Viết tắt như vậy là có lý do. Nhiều quảng cáo người ta cố tình viết sai cho người đọc luận và do đó nhớ lâu. Đó là thủ đoạn quảng cáo. Nhưng ở đây thì lý do hoàn toàn khác. Thuở ban đầu, khi mới có khái niệm trung ương (ý trung ương Đảng) người ta đang dùng máy chữ tay do Pháp, Đức sản xuất là chính. Trên các máy chữ như vậy không hề có chữ Ư. Để tiện, cán bộ ta mới dùng chữ W thay thế vào chữ Ư - TƯ thành TW nghĩa là trung ương (do không có chữ ư trên máy). Dùng nhiều rồi quen. Bây giờ có máy vi tính rồi vẫn quen hiểu TW là TƯ, tựa như là khi có thương hiệu rồi mà cần đổi tên thì thường kèm cả tên cũ.
Thí dụ: Thông tấn xã Liên Xô là TASS (viết tắt). Nay là Liên Bang Nga thừa kế cho nên mới có ITAR-TASS. ITAR là thông tấn xã nước Nga. Dài dòng nhưng nó là thương hiệu mới thừa kế thương hiệu cũ.
Vậy chữ TW hoàn toàn có thể bỏ và dùng TƯ nhưng không ai chịu bỏ vì nó đã trở thành ngôn ngữ dễ hiểu. Trong thực tế có nhiều trường hợp dùng sai về sau quen dùng và vì lý do đó cái sai trở thành cái đúng. Chẳng hạn, năng suất (đúng) nói thành năng xuất (sai) nhưng bây giờ không ai cãi đúng sai mà cứ hiểu cả hai đều đúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét