* Khối 1 là mạch điện ống nói.
* Khối 2 là tầng khuếch đại tăng biên tín hiệu âm thoại.
* Khối 3 là tầng dao động RF dùng để tạo ra sóng mang.
* Khối 4 là tầng khuếch đại RF dùng để tăng xa tầm phát sóng.
* Khối 5 là dây anten dùng để bức xạ sóng vào không gian.
Giải thích sơ đồ mạch điện: Mạch dùng 3 transistor loại la2mvie65c được ở tần số cao (2N3904 hay 2SC1815 cũng được).
* Ở tầng Q1: Transistor Q1 dùng làm tầng tiền khuếch đại, tín hiệu đưa vào chân B. Trên chân B người ta dùng 2 điện trở R2 (27K), R6 (10K) để cấp áp phân cực. Điện trở R3 (4.7K) dùng để lấy tín hiệu ra trên chân C và điện trở R7 (1.5K) là điện trở định dòng làm việc cho chân E, cũng là dòng làm việc của transistor Q1.
Tín hiệu âm thanh lấy vào trên MIC (ở đây dùng ống nói loại điện dung), R10 (1K) là điện trở cấp dòng phân cực cho MIC, tín hiệu qua tụ liên lạc C1 (0.1uF) cho vào chân B của Q1.
Trên chân C của Q1, C2 (0.1uF) là tụ liên lạc ngả ra, nó cấp tín hiệu vào chân B của Q2.
Tín hiệu âm thanh lấy vào trên MIC (ở đây dùng ống nói loại điện dung), R10 (1K) là điện trở cấp dòng phân cực cho MIC, tín hiệu qua tụ liên lạc C1 (0.1uF) cho vào chân B của Q1.
Trên chân C của Q1, C2 (0.1uF) là tụ liên lạc ngả ra, nó cấp tín hiệu vào chân B của Q2.
* Ở tầng Q2: Transistor Q2 là tầng dao động RF nó tạo ra sóng mang tần cao, tầng dao động được ráp theo kiểu lấy chân B làm chân chung. Trên chân B có điện trở R4 (47K) dùng cấp dòng phân cực, tụ C3 (0.001uF) cho chân B nối masse (kiểu B chung). Trên chân E có điện trở R8 (1K) dùng để định mức dòng làm việc cho Q2. Tín hiệu lấy ra trên chân C với cuộn cảm L1. Để mạch vào trạng thái dao động, người ta dùng cầu chia áp với tụ C5 (12pF) và C6 (33pF) để lấy tín hiệu ra trên chân C cho hồi tiếp thuận về chân E. Chúng ta biết sự cộng hưởng của L1 và tụ liên cực C-B sẽ tạo ra tín hiệu có tần số RF.
Tín hiệu Audio cho vào trên chân B của Q2 sẽ làm thay đổi điện dung của tụ liên cực C-B, nó sẽ gây ra hiện tượng điều tần, nghĩa là tín hiệu âm thoại cho điều biến vào tần số của sóng mang RF, dạng điều biến tần số quen gọi là điều tần, hay sóng FM.
* Ở tầng Q3: Transistor Q3 dùng làm tầng khuếch đại RF. Nó được cấp dòng phân cực với R9 (47K). Tín hiệu điều tần cho lấy ra trên điện trở R5 (150) trên chân C, chân E cho nối masse để lấy độ lợi lớn. Với tầng khuếch đại RF, sóng RF sẽ có tầm phát xa hơn.
Mạch làm việc với mức nguồn nuôi 3V (dùng 2 pin 1.5V cho mắc nối tiếp), dùng Led chỉ thị nguồn với điện trở hạn dòng R10 (1K). C7 (0.001uF) là tụ lọc nhiễu tần cao nhiễm trên đường nguồn.
Mạch sẽ phát sóng RF ở dãy tần số sóng FM, từ 88MHz đến 108MHz. Như vậy Bạn có thể dùng bất kỳ một radio FM nào cũng có thể thu được sóng này.
Hình 2: Hình chụp cho thấy hình dạng các linh kiện dùng trong mạch.
Tín hiệu Audio cho vào trên chân B của Q2 sẽ làm thay đổi điện dung của tụ liên cực C-B, nó sẽ gây ra hiện tượng điều tần, nghĩa là tín hiệu âm thoại cho điều biến vào tần số của sóng mang RF, dạng điều biến tần số quen gọi là điều tần, hay sóng FM.
* Ở tầng Q3: Transistor Q3 dùng làm tầng khuếch đại RF. Nó được cấp dòng phân cực với R9 (47K). Tín hiệu điều tần cho lấy ra trên điện trở R5 (150) trên chân C, chân E cho nối masse để lấy độ lợi lớn. Với tầng khuếch đại RF, sóng RF sẽ có tầm phát xa hơn.
Mạch làm việc với mức nguồn nuôi 3V (dùng 2 pin 1.5V cho mắc nối tiếp), dùng Led chỉ thị nguồn với điện trở hạn dòng R10 (1K). C7 (0.001uF) là tụ lọc nhiễu tần cao nhiễm trên đường nguồn.
Mạch sẽ phát sóng RF ở dãy tần số sóng FM, từ 88MHz đến 108MHz. Như vậy Bạn có thể dùng bất kỳ một radio FM nào cũng có thể thu được sóng này.
Hình 2: Hình chụp cho thấy hình dạng các linh kiện dùng trong mạch.
Hình 3: Bản mạch in dùng ráp ống nói không dây.
Hình 4: Cách gắn các bộ hận trong ống nói.
Cách sơ đồ tham khảo
Hình tham khảo 1: Microphone không dây dùng 2 transistor.
Hình tham khảo 2: Microphone không dây dùng để phát các cuộc điện đàm của cho điện thoại bàn.
Hình tham khảo 3: Microphone không dây dùng 3 transistor.
Hình tham khảo 4: Microphone wireless dùng 2 transistor, chạy nguồn 9V.
Các dụng cụ cần dùng để ráp mạch là:
(1) Cây hàn viết và chì hàn.
(2) Kèm mõ nhọn dùng để kẹp gắp linh kiện.
(3) Kèm cắt dùng để cắt dây, cắt chân linh kiện.
(4) Một máy đo đa năng, loại chỉ thị bằng kim hay hiện số.
Khi hàn linh kiện lên board, Bạn làm theo các bước sau:
Hình 4: Cách gắn các bộ hận trong ống nói.
Cách sơ đồ tham khảo
Hình tham khảo 1: Microphone không dây dùng 2 transistor.
Hình tham khảo 2: Microphone không dây dùng để phát các cuộc điện đàm của cho điện thoại bàn.
Hình tham khảo 3: Microphone không dây dùng 3 transistor.
Hình tham khảo 4: Microphone wireless dùng 2 transistor, chạy nguồn 9V.
Các dụng cụ cần dùng để ráp mạch là:
(1) Cây hàn viết và chì hàn.
(2) Kèm mõ nhọn dùng để kẹp gắp linh kiện.
(3) Kèm cắt dùng để cắt dây, cắt chân linh kiện.
(4) Một máy đo đa năng, loại chỉ thị bằng kim hay hiện số.
Khi hàn linh kiện lên board, Bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Cho mõ hàn vào làm nóng chổ hàn, như chân linh kiện.
Bước 2: Khi chổ muốn hàn đủ nóng thì đưa chì vào, chờ cho chì chảy ra.
Bước 3: Lấy chì ra khỏi chổ mối hàn, tiếp tục làm nóng để chì phủ đều lên chổ hàn.
Bước 4: Lấy đầu mõ hàn ra và chờ nguội, nêu vết hàn bóng láng là tốt.
Bước 5: Cắt chân linh kiện.
Qua phân tích trên, Bạn thấy việc ráp một microphone wireless không quá phức tạp, vấn đề là việc tự tạo các cuộn dây cộng hưởng cho đúng và kiên nhẫn cân chỉnh tần số phát cho phù hợp với dãy tần sóng FM (từ 88MHz đến 108MHz). Nếu khi ráp mạch Bạn gặp trở ngại gì hãy liên lạc với chúng tôi để được góp ý.
Bước 2: Khi chổ muốn hàn đủ nóng thì đưa chì vào, chờ cho chì chảy ra.
Bước 3: Lấy chì ra khỏi chổ mối hàn, tiếp tục làm nóng để chì phủ đều lên chổ hàn.
Bước 4: Lấy đầu mõ hàn ra và chờ nguội, nêu vết hàn bóng láng là tốt.
Bước 5: Cắt chân linh kiện.
Qua phân tích trên, Bạn thấy việc ráp một microphone wireless không quá phức tạp, vấn đề là việc tự tạo các cuộn dây cộng hưởng cho đúng và kiên nhẫn cân chỉnh tần số phát cho phù hợp với dãy tần sóng FM (từ 88MHz đến 108MHz). Nếu khi ráp mạch Bạn gặp trở ngại gì hãy liên lạc với chúng tôi để được góp ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét