Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ và điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ và điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Mạch chuyển đổi tử 12V lên 28 DC dùng LM2585

Đây là mạch điều chỉnh tăng áp (boots) đầu vào là 12V đầu ra la 28V . Mạch này được xây dựng bởi LM2585 và sử dụng năng lượng dự trữ trong cuộn cảm để tăng lên tử 12V đến 28V. mạch đóng cắt với tần số 100KHZ. mạch ko sinh ra nhiễu nếu STM đươc sử dụng

Nguồn cung cấp 20V/15A và 12V/3A



Nguồn có hai mức đầu ra là từ 4.5V đến 25V với dòng 15A và 1.25V đến 25V với dòng 3A

Linh kiện:
R1-2-3=0.1R 5W C3-5-8-10=100nF 100V MKT IC1-2-3=LM338 [TO-3 case] on Heatsink
R4=100R 0.5W C4=220pF 100V ceramic IC4=LM308
R5=150R 0.5W C6-11=47uF 63V IC5=LM350 [TO-220 or TO-3 case] on Heatsink
R6-8=330R 0.5W C7=4700uF 63V J1=3 terminal block computer type
R7-9=4K7 0.5W C9=10uF 40V J2-3-4-5=2pin Connector 3.96mm step pin
R10-13=1K5 0.5W D1-2=Led Red 5mm F1=Fuse 5A slow block
R11-12=220R 0.5W D3=1N4007 T1=230Vac/22Vac 600VA transformer
TR1=1K5 trimmer BR1=Bridge Rectifier >250V 35A on Heatsink
TR2=4K7 trimmer BR2=Bridge Rectifier >250V 3A
C-2=10000uF 63V Q1=2N2905

Nguồn cung cấp điện áp +- 5V bằng +-12VDC dùng Lm317 và Lm337


Mạch này được ứng dụng rất nhiều trong các bộ nguồn cung cấp.Nhưng điện áp đầu ra có thể thay đổi do biến trở VR1 và VR2.Không những thế 2 con IC này dùng điều chỉnh điện áp các động cơ nhanh chậm thì quá hay...Và còn có thể cung cấp nhiều điện áp các bạn xem bài viết tại đây.

Bộ điều chỉnh biến đổi điện áp LM317 - LM337

Đây là bộ điều chỉnh biến đổi điện áp có độ dải điện áp khá là rộng từ +-1.25V đến +-37V với dòng điện là 1.5A . Cái này rất tiện dụng cho những thiết bị cần nguồn điều chỉnh.Sừ điều chỉnh này dùng 2 con là LM317 và LM337
1 : Bộ điều chỉnh điện áp dương - LM317
Đây được coi là một linh kiện chuyển đổi khá là tiện dụng. Dùng để chuyển đổi điện áp dương từ +1.25 đến +37V. Và có khẳ năng cung cấp dòng quá 1.5A
* : Hình dáng xác định chân ngoài thực thế


với :
+ADJ là chân điều khiển
+ Vo là điện áp đầu ra
+ Vi là điện áp đầu vào
* Thông số của LM317:
+ Điện áp đầu vào Vi = 40V
+ Nhiệt độ vận hành t = 0 - 125°
+ Dòng điện điều chỉnh là từ : 5
+ Công suất tiêu thụ lớn nhất là 20W
+ Dòng điện đầu ra lớn nhất Imax = 1.5A
+ Đảm bảo thông số Vi - Vo >= 3V
* Sơ đồ nguyên lý :

Với sơ đồ trên ta có thể điêu chỉnh điện áp đầu ra bằng điện trở R1 và R2 được nối như hình vẽ trên. Dòng điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100uA.
Điện áp đầu ra được tính xấp xỉ bằng :
Vo = 1.25.(1+R1/R2)
Với công thức trên ta chỉ cho R1 là một giá trị nhất định . Một điều quan trong là dòng điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100uA. và sự kết nối giữa điện trở R1 và R2 coi như là một cầu phân áp khi đó điện áp giữa chân điều chỉnh và chân đầu ra phải có một điện áp nhất định tức là ở gữa hai điện trở R1 và R2 điện áp luôn bằng 1.25V (Hằng số này không đổi) .Do vậy ta mới có công thức trên.
Theo tôi là các pác nên chọn R1 = 120Ω ==> R2 = 120 (Vo/1.25-1)
Có điều cần chú ý : Điện áp đầu ra lúc nào cũng nhỏ hơn điện áp đầu vào là >=3V . Tức là :
Vi - Vo >= 3V
Như vậy ta hiểu như thế này:muốn có điện áp điều chỉnh từ 1.25 đến 10V thì điện áp đầu vào cần phải là >=13V. Nếu mà hơn thì không đúng.Phải luôn đảm bảo điều kiện trên : Vi - Vo >= 3V
Với bộ điều chỉnh này các bạn có thể tham khảo thêm trong datasheet của nớ! Các bạn nhớ là lắp thêm tản nhiệt vào cho nó để nó làm việc ổn định khi công suất đầu ra lớn
* Một vài mạch ứng dụng của LM317
LM317 dùng để tạo ra giải điện áp từ 1.25 đến 37V. Có thể làm điều chỉnh hay cố định điện áp đầu ra để sạc acquy 12V hay 6V vói lưu lượng acquy nhỏ (với sơ đồ nguyên lý như trên). Tôi lấy ví dụ để tính cho mạch sạc acquy 12V.


* Điều chỉnh điện áp âm - Lm337

Tương tự như cách tính của LM317 ở trên nhưng điện áp đầu vào là -40V. Điện áp giữa chân điều khiển và chân ra là -1.25V. Điện áp đầu ra có giải là -1.25 đến -37V.
Nhứng thông số nó y hệt như Lm317 nhưng nó ở mức âm.
* Ứng dụng của LM317 và LM337.
Hai linh kiện này đều là biến đổi điện áp đầu ra đối xứng nhau. Tôi lấy ví dụ 1 mạch điện điều chỉnh điện áp trong khoảng (+-1.25 đến +-20V)
Với cách tính toán như trên ra có thể tạo ra nhiều điện áp khác nhau từ (1.25V đến 37V) 2 con linh kiện này.
Đây là phần mền tính toán cho con LM317. Với phần mền này các bạn có thể tính toán chính xác các thông số cần thiết cho LM317. Được chia sẻ bởi thành viên.


Tải về:  http://www.mediafire.com/?su0262dtlh5vlta


Nguồn hoiquandientu.com

Mạch nguồn Mạch nguồn ổn định 12V - 15A


Đây là dạng mạch nguồn ổn định điện áp đầu ra với công suất lớn. Sử dụng IC ổn áp họ 78XX và transitor công suất.. Đối với những mạch chỉ sử dụng 78 thì công suất rất bé do vậy để nâng công suất lên người ta kết hợp với các transitor hay các linh kiện khác để nâng công suất của bộ nguồn!
Nhiệm vụ của 7812 trong mạch dùng để ổn định giá trị điện áp đầu ra là 12V cố định. Với dòng đầu ra của 7812 là 1A
Nhiệm vụ của transitor Tip2955 là một transitor công suất với dòng Iec lớn dùng để cấp dòng đầu ra cho tải. Xem datasheet để biết dòng Ice là bao nhiêu?
Nguyên lý của mạch : Nhìn trên mạch chúng ta thấy được điện áp đầu ra luôn ở mức 12V do IC 7812 ổn áp mức điện áp ổn định. Các transitor TIP2955 luôn được mở và cấp dòng ra tải tức là tăng thêm dòng ra tải do 7812 có dòng đầu ra thấp.
Điện áp đỉnh sau bộ chỉnh lưu khoảng Ud = 12*sqrt(2) -1.5V tức là khoảng Ud = 15V
Do các điện trở công suất R4, R3, R2 nên điện áp đặt trên các điện trở là Ur = 15V - (12V-0.6V) = 2.4V ( 0.6 là điện áp sụt trên transitor và điện áp tại chân E của transitor là 12V do 7812 tạo ra) Điện áp đặt trên các con trở R4,R3, R2 khi mạch hoạt động khoảng 2.4V như vậy ta phải tính công suất hợp lý để dòng qua trở nằm trong khoảng cho phép như hình trên ( Ir = 2.4/R) tức là một phần công suất sẽ tiêu tán trên điện trở. Nên vậy 7812 luôn ổn định điện áp đầu ra là 12Vvà các TIP2955 mắc song song nên kích dòng cho đầu ra đạt được 15A. Dòng đầu ra bao gồm các dòng đầu ra của 7812 và dòng ra của 3 con TIP2955
Cấu chì 15A bảo vệ quá tải và 1A bảo vệ cho 7812
Mở rộng của mạch :
+ Như đối với mạch này thì muốn tăng công suất đầu ra chỉ cần thay đổi con TIP2955 lớn hơn có dòng Ice lớn.
+ Muốn ổn định điện áp đầu ra nào đó chỉ cần tính toán giá trị điện trở công suất R2,R3,R4 là được.
Chú ý : Đối với mạch này cần chú ý đến nguồn cung cấp đầu vào. Biến áp hạ áp phải có dòng đầu ra lớn hơn 15A và điện áp 12VAC. Chúng ta nên chọn 20A và cấu diode phải là 20A.
Cần tản nhiệt cho TIP2955 và 7812. Khi chạy công suất thì các linh kiện này rất nóng.


Theo hoiquandientu.com

Mạch inveter 12V -> 220V sử dụng biến áp xung

Những bài trước mình đã giới thiệu với các bạn mạch nghịch lưu sử dụng IC4047 để tạo xung 50Hz. Vì một số nhược điểm của mạch đó hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn phiên bản inveter sử dụng IC KA3525 tạo xung tần số 25kHz và biến áp xung.




Thêm chú thích






So với phiên bản trước thì mạch inveter này có các ưu điểm như sau:
+ Điện áp đàu ra ổn định, dòng ra lớn, tránh được hiện tượng bị sụt áp.
+ Hiệu suất hoạt động cao, không gây nhiều tổn hao năng lượng (bình ắc quy)
+ Các linh kiện trong mạch dễ tìm kiếm, có thể tận dụng trong các mạch nguồn ATX cũ, hỏng.


Đây là sơ đồ mạch nguyên lí:


Mình xin giới thiệu các linh kiện trong mạch:


+IC KA3525 tạo xung 25Khz



+IRF3525 với dong và áp định mức khá cao



+Diod xung UF4007(Ultra Frequency) phải sài chú này vì mạch chạy ở tần số rất cao



+Biến áp xung và cặp tụ có thể tận dụng ở nguồn ATX cũ

Cặp tụ đặc biệt này có tác dụng bội áp hay còn gọi là nhân áp. Khiến điện áp đầu ra có thể đạt tới ngưỡng mà ta mong muốn.


Đây là mạch nguyên lí


Tải về:  http://www.mediafire.com/?w24u5toaik6ij05


Nguồn sưu tầm

4 LED sáng 4 LED tắt luân phiên


Chương trình mẫu:



Chip type : ATmega16
Program type : Application
AVR Core Clock frequency: 8.000000 MHz
Memory model : Small
External RAM size : 0
Data Stack size : 256
*****************************************************/


#include "mega16.h"
#include "delay.h" //khai bao thu vien ham tao tre
#define LED PORTC //dinh nghia LED la PORTC


void main(void)
{
// Port C initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=Out
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=1
PORTC=0xFF; //LED duoc noi vao PORTC vi vay chon trang thai led sau khi mach duoc cap nguon la LED tat
DDRC=0xFF; //chon trang thai cho phep xuat ra dieu khien led


while (1)
{
LED = 0x0F;//dao trang thai led ( 1-> 0 va 0-> 1)
delay_ms(500); //tre 500ms
LED = 0xF0;
delay_ms(500);
};
}

Tải về:  http://www.mediafire.com/?l02t3mn6b6qxld3
Nguồn sangthai.com.vn

LED sáng từ trái sang phải.

Chương trình mẫu:

Chip type : ATmega16
Program type : Application
AVR Core Clock frequency: 8.000000 MHz
Memory model : Small
External RAM size : 0
Data Stack size : 256
*****************************************************/

#include "mega16.h"
#include "delay.h" //khai bao thu vien ham tao tre
#define LED PORTC //dinh nghia LED la PORTC

void main(void)
{
char i; //khai bao mot bien su dung de dem so lan dich bit
// Port C initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=Out
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=1
PORTC=0xFF; //LED duoc noi vao PORTC vi vay chon trang thai led sau khi mach duoc cap nguon la LED tat
DDRC=0xFF; //chon trang thai cho phep xuat ra dieu khien led

while (1)
{
for(i=0;i

{
LED = ~(1 << i);

delay_ms(500); //tre 500ms
}

};
}

Tải về: http://www.mediafire.com/?43op9tq2qbv4957
Nguồn sangthai.com.vn

Led sáng từ phải qua trái

Chương trình mẫu:


Chip type : ATmega16
Program type : Application
AVR Core Clock frequency: 8.000000 MHz
Memory model : Small
External RAM size : 0
Data Stack size : 256
*****************************************************/

#include "mega16.h"
#include "delay.h" //khai bao thu vien ham tao tre
#define LED PORTC //dinh nghia LED la PORTC

void main(void)
{
char i; //khai bao mot bien su dung de dem so lan dich bit
// Port C initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=Out
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=1
PORTC=0xFF; //LED duoc noi vao PORTC vi vay chon trang thai led sau khi mach duoc cap nguon la LED tat
DDRC=0xFF; //chon trang thai cho phep xuat ra dieu khien led

while (1)
{
for(i=0;i {
LED = ~(0x80>>i); //dich so 128 di i don vi ( bit cao nhat la 1)sau do dao trang thai bit
delay_ms(500); //tre 500ms
}

};
}

Tải về:  http://www.mediafire.com/?oiq23cbh84zoh0j
Nguồn sangthai.com.vn

LED từ phải qua trái và từ trái qua phải


LED từ phải qua trái và từ trái qua phải.


Chương trình mẫu:

Chip type               : ATmega16
Program type            : Application
AVR Core Clock frequency: 8.000000 MHz
Memory model            : Small
External RAM size       : 0
Data Stack size         : 256
*****************************************************/

#include  "mega16.h"
#include   "delay.h" //khai bao thu vien ham tao tre
#define LED PORTC   //dinh nghia LED la PORTC

void main(void)
{    
    char i; //khai bao mot bien su dung de dem so lan dich bit
    // Port C initialization
    // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=Out 
    // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=1 
    PORTC=0xFF;  //LED duoc noi vao PORTC vi vay chon trang thai led sau khi mach duoc cap nguon la LED tat 
    DDRC=0xFF;   //chon trang thai cho phep xuat ra dieu khien led

    while (1)
    {
          for(i=0;i          {   
                LED = (0x7f>>i); //dich so 128 di i don vi ( bit cao nhat la 1)sau do dao trang thai bit
                delay_ms(500); //tre 500ms
          }
         
          for(i=0;i          {   
                LED = (0xfe<                delay_ms(500); //tre 500ms
          }
    };
}


Tải về: http://www.mediafire.com/?yb92e667uzc32fp 
Nguồn sangthai.com.vn

INT_8Leds_1Button(Ngắt)


Chương trình mẫu:

Chip type : ATmega32
Program type : Application
Clock frequency : 7.372800 MHz
Memory model : Small
External SRAM size : 0
Data Stack size : 512
*****************************************************/


#include "mega32.h"


// User's define
#define LED PORTC
#define DELAY_VALUE 50000


// Global variables
unsigned char counter;


// External Interrupt 0 service routine
interrupt [EXT_INT0] void ext_int0_isr(void)
{
counter = (counter >= 3) ? 0 : (counter + 1);
}


void my_delay(unsigned long int delay_value, unsigned char compare)
{
while ((counter == compare) && (delay_value--));
}


// Declare your global variables here


void main(void)
{
// Declare your local variables here


// Input/Output Ports initialization
// Port A initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTA=0x00;
DDRA=0x00;


// Port B initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTB=0x00;
DDRB=0x00;


// Port C initialization
// Func7=Out Func6=Out Func5=Out Func4=Out Func3=Out Func2=Out Func1=Out Func0=Out
// State7=0 State6=0 State5=0 State4=0 State3=0 State2=0 State1=0 State0=0
PORTC=0x00;
DDRC=0xFF;


// Port D initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTD=0x00;
DDRD=0x00;


// Timer/Counter 0 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 0 Stopped
// Mode: Normal top=FFh
// OC0 output: Disconnected
TCCR0=0x00;
TCNT0=0x00;
OCR0=0x00;


// Timer/Counter 1 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 1 Stopped
// Mode: Normal top=FFFFh
// OC1A output: Discon.
// OC1B output: Discon.
// Noise Canceler: Off
// Input Capture on Falling Edge
// Timer 1 Overflow Interrupt: Off
// Input Capture Interrupt: Off
// Compare A Match Interrupt: Off
// Compare B Match Interrupt: Off
TCCR1A=0x00;
TCCR1B=0x00;
TCNT1H=0x00;
TCNT1L=0x00;
ICR1H=0x00;
ICR1L=0x00;
OCR1AH=0x00;
OCR1AL=0x00;
OCR1BH=0x00;
OCR1BL=0x00;


// Timer/Counter 2 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 2 Stopped
// Mode: Normal top=FFh
// OC2 output: Disconnected
ASSR=0x00;
TCCR2=0x00;
TCNT2=0x00;
OCR2=0x00;


// External Interrupt(s) initialization
// INT0: On
// INT0 Mode: Rising Edge
// INT1: Off
// INT2: Off
GICR|=0x40;
MCUCR=0x03;
MCUCSR=0x00;
GIFR=0x40;


// Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization
TIMSK=0x00;


// Analog Comparator initialization
// Analog Comparator: Off
// Analog Comparator Input Capture by Timer/Counter 1: Off
ACSR=0x80;
SFIOR=0x00;


// Global enable interrupts
#asm("sei")


counter = 3;


while (1)
{
switch (counter)
{
case 0:
while(1){
LED = 0xFF;
my_delay(DELAY_VALUE, 0);
if (counter != 0) break;
LED = 0x00;
my_delay(DELAY_VALUE, 0);
if (counter != 0) break;
}
break;
case 1:
while(1){
LED = 0b10101010;
my_delay(DELAY_VALUE, 1);
if (counter != 1) break;
LED = 0b01010101;
my_delay(DELAY_VALUE, 1);
if (counter != 1) break;
}
break;
case 2:
LED = 0xFF;
while(1){
if (LED == 0){
LED = 0xFF;
my_delay(DELAY_VALUE, 2);
}
if (counter != 2) break;
LED = (LED << 1)& 0b11111110;
my_delay(DELAY_VALUE, 2);
if (counter != 2) break;
}
break;
case 3:
LED = 0x00;
while(1){
if (counter != 3) break;
}
break;
default:
break;
}
};
}

Tải về: http://www.mediafire.com/?29tif7w6axhc23c

Nguồn sangthai.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Phần mềm thực hành đóng cắt điện

 Phần mền này hồi đó xin mãi mỏi lưỡi thầy mới cho rồi share trên forum khoa thì bị thầy chửi tắt bếp mãi sau này diễn đàn khoa điện trường die mình mới dám mạnh dạng post cho anh em sài.




 Tài nguyên mạng là vô tận hãy tận hưởng nó khi bạn có thể và chia sẽ nó khi bạn có


Download here 1
Download here 2

Instructions Flash Gun

MAKE SURE YOUR FLASH COTTON AND FLASH PAPER ARE COMPLETELY DRY BEFORE PROCEEDING. IT NORMALLY TAKES SEVERAL DAYS TO DRY FLASH COTTON AND PAPER. LEAVING THEM OUTSIDE ON A WARM DAY IS THE FASTEST METHOD. WET COTTON CAN SHORT OUT THE GLO PLUG, AND THE SLIGHTEST HINT OF MOISTURE WILL CAUSE THE COTTON AND/OR PAPER TO FIRE IMPROPERLY. IT MAY FEEL REASONABLY DRY TO THE TOUCH AND STILL BE TOO DAMP (ANY HINT OF COOLNESS WHEN HELD IN THE HAND INDICATES MOISTURE).

THE GLO PLUG MUST BE SCREWED IN TIGHTLY. IF IT COMES LOOSE EVEN SLIGHTLY, IT WILL NOT MAKE A GOOD CONNECTION WITH THE BATTERY AND WILL NOT FUNCTION.



Place the 'AA' battery in the unit as shown. Use Energizer or Duracell only.
Other brands will not function well.



At the end of the barrel is a "glo-Plug". The glo plug acts as a heat source for the ignition of the flash cotton and paper. To test the plug, look down the barrel and press the button. Hold it down for a few seconds. If the plug works, it will light up as shown on the right, if not, it will be dark as shown on the left. The light it gives off is not very bright, so make sure you are not in the bright light when you test it. If the light does not come on after a few seconds, you may have a faulty battery or a disconnected wire. The glo plug does not last forever, and will need replacing after about 20 - 30 shots.

CAUTION: You should remove the battery before continuing so you don't accidentally fire the gun during the loading process.



Take a tiny bit of dry cotton, fluff it out and flatten it.



Insert it so that it ends up touching the glo plug at the very bottom of the barrel. You can use the eraser end of a pensil to push it down, but do so GENTLY, as you can easily damage the glo plug if you use force. Gently press the cotton to the bottom without pushing any more than needed.



Make a ball of flash paper, using either a 2" x 3" piece, or a 3" x 4" piece of flash paper. Push the paper all the way down into the barrel so that it is touching the cotton. If the paper stays in the barrel for a long time, it will expand and not shoot as far. Load it right before your performance if possible.



Put the battery back in the device. The flash gun conceals easily in the hand, and you can simply press the button when you are ready to fire.

Do not remove the wire connector unless you need to replace the glo plug.



The 1.5 volt glo plug can be unscrewed by hand (or by using a pair of pliers), and should be replaced every 20 - 30 shots.

Note: If you have an older unit that has stopped working, try replacing the wires and connections. Wires can become broken with age and rough handling.

DO NOT ever use anything but flash cotton and flash paper in this device. Using powders of any kind will endanger life and limb.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Một số kiến thức cơ bản về amply

Ampli có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau như Class A, AB, B, D... tùy theo nguyên lý thiết kế mạch.

Pre-ampli tiền khuếch đại. Ảnh: Homerecords.

Ampli có nhiều loại, tùy theo chức năng của từng loại mà người ta đặt tên theo đó cho dễ nhớ. Hiện tại có 5 dạng phổ biến:
Pre-ampli: ampli tiền khuếch đại có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu nhỏ từ nguồn phát (đầu CD, đầu đĩa than, DAC…) lên mức tín hiệu cao hơn vào ampli công suất.
Power ampli: ampli công suất có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu ở mức vừa từ ampli lên mức tín hiệu lớn ra loa.
Integrated ampli: ampli tích hợp có kết cấu khối tiền khuyếch đại và khối khuyếch đại công suất chung một vỏ máy.
Dual mono ampli: Một dạng ampli tích hợp. Thiết kế có kết cấu đối xứng cho hai kênh L & R độc lập riêng biệt (từ phần nguồn cho tới phần khuyếch đại).
Monoblock ampli: Thiết kế khối tách biệt từng ampli cho mỗi kênh trái phải

Các thông số cơ bản.


Một ampli công suất theo dạng Balance.



Công suất

Công suất ampli phát ra tính theo đơn vị RMS. Cần phân biệt với công suất đỉnh PMPO lớn hơn rất nhiều với công suất hoạt động của ampli (một số nhà sản xuất quảng cáo công suất PMPO rất lớn lên tới hàng nghìn W nhưng thực tế công suất hiệu dụng lại rất thấp).

Độ lợi công suất (Gain)

Tỷ số tính theo hàm logarit giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của ampli có đơn vị là dB. Độ lợi thể hiện khả năng khuyếch đại của ampli.

Đáp ứng tần số (Frequency Response).

Khoảng tần số tín hiệu đầu vào mà ampli hoạt động ổn định tuyến tính. Thông thường các ampli tốt có đáp ứng tần số trong từ 20Hz đến 20kHz là khoảng âm thanh tai người có thể cảm nhận được. Đáp ứng tần số càng “phẳng” sẽ thể hiện khả năng tái tạo âm thanh càng tốt.

Hiệu suất (Efficiency).

Khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của ampli. Khi cung cấp công suất điện cho ampli, chỉ một phần được khuyếch đại ra công suất âm thanh. Các ampli có thiết kế nguyên lý classA có hiệu suất thấp từ 10% đến 25% (điều đó có nghĩa khi bạn cung cấp 100W điện tới ampli chỉ có 25W công suất âm thanh được phát ra), class AB có hiệu suất 35 đến 50%, class D có hiệu suất 85-90%.

Méo hài tổng (THD).

So sánh tổng hài các tần số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua ampli. Các hài bậc cao sẽ gây méo và làm giảm tính trung thực của âm thanh vì vậy THD càng thấp thì ampli càng tái tạo âm thanh trung thực, thông thường THD phải nhỏ hơn 0,5%.

Trở kháng ra (Output Impedance).

Trở kháng ra của ngõ ampli ra loa. Khi ghép nối ampli phải cùng trở kháng của loa, thông thường khi trở kháng loa giảm một nửa thì công suất ampli cần tăng gấp đôi nếu ghép nối lệch trở kháng.

Chế độ hoạt động


Một ampli thiết kế theo dạng single end. Ảnh: Wavac.

Ampli có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau như Class A, AB, B, D... tùy theo nguyên lý thiết kế mạch. Một số mạch nguyên lý tiêu biểu là ClassA Single-End và ClassAB Push-Pull

Phân biệt OTL và OPT


OTL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Output Transformer Less (tạm dịch: không dùng biến thế xuất âm). Mạch OTL đầu tiên được cấp bằng sáng chế là do kỹ sư Julius Futterman người Mỹ phát minh năm 1954. Sau đó, mạch điện này đã có nhiều biến thể và một thời từng khá thịnh hành trong công nghiệp chế tạo các thiết bị dùng đèn điện tử. Cho đến khi bán dẫn ra đời, OTL gần như biến mất, không được ai sử dụng, do việc dùng nó “tốn” quá nhiều bóng và hiệu suất thấp.

Bóng đèn điện tử chân không là linh kiện có nội trở cao, hoạt động trong điều kiện điện áp cao và dòng điện thấp. Chính vì những đặc tính đó của đèn điện tử, để tăng dòng và phối hợp trở kháng với các thiết bị có trở kháng thấp và dòng điện cao như loa, người ta phải dùng biến thế hạ áp ở đầu ra, được gọi nôm na là biến thế xuất âm.

 Biến thế xuất âm (OPT) được các tín đồ âm thanh ưa chuộng vì nó tạo ra hài âm bậc chẵn vốn là loại âm thanh khá nhạy cảm với tai người, khuếch đại những những tiếng lóc cóc, leng keng và các chi tiết vi mô của bản nhạc. Song, ưu điểm đối với người này lại là nhược điểm đối với người khác. Những người theo trường phái trọng kỹ thuật không thích OPT vì nó sinh ra hiện tượng méo âm, làm hạn chế băng thông và dải động của âm thanh. Họ cho rằng OTL là một lựa chọn đúng hơn so với việc dùng OPT. Do không phải đi qua một linh kiện to lớn, cồng kềnh với các cuộn dây rất nhiều vòng ở đầu ra, mạch điện OTL có thể khắc phục một số nhược điểm của mạch điện dùng OPT, như tốc độ, cường độ, dải động của âm thanh. Đặc biệt, băng thông của OTL cực rộng, có thể lên tới hàng trăm KHz chứ không bị suy giảm ở khoảng tần số mười mấy KHz như đối với OPT. Chính vì thế, những năm gần đây, thiết kế OTL lại xuất hiện trở lại trong nhiều sản phẩm hi-end và được dân chơi âm thanh nồng nhiệt đón nhận.

Các loại ampli bán dẫn

Về nguyên lý hoạt động, các ampli bán dẫn ngày nay vẫn giống như ampli bán dẫn xuất xưởng cách đây 20 năm.

Ampli bán dẫn bắt đầu phát triển từ cuối thập niên 1960.

Từ thời những ampli đèn bóng huyền thoại của Leak những năm 1930 đến hôm nay, ampli đèn 3 cực chỉ chạy duy nhất ở class A đầu tiên chỉ có công suất 5 – 7W, tuy nhiên, loa cổ có trở kháng rất cao (thường hơn 1.000 Ohm) còn loa ngày nay trở kháng thường chỉ 4 – 8 Ohm
Từ thập niên 1960, ampli bán dẫn bắt đầu phát triển mạnh, ampli đèn từ từ lui vào hậu trường. Đến khoảng cuối thập kỷ 1980, sau khi đã trải qua quá trình dài nghiên cứu thử nghiệm, ampli bán dẫn đã định hình rõ nét. Về nguyên lý hoạt động, các ampli bán dẫn ngày nay vẫn giống như các ampli bán dẫn xuất xưởng cách đây 20 năm.

Ampli Class A.


Ampli class A có độ méo thấp, cho âm thanh trung thực và tự nhiên.

Nguồn điện cấp trực tiếp và liên tục vào linh kiện khuếch đại, vì vậy, khi chạy sẽ rất nóng vì năng lượng phát sinh lượng nhiệt lớn. Ampli class A thường có bộ cánh tản nhiệt hai bên rất hoành tráng.
Chỉ một linh kiện khuếch đại công suất cho cả hai nửa chu kỳ âm và dương của sóng hình sin, đó là nguyên lý hoạt động của ampli này. Vì bản chất ampli class A là kích hoạt toàn bộ chu kỳ của tín hiệu vào nên tín hiệu đầu ra gần như giống hệt tín hiệu ở đầu vào. Linh kiện khuếch đại cần phải có dòng điện luôn ổn định và rất lớn chạy qua nên mạch điện class A tiêu hao nhiều năng lượng, do đó hiệu suất thông thường chỉ vào khoảng 25%. Tuy nhiên, ampli class A có độ méo rất thấp, âm thanh nghe được ấm áp, trung thực và tự nhiên.
Các nhà sản xuất hi-end ở hàng “ultra hi-end” hiện tại đều chế tạo ampli class A, họ có những cách riêng để tăng hiệu xuất ampli. Tuy rằng ngày nay ampli đèn không còn thịnh hành nhưng chất âm class A của đèn ở thời kỳ vàng công nghệ ghi âm những năm 1960 – 1970, vẫn là mục tiêu của nhiều nhà sản xuất hi-end, vì đó chính là chất âm nguyên thủy của hi-end. Hay đúng hơn hi-end ngày nay kết hợp chất âm đèn với kỹ thuật điện tử hiện đại, cho ra công suất mạnh hơn mà vẫn ngọt ngào, ấm áp.

Ampli Class AB.


Ampli có hiệu suất khá cao và độ méo cũng tương đối thấp.

Đây chính là ampli chiếm đa số trên thị trường hiện tại từ hàng điện tử bình dân đến hi-end tầm trung và cao. Với ampli class AB, hai linh kiện bán dẫn cùng hoạt động, mỗi linh kiện đảm nhiệm nửa chu kỳ sóng sin và lấn sang một chút ở chu kỳ kia, cơ chế này làm giảm độ méo tại điểm giao giữa hai nửa chu kỳ. Vì hiệu suất khá cao và độ méo cũng tương đối thấp nên ampli class AB được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn. Một giải pháp thường dùng là thiên áp sang class A 100% ở một phần công suất nhất định, ví dụ “class AB 100W, 30W ở class A”.

Ampli số hay Class D.


Ampli class D bị đánh giá là âm thanh quá thô, thiếu cảm xúc.

Loại ampli này xuất hiện từ khoảng nửa sau thập niên 1990. Với ampli class D dùng kỹ thuật điều chế, bóng bán dẫn luôn chỉ ở một trong hai trạng thái đóng (0) hoặc mở (1) trong một chuỗi xung, vì vậy ampli class D hiệu suất rất cao (có thể đạt tới 80%) so với tất cả các ampli khác do năng kượng suy hao rất ít. Với kích thước vừa phải, dòng ampli class D cho ra công suất rất lớn.
Vấn đề còn lại của ampli class D là bản chất hệ nhị phân (binary) không thể tái tạo hết nguyên bản tín hiệu âm thanh. Nhà sản xuất lẫy lừng Bang & Olufsen đã áp dụng rất nhiều nghiên cứu ampli clas D vào sản phẩm của họ. Tuy nhiên, đối với audiophile thì ampli class D bị đánh giá là âm thanh quá thô, thiếu cảm xúc.
Chính vì thế, trong thế giới “đồ chơi cao cấp” này, ampli class D có vẻ như vẫn đang đi những bước đầu tiên. Và cũng cần thêm thời gian nhiều hơn để đánh giá chính xác một cách tổng thể sản phẩm này.

 Chúc vui vẻ!
Sưu tầm từ Internet

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cách làm mạch điện từ...giấy!

Với mẹo nhỏ này, bạn có thể làm cho bạn bè lác mắt :D nếu họ ko biết than chì dẫn điện chứ ko phải giấy!

Bạn cần:

-1 cây bút chì B2
-1 đèn LED
-1 tập giấy dày
-1 cục pin và ít dây điện nếu cần



 Như vậy là xong, bạn nghĩ sao với mạch robot?

 Theo Toilam.com

Cách làm bút cảm ứng Điện dung

Đôi khi chơi một số game đòi hỏi độ chính xác cao thì rõ ràng bút cảm ứng là tuyệt vời nhất trong trường hợp nảy , sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn chế tạo một chiếc bút cảm ứng điện dung với những vật liệu rẻ tiền sẵn có xung quanh ta , mà tưởng chừng như bỏ đi...


Vật liệu cần có :
  1. Băng keo đen
  2. Pin tiểu ( loại Toshiba càng tốt )
  3. Dây đông loại nhỏ 
  4. Vỏ bằng nhôm hoăc sắt của cây chì kẻ mắt ( chú ý phải có 1 đầu bút hình hơi bầu , và đầu chạm vào màn hình phải lớn ít nhất là bằng đầu cục pin ! )
  5. Và cuối cùng 1 chiếc Iphone hoặc Ipad để test

Cách làm :

Gấp dây đồng khoảng 1 doạn như hình



Dán dây đồng trên lỗ của vỏ bút kẻ mắt



Đặt đầu âm của cục pin lên sợi dây , sao cho dây đồng chạm được vào cục pin



Tiếp theo dùng băng keo dán kính cục pin lại




Cuối cùng cắt những phần băng keo dư đi




và bạn đã có 1 cây bút dùng cho Iphone,ipad ( có thể dùng cho các loại điện thoại khác cảm ứng điện trở )

CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG !!!

Nguồn Toilam.com

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

So sánh ổ cứng SSD và HDD


Ổ cứng SSD là gì? 


SSD( Ổ cứng thể rắn) là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu, với công nghệ lưu trữ được sử dụng là Chip NAND FLASH, ổ cứng SSD khác với các ổ cứng truyền thống là ổ cứng cơ, có động cơ và lưu trữ với đơn vị lưu trữ là phiến đĩa và công nghệ từ tính dựa trên các phiến đĩa từ tính. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường.

 Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD 


Với công nghệ và cấu tạo như trên, SSD có khá nhiều ưu điểm so với HDD truyền thống, trong đó có thể tổng kết qua 5 ưu điểm chính sau:
* Tốc độ cao : SSD có tốc độ cao hơn nhiều lần so với HDD
* Chống va đạp và rung lắc tốt: SSD vì không có động cơ quay, nên chịu được va đập và rung lắc rất tốt. Nhất là khả năng chịu đựng va đạp, rung lắc khi di chuyển.
* Tiết kiệm điện : SSD tiết kiệm điện hơn HDD rất nhiều, nhất là với các SSD được sản xuất dựa trên chip quy trình sản xuất thấp như 25 nm, 20nm...
* Độ bền cao: Nếu một HDD lưu trữ và được cất giữ trong môi trường tốt nhất thì khoảng 10 000 h, HDD đó sẽ bị mất từ tính trên các phiến đĩa và ổ đĩa sẽ hỏng. SSD có khả năng lưu trữ được gấp đôi thời gian so với HDD bởi công nghệ Chip NAND FLASH độ bền cao.
* Độ ổn khi vận hành: SSD hoàn toàn yên lặng khi vận hành, trong khi HDD có động cơ quay khá ồn khi vận hành.

So sánh giữa ổ HDD và SSD.

Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.

Thời gian khởi động ổ đĩa:

Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: 

Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.

Độ ồn:

Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.

Độ tin cậy:

Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.

Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).

Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạng Read – only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.

Điện năng tiêu thụ:

SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.

Giá thành:

Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 – 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.

Dung lượng:

 Hiện tại dung lượng lớn nhất đã đạt 832 GB, hỗ trợ kết nối thông qua cổng SATA, ACSI, hay Fibre Channel. BitMicro tuyên cho biết rằng họ đang nghiên cứu sản phẩm ổ cứng SSD siêu dung lượng 6,5 TB.

Tổng hợp (voz, genk)

Những công nghệ ô tô tưởng mới mà cũ

Ít ai biết rằng công nghệ khởi động bằng phím bấm Start/Stop đang “hot” trên ô tô hiện nay lại đã xuất hiện từ khá lâu trước đó.



Hiện tại, những mẫu xe mới ra mắt đều được các hãng xe ô tô quảng cáo là trang bị những công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng, công nghệ thật sự mới, có những công nghệ đã xuất hiện cách đây nhiều thập kỉ nhưng được giới thiệu là mới.

1. Phím bấm chuyển số

Theo thông tin từ hãng xe sang Lincoln, những chiếc MKZ 2013 ra mắt vào tháng 9 tới đây sẽ sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt. Trong đó, có thể kể đến việc loại bỏ cần số để lựa chọn chế độ số “mo”, lùi xe, chế độ lái của hộp số tự động. Thay vào đó, những chế độ này sẽ được lựa chọn bằng phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Về cơ bản, những phím bấm này sẽ kích hoạt một mô-tơ điện, làm chuyển động các sợi cáp nối với cơ chế sang số của hộp số tự động. Trong khi trên những mẫu xe thông thường, việc chuyển số sẽ thực hiện thông qua cần số.

Lincoln MKZ 2013 xuất hiện với phím bấm chuyển số.


Tuy nhiên, phím bấm chuyển số đã xuất hiện cách đây cả thế kỉ. Ngay từ những ngày sơ khai của ngành công nghiệp ô tô, một số hãng xe hơi nhỏ đã trang bị hệ thống sang số điện khí Vulcan trên các mẫu xe thông thường và xe tải.

Vào năm 1956, Chrysler cũng đã giới thiệu các mẫu xe của mình với trang bị phím bấm sang số. Trong những năm 50, 60 hãng ô tô này đã bán được hàng trăm nghìn xe trang bị tính năng này. Ngoài ra, Ford cũng đã từng sử dụng phím bấm chuyển số trên hệ thống Teletouch trang bị cho mẫu xe Edsel. Tuy nhiên những công nghệ này không mang lại tính tin cậy, nên chỉ một thời gian sau đó cả Ford và Chrysler đã ngừng phát triển công nghệ này.

Tuy nhiên, chức năng này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, chứ không hoàn toàn mới như quảng cáo.


2. Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp

Mercedes-Benz 300SL ra mắt năm 1955 đã sử dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.


Đây là công nghệ được sử dụng để tiết kiệm nhiên liệu cho những loại động cơ nhỏ mà không làm giảm đi hiệu xuất hoạt động của nó. Với công nghệ này, một vòi phun nhiên liệu sẽ được đặt bên trong khoang đốt từ đó tận dụng tối đa mức nhiên liệu tiêu thụ.

Tuy nhiên, nó không phải là công nghệ quá mới mẻ. Bởi vào năm 1955, Mercedes-Benz đã ứng dụng công nghệ này trên mẫu xe nổi tiếng 300SL. Công nghệ này được phát triển bởi Bosch, đây hiện vẫn là công ty hàng đầu về động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.

Khi Mercedes giới thiệu đến công chúng mẫu xe 300SL, thì Bosch đã có hơn 1 thập kỉ phát triển và ứng dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp. Vào những năm 40, Bosch đã hợp tác sản xuất động cơ máy bay tích hợp công nghệ này cho lực lượng không quân Luftwaffe (Đức). Thậm chí vào những năm 20, với loại động cơ chạy bằng dầu diesel công nghệ này cũng đã được ứng dụng. Nhưng vào những năm 50 điều kiện thực tế đã không cho phép công nghệ tiến xa, dù nó rẻ hơn và hoạt động đơn giản hơn so với bộ chế hòa khí.

3. Nút bấm khởi động Start/Stop

Phím bấm khởi động thật ra đã xuất hiện từ năm 1912.


Trên những mẫu ô tô mới như Nissan Altima và Ford Escape, khóa khởi động truyền thống đã bị thay thế bằng một phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Đây là cách thức khởi động được ứng dụng trên những mẫu xe cao cấp vào đầu những năm 2000. Hiện tại, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các mẫu ô tô.

Thật ra, những chiếc ô tô xuất hiện đầu thế kỉ trước đã xuất hiện mà không có chìa khóa. Khi đó người ta khởi động xe bằng cách sử dụng tay quay như vẫn thấy trên những mẫu xe "công nông" trước đây. Cách thức khởi động thô sơ này mang đến nhiều phiền toái và vất vả cho người dùng, vì phải thật khỏe thì mới có thể khởi động xe. Chính vì sự bất tiện này, Cadillac đã phát triển nút bấm khởi động vào năm 1912, khởi đầu cho thời kì mới của ngành công nghiệp ô tô. Ngay sau đó, hệ thống khởi động điện đã thay đổi trong nhiều thập kỉ, kéo theo sự ra đời của hệ thống khởi động bằng chìa khóa, phổ biến cho đến nay.

4. Xe hybrid (xe lai)

Các mẫu xe lai bắt đầu phổ biến tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt ấn tượng trong các mẫu xe hybrid chính là Honda Insight và Toyota Prius, trang bị hệ thống động cơ xăng kết hợp với động cơ điện. Sau khoảng 13 năm phát triển, những mẫu xe hybrid đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ những ưu điểm riêng của mình.

Đầu thế kỉ 21, các hãng phát triển ô tô hybrid tập trung nhiều vào yếu tố tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường. Chính vì vậy, công nghệ này được áp dụng trên nhiều phân khúc xe, như xe thể thao, xe tải cỡ lớn, SUV thông thường và sang trọng, và gần đây là những mẫu sedan.

Lohner-Porsche 1901, chiếc xe lai đầu tiên trên thế giới.


Thế nhưng đây chỉ là làn sóng thứ hai trong sự phát triển của xe hybrid. Bởi chiếc ô tô đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Lohner-Porsche 1901.

Trong năm 60, NASA cũng đã từng nghiên cứu ứng dụng này cho chiếc xe thám hiểm mặt trăng trong chương trình vũ trụ Apollo. Tiếp theo đó, động cơ hybridcũng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên tàu hỏa.

Lohner-Porsche đã dừng sản xuất từ năm 1906 và cho đến nay công nghệ này tiếp tục dành được sự quan tâm, phát triển lại.

5. Công nghệ hiển thị Head-up Display (HUD)

Công nghệ HUD đã xuất hiện từ năm 1988.


Nói đơn giản đây là công nghệ hiển thị trên kính chắn gió, từng được ứng dụng trên máy bay trong chiến tranh thế giới II. Hiện tại, nhiều hãng cung cấp ô tô nổi tiếng như Continental AG cũng đã cung cấp tính năng này để thông báo đến lái xe những thông số quan trọng hay cải thiện tầm nhìn của lái xe khi di chuyển trong đêm.

Tuy nhiên, chiếc ô tô đầu tiên trang bị công nghệ này là Oldsmobile Cutlass Supreme, ra mắt năm 1988. Sau đó, nó đã được phát triển rộng rãi bởi GM trên các model của Buick, Pontiac và Cadillac.


Theo Infonet.vn
DBS M05479
Quang Cao