1 : Bộ điều chỉnh điện áp dương - LM317
Đây được coi là một linh kiện chuyển đổi khá là tiện dụng. Dùng để chuyển đổi điện áp dương từ +1.25 đến +37V. Và có khẳ năng cung cấp dòng quá 1.5A
* : Hình dáng xác định chân ngoài thực thế
với :
+ADJ là chân điều khiển
+ Vo là điện áp đầu ra
+ Vi là điện áp đầu vào
* Thông số của LM317:
+ Điện áp đầu vào Vi = 40V
+ Nhiệt độ vận hành t = 0 - 125°
+ Dòng điện điều chỉnh là từ : 5
+ Công suất tiêu thụ lớn nhất là 20W
+ Dòng điện đầu ra lớn nhất Imax = 1.5A
+ Đảm bảo thông số Vi - Vo >= 3V
* Sơ đồ nguyên lý :
Với sơ đồ trên ta có thể điêu chỉnh điện áp đầu ra bằng điện trở R1 và R2 được nối như hình vẽ trên. Dòng điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100uA.
Điện áp đầu ra được tính xấp xỉ bằng :
Vo = 1.25.(1+R1/R2)
Với công thức trên ta chỉ cho R1 là một giá trị nhất định . Một điều quan trong là dòng điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100uA. và sự kết nối giữa điện trở R1 và R2 coi như là một cầu phân áp khi đó điện áp giữa chân điều chỉnh và chân đầu ra phải có một điện áp nhất định tức là ở gữa hai điện trở R1 và R2 điện áp luôn bằng 1.25V (Hằng số này không đổi) .Do vậy ta mới có công thức trên.
Theo tôi là các pác nên chọn R1 = 120Ω ==> R2 = 120 (Vo/1.25-1)
Có điều cần chú ý : Điện áp đầu ra lúc nào cũng nhỏ hơn điện áp đầu vào là >=3V . Tức là :
Vi - Vo >= 3V
Như vậy ta hiểu như thế này:muốn có điện áp điều chỉnh từ 1.25 đến 10V thì điện áp đầu vào cần phải là >=13V. Nếu mà hơn thì không đúng.Phải luôn đảm bảo điều kiện trên : Vi - Vo >= 3V
Với bộ điều chỉnh này các bạn có thể tham khảo thêm trong datasheet của nớ! Các bạn nhớ là lắp thêm tản nhiệt vào cho nó để nó làm việc ổn định khi công suất đầu ra lớn
* Một vài mạch ứng dụng của LM317
LM317 dùng để tạo ra giải điện áp từ 1.25 đến 37V. Có thể làm điều chỉnh hay cố định điện áp đầu ra để sạc acquy 12V hay 6V vói lưu lượng acquy nhỏ (với sơ đồ nguyên lý như trên). Tôi lấy ví dụ để tính cho mạch sạc acquy 12V.
* Điều chỉnh điện áp âm - Lm337
Tương tự như cách tính của LM317 ở trên nhưng điện áp đầu vào là -40V. Điện áp giữa chân điều khiển và chân ra là -1.25V. Điện áp đầu ra có giải là -1.25 đến -37V.
Nhứng thông số nó y hệt như Lm317 nhưng nó ở mức âm.
* Ứng dụng của LM317 và LM337.
Hai linh kiện này đều là biến đổi điện áp đầu ra đối xứng nhau. Tôi lấy ví dụ 1 mạch điện điều chỉnh điện áp trong khoảng (+-1.25 đến +-20V)
Với cách tính toán như trên ra có thể tạo ra nhiều điện áp khác nhau từ (1.25V đến 37V) 2 con linh kiện này.
Đây là phần mền tính toán cho con LM317. Với phần mền này các bạn có thể tính toán chính xác các thông số cần thiết cho LM317. Được chia sẻ bởi thành viên.
Tải về: http://www.mediafire.com/?su0262dtlh5vlta
Nguồn hoiquandientu.com