Hiển thị các bài đăng có nhãn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Mạch tai nghe từ USB

Mạch tai nghe từ USB
USB Headphones

Mạch tai nghe từ USB

Mạch tai nghe từ USB #Mạch #tai #nghe #từ #USB Mạch tai nghe từ USB, Mạch tai nghe từ USB 


Bài có thể quan tâm :

Mạch khuếch đại âm thanh

Mạch khuếch đại âm thanh

Mạch khuếch đại âm thanh

Mạch khuếch đại âm thanh, Mạch khuếch đại âm thanh Mạch khuếch đại âm thanh #Mạch #khuếch #đại #âm #thanh


Bài có thể quan tâm :

Mạch đèn cảnh sát

Đèn báo cảnh sát

Đèn báo cảnh sát
Mạch đèn cảnh, sát Mạch đèn cảnh sát Mạch đèn cảnh sát Mạch đèn cảnh sát #Mạch #đèn #cảnh #sát


Bài có thể quan tâm :

Mạch ghi âm


Mạch ghi âm, Mạch ghi âm #Mạch #ghi #âm Mạch ghi âm Mạch ghi âm Mạch ghi âm Mạch ghi âm 


Bài có thể quan tâm :

Mạch còi hú

Mạch này có thể điều chỉnh thành còi cảnh sát hoặc còi xe cấm cứu tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Sử dụng 2 biến trở đề điều chỉnh.

Mạch còi hú cảnh sát
Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú Mạch còi hú 

Mạch còi cảnh sát


Bài có thể quan tâm :

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Cách tính trở để thiết kế mạch đèn Led

- Để LED sáng thì cần điện áp trên nó là 3V.
- Điện áp dự cung cấp là ~ 220V.
- vậy cần mắc nối tiếp với LED 1 điện trở để hạ áp từ 220 xuống 3V. Vậy sụt áp trên điện trở là : 220 - 3 = 217V.
- Dòng nuôi LED siêu sáng thường là 25mA = 0,025A, nếu nhiều con mắc nỏi tiếp thì cộng dồn vào.


- Giá trị điện trở cần dùng là: R=U/I = 217/0,025 = 8680Ω.
*Để đảm bảo ổn định bạn nên sử dụng diode và tụ điện để kéo dài tuổi thọ của đèn Led.

Cách thay mắt đọc đầu DVD

Một số lưu ý là các bạn nên hạn chế chỉnh hai biến trở trên mắt đọc khi có hiện tượng không đọc được đĩa DVD hoặc VCD và tốt nhất là đừng nên chỉnh, vì việc cân chỉnh để đạt được yêu cầu rất mất thời gian và dễ làm hư mắt, cứ thay quách cho xong, một mắt đọc tốt giá chỉ có 90K cho loại DVD thông dụng.

Khi mua mắt mới thì tốt nhất là các bạn nên cầm cả mắt lẫn dây tín hiệu tới tiệm mà hỏi mua, vì dây tín hiệu có hai loại thuận và ngược. Với bạn nào chưa lần nào làm việc này thì khi mua mắt mới, nhớ hỏi người bán chỗ xả mối hàn trên mắt mới.

Cũng như miêu tả trên hình, có ba vị trí ốc ko được phép đụng tới, nhưng nếu lỡ có ai đụng tới thì có hai cách giải quyết sau:
1. thay nguyên dàn cơ với giá 20K.
2. vặn cân chỉnh lại cho tới khi mắt đọc được bình thường thì thôi

Chúc mọi người vui vẻ.

Firmware và các vấn đề đầu KTS

Mình tổng hợp lại cho các bạn cần có gần đủ hết nếu bạn nào thích có thể download về nghiên cứu

Download:
Download Link 1
Download Link 2

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Chế đèn Pin độc đáo hoạt động bằng nước

Thử tưởng tượng xem, một đèn Pin chỉ nhờ nước mà có khả năng sáng liên tục trong gần 2 tiếng! Điều này quả thực là không tưởng nhưng nếu biết cách vận dụng những nguyên lý trong hóa học và một chút kiến thức về mạch điện thì bạn hoàn toàn có thể thành công đấy!

Chuẩn bị vật liệu:



(1) Ống nhựa PVC.
(2) Ống PVC Coupling có khớp nối (thường khi mua ống nhựa PVC để lắp ống nước thì sẽ đi kèm với thành phần này).
(3) Đèn LED 3 bóng nên tái sử dụng từ chiếc đèn PIN cũ.
(4) 01 cuộn dây đồng.
(5) Lõi xuyến (Toroidal Core/Bead) – lấy từ đèn compact huỳnh quang (*).
(6) Tranzitô NPN đa năng.
(7) Điện trở 1k Ohm (1/4W).
(8) Một miếng nhựa tròn.
(9) 04 khăn giấy mềm.
(10) 01 thanh đồng, hoặc lá đồng có chiều dài tương tự.
(11) 01 thanh kẽm.
(12) Giấy bóng kính hoặc bìa trong.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Mạch đèn nháy Police - Police Lights

 Nhiều bạn cũng muốn nghiên cứu mạnh này để gắn xe nên minh share luôn

Mạch đèn tự động sáng khi trời tối

 Mạch đèn tự động sáng khi trời tối, mạnh này đã test chạy khá ổn

-IC:định thời 555
-VAR: Điều chỉnh độ nhạy của mạch(tầm vài trăm k,trong mạch này là 250k)
-Đèn chỉ sáng khi trời tối hẳn.Mạch dùng 741 quá nhạy,đèn sáng khi trời chưa tối hẳn.
-Mạch đóng cắt dứt khoát,không bị hiện tượng nhấp nháy như khi dùng KDTT 741.

Bạn tự ráp micro không dây (Microphone wireless)

Hình 1: Sơ đồ khối và sơ đồ mạch điện một micro không dây (Microphone wireless).




* Khối 1 là mạch điện ống nói.
* Khối 2 là tầng khuếch đại tăng biên tín hiệu âm thoại.
* Khối 3 là tầng dao động RF dùng để tạo ra sóng mang.
* Khối 4 là tầng khuếch đại RF dùng để tăng xa tầm phát sóng.
* Khối 5 là dây anten dùng để bức xạ sóng vào không gian.


Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

HƯỚNG DẪN LÀM MẠCH LED TRÁI TIM ĐƠN GIẢN

1. CHUẨN BỊ:

10 Led
1 ic 555
1 ic 4017 
1 biến trở (chiết áp) 100K
1 điện trở 100 ki lô ôm 
10 điện trở 33 ôm
1 tụ hóa 1 micro fara

+ Dụng cụ: 1 mỏ hàn, nhựa thông hoặc mỡ hàn, thiếc hàn, 1bo mạch

2. CÁCH THỰC HIỆN

 Trước hết chúng ta phải hiểu mạch này làm việc trên nguyên lý: sau khi mạch dao động của ic 555 bắt đầu có tín hiệu xung đưa vào ic 4017 thì mỗi lần xung xuất hiện sẽ làm 1 chân out của 4017 dẫn nhưng lần lượt cũng như chúng ta bước lên cầu thang vậy . Các bạn xem chi tiết sơ đồ nhé:

* Sơ đồ chân ic555 

* Hìng ảnh ic555 ngòai thực tế 

* Mạch dao động tạo xung của ic 555: R1=100k , R2=chiết áp 100k, C1=1 fara, C2 bỏ qua, Nguồn 3v -> 5VDC 

* Sơ đồ chân ic4017 

* Sơ đồ mạch led tổng thể giữa ic555 với ic4017 và led 

* Sơ đồ mạch in led trái tim của ic555 và ic4017 

Một điều vô cùng quan trọng phải nhớ trước khi dùng ic là phải cấp nguồn nuôi nó thì mới hoạt động .

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tự ráp bộ điều khiển máy tính từ xa

Ngày nay, máy tính là công cụ đắc lực và là công cụ không thể thiếu trong công tác văn phòng và nhiều lĩnh vực khác, trong số đó phải kể đến giải trí. Và hiện nay, số người dùng máy tính cho giải trí gia đình ngày càng cao. Nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy là nó chưa thật sự “mềm dẻo” khi sử dụng (?). Bởi vì, muốn điều chỉnh máy thì không có cách nào khác là bạn phải đến gần nơi đặt máy và tác động vào bàn phím hoặc chuột, điều này cũng gây khó khăn cho những diễn giả trong những buỗi diễn thuyết bằng hình ảnh trên máy chiếu. May mắn thay, trong một lần “lang thang Internet”, tôi đã tìm hiểu được công nghệ điều khiển máy tính từ xa bằng Remote. Với công nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tắt màn hình, tắt máy tính, chạy một chương trình để chơi các ứng dụng về Multimedia như xem đĩa VCD, nghe nhạc MP3…chỉ bằng một cái bấm trên cái Remote của Tivi, đầu Video…bất kỳ. Điều thú vị ở đây là: ai cũng có thể ráp được thiết bị điều khiển từ xa này, ngay cả trong trường hợp bạn không biết gì về điện tử!

1. Chuẩn bị:

Mắt nhận sóng hồng ngoại hiệu TL1380 (9.000đ), Giắc cái 9 chân (5.000đ), tụ điện 100nF (đọc là tụ 100 nanofa, thường có màu xanh lá cây và có số hiệu là 104K, 2.000đ), diod ổn áp 5.1V (nơi bán gọi là diod Zener 5.1 Vol, 500đ), điện trở 3.3KΩ (thân điện trở có 4 vạch màu: 2 vạch màu cam, 1 vạch màu đỏ, 1 vạch màu bạc, 100đ), dây tín hiệu loại 3 sợi (3 lõi, 2.000đ) dài 1m (hoặc cũng có thể dùng dây điện thông thường). Tổng cộng là: 18.600đ.
Vật dụng cần có: Mỏ hàn chì, chì hàn, tuốc-nơ-vít (nếu không có các vật dụng này, bạn có thể nhờ một dịch vụ sửa chữ điện tử nào đó hàn dùm).
Ngoài ra, bạn cần có 1 cái Remote cũ, hoặc sử dụng luôn cái Remote của tivi hay đầu video sẵn có (nếu không có thì bạn có thể tìm mua các Remote cũ chừng 3.000đ đến 5.000đ, mặc dù họ thách đến muời mấy ngàn).




2. Sơ đồ mạch điện và cách bố trí các linh kiện:


Trong đó:
IR detector: mắt nhận hồng ngoại, R1 : điện trở, D1: Diod ổn áp (diod Zener), C1: Tụ điện, RS232: Giắc cái 9 chân.
Cách phân biệt chân của các linh kiện trong sơ đồ: Điện trở và tụ điện thì không cần phân biệt chân; với diod Zener thì bạn cần phân biệt cực âm với cực dương: đầu có vạch màu đen là cực dương (ứng với đỉnh có gạch ngang của tam giác trên sơ đồ); các chân của giắc cái có đánh số thứ tự từ 1 đến 9 ở cả 2 mặt nên rất dễ xác định; mắt nhận hồng ngoại TL1380 có 3 chân: chân số 3 (OUT) là chân nằm cách xa 2 chân còn lại, chân số 2 (VCC) là chân ở giữa, và tất nhiên chân còn lại (GND) là chân số 1.
Bạn nối các linh kiện lại như sau: Nối các cặp chân 7 và 8, 5 và 9 của giắc cái lại với nhau; mắc cực dương của diod ổn áp vào chân 7, cực âm vào chân 9; mắc tụ điện song song với diod ổn áp; điện trở R mắc vào chân 6 và chân 7 của giắc cái; dùng dây tín hiệu 3 sợi nối chân số 1, số 2, số 3 của mắt nhận hồng ngoại theo thứ tự đến chân số 5, số 7, số 6 của giắc cái. Bạn nên lắp các linh kiện sát vào giắc cái để khi vặn nắp hộp của giắc cái lại thì chúng nằm gọn ở bên trong giắc cái, còn mắt nhận tín hiệu hồng ngoại thì đặt bên ngoài để nhận được tín hiệu từ Remote (Xem hình)

Sau khi lắp xong mạch điện, bạn quan sát phía sau thùng máy tính để xác định cổng COM1 và cắm giắc cái vào cổng COM1 này. Đến đây thì xem như công tác chuẩn bị của bạn đã xong.

3. Download phần mềm điều khiển và cài đặt

Nếu hai bước trên là kết nối các linh kiện điện tử lại với nhau (giống như khi chúng ta lắp các thiết bị phần cứng của máy tính lên bo mạch chủ vậy) thì bước thứ ba này là cài đặt phần mềm để sử dụng được thiết bị điều khiển từ xa này (cũng giống như chúng ta cài đặt hệ điều hành Windows). Tuy nhiên, nó không khó khăn và rắc rối như khi cài Windows mà ngược lại nó cực kì dễ nữa là khác. Thông thường, khi gắn thêm một thiết bị phần cứng thì bạn cần phải có driver nếu nó không phải là thiết bị Plug and play. Đối với thiết bị điều khiển này thì bạn chỉ cần chạy chương trình điều khiển của nó và thiết lập đúng thông số là nó hoạt động được ngay. Cụ thể bạn làm như sau:
-Trước tiên, bạn vào Website http://www.girder.nl/ rồi bấm vào mục Download nằm phía bên trái để mở trang web download phần mềm Girder (miễn phí), trang web này hiện đầy đủ các phiên bản mới cập nhật của phần mềm này, tuy nhiên, bạn nên download phiên bản mới nhất 3.2.9b và download ở dạng file Zip (1.35MB); mặc dù dung lượng file chương trình lớn như vậy nhưng bạn chỉ mất chừng 5 giây là download xong (bạn có thể gõ chính xác địa chỉ sau để download: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=502). Chỉ phần mềm Girder thôi thì chưa đủ để Windows nhận ra thiết bị điều khiển này, bạn phải download thêm Plugins Igor SFH56-device bằng cách bấm vào mục Plugins trong trang Download rồi bấm vào dòng Igor SFH56-device để download Plugins này (hoặc gõ chính xác địa chỉ: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=343 để download).
Sau khi download xong 2 file Girder.zip và IgorPlug-3.zip, bạn tạo thư mục GIRDER trên đĩa cứng và giải nén file Girder.zip vào thư mục này, rồi tiếp tục giải nén file IgorPlug-3.zip vào thư mục Plugins của thư mục Girder. Kích hoạt file Girder.exe để chạy chương trình, một biểu tượng chương trình được đặt vào khay hệ thống (System Tray-còn gọi là khay đồng hồ).


Trong cửa sổ chương trình Girder, bạn vào menu File>Settings, trong cửa sổ Settings chọn thẻ Plugins, đánh dấu chọn ở dòng Auto Enable Input device, lại đánh dấu chọn vào dòng Igor SFH-56 device trong số các Plugins hiện có (chỉ chọn 1 plugin này), sau đó, bấm vào nút Settings để mở cửa sổ Igor Config, trong cửa sổ này chọn COM1 trong ô Com port, DSR trong ô Input Signal, rồi bấm OK.

Trở lại cửa sổ làm việc của Girder: Chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm các nút trên Remote để kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động hay chưa. Nếu bạn thấy đèn màu xanh lá cây nằm phía dưới bên phải chớp tắt liên tục, và xuất hiện giá trị trong ô giữa phía dưới khi bấm các nút của Remote là xem như bạn đã ráp thành công.



Bạn có thể tải phần mềm Girder (1.535.066 byte) trong website e-CHIP (đă bao gồm Plugins).



4. Thiết lập chương trình điều khiển bằng Remote

Để điều khiển được một chương trình bằng Remote, bạn phải gán 1 nút bấm của Remote cho chương trình đó. Cách thực hiện như sau:
Vào menu Edit > Add Command (hoặc bấm Ctrl+A), khi đó, theo mặc định chương trình sẽ tạo ra nhóm lệnh New và lệnh New ở nửa bên trái cửa sổ chương trình. Lần lượt bấm chuột phải lên nhóm lệnh, hay lệnh rồi chọn Rename trong menu pop-up để đổi tên cho lệnh (hoặc bấm phím F2). Sau đó, bấm chuột lên lệnh này rồi chọn 1 lệnh trong số các lệnh của các thẻ Windows, OS, Command, Girder, Mouse, Keyboard, Plugins, rồi bấm nút Apply để gán lệnh. Tuỳ theo lệnh mà ngoài nút Apply thì còn có thêm các nút như Target, Volume, Browse, Capture để chỉnh thêm những thông số khác cho lệnh này. Sau khi gán lệnh thì chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm cố định 1 nút nhiều lần để xem tín hiệu truyền vào đã chuẩn hay còn dao động, khi sóng hồng ngoại phát ra từ Remote đã chuẩn thì bạn bấm vào nút Learn Event để gán nút của Remote này cho lệnh đó.
Muốn tạo một lệnh mới cũng thuộc nhóm lệnh này, bạn bấm chuột trái lên lệnh này và chọn Add Command, rồi đổi New thành tên lệnh và gán lệnh cho nó. Còn để tạo thêm một nhóm lệnh mới thì khi bấm chuột phải bạn chọn Add Toplevel Group. Trong trường hợp bạn gán nhiều lệnh thì ứng với mỗi lệnh được gán bạn nên gõ tên của nút bấm Remote được gán vào ô Comments để dễ phân biệt và dễ nhớ.


Thí dụ:
-Tạo lệnh tắt màn hình (Monitor): Edit>Add Command, đổi New thành Tat man hinh, bấm chọn thẻ OS, chọn lệnh Monitor Off, bấm nút Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm nút số 1, kiểm tra tín hiệu và bấm vào nút Learn Event để gán lệnh tắt màn hình cho nút số 1 trên Remote. Bây giờ, bạn bấm vào nút số 1 trên Remote thì màn hình máy tính sẽ tắt.
-Gán nút giảm Volume của Remote thành nút tắt Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Mute Toggle, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm vào nút giảm Volume trên Remote và bấm vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng Volume của Remote thành nút tăng Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Change, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận và bấm nút tăng Volume trên Remote đồng thời bấm chuột vào nút Learn Event, đánh dấu chọn vào dòng OSD, Register, nhập giá trị là 2000 vào ô Step Size, cuối cùng bấm nút Apply. Làm tương tự nhưng nhập giá trị -2000 (giá trị âm) để làm nút giảm Volume.
-Gán nút Power của Remote để Shutdown máy tính: Add Comand, chọn thẻ OS, chọn lệnh Poweroff, bấm Apply, bấm nút Power trên Remote và bấm chuột vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng/giảm kênh truyền hình trên Remote hình thành nút cuộn lên, cuộn xuống của bất kỳ cửa sổ chương trình nào đang chạy trên Windows: Thực hiện tương tự như khi gán nút lệnh tăng/giảm Volume nhưng chọn lệnh Mouse WheelUp/Mouse WheelDown trong thẻ Mouse, nhập giá trị là 1 vào ô Step.
Với cách làm hoàn toàn tương tự, bạn có thể gán tất cả nút của Remote bằng các lệnh có trong chương trình Girder.
Sau khi gán lệnh cho mỗi nút của Remote, bạn nên vào File>Save để lưu lại sự thiết lập này. Để mỗi khi khởi động máy tính thì chương trình Girder tự động chạy và nó mở luôn file đã thiết lập thì bạn làm như sau: Vào menu Fle>Settings, trong cửa sổ Settings: đánh dấu chọn vào dòng Auto Load và dòng Launch Girder on windows startup, bấm vào nút Browse và chỉ đến file đã lưu thiết lập (dạng file: *.GML).


Còn rất nhiều lệnh điều khiển khác rất hay và cũng rất dễ sử dụng như: Di chuyển chuột lên, xuống, qua trái, qua phải, Double click, di chuyển cửa sổ, chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy (giống như bấm tổ hợp phím Alt+Tab), đóng chương trình, chạy chương trình bảo vệ màn hình, các phím trên bàn phím, chơi một file nhạc dạng WAV...Để biết được chức năng của từng lệnh, bạn hãy chọn lệnh đó rồi vào menu Command chọn Test Command (hoặc bấm phím F5). Bạn hãy “vọc” hết chúng để biến máy tính của mình thành một công cụ giải trí dạng công nghệ không dây chuyên nghiệp.


Chúc các bạn thực hiện thành công!

Mạch chống trộm xe đơn giản, hiệu quả

Mạch sử dụng Công tắc từ để mở khóa xe
Giá: công tắc từ : 5k
relay :5k
Transistor :500VND
Diode, Led :1k
Lung tung tổng cộng chưa tới 20K.



Nguyên lý hoạt động: Xe gắn máy có một dây dùng để tắt máy xe. khi bạn tắt chìa khóa thì dây này sẽ được nối xuống mass.
Nguồn nuôi cho mạch là nguồn sau chìa khóa xe máy. khi bạn tắt máy xe, Relay mất nguồn nhả tiếp điểm 3 về vị trí thường đóng => dây tắt máy nối mass. Khi bạn mở chìa khóa thì Vẫn không khởi động xe được vì dây tắt máy vẫn còn nối mass, nếu muốn khởi động xe bạn phải dùng nam châm tác động làm Công tắc từ đóng kích transistor dẫn đóng relay. tiếp điểm 6 của Relay sẽ tự duy trì. tiếp điểm thường đóng 3 sẽ nhả ra. Công tắc từ bạn có thể giấu ở bất cứ chỗ nào dưới dàn mủ của xe. mình nghĩ những tay ăn trộm chuyên nghiệp cho nó 15 phút cũng chưa cho xe nổ máy được.

Mạch này mình đã từng làm và sử dụng cho chính xe của mình chạy mấy năm trời cũng không có vấn đề gì xảy ra hết.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Mạch đèn nháy theo nhạc nâng cao (dùng IC AN6884 hoặc LM3915)

 Lần trước mình đã làm một bài hướng dẫn làm mạch nháy theo nhạc đơn giản rồi nên bây giờ làm tiếp phần nâng cao thường sử dụng trong các âm ly.






Sơ đồ đấu rất đơn giản giá cũng rất rẽ

Dùng con AN6884


Dùng LM 3915

Chúc thành công!


Bài có thể quan tâm :

Sơ đồ mạch tăng âm đơn giản

Mạch này đơn giản dễ lắp mà chi phí cũng thấp khoảng dưới 50k.



Chúc may mắn!

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

khái niệm về tụ điện-chức năng của tụ điện

* Tụ điện là gì ?
-Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong số 5 linh kiện của thiết bị điện tử, tụ điện không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều, hiểu cấu tạo và hoạt động cũng như ứng dụng của tụ điện là điều rất cần thiết.
- Tụ điện là một linh kiện được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

- Tụ điện có cấu tạo cơ bản là hai bản cự kim loại đặt song song, tuỳ theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên goi tương ứng .VD : Lớp cách điện là không khí ta có tụ không khí, là giấy ta có tụ giấy, là gốm cho ta tụ gốm hoặc là lớp hoá chất thì cho ta tụ hoá .

- Có hai loại tụ chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hoá . Tụ giấy và tụ gốm là các tụ không phân cực và có trị số nhỏ < 470 NanoFara, còn tụ hoá thường có trị số lớn từ 0,47 Micro Fara đến hàng nghìn Micro Fara và tụ hoá có phân cực âm dương.

Đơn vị của tụ điện
- Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như
+ P(Pico Fara) 1 Pico = 1/1000.000.000.000 Fara
+ N(Nano Fara) 1 Nano = 1/1000.000.000 Fara
+ MicroFarra 1 Micro = 1/1000.000 Fara

=> 1 Micro = 1000 Nano = 1000.000 Pico.

* Trị số tụ điện được ghi
+ Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv...

+ Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv... Trong đó ba số đầu ký hiệu cho giá trị , chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số .

* Cách đọc trị số tụ giấy và tụ gốm
+ Cách đọc như sau : hai số đầu giữ nguyên , số thứ 3 tương ứng với số con số 0 thêm vào sau và lấy đơn vị là Pico
VD: 103J sẽ là 10000 pico = 10 Nano hoặc 471K sẽ là 470 Pico

+ Có một cách ký hiệu khác VD .01J, .22K, nếu ký hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro : .01J nghĩa là 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano

* Trị số điện áp ghi trên tụ
+ Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì lớp cách điện sẽ bị đánh thủng , trong thực tế ta phải lắp tụ có trị số điện áp cao gấp khoảng 1,5 lần điện áp của mạch điện. sau đây là một số mạch điện và giá trị điện áp của tụ lọc tương ứng .

Điện áp của mạch Điện áp của tụ
5V 10V
12V 16V
18V 25V
24V 35V
40V-70V 100V
110V 160V
180V 250V
300V 400V

+ Với điện áp một chiều thì tụ hoàn toàn cách điện vì áp một chiều có tần số F = 0 Hz mà Dung kháng của tụ lại phụ thuộc vào tần số theo công thức Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) khi tần số F = 0 Hz thì dung kháng Zc = vô cùng, do đó tụ không dẫn điện một chiều .

* Tụ điện có cho điện áp xoay chiều đi qua không, và đi qua như thế nào ?
+ Tụ điện cho điện áp xoay chiều đi qua vì điện áp xoay chiều có tần số > 0 do đó dung kháng của tụ < vô cùng, khi đó tụ dẫn điện như một điện trở (nhưng tụ không tiêu thụ công xuất như điện trở ). tần số điện xoay chiều càng cao hoặc điện dung tụ càng lớn thì Zc (dung kháng) càng nhỏ và điện áp đi qua tụ càng dễ dàng.

* Tại sao điện áp xoay chiều lại đi qua được tụ ?
+ Thực ra không có điện tử (e ) nào đi qua hai bản tụ cả, tụ dẫn điện xoay chiều là vì tính chất phóng nạp của tụ điện. khi điện áp bên ngoài lớn hơn điện áp giữa hai bản cực thì tụ nạp điện và ngược lai khi điện áp bên ngoài nhỏ hơn thì tụ phóng điện , điện áp xoay chiều liên tục đổi chiều do đó tụ cũng liên tục phóng nạp và trở thành dẫn điện .

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Dàn Âm Thanh 1



Chào các bạn, đây là tài liệu nói về dàn "âm thanh" tương đối đầy đủ, nào là micro, ampli, loa, v.v...Các bạn đọc tham khảo, nó giúp chúng ta hiểu "khái quát" [ nhưng chính xác] và sau này chúng ta sẽ "thông minh" hơn khi xài dàn âm thanh...

Các bạn nào biết tiếng Anh thì đọc thêm file PAGUIDE kèm theo...

Âm thanh cơ bản

MỤC LỤC :

Lời nói đầu.

Chương 01 : Thiết bị và dụng cụ âm thanh.

I / Các loại dây, đầu nối tín hiệu.

II / Các thiết bị thu âm (Microphone).

III/ Các thiết bị Pre-ampli (tiền khuyếch đại).

IV/ Các thiết bị kỹ xảo (effect).

V / Các thiết bị tăng âm (amplifier).

VI/ Các thiết bị phát âm (loa)(speaker).

Chương 02 : Các lý thuyết cơ bản về âm thanh.

I / Định nghĩa về âm thanh.

II / Các thông số kỹ thuật.

III/ Cách vận hành các thiết bị.

Lời nói đầu :


Trong tất cả các hoạt động về sân khấu (ca nhạc,kịch v,v), âm thanh và ánh sáng là những lãnh vực không thể thiếu được, nó hòa nhập vào chương trình như xương sống và kịch bản là linh hồn của buổi biểu diễn vậy.

Thời gian gần đây, trình độ kỹ thuật của thế giới càng ngày càng tiến triển vượt bậc. Các thiết bị nâng cấp mau chóng để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của quần chúng. Các kỹ thuật viên chúng ta phải học hỏi nhiều để nâng cao nghề nghiệp. Vấn đề là ở VN chưa có trường lớp nào dạy bộ môn này cả, sách vở cũng quá ít, hầu hết là sách ngọai ngữ. Tất cả chúng ta đều phải học hỏi qua kinh nghiệm của người đi trước hay trong quá trình làm việc của bàn thân. Gần đây, nhờ có Internet WWW nên ta có cơ hội học hỏi thêm những tiến bộ kỹ thuật trong nghề nghiệp.

Nay tôi post lên trên blog này một số kinh nghiệm về những kỹ thuật trên. Trong bài này là những kỹ thuật cơ bản nhất mà các bạn mới vào nghề cần phải nắm bắt. Tôi sẽ post dần dần, những kỹ thuật nâng cao, xin mời các bạn comment. Xin các bạn vui lòng bổ sung thêm cho những sai sót (nếu có) trong post này vì trong kỹ thuật, không ai có thể hoàn hảo cả.

Chương 01 : Thiết bị và dụng cụ âm thanh.

Phần này, xin nói trước, chỉ giới thiệu sơ lược về các thiết bị âm thanh mà thôi. Cho nên, trong khi đọc, các bạn có thể không hiểu một số vấn đề nào đó. Nó sẽ được giải nghĩa thêm vào các phần sau.

I / Các loại dây , đầu nối thiết bị .

-Dây tín hiệu :

Trong lãnh vực âm thanh, giữa hai thiết bị với nhau ,đều được nối với nhau bằng một loại dây tương tự như dây điện. Nhưng để tránh xảy ra hiện tượng noise (nhiễu), dây này được thiết kế đặc biệt hơn các loại dây thông thường. Đơn giản nhất là là một sợi dây điện nhiều sợi có bọc nhựa mềm được bao quanh bởi một lớp giáp bằng những sợi dây diện nhỏ mềm kín tất cả chu vi. Dây này được gọi là dây tín hiệu đồng trục (coaxial signal wire).Loại dây trên chỉ được dùng trong các máy dân dụng vì khả năng chống noise kém và không thể nối dài quá 3 mét (10 feet) mà không bị hao hụt tín hiệu.

Chuyên nghiệp hơn (Professional), loại dây chúng ta phải dùng là loại dây cũng có 1 giáp nhưng bao quanh 2 sợi dây điện mềm (dây balance). Tính năng loại này chống noise cao và có thể kéo dài tối đa 300 mét (1000 feet).



-Audio link :

Thông thường, bàn điều khiển âm thanh (sound console) đặt cách xa sân khấu biểu diễn. Nếu chúng ta phải thiết kế vài chục sợi dây tín hiệu thì quá bất tiện. Thế nên, chúng ta phải dùng một sợi dây gọi là audio-link có sẵn vài chục sợi dây tín hiệu nhỏ bên trong, hai đầu là jack XLR3 đực và cái. Thường là 12 input + 2 output hay 16 + 4, 20 + 4, 24 + 6 hoặc hơn nữa. Với chiều dài 100 feet, 200 feet v/v…

-Dây loa (speaker wire) :

Trên lý thuyết chúng ta có thể xử dụng bất kỳ loại dây dẫn điện đôi nào miễn nó có tiết diện đủ lớn và phân biệt được 2 sợi với nhau là có thể làm dây loa được rồi.

Trên thị trường trong nước hiện nay, thông dụng nhất cho chúng ta xử dụng là loại dây đôi do Nhật sản xuất có lớp nhựa trong cho thấy lõi bên trong hai loại dây kim loại màu trắng bạc ta gọi là – (cold) và màu đồng ta gọi là + (hot).

-Các loại đầu nối (jack, connector) :

Tất cả các loại jack đều có hai cái đi từng cặp male và female (đực và cái) . Riêng tên gọi này tiếng Việt ta dịch sát nghĩa nhất (các bạn cứ việc tưởng tượng là đủ hiểu).

-Phone jack (jack 6 ly) : còn gọi là ¼” connector ,khi hàn với dây tín hiệu ,các bạn nhớ phân biệt ground (mát) , cold (trừ) , hot (cộng) theo hình kèm sau đây. Riêng phone jack mono chỉ có hai cực thôi, trừ và mát nhập chung.





-RCA jack (jack hoa sen) : loại này thường dùng để nối các loại máy phát nhạc (CD, Tape) với mixer ,ta chỉ cần dùng dây kèm theo máy là được.





-XLR3 jack (jack canon) : Jack thông dụng nhất trong các loại đầu nối tín hiệu. Nó được dùng trong hầu hết các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp. Từ microphone, mixer , effect,amplifier đều phải xử dụng nó.

Cách nối nó với dây tín hiệu như sau :







Trong trường hợp đấu nối các loại jack có 3 cực , các bạn phải để ý tới cách đấu balanced và unbalanced (sẽ giải thích rõ vấn đề này ở chương 02 phần 1).

-DIN jack (jack 5 chân) : Đó là một bộ jack đực, cái 5 cực (xem hình) dùng để nối các tín hiệu âm thanh với nhau. Trong các hệ thống âm thanh dân dụng, một cách tiện lợi và đơn giản, nó nối input output stereo của các thiết bị band, đĩa với ampli chỉ bằng độc nhất một sợi dây tín hiệu.

-Jack speakon : Phần này nói tới đầu nối các thiết bị loa và amplifier. Ở các hệ thống âm thanh cũ, thường nối các thiết bị này mà không cần đầu nối, nghĩa là đằng sau amplifier và loa có những cọc điện và chúng ta chỉ cần lấy dây loa nối chúng lại theo từng cặp có đánh dấu + - là xong hoặc dùng phone jack đực cái làm đầu nối. Tuy nhiên cả hai cách này đều có những khuyết điểm : khó làm và không an toàn. Gần đây các hãng sản xuất đều dùng jack speakon vì những ưu điểm sau :

- Các chấu nối rất chắc , không thể tuột ra được.

- Một jack có thể từ 1 đến 3 way trong mỗi thùng loa (sẽ đề cập từ way sau).

-An toàn và tiện lợi cho người sử dụng.

DBS M05479
Quang Cao