Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Hoàn thành 1 CV khi có quá ít/ nhiều thông tin.

Có được một công việc đồng nghĩa với việc bạn phải thể hiện cho nhà lãnh đạo tương lai của bạn thấy bạn là người thích hợp hơn những ững viên còn lại. Số lượng ứng viên cho mỗi lần tuyển dụng là rất lớn, do đó, việc đầu tiên cần làm để bạn có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng là phải có một Cv nổi bật.

Vậy bạn sẽ viết CV như thế nào khi có quá nhiều thông tin?

Nhà tuyển dụng muốn những ứng viên là những người có thể gia tăng giá trị cho công ty, ví dụ: tăng lợi nhuận, giảm chi phí, cải thiện đạo đức, hiệu suất lao động của nhân viên... Khi bạn có quá nhiều thứ để nói, hãy biết chọn lọc những thứ liên quan trực tiếp đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Một điểm đáng chú ý: thành tựu là những thứ bạn đạt được khi đảm nhận một vai trò nào đó, nó không giống như những công việc bãn đã làm, cái đã được liệt kê trong phần quá trình làm việc của bạn. VD: Thay vì nói rằng bạn đứng đầu một nhóm 10 người cho 1 dự án nào đó, bạn có thể nói bạn đã đứng ra tổ chức, sắp xếp, điều hành dự án, và kết quả là mang lại lợi nhuận như thể nào, quan hệ giữa các thành viên có tốt hơn trước không...

Ngược lại, trong trường hợp bạn có quá ít thông tin, CV sẽ được hoàn thành như thê nào?

Sự khác biệt lớn nhất giữa các CV không chỉ nằm ở chỗ những việc mà chủ nhân của nó đã đạt được mà còn ở cách họ trình bày nó. Nhà tuyển dụng đôi khi chú ý đến những thành tựu hơn là bằng cấp của ứng viên, vì họ hy vọng những ứng viên này sẽ lại đạt được những kết quả tương tự khi làm việc cho họ. Như thế, bạn không nên quá lo lắng khi đi xin việc mà ngoài tấm bằng ĐH và 1 vài chứng chỉ, bạn chẳng còn thứ gì khác. Bình tĩnh, bạn hãy ngỗi xuống với 1 chiếc bút và 1 tờ giấy, rồi:

- Liệt kê tất cả những giải thưởng về học thuật và những thứ liên quan, những khóa học liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang muốn có. Trong trường hợp bằng cấp của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc đó, hãy cố gắng làm nổi bật những mặt có liên quan của nó.
- Liệt kê tất cả những dự án bạn đã thực hiện, cố liên kết nó với công việc tương lai của bạn.
- Liệt kê tất cả những công việc có liên quan bạn đã lám, ngay cả khi đó là việc không công, tình nguyện, hoạt động ngoại khóa. Chú ý, khi viết về kinh nghiệm làm việc nên bao gồm những thông tin cơ bản như: Vị trí phụ trách, thời gian làm việc, tên của tổ chức đó, và bạn đã thu được gì từ công việc đó.
VD: Nếu bạn làm cho báo trường, điều này thể hiện bạn là người có óc sáng tạo, bạn sẫn sàng cống hiến để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Tham gia vào các tổ chức sinh viên, các câu lạc bộ chuyên môn hay xã hội cho thấy khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo của bạn. Chú ý: không nên đề cập đến những hoạt động liên quan đến các vấn đề chính chị nhạy cảm, vấn đề gây tranh cãi.
- Liệt kê cả những việc bạn làm khi rảnh rỗi, tất nhiên phải liên quan đến công việc sắp tới, cố gắng làm nổi bật phẩm chất cá nhân của bạn qua đó, những phẩm chất cần cho công việc tương lai.
- Nếu có thể, hãy xin 2 lá thư giới thiệu.

Nên xem: 

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao