Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

4 kỹ năng ra quyết định quan trọng cần có trong công việc

Trong vai trò lãnh đạo, người có cá tính dễ chịu sẽ gặp khó khăn để có thể tìm đủ nguồn lực cần thiết cho đội, nhóm của họ.

Bạn cảm thấy rất khó khăn khi cần biện hộ và bảo vệ lợi ích cho bản thân? Có lẽ bạn không phải là người duy nhất. Các nhà tâm lý gọi cá tính là “dễ chịu” khi họ muốn nói đến “sự sẵn lòng để hòa hợp với người khác”.
Nếu bạn là người có cá tính dễ chịu, bạn có thể dễ dàng hòa đồng với mọi người. Nhưng nếu bạn “quá dễ thương”, điều này đôi khi lại cản trở bạn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bất cứ khi nào bạn đề nghị, yêu cầu điều gì đó ở nơi làm việc, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị từ chối và có thể làm cho người được đề nghị không vui. Chính vì thế, những “người dễ chịu” thường lảng tránh ngay từ đầu khi cần phải yêu cầu điều gì đó. Song thái độ đó lại có thể trở thành trở ngại đối với họ trong công việc.
Nghiên cứu cho thấy những người “được tiếng dễ thương” thường kiếm ít tiền hơn “người khó chịu” (dù sự thật là người khó chịu có thể phải mất việc thường xuyên hơn). Còn trong vai trò lãnh đạo, người có cá tính dễ chịu sẽ gặp khó khăn để có thể tìm đủ nguồn lực cần thiết cho đội, nhóm của họ. Như vậy, bạn có thể làm gì để trở nên quyết đoán hơn dù cá tính của bạn không phải như thế?

1. Thay vì tránh né, hãy đề cập trực tiếp

Những cách nói như “có lẽ”, “phần nào”, “hầu như” có thể làm dịu bớt mức độ cần thiết những gì bạn đang cố nói ra, nhưng cũng làm bạn trông kém tự tin hơn mức cần thiết để có thể đạt được điều mình mong muốn. Chẳng hạn, khi nói rằng mình đã “gần như hoàn thành” một dự án, bạn không khẳng định rằng mọi thứ đã hoàn tất mà chỉ “đâu đó gần đích đến”.
Image result for straight to the point illustration
Là một người dễ chịu, bạn nghĩ rằng cơ hội đạt được điều mình muốn sẽ cao hơn nếu như bạn trông có vẻ không cố áp đặt yêu cầu của mình. Nhưng có thể bạn đang sai lầm. Sử dụng ngôn ngữ như thế khiến cho yêu cầu của bạn không thể hiện được hết mức độ quan trọng. Thậm chí, bạn còn có vẻ không chắc chắn rằng đề nghị của mình có đáng được đáp ứng hay không.
Hãy khẳng định yêu cầu của bạn một cách trực tiếp hơn. “Tôi cần…” hoặc “Tôi muốn…” là cách nói giúp bạn tiến gần đến mục đích. Những người ra quyết định trong các tổ chức không thể giúp bạn trừ khi bạn khẳng định rõ ràng những gì mình cần và giải thích rõ vì sao nó quan trọng đến thế. Ngay cả khi không thể tức thời đáp ứng điều bạn muốn, họ cũng có thể giúp bạn về sau này.

2. Ứng xử với lời yêu cầu giống như khi tạo ấn tượng đầu tiên

Không chỉ có nội dung mà cả sự tự tin của người nói cũng ảnh hưởng đến người nghe. Điều này cũng đúng khi chúng ta cần đề nghị điều gì đó. Những bài học kinh nghiệm về việc tạo ấn tượng với người mới gặp lần đầu đều có thể áp dụng khi chúng ta cần đưa ra một yêu cầu dù là trong trường hợp này, bạn đã biết rõ người đối diện và đang làm việc cùng với họ hằng ngày. Hãy trình bày một cách rõ ràng, duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt và hành động như thể bạn mong nhận được sự hợp tác từ họ.
Image result for confident illustration
Cá tính dễ thương có thể khiến bạn chọn cách tiếp cận thân thiện, xuề xòa hơn nhưng bạn cần phải cưỡng lại “sự thôi thúc” đó, tương tự như trường hợp bạn đang gặp một người mới quen. Bạn cần thể hiện mong đợi rằng lời yêu cầu của bạn sẽ được xem xét một cách nghiêm túc và thái độ tự tin của bạn có thể làm tăng cơ hội thành công.

3. Luôn đưa ra lý do

Đưa ra lý do để chứng minh, bảo vệ yêu cầu của mình rất quan trọng dù nhiều người lại quên mất điều này. Bạn không cần phải đưa ra một lời giải thích dài dòng, mà chỉ cần một lời khẳng định rõ ràng về nhu cầu hoặc mục đích – điều này sẽ giúp bạn thể hiện được sự quyết đoán.
Image result for proof illustration
Mọi người cần biết bạn muốn gì, lý do vì sao bạn cần nó và cần thể hiện mong muốn này một cách ngắn gọn. Khi bạn trình bày lý do một cách gãy gọn, mọi người sẽ cho rằng bạn đã cân nhắc kỹ về điều đó. Nếu bạn nói một cách dông dài, không mạch lạc thì có vẻ như bạn chưa suy nghĩ thấu đáo về lời yêu cầu này.
Với những người có cá tính dễ chịu và thường ngại ngùng khi phải đề nghị điều gì đó, chỉ cần tập trung đưa ra một lời giải thích ngắn gọn đã có thể giúp họ tiến rất gần hơn đến mục đích.

4. Nên nhớ rằng đưa ra lời yêu cầu là chuyện bình thường và cần thiết

Cuối cùng, đừng quên rằng những người đang giữ trọng trách biết rằng bạn đang cần họ đáp ứng yêu cầu. Đây là một phần trách nhiệm của họ, họ có nhiệm vụ phân bổ những nguồn lực này. Điều đó nghĩa là không phải bạn đang làm điều gì đó “sai sai” khi tiếp cận và đề nghị họ. Và nếu họ buộc phải nói “không” cũng không có nghĩa là họ đang giận bạn. Nói cách khác, đây không phải là một vấn đề cá nhân.

Trong hơn 100,000 câu hỏi, đây là top các câu hỏi "vàng" mà bạn nên hỏi nhà tuyển dụng

Trong các lần phỏng vấn, để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn không chỉ cần thể hiện được khả năng và kĩ năng của mình, bên cạnh đó còn phải thể hiện thái độ chủ động, khéo léo thông qua cách đặt ngược lại những câu hỏi về phía công ty. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn câu hỏi, bạn nên chắt lọc như thế nào để vừa trọng tâm lại vừa nâng tầm giá trị của mình?

Không phải cứ đặt câu hỏi là bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên thường bỏ qua yếu tố chọn lựa và cân nhắc các câu hỏi dẫn đến thiếu chuyên nghiệp và câu hỏi không mấy chất lượng. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị các nội dung câu hỏi mà mình cần phải trao đổi trong buổi phỏng vấn. Dưới đây sẽ là top các câu hỏi “vàng” mà bạn nên tham khảo và ứng dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Những kĩ năng và kiến thức cần có cho vị trí ứng tuyển

Đây là một trong những câu hỏi mà bạn-cần-phải-hỏi trong các buổi phỏng vấn. Thông qua câu hỏi này, bạn đã thể hiện được thái độ cầu tiến và sự nghiêm túc của mình đối với vị trí mà bản thân đang ứng tuyển. Mặc dù bạn có thể đã có những thông tin khá đầy đủ về những yêu cầu cho công việc, tuy nhiên lắng nghe những điều đó từ nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đầy đủ hơn và chính bạn cũng sẽ hiểu hơn tính chất công việc sắp tới. Ngoài ra, bạn có thể trang bị được những yếu tố cần thiết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2. Lộ trình thăng tiến của công ty

Bằng câu hỏi này, bạn sẽ biết được công ty có một lộ trình thăng tiến cụ thể cho nhân viên hay không và đó cũng sẽ là cách mà công ty ghi nhận năng lực cũng như là cố gắng của nhân viên trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chắc chắn sẽ nỗ lực 100% công sức của mình để đạt được hiệu quả cao nhất và có chí cầu tiến. Với những ứng viên đặt ra câu hỏi này, phía nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao và cân nhắc người này trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc.

3. Tìm hiểu về văn hóa công ty

Đây là câu hỏi không liên quan đến chuyên môn nhưng lại cực kì quan trọng mà bạn cần trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Môi trường làm việc như thế nào cũng sẽ là yếu tố để bạn quyết định nên hay không việc hợp tác với công ty, vậy nên phỏng vấn là thời điểm thích hợp nhất để nêu lên thắc mắc của mình. Thêm vào đó, bạn đã ghi thêm điểm trong mắt người phỏng vấn vì những quan tâm chính đáng cũng như thái độ thiện chí của mình.

4. Những mong đợi của công ty đối với nhân viên

Bạn chắc chắn sẽ để lại ân tượng trong mắt nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này. Có không ít những ứng viên chỉ chăm chăm “tâng bốc” bản thân mình và đưa ra hoàng loạt những điểm mạnh của mình mà quên đi rằng, công ty thật sự cần gì ở nhân viên của họ. Hãy trở thành một ứng viên xứng đáng khi bạn biết cách đặt câu hỏi thông minh để từ đó đưa ra được những câu trả lời phù hợp nhất với nguyện vọng của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn sẽ hiểu hơn những tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên từ phía công ty, và từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

5. Quy trình ứng tuyển và thời gian có kết quả

Tốt hơn hết là bạn nên biết mình đang trong giai đoạn nào của quá trình phỏng vấn và bạn cần phải chuẩn bị gì cho thời gian sắp tới. Có những công ty sẽ tốn ít nhất 2 vòng tuyển chọn mới có thể đưa ra được kết quả, vì vậy bạn nên xác định được những bước tiếp theo để không phải rơi vào thế bị động. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được mức độ quan tâm của bạn dành cho vị trí ứng tuyển và thái độ mong muốn hợp tác với công ty.
Phỏng vấn là cuộc trao đổi trực tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vì vậy bạn hãy dành lại thế chủ động bằng cách đặt ra những câu hỏi trọng tâm và thông minh. Để làm được điều đó, bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước mỗi buổi phỏng vấn và bỏ túi ngay những câu hỏi “vàng” để ghi điểm tuyệt đối.  Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên cực kì tiềm năng bởi sự tự tin và nhạy bén của mình. Chúc bạn thành công!

Làm sao để teamwork không còn là gánh nặng?

Đã qua rồi cái thời việc ai nấy làm, lầm lầm lũi lũi với mớ công việc chất chồng của mình. Sự phát triển năng động và liên tục của các công ty như hiện nay thì team-work là điều cần thiết hơn cả. Thế nhưng đối với nhiều nhân viên, việc phải hợp tác làm việc chung với một nhóm xuyên suốt sẽ trở thành nỗi “ám ảnh” cho mỗi ngày làm việc.

Công sở là môi trường cực kì phức tạp vì vậy sẽ không khó để thấy, team-work với nhiều kiểu người khác nhau sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Nếu cả nhóm “hợp cạ” và hiểu tính nhau thì không vấn đề gì, tuy nhiên, khi đã xảy ra mâu thuẫn hoặc đùn đẩy trách nhiệm thì chắc chắn đó sẽ là gánh nặng cho bạn, cũng như là cho cả nhóm. Nếu như bạn đang rất lo lắng vì không sớm thì muộn, cũng sẽ đối mặt với team-work, thì những cách dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn làm thế nào có thể team-work thật hiệu quả.

1. Lắng nghe ý kiến mọi người

Để có được sự tôn trọng của đồng nghiệp chung nhóm, trước tiên hết, bạn cũng nên rèn luyện kĩ năng lắng nghe. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết và sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. Bằng sự lắng nghe, bạn có thể hiểu rõ hơn ý kiến xây dựng của những người xung quanh, ngoài ra, bạn cũng thể hiện được thái độ thiện chí và tôn trọng của mình trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Hãy trở thành một người lắng nghe giỏi để dễ dàng hơn khi trao đổi công việc, bạn nhé!

2. Có trách nhiệm với công việc được giao

Cá nhân bạn cần phải hoàn thành và có trách nhiệm với các phần việc của mình trước tiên để không ảnh hưởng đến cả nhóm. Điều tối kị nhất là khi bạn hay bất kì thành viên nào có thái độ ỷ y, “để đó có người hỗ trợ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân bạn, mà còn với cả nhóm. Ngoài ra, bạn cũng nên có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm, không ngại hỗ trợ đồng nghiệp, giúp cho công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm và góp ý xây dựng

Mâu thuẫn và bất đồng ý kiến là điều thường gặp trong team-work. Mỗi người là mỗi cá nhân riêng biệt với đa tính cách, vì vậy để dung hòa những khác biệt cần có sự cố gắng từ bản thân bạn và đồng nghiệp chung nhóm. Nếu có bất kì bất đồng nào xảy ra, hãy ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn với nhau để tìm ra được vấn đề, hiểu ý nhau và giải quyết nhanh chóng. Bạn không nên vì quá cả nể hoặc “kệ, cho qua” để êm xuôi mọi rắc rối, vì nếu tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến bùng phát, và lúc đó e là không còn cách nào để hàn gắn nữa!

4. Gắn kết và tương tác với mọi người

Image result for team engagement
Làm việc nhóm quan trọng nhất là sự gắn kết của tất cả mọi người trong nhóm. Bạn hãy cố gắng hòa hợp và xây dựng được mối quan hệ thật tốt để hạn chế các mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để mọi người có dịp được gần gũi và chia sẻ với nhau, từ đó có thể làm việc với nhau hợp ý hơn.  Một nhóm làm việc hiệu quả là khi có các thành viên gắn kết và “hợp cạ” trong cách làm việc.

5. Không khí trong nhóm vui vẻ

Sẽ không thể làm việc nhóm tốt khi bạn và đồng nghiệp đều bị “dè nén” bới áp lực, cũng như căng thẳng. Công việc nào cũng đều có khó khăn và áp lực tiến độ, tuy nhiên, nếu cứ “vịn” vô đó để tạo áp lực cho nhau thì chắc chắn nhóm của bạn sẽ không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Khi tinh thần thoải mái, dễ chịu thì năng suất làm việc cũng từ đó được nâng cao hơn và tránh được nhiều bất đồng giữa các thành viên. Vì vậy, không khí làm việc sẽ ảnh hưởng một phần không hề nhỏ cho hiệu quả của cả nhóm, hãy cố gắng tạo không gian thoải mái để hỗ trợ tốt hơn cho công việc nhé.
Đối với nhiều nhân viên, team-work là nỗi ám ảnh và là gánh nặng của mỗi ngày làm việc. Nếu bạn không thể tránh được, thì hãy cố gắng hòa hợp, tìm cách khiến cho bản thân cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho mọi dự án. Đừng vì áp lực team-work mà để ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cá nhân, cũng như năng lực làm việc trong mắt sếp và đồng nghiệp, bạn nhé!

Làm sao để trở thành “Mr. Cần Trô” cảm xúc: Tâm bất biến giữa văn phòng vạn biến?

Mỗi ngày ở công sở là 101 chuyện “drama”, liệu bạn có chắc rằng mình có thể bình chân như vại trước mọi biến động? Chân nhân bất lộ tướng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bạn ở chốn văn phòng ngay từ bây giờ để thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

Có rất nhiều lí do khiến bạn không tài nào “bình thường” được ở chốn công sở. Trong công việc hay các mối quan hệ văn phòng, đôi lúc cảm xúc khó tránh khỏi lên xuống như đồ thị hình Sin. Bỗng dưng sếp nổi giận vì kế hoạch bạn lập ra, đồng nghiệp dèm pha ý tưởng của bạn, hay chỉ đơn giản là hôm nay bạn hơi… khó ở nhưng muôn vàn việc ngập đầu khiến bạn khó chịu.
Chúng ta không thể kìm nén mọi cảm xúc của mình và dồn nén quá lâu. Điều này dễ khiến bạn “tẩu hỏa nhập ma” lúc nào đó không xa. Do đó, hãy thử tu luyện vài chiêu thức dưới đây, biết đâu bạn có thể tự tin ứng xử trong mọi tình huống mà không sợ tăng xông đột ngột, hay quá lố thất thường.

1. Tập trung vào hiện tại

Khi bạn phải đối mặt với những nỗi lo đột ngột, hãy cố gắng bình tĩnh và tự nhủ với bản thân rằng, hiện tại mới là nhiệm vụ lớn bạn cần phải giải quyết. Những cảm xúc nhất thời rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả của chúng thì lại không hề đơn giản. Sếp trách phạt ư? Đồng nghiệp xung đột với bạn? Hay khách hàng tự dưng cau có? Chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể giải quyết từ A đến Z nếu như bạn đủ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Đừng quá lo nghĩ về hậu quả tồi tệ khiến cảm xúc của bạn dao động. Chúng đã xảy ra đâu! Trước mặt, điều bạn cần làm là hít thở sâu, thả lỏng tinh thần và mỉm cười đối chọi với “drama” thôi.

2. Tìm cách giải tỏa mọi cảm xúc  

Aerial view of various coffee Free Photo                   

Người ta hay nói vui thôi, đừng vui quá. Nếu lỡ cảm xúc không thể kiểm soát được, hãy tìm một hướng giải tỏa bằng cách đi dạo quanh tòa nhà, uống một tách cà phê, hay trao đổi với một người bạn đồng nghiệp thân thiết để bộc lộ “con người thật” của bạn chẳng hạn. Bạn cũng có thể tìm cách giải quyết từ từ thông qua các khóa thiền định, trị liệu, yoga hoặc bất kỳ hoạt động ngoài giờ làm nào có thể giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc tức thì. Nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, hãy cứ xin nghỉ phép đi đừng ngại ngùng! Một vài ngày nghỉ để lấy lại năng lượng tích cực cho cơ thể sẽ giúp bạn điều chỉnh bản thân cực hiệu quả.

3. Suy nghĩ tích cực về mọi việc

Mỗi khi thất bại hay tuyệt vọng, bạn thường có xu hướng đắm chìm trong đó và cảm thấy bản thân thật kém cỏi. Thế nhưng, hãy luôn nhớ một điều rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Hãy cứ mỉm cười và thay thế những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu bạn, bằng những gì tốt đẹp và tích cực hơn. Đó có thể là những kỉ niệm tốt đẹp bạn từng có khi làm việc ở công ty, khoảnh khắc bạn cảm thấy cực kì sung sướng vì đã hoàn thành một dự án nào đó. Đừng vội dằn vặt bản thân mình vì những điều bạn đã làm, những suy nghĩ tồi tệ rồi sẽ kéo cảm xúc của bạn tụt xuống ở dưới vạch đáy.

4. Lấy ganh đua làm động lực phấn đấu

Image result for competition illustration
Sự ganh đua chính là một loại cảm xúc thúc đẩy bạn hành động. Bạn cảm thấy ghen tị vì đồng nghiệp nổi trội hơn mình. Dù không có ý gì xấu xa nhưng bạn lại không cách nào kiểm soát cảm xúc ấy bộc phát ra bên ngoài. Không sao cả. Bạn cũng không phải là một “thánh nữ” để có thể mỉm cười trước tất cả. Sự ganh đua sẽ mang ý nghĩa tích cực nếu bạn biết lấy đó làm động lực để tập trung nỗ lực vì công việc nhiều hơn. Bạn ganh đua để tạo đòn bẩy đưa mình đi xa hơn, thay vì lấy đó là mục tiêu để “trả thù” hơn hơn thua với một ai đó.

5. Học cách tha thứ nếu mọi chuyện đã được giải quyết

Đừng quên rằng bạn đang làm việc trong một môi trường ngập tràn đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ bạn mà tất cả những đồng nghiệp khác đều có một mục tiêu để phấn đấu cho mình. Hãy nắm rõ mọi vấn đề và học cách tha thứ khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Nếu bạn tiếp tục ôm mãi một “mối hận xưa”, bạn sẽ chẳng nào cảm thấy nhẹ lòng khi làm việc chung với người đồng nghiệp nọ, hoặc được xếp vào dưới trướng của một lãnh đạo bạn không vừa ý. Đặt suy nghĩ của tập thể lên đầu tiên trước khi nghĩ đến những việc cá nhân, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình rồi sẽ dần trở nên bình ổn và trưởng thành hơn nhiều lần.

Những tố chất "vàng" khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn

Các buổi phỏng vấn trực tiếp luôn là cơ hội lý tưởng nhất để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, để giúp cho bạn đạt được hiệu quả cao nhất thì hãy bỏ túi ngay những tố chất “vàng” khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn.

Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất, thế nhưng, đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ dựa trên những tố chất “vàng” để cân nhắc quyết định của mình, nếu bạn có nhiều hơn 2 tố chất dưới đây thì chắc chắn bạn đã ghi điểm tuyệt đối với người phỏng vấn bạn rồi đấy! Hãy cùng xem đó là những tố chất nào nhé.

1. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi

Để hòa hợp nhanh chóng với môi trường làm việc sẽ khá khó khăn với nhiều ứng viên, tuy nhiên, nếu bạn có khả năng này thì bạn đã tạo ra được sự khác biệt giữa bạn với nhiều ứng viên đối thủ. Khả năng thích nghi và linh hoạt không chỉ được thể hiện trong việc hòa nhập với môi trường, văn hóa mới, mà còn được thông qua cách bạn đối diện trước một vấn đề hoặc sự thay đổi bất kì nào đó. Một trong những cách để kiểm tra được tính linh hoạt của bạn là khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trả lời về cách xử lý một vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc hay khi bạn buộc phải thích nghi với những thay đổi của công ty và bộ máy lãnh đạo. Một ứng viên có khả năng thích ứng nhanh chắc chắn dễ dàng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Tự tin nhưng không tự cao

Tố chất khiến nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn ngay từ lần đầu gặp gỡ đó là phong thái tự tin, điềm đạm. Từ cử chỉ cơ thể, hành động, lời nói sẽ sẽ toát lên được tâm trạng của bạn ngay tại thời điểm đó, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có trở thành một ứng viên tiềm năng hay không cũng sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn tại buổi phỏng vấn. Một ứng viên tự tin là khi biết lưa chọn ngôn từ khéo léo, cách trả lời thông minh và thể hiện được khả năng của mình.
Image result for confident
Tuy nhiên, bạn không nên vịn vô sự tự tin của mình để trở nên tâng bốc bản thân và thái độ tự kiêu. Nếu như bạn không biết cách kiềm chế thì chắc chắn bạn sẽ gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng vì sự tự mãn của mình. Hãy thể hiện một phong thái tự tin, năng lượng để nhà tuyển dụng không thể làm ngơ trước bạn.

3. Chủ động

Nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua một ứng viên với tố chất chủ động như bạn! Sự chủ động được thể hiện khi bạn biết tự đưa mình cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Có rất nhiều ứng viên trong buổi phỏng vấn không thể đặt ngược lại câu hỏi cho người phỏng vấn hay không nếu lên quan điểm của mình chỉ vì sợ bị đánh giá không tốt – điều này hoàn toàn không đúng, thậm chí sẽ mang lại “tác dụng ngược” cho bản thân ứng viên, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một ứng viên biết chủ động trong tất cả các trường hợp, từ trao đổi, trò chuyện cho đến cách xử lý công việc, vì vậy nếu bạn sở hữu được phẩm chất này thì phần trăm bạn để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng là rất cao đấy!

4. Độ tin cậy

Với nhiều nhà tuyển dụng, việc tìm được một ứng viên giỏi sẽ không quan trọng bằng khi có được một người ứng viên đáng tin cậy. Câu hỏi để kiểm tra điều này thường được họ đặt ra sau buổi phỏng vấn rằng liệu bạn có thể là người để cấp trên giao phó mọi công việc, ngay cả khi đang trong tình trạng khó khăn áp lực?
Related image
Hầu hết các phán đoán đều chủ quan và cảm tính, thế nhưng nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. Vậy nên tốt hơn hết là bạn nên cố gắng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người rất đáng để tin cậy.

5. Cầu tiến

Là một ứng viên tiềm năng, bạn chắc chắn phải có tố chất này. Nhà tuyển dụng luôn cần thấy ở ứng viên của mình có thái độ cầu tiến và sẵn sàng học hỏi, nâng cao bản thân. Một người có tố chất này sẽ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân cũng như liên tục phát triển kĩ năng và trình độ chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Nhà tuyển dụng không thể làm ngơ với một ứng viên luôn nỗ lực để tiến xa hơn trong công việc. Vì vậy, bạn hãy thể hiện thái độ ham học hỏi và cầu tiến trong công việc, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng đấy!
Trước hàng ngàn ứng viên nộp đơn, nhà tuyển dụng cần dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn ra được những ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc, trong số nhiều tiêu chí đánh giá thì những tố chất “vàng” sẽ được cho là yếu tố quyết định. Vì vậy, bạn hãy tạo nên sự khác biệt giữa mình với những ứng viên khác bởi những phẩm chất nổi bật của mình, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong các buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!
DBS M05479
Quang Cao