Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

So sánh ổ cứng SSD và HDD


Ổ cứng SSD là gì? 


SSD( Ổ cứng thể rắn) là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu, với công nghệ lưu trữ được sử dụng là Chip NAND FLASH, ổ cứng SSD khác với các ổ cứng truyền thống là ổ cứng cơ, có động cơ và lưu trữ với đơn vị lưu trữ là phiến đĩa và công nghệ từ tính dựa trên các phiến đĩa từ tính. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường.

 Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD 


Với công nghệ và cấu tạo như trên, SSD có khá nhiều ưu điểm so với HDD truyền thống, trong đó có thể tổng kết qua 5 ưu điểm chính sau:
* Tốc độ cao : SSD có tốc độ cao hơn nhiều lần so với HDD
* Chống va đạp và rung lắc tốt: SSD vì không có động cơ quay, nên chịu được va đập và rung lắc rất tốt. Nhất là khả năng chịu đựng va đạp, rung lắc khi di chuyển.
* Tiết kiệm điện : SSD tiết kiệm điện hơn HDD rất nhiều, nhất là với các SSD được sản xuất dựa trên chip quy trình sản xuất thấp như 25 nm, 20nm...
* Độ bền cao: Nếu một HDD lưu trữ và được cất giữ trong môi trường tốt nhất thì khoảng 10 000 h, HDD đó sẽ bị mất từ tính trên các phiến đĩa và ổ đĩa sẽ hỏng. SSD có khả năng lưu trữ được gấp đôi thời gian so với HDD bởi công nghệ Chip NAND FLASH độ bền cao.
* Độ ổn khi vận hành: SSD hoàn toàn yên lặng khi vận hành, trong khi HDD có động cơ quay khá ồn khi vận hành.

So sánh giữa ổ HDD và SSD.

Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.

Thời gian khởi động ổ đĩa:

Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: 

Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.

Độ ồn:

Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.

Độ tin cậy:

Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.

Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).

Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạng Read – only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.

Điện năng tiêu thụ:

SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.

Giá thành:

Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 – 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.

Dung lượng:

 Hiện tại dung lượng lớn nhất đã đạt 832 GB, hỗ trợ kết nối thông qua cổng SATA, ACSI, hay Fibre Channel. BitMicro tuyên cho biết rằng họ đang nghiên cứu sản phẩm ổ cứng SSD siêu dung lượng 6,5 TB.

Tổng hợp (voz, genk)

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao