏ sót những kỹ năng, các từ chuyên ngành hay bất cứ bằng cấp, học vị nào của bạn nhé.

Ví dụ: những cụm từ như: trưởng phòng Tiếp Thị và Truyền Thông, Giám Đốc Tài Chính, Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh - MBA, hay những từ khóa như ACCA, TOEFL hay IELTS… sẽ giúp cho hồ sơ của bạn dễ dàng lọt vào “tầm ngắm” của hệ thống.

2. Thường xuyên cập nhật hồ sơ

Một hồ sơ mới được cập nhật sẽ cho thấy bạn đang chủ động tìm kiếm một cơ hội việc làm mới. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thông tin liên lạc cũng như những thông tin liên quan đến thành tích nổi bật gần đây nhất của mình.

3. Trình bày hồ sơ rõ ràng, dễ đọc

Sau khi được hệ thống theo dõi hồ sơ ứng viên “chấm được nhiều điểm”, đã đến lúc bạn “tạo cảm tình” với nhà tuyển dụng đây. Bạn nghĩ rằng những kiểu chữ lạ mắt và nhiều màu sắc sẽ giúp cho hồ sơ bạn nổi bật hơn? Cẩn thận đấy, chúng sẽ làm cho hồ sơ của bạn trông rối hơn. Vì vậy, bạn cần trình bày hồ sơ thật rõ ràng và dễ đọc:

- Không dùng những kiểu chữ phức tạp, gạch dưới, hay có bóng đổ (shadow).
- Sử dụng font chuẩn như Times, Arial, Courier hay Helvetica… với kích cỡ từ 10 đến 14.
- Trách sử dụng ngoặc vuông hay ngoặc tròn.

Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị hai hồ sơ: một bản để gửi trực tuyến và một bản dành cho buổi phỏng vấn đầu tiên. Đây là lúc bạn có thể phát huy khả năng “khéo tay hay làm” của mình: những kiểu chữ ấn tượng được trình bày và in trên giấy đẹp mắt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ những giây phút đầu tiên.

Nên xem: 

Hoàn thành 1 CV khi có quá ít/ nhiều thông tin.

Có được một công việc đồng nghĩa với việc bạn phải thể hiện cho nhà lãnh đạo tương lai của bạn thấy bạn là người thích hợp hơn những ững viên còn lại. Số lượng ứng viên cho mỗi lần tuyển dụng là rất lớn, do đó, việc đầu tiên cần làm để bạn có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng là phải có một Cv nổi bật.

Vậy bạn sẽ viết CV như thế nào khi có quá nhiều thông tin?

Nhà tuyển dụng muốn những ứng viên là những người có thể gia tăng giá trị cho công ty, ví dụ: tăng lợi nhuận, giảm chi phí, cải thiện đạo đức, hiệu suất lao động của nhân viên... Khi bạn có quá nhiều thứ để nói, hãy biết chọn lọc những thứ liên quan trực tiếp đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Một điểm đáng chú ý: thành tựu là những thứ bạn đạt được khi đảm nhận một vai trò nào đó, nó không giống như những công việc bãn đã làm, cái đã được liệt kê trong phần quá trình làm việc của bạn. VD: Thay vì nói rằng bạn đứng đầu một nhóm 10 người cho 1 dự án nào đó, bạn có thể nói bạn đã đứng ra tổ chức, sắp xếp, điều hành dự án, và kết quả là mang lại lợi nhuận như thể nào, quan hệ giữa các thành viên có tốt hơn trước không...

Ngược lại, trong trường hợp bạn có quá ít thông tin, CV sẽ được hoàn thành như thê nào?

Sự khác biệt lớn nhất giữa các CV không chỉ nằm ở chỗ những việc mà chủ nhân của nó đã đạt được mà còn ở cách họ trình bày nó. Nhà tuyển dụng đôi khi chú ý đến những thành tựu hơn là bằng cấp của ứng viên, vì họ hy vọng những ứng viên này sẽ lại đạt được những kết quả tương tự khi làm việc cho họ. Như thế, bạn không nên quá lo lắng khi đi xin việc mà ngoài tấm bằng ĐH và 1 vài chứng chỉ, bạn chẳng còn thứ gì khác. Bình tĩnh, bạn hãy ngỗi xuống với 1 chiếc bút và 1 tờ giấy, rồi:

- Liệt kê tất cả những giải thưởng về học thuật và những thứ liên quan, những khóa học liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang muốn có. Trong trường hợp bằng cấp của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc đó, hãy cố gắng làm nổi bật những mặt có liên quan của nó.
- Liệt kê tất cả những dự án bạn đã thực hiện, cố liên kết nó với công việc tương lai của bạn.
- Liệt kê tất cả những công việc có liên quan bạn đã lám, ngay cả khi đó là việc không công, tình nguyện, hoạt động ngoại khóa. Chú ý, khi viết về kinh nghiệm làm việc nên bao gồm những thông tin cơ bản như: Vị trí phụ trách, thời gian làm việc, tên của tổ chức đó, và bạn đã thu được gì từ công việc đó.
VD: Nếu bạn làm cho báo trường, điều này thể hiện bạn là người có óc sáng tạo, bạn sẫn sàng cống hiến để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Tham gia vào các tổ chức sinh viên, các câu lạc bộ chuyên môn hay xã hội cho thấy khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo của bạn. Chú ý: không nên đề cập đến những hoạt động liên quan đến các vấn đề chính chị nhạy cảm, vấn đề gây tranh cãi.
- Liệt kê cả những việc bạn làm khi rảnh rỗi, tất nhiên phải liên quan đến công việc sắp tới, cố gắng làm nổi bật phẩm chất cá nhân của bạn qua đó, những phẩm chất cần cho công việc tương lai.
- Nếu có thể, hãy xin 2 lá thư giới thiệu.

Nên xem: 
DBS M05479
Quang Cao