Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Louis Pasteur



Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole (Pháp) . Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại . Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất, ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur", một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.

Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh
Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp, Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt này là cơ sở của ngành vi sinh .
Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này, ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur, người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát ô nhiễm.

Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"
Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864, Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút. áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.

Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật .
Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là những yếu tố ngoại lai.
Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa . Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.

Điều trị và phòng ngừa bệnh dại
Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã được cứu sống . Sự thành công đã gây tiếng vang lớn , mọi người thán phục và tin tưởng Ông . Từ khắp nơi , những người bị chó dại cắn đều được đưa tới nhờ Ông chữa trị , Ông tận tình săn sóc và chữa trị cho tất cả bệnh nhân .
Tuy nhiên một việc đau lòng cũng đã xảy ra . Một hôm ông rất khó nghĩ về trường hợp bệnh tình của một em bé , em đã bị chó dại cắn hơn ba mươi ngày . Đã trễ rồi , chích thuốc sẽ không còn hiệu quả , em bé sẽ chết và tác động đến các bệnh nhân khác , họ sẽ nghi ngờ và không tin tưởng vào sự chữa trị nữa . Ông từ chối không muốn chữa trị cho em bé , nhưng cha mẹ của em năn nỉ mãi , Ông động lòng và nhận chữa trị cho em . Trong gần một tháng điều trị , lúc thuyên giảm lúc trở nặng . Sau cùng em không qua khỏi và ông đã òa khóc khi em mất .
Nhiều kẻ ghen ghét Ông , đã vin vào cái chết của em bé để chỉ trích phương pháp chữa bệnh chó dại cắn của Ông , thậm chí còn có người buộc tội Ông làm gây bệnh chó dại cho người . Mười lăm năm sau , cha của em bé đã viết : "... Tôi chưa từng thấy một danh nhân nào chỉ vì lòng nhân đạo mà chịu hy sinh hàng chục năm nghiên cứu , danh vọng của mình để rước lấy một sự thất bại đau đớn đã biết trước ..." .

Thành lập Viện Pasteur
Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy. Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những huân huy chương có uy tín.
Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp lớp học trò. Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.

tham lam

Ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ sống rất hạnh phúc trong một ngôi nhà nhỏ ở dưới chân núi . Hàng ngày , người chồng vào rừng kiếm củi và trái cây , đem xuống chợ bán để nuôi gia đình , người vợ ở nhà chăm sóc nhà cửa cơm nước chờ chồng về sum họp .
Cuộc sống hạnh phúc trôi nhanh theo thời gian . Một hôm hai vợ chồng ngồi nhìn nhau , bổng nhiên họ cùng buông tiếng thở dài , họ đã già rồi , tóc đã bạc , má đã nhăn . Họ luyến tiếc thời trẻ trung xưa kia . Họ nghĩ rằng khi một trong hai người chết đi , người còn lại sẽ cô đơn biết chừng nào , sẽ đau khổ biết chừng nào . Họ ước mơ , giá bây giờ họ còn trẻ , họ sẽ được hưởng cuộc sống lâu dài bên nhau ; đời sống sẽ trở nên thơ mộng biết bao , êm đềm biết bao .
Một ngày kia , người chồng từ giả vợ vào rừng như thường lệ . Vừa đi vùa suy nghĩ vẩn vơ , người chồng gặp một con suối lạ . Trời nóng nực , người chồng bèn xuống suối tắm . Môt lát sau người chồng nhìn xuống nước thì thấy mình đã trẻ lại như xưa . Người chồng nghĩ rằng chắc đây là suối tiên , ai tắm ở suối đều trẻ lại , như lời dân làng truyền tụng . Người chồng liền vội vàng quay về nhà báo tin mừng cho vợ . Người vợ vừa nghe xong câu chuyện , vội vã chạy vào rừng , đến tắm suối tiên .
Người chồng thấy đã lâu mà vợ chưa về , bèn vào rừng tìm vợ . Đến nơi , không thấy bóng dáng vợ đâu , chỉ thấy một đứa bé gái độ hai tháng tuổi đang nằm khóc bên bờ suối . Thì ra người vợ muốn trẻ hơn chồng cho nên đã tắm hơi lâu . Người chồng ngậm ngùi bế vợ về nhà .

Người tài

Chuyện Kể rằng :
Ngày xưa , sau khi diệt được Sở Bá Vương , Hán Bái Công cho đặt tiệc mừng . Rượu được vài tuần , Bái công nói : “ Vì sao Trẫm được thiên hạ ? Vì sao họ Hạng mất thiên hạ ? Các khanh nên trả lời cho thực “ .
Cao Khởi , Vương Lăng thưa : “ Hạng Vũ sỗ sàng và khinh người , ghét kẻ tài , ganh người hay , kẻ có công thì hại , người hiền thì ngờ vực . Bệ hạ nhân hậu và yêu người , ban thưởng hậu hĩ ,cùng mọi người hưởng lợi chung “ .
Bái Công mĩm cười bảo : “ Có điều các ông còn chưa biết : Vận trù ở chốn trung quân , quyết thắng ra ngoài nghìn dặm , ta không bằng Tử Phòng . Trấn thủ quốc gia , vỗ về trăm họ , ta không bằng Tiêu Hà . Cầm quân trăm vạn , đánh đâu thắng đó , ta không bằng Hàn Tín . Nhưng ta biết dùng cả ba , cho nên ta được thiên hạ . Hạng Vũ chỉ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng , cho nên mất cả thiên hạ “ .

Quyết chí

Ngày xưa , có một người học trò nghèo cưới được người vợ hiền , người vợ chăm chỉ dệt lụa , săn sóc mẹ chồng , nuôi anh ta ăn học .
Một hôm người chồng đi đường , bắt được lọ vàng , mừng rỡ đem về đưa cho vợ . Người vợ nói : “Thiếp trộm nghe người ta ai cũng cần giữ liêm sỉ . Nay chàng nhặt của rơi đem về cầu lợi , để ô uế phẩm hạnh , thử nghĩ có nên không ? Người chồng nghe nói , có ý thẹn , bèn tìm cách trả lại cho người mất của .
Người chồng đi xa , tìm thầy để học . Mới được một năm thì về thăm nhà . Vợ lo lắng hỏi : “Chàng có việc gì mà về nhà ?” . Chồng nói : “ Ta đi lâu nhớ nhà nên về thăm , chẳng có việc gì cả ” . Vợ nghe chồng nói thế , cầm con dao đến bên khung cửi nói rằng : “ Lụa đang dệt đây là phải làm từ lúc nuôi tằm , ươm tơ cho đến lúc mắc lên được khung cửi . Nếu bây giờ mà thiếp chặt đoạn đang dệt đây , thì bao nhiêu công phu ngày giờ từ trước đến nay đều mất hết . Chàng đi học là để trở nên một người tài giỏi , nếu đang học mà bỏ về , thì khác gì tấm lụa đang dệt đây mà chặt đi vậy . Chồng nghe vợ nói , lấy làm cảm động , đi học luôn bảy năm , thi đổ ra làm quan . Từ đó gia đình được hạnh phúc vinh hiển .

Cầu cho vua sống lâu...

Ngày xưa có một ông vua rất độc ác , thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng chết . Thế mà có một bà lão ngày nào cũng cầu nguyện cho vua sống lâu . Hơn nữa bà lại còn cầu xin thần linh , nếu có làm chết thì làm chết mình thay cho vua .

Vua rất ngạc nhiên khi biết việc này , bèn cho đòi bà lão đến trình bày lý do . Bà lão thưa : “ Trước đây , nhân dân chúng tôi đã gặp phải hôn quân vô đạo , khổ sở vô cùng . Tôi cầu nguyện cho dân chúng thoát khỏi hôn quân . Sau có kẻ hành thích hôn quân , vua khác lên kế nghiệp . Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước . Tôi lại cầu nguyện cho vua này sớm chết đi , mong rằng nhân dân sẽ thoát khỏi cảnh lầm than . Nào hay đâu vua ấy qua đời , đến bệ hạ lên làm vua , thiên hạ lại lầm than nhiều hơn các đời vua trước . Lấy đó mà suy , thì chắc hẳn các đời vua sau sẽ lại tàn ác hơn vua đời này . Cho nên tôi cầu nguyện cho bệ hạ sống lâu , đem thân mình thế cho bệ hạ được trường thọ , cũng chỉ là để trì hoãn được cuộc thay đổi ấy “ .
DBS M05479
Quang Cao