Bằng sáng chế chứng minh "quyền sở hữu" ý tưởng, sáng tạo, sản phẩm của tác giả trong 1 thời hạn nhất định. Bằng sáng chế này sẽ do từng quốc gia cấp (tác giả xin cấp Bằng sáng chế ở quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ cấp cho tác giả). Căn cứ vào Bằng sáng chế này, pháp luật của quốc gia đó sẽ bảo vệ quyền lợi của tác giả. Tùy từng quốc gia, người nào đăng ký Bằng sáng chế trước, người đó có "quyền sở hữu" với sản phẩm. Nếu người trước đã đăng ký Bằng sáng chế mà không còn tiếp tục hoạt động sáng tạo, phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm, trong khi người sau vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Bằng sáng chế này sẽ được chuyển cho người sau. Lúc này, "quyền sở hữu" sản phẩm, ý tưởng, sáng tạo thuộc về người sau. Khi có Bằng sáng chế, tác giả được quyền cấm người khác làm, sử dụng, bán, hoặc phân phối các sản phẩm, ý tưởng, sáng tạo mà không được phép trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia cấp bằng.
Giấy phép thể hiện rõ người dùng được phép làm gì hoặc không được phép làm gì với sản phẩm. Thông qua Giấy phép, người dùng sẽ biết và thực hiện đúng theo quy định của tác giả với sản phẩm đó. Phạm vi sử dụng Giấy phép là ở tất cả các Quốc gia. Giấy phép của sản phẩm luôn yêu cầu người dùng phải "ghi công" của tác giả.
Ống nhòm, ống ngắm bắn ban đêm - có lẽ nhiều người đã thấy... trên phim nước ngoài. Nhưng chắc ít người được biết, vừa qua nhóm nghiên cứu của Viện Vật lý và điện tử (Viện KH&CN Việt Nam) đã chế tạo thành công liền ba loại sản phẩm nhìn ban đêm: kính quan sát một mắt, kính quan sát hai mắt và kính ngắm bắn, giá thành rẻ hơn 35 - 50% so với sản phẩm tương đương nhập ngoại. Đây là những sản phẩm thành công của đề tài cấp nhà nước KC.05.04 "Nghiên cứu công nghệ chế tạo và lắp ráp các linh kiện quang học của thiết bị nhìn đêm dựa trên nguyên lý khuếch đại ánh sáng mờ".
Kính nhìn ban đêm quân đội Việt Nam
Do là sản phẩm công nghệ cao, chủ yếu dùng cho quân sự nên các loại kính ngắm và kính quan sát tầm xa ban đêm thường bị cấm xuất khẩu sang những nước ngoài khối NATO. Nếu có mua được thì giá thành cũng rất cao. Như loại thấp nhất là kính quan sát mini đã có giá 6.000USD, còn giá thành chuyển giao cho một loại kính ngắm thông thường cũng đã lên tới hàng triệu USD. Nếu chủ động nghiên cứu chế tạo kính nhìn ban đêm trong nước, không những giảm giá thành so với nhập nguyên chiếc mà còn có thể đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên việc nghiên cứu chế tạo kính nhìn đêm đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao mà hiện chỉ có một số nước công nghiệp phát triển là có khả năng thực hiện được.
Kính quan sát
Việc nghiên cứu ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, trong khi ta lại thiếu cả cơ sở vật chất lẫn tri thức công nghệ, thiếu hẳn những ngành bổ trợ như cơ khí chính xác, vật liệu quang học và hóa chất, thiếu đội ngũ thiết kế, kỹ sư công nghệ và công nhân lành nghề. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có định hướng phát triển, chưa có mã ngành khoa học. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu phải xây dựng một quy trình công nghệ, từ những việc rất nhỏ như tiện ren, gia công chế tạo các cụm chức năng cơ khí... cho đến những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như nghiên cứu lý thuyết và quy trình tạo ảnh các chùm tia theo phân bố Gauss, thiết kế tối ưu các cụm chức năng, nghiên cứu và thực nghiệm các quy trình tạo vạch khắc trên bề mặt thủy tinh quang học... Tổng cộng có tới bảy lĩnh vực cần nghiên cứu, thử nghiệm: quang điện tử - laser; công nghệ màng mỏng, quang học kỹ thuật, cơ khí chính xác, điện tử, điều khiển tự động và xử lý ảnh. "Chúng tôi phải chủ động giải quyết triệt để tất cả mọi khâu từ nghiên cứu, thiết kế cho đến công nghệ chế tạo và lắp ráp cho hầu hết các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm sử dụng các đầu thu khuếch đại ảnh thế hệ hiện đại" - TS Minh, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết.
Kính đeo trán
Ban đầu là tìm nhập những loại đầu thu khuếch đại ảnh cho ống kính nhìn đêm, đây là một việc không dễ dàng bởi mặt hàng này nhiều nước cấm mua bán. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chọn mua loại đầu thu thế hệ XD-4. Loại đầu thu này không những có tính năng tốt mà còn rất bền. "Chính nhờ có quyết định đúng trong việc nhập loại đầu thu trên mà chúng tôi mới tạo được những ống kính thiết bị nhìn đêm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây còn là một định hướng chiến lược rất quan trọng cho các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển và sản xuất các ống kính thiết bị nhìn đêm ở trong nước, tránh mua phải dây chuyền lạc hậu" - TS Minh nói. Những ai "chơi" máy ảnh đều biết, muốn nâng cao độ phân giải, độ nét sâu và độ sáng của các ống kính quang học thì phải tăng khẩu độ hay đường kính các thấu kính. Trong các thiết bị quang học cao cấp như ống kính cho camera chuyên dụng, ống kính chụp ảnh hàng không, telescope loại lớn... đường kính các chi tiết thấu kính và gương thường lớn hơn Ø100. Cho đến nay, các máy đánh bóng bề mặt quang học ở Việt Nam chỉ có khả năng gia công thấu kính có đường kính từ Ø 20 đến Ø 80. Muốn tạo được các chi tiết quang học có đường kính lớn hơn Ø 100, nhóm nghiên cứu phải đầu tư một thiết bị đo bán kính mặt cầu có độ chính xác nhất hiện nay, đồng thời thiết kế và chế tạo một máy mài và đánh bóng mặt cầu quang học lớn, một bộ gá tâm thấu kính và các dụng cụ đồ gá cho công đoạn mài rìa và khoan thấu kính với độ đồng trục cực chính xác.
Kính ngắm bắn đêm cho súng đại liên PKMSN
Để tăng độ nét và độ trung thực của màu sắc, một công đoạn khác rất công phu mà nhóm nghiên cứu phải tiến hành là chế tạo các hệ màng mỏng giao thoa nhiều lớp bằng phương pháp bốc hơi trong chân không. Lớp màng mỏng trông như lớp váng dầu trên thấu kính này có tác dụng giảm độ phản xạ, tăng độ truyền qua của mỗi mặt khúc xạ, ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ bề mặt kính khỏi tác động của hơi ẩm, hơi nước biển hay nấm mốc phá hủy.
kính ngắm bắn đêm cho pháo Zu23-2, bắn mục tiêu mặt đất.
Cùng một loạt quy trình khác như thiết kế tối ưu các hệ thống ống kính đặc thù cho nhìn đêm, xây dựng bộ chương trình cải thiện chất lượng và xử lý hình ảnh, gia công chính xác cho các chi tiết cơ khí khó và phức tạp, đo đạc lắp ráp căn chỉnh ống kính và toàn bộ thiết bị, nhóm nghiên cứu đã chế tạo tương đối đầy đủ các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm. Qua thử nghiệm trong một số cơ quan của Bộ Công an, sản phẩm kính quan sát một mắt của nhóm nghiên cứu có chất lượng ảnh tương đương với những mẫu tốt nhất cùng loại của nước ngoài. Loại kính nhìn đêm quan sát tầm xa mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo "vượt so với đăng ký" có độ phóng đại tới 45 lần. Ở chủng loại kính quan sát hai mắt, nhóm cũng chế tạo "vượt yêu cầu" mẫu kính gắn với mũ lái xe hoặc mũ phi công. Khi tháo kính ra khỏi mũ, nó được sử dụng như loại ống nhòm hai mắt, rất thuận tiện khi quan sát.
Riêng với chủng loại kính ngắm bắn, các chi tiết thấu kính và cơ khí phải có độ chính xác cao hơn hẳn so với loại dùng cho quan sát, chưa kể tất cả các cụm chức năng quang cơ điện tử laser của ống kính phải có kết cấu đặc biệt vững chắc để tránh xô lệch do lực rung rất mạnh khi bắn. Loại kính ngắm bắn mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công có thể sử dụng cả ban ngày lẫn trong đêm, quan sát rõ mục tiêu ở tầm 350m.
Tất nhiên từ sản phẩm chế thử đến sản xuất hàng loạt lại là cả chặng đường dài. "Một việc tưởng như đơn giản nhưng lại phải đầu tư rất lớn là phòng sạch vô trùng lắp kính, hoặc buồng khử tĩnh điện khi lắp ráp các mạch điện tử, vật liệu phải tẩm sấy theo quy trình công nghệ để không bị chập mạch, kín khít nước và bảo ôn... chúng tôi vẫn chưa có. Nhưng quan trọng nhất, tất cả những gì thuộc chuyên môn, quy trình công nghệ thì chúng tôi đã nắm được" - Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu nói.
Viết tắt như vậy là có lý do. Nhiều quảng cáo người ta cố tình viết sai cho người đọc luận và do đó nhớ lâu. Đó là thủ đoạn quảng cáo. Nhưng ở đây thì lý do hoàn toàn khác. Thuở ban đầu, khi mới có khái niệm trung ương (ý trung ương Đảng) người ta đang dùng máy chữ tay do Pháp, Đức sản xuất là chính. Trên các máy chữ như vậy không hề có chữ Ư. Để tiện, cán bộ ta mới dùng chữ W thay thế vào chữ Ư - TƯ thành TW nghĩa là trung ương (do không có chữ ư trên máy). Dùng nhiều rồi quen. Bây giờ có máy vi tính rồi vẫn quen hiểu TW là TƯ, tựa như là khi có thương hiệu rồi mà cần đổi tên thì thường kèm cả tên cũ.
Thí dụ: Thông tấn xã Liên Xô là TASS (viết tắt). Nay là Liên Bang Nga thừa kế cho nên mới có ITAR-TASS. ITAR là thông tấn xã nước Nga. Dài dòng nhưng nó là thương hiệu mới thừa kế thương hiệu cũ. Vậy chữ TW hoàn toàn có thể bỏ và dùng TƯ nhưng không ai chịu bỏ vì nó đã trở thành ngôn ngữ dễ hiểu. Trong thực tế có nhiều trường hợp dùng sai về sau quen dùng và vì lý do đó cái sai trở thành cái đúng. Chẳng hạn, năng suất (đúng) nói thành năng xuất (sai) nhưng bây giờ không ai cãi đúng sai mà cứ hiểu cả hai đều đúng.
Màn hình hở sáng là một lỗi khá phổ biến và hiện có rất nhiều người dùng smartphone, tablet phàn nàn về sự cố này. Thực chất màn hình hở sáng là gì và cách nhận biết ra sao?
Lỗi màn hình hở sáng là gì?
Nếu các cạnh xung quanh màn hình smartphone vẫn phát sáng khi bạn đang mở một hình nền tối, rất có thể smartphone của bạn đã bị hở sáng. Hiện rất nhiều smartphone mắc lỗi màn hình hở sáng. Theo trangeHow, bất kỳ sản phẩm nào có màn hình LCD sử dụng công nghệ ánh sáng ngược đều dễ bị mắc lỗi hở sáng, trong đó có cả iPhone.
Lỗi hở sáng thường xuất hiện ở khu vực xung quanh các cạnh màn hình hoặc các góc của màn hình
Lỗi hở sáng trông như là có một ánh sáng trắng hắt ra quanh các cạnh của màn hình smartphone. Hở sáng sẽ rõ hơn khi đang chạy một ứng dụng có nền tối, hay khi bạn xem một website có nền tối, thậm chí khi màn hình điện thoại đang tối sẵn, như là khi bạn đang mở khóa màn hình. Đó là vì màn hình LCD tương phản mạnh mẽ hơn với ánh sáng trắng xuất phát từ ánh sáng mặt sau của màn hình LCD. Hở sáng dường như chỉ xuất hiện ở quanh cạnh của màn hình, vì thế, nếu bạn gặp các vấn đề về ánh sáng ở giữa màn hình điện thoại, đó không phải là lỗi hở sáng mà có thể là một điểm chết hoặc một vấn đề với bộ số hóa của màn hình cảm ứng.
Nguyên nhân gây ra lỗi hở sáng
Màn hình cảm ứng của smartphone thường gồm nhiều lớp. Trong đó có cả viền nhựa bên ngoài màn hình, màn hình cảm ứng và đèn nền. Đèn nền này liên tục hoạt động khi smartphone đang bật, và màn hình LCD được đặt trên chiếc đèn nền này. Màn hình LCD che phủ tất cả ánh sáng không cần thiết từ đèn nền, ngoại trừ ánh sáng cần để soi sáng ứng dụng mà bạn đang mở. Khi lắp ráp không chuẩn, ánh sáng có thể rò rỉ ra ngoài quanh các cạnh điện thoại, gây ra hiện tượng hở sáng.
Smartphone nào có thể dính lỗi hở sáng?
Về kỹ thuật, tất cả sản phẩm dùng màn hình LCD đều có thể bị lỗi hở sáng, bởi vì tất cả màn hình LCD đều có đèn nền, và vì thế các sản phẩm LCD có thể bị hở sáng qua các khe. Như vậy, các sản phẩm này bao gồm TV LCD, máy tính, điện thoại và đồng hồ thông minh. Trong thực tế, iPad hay iPhone cũng từng nhận được nhiều phàn nàn nhiều về lỗi màn hình hở sáng. Theo các trang web như TheStreet.com và Geek.com, iPad 2 và iPhone 4 là các sản phẩm Apple bị lỗi hở sáng nhiều nhất. Thậm chí sau khi một số người dùng nhận ra lỗi hở sáng trên iPad, họ đã mua máy mới nhưng vẫn tiếp tục phát hiện ra lỗi này.
Cách khắc phục lỗi hở sáng
Sửa lỗi màn hình hở sáng trên smartphone không hề đơn giản. Vấn đề xuất phát từ khâu lắp ráp không chuẩn giữa màn hình LCD và đèn nền, bạn sẽ phải thay bộ số hóa của màn hình cảm ứng, hay nói cách khác là thay toàn bộ màn hình. Thông thường, người dùng không thể tự sửa lỗi này, hơn nữa việc mở máy ra như thế nghĩa là bạn sẽ bị từ chối quyền được bảo hành sản phẩm sau này. Vì thế, tốt nhất hãy đến các trung tâm bảo hành của các nhà sản xuất smartphone để sửa lỗi này. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh độ sáng và độ tương phản của điện thoại để ít nhận ra lỗi này, tuy nhiên, đây chỉ là cách xử lý tạm thời.
Lỗi màn hình hở sáng có nghiêm trọng?
Đây là câu hỏi rất nhiều người dùng băn khoăn. Trên diễn đàn Reddit, câu trả lời được nhiều người lựa chọn là nếu cảm thấy khó chịu với ánh sáng này, bạn nên yêu cầu được đổi máy mới. Còn không, bạn có thể "sống chung với nó". Tuy nhiên, nếu là máy mới, lời khuyên được đưa ra là nên yêu cầu được đổi máy.
Backlight Bleed Test là ứng dụng dành cho smartphone Android để giúp bạn kiểm tra xem màn hình có bị lỗi hở sáng không. Bạn có thể tải ứng dụng này tại đây .
Ngoài ra, video sau cũng giúp bạn có thể kiểm tra xem màn hình của bạn có bị hở sáng. Thông thường, mọi người được khuyên mở một hình ảnh có nền tối để kiểm tra xem màn hình có bị hở sáng hay không. Đoạn video dưới đây có nền tối hoàn toàn để bạn có thể "soi" xem màn hình smartphone của mình có mắc lỗi hở sáng hay không.
- Điện áp dự cung cấp là ~ 220V.
- vậy cần mắc nối tiếp với LED 1 điện trở để hạ áp từ 220 xuống 3V. Vậy sụt áp trên điện trở là : 220 - 3 = 217V.
- Dòng nuôi LED siêu sáng thường là 25mA = 0,025A, nếu nhiều con mắc nỏi tiếp thì cộng dồn vào.
- Giá trị điện trở cần dùng là: R=U/I = 217/0,025 = 8680Ω.
*Để đảm bảo ổn định bạn nên sử dụng diode và tụ điện để kéo dài tuổi thọ của đèn Led.