Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Làm sao để teamwork không còn là gánh nặng?

Đã qua rồi cái thời việc ai nấy làm, lầm lầm lũi lũi với mớ công việc chất chồng của mình. Sự phát triển năng động và liên tục của các công ty như hiện nay thì team-work là điều cần thiết hơn cả. Thế nhưng đối với nhiều nhân viên, việc phải hợp tác làm việc chung với một nhóm xuyên suốt sẽ trở thành nỗi “ám ảnh” cho mỗi ngày làm việc.

Công sở là môi trường cực kì phức tạp vì vậy sẽ không khó để thấy, team-work với nhiều kiểu người khác nhau sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Nếu cả nhóm “hợp cạ” và hiểu tính nhau thì không vấn đề gì, tuy nhiên, khi đã xảy ra mâu thuẫn hoặc đùn đẩy trách nhiệm thì chắc chắn đó sẽ là gánh nặng cho bạn, cũng như là cho cả nhóm. Nếu như bạn đang rất lo lắng vì không sớm thì muộn, cũng sẽ đối mặt với team-work, thì những cách dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn làm thế nào có thể team-work thật hiệu quả.

1. Lắng nghe ý kiến mọi người

Để có được sự tôn trọng của đồng nghiệp chung nhóm, trước tiên hết, bạn cũng nên rèn luyện kĩ năng lắng nghe. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết và sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. Bằng sự lắng nghe, bạn có thể hiểu rõ hơn ý kiến xây dựng của những người xung quanh, ngoài ra, bạn cũng thể hiện được thái độ thiện chí và tôn trọng của mình trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Hãy trở thành một người lắng nghe giỏi để dễ dàng hơn khi trao đổi công việc, bạn nhé!

2. Có trách nhiệm với công việc được giao

Cá nhân bạn cần phải hoàn thành và có trách nhiệm với các phần việc của mình trước tiên để không ảnh hưởng đến cả nhóm. Điều tối kị nhất là khi bạn hay bất kì thành viên nào có thái độ ỷ y, “để đó có người hỗ trợ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân bạn, mà còn với cả nhóm. Ngoài ra, bạn cũng nên có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm, không ngại hỗ trợ đồng nghiệp, giúp cho công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm và góp ý xây dựng

Mâu thuẫn và bất đồng ý kiến là điều thường gặp trong team-work. Mỗi người là mỗi cá nhân riêng biệt với đa tính cách, vì vậy để dung hòa những khác biệt cần có sự cố gắng từ bản thân bạn và đồng nghiệp chung nhóm. Nếu có bất kì bất đồng nào xảy ra, hãy ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn với nhau để tìm ra được vấn đề, hiểu ý nhau và giải quyết nhanh chóng. Bạn không nên vì quá cả nể hoặc “kệ, cho qua” để êm xuôi mọi rắc rối, vì nếu tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến bùng phát, và lúc đó e là không còn cách nào để hàn gắn nữa!

4. Gắn kết và tương tác với mọi người

Image result for team engagement
Làm việc nhóm quan trọng nhất là sự gắn kết của tất cả mọi người trong nhóm. Bạn hãy cố gắng hòa hợp và xây dựng được mối quan hệ thật tốt để hạn chế các mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để mọi người có dịp được gần gũi và chia sẻ với nhau, từ đó có thể làm việc với nhau hợp ý hơn.  Một nhóm làm việc hiệu quả là khi có các thành viên gắn kết và “hợp cạ” trong cách làm việc.

5. Không khí trong nhóm vui vẻ

Sẽ không thể làm việc nhóm tốt khi bạn và đồng nghiệp đều bị “dè nén” bới áp lực, cũng như căng thẳng. Công việc nào cũng đều có khó khăn và áp lực tiến độ, tuy nhiên, nếu cứ “vịn” vô đó để tạo áp lực cho nhau thì chắc chắn nhóm của bạn sẽ không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Khi tinh thần thoải mái, dễ chịu thì năng suất làm việc cũng từ đó được nâng cao hơn và tránh được nhiều bất đồng giữa các thành viên. Vì vậy, không khí làm việc sẽ ảnh hưởng một phần không hề nhỏ cho hiệu quả của cả nhóm, hãy cố gắng tạo không gian thoải mái để hỗ trợ tốt hơn cho công việc nhé.
Đối với nhiều nhân viên, team-work là nỗi ám ảnh và là gánh nặng của mỗi ngày làm việc. Nếu bạn không thể tránh được, thì hãy cố gắng hòa hợp, tìm cách khiến cho bản thân cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho mọi dự án. Đừng vì áp lực team-work mà để ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cá nhân, cũng như năng lực làm việc trong mắt sếp và đồng nghiệp, bạn nhé!

Làm sao để trở thành “Mr. Cần Trô” cảm xúc: Tâm bất biến giữa văn phòng vạn biến?

Mỗi ngày ở công sở là 101 chuyện “drama”, liệu bạn có chắc rằng mình có thể bình chân như vại trước mọi biến động? Chân nhân bất lộ tướng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bạn ở chốn văn phòng ngay từ bây giờ để thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

Có rất nhiều lí do khiến bạn không tài nào “bình thường” được ở chốn công sở. Trong công việc hay các mối quan hệ văn phòng, đôi lúc cảm xúc khó tránh khỏi lên xuống như đồ thị hình Sin. Bỗng dưng sếp nổi giận vì kế hoạch bạn lập ra, đồng nghiệp dèm pha ý tưởng của bạn, hay chỉ đơn giản là hôm nay bạn hơi… khó ở nhưng muôn vàn việc ngập đầu khiến bạn khó chịu.
Chúng ta không thể kìm nén mọi cảm xúc của mình và dồn nén quá lâu. Điều này dễ khiến bạn “tẩu hỏa nhập ma” lúc nào đó không xa. Do đó, hãy thử tu luyện vài chiêu thức dưới đây, biết đâu bạn có thể tự tin ứng xử trong mọi tình huống mà không sợ tăng xông đột ngột, hay quá lố thất thường.

1. Tập trung vào hiện tại

Khi bạn phải đối mặt với những nỗi lo đột ngột, hãy cố gắng bình tĩnh và tự nhủ với bản thân rằng, hiện tại mới là nhiệm vụ lớn bạn cần phải giải quyết. Những cảm xúc nhất thời rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả của chúng thì lại không hề đơn giản. Sếp trách phạt ư? Đồng nghiệp xung đột với bạn? Hay khách hàng tự dưng cau có? Chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể giải quyết từ A đến Z nếu như bạn đủ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Đừng quá lo nghĩ về hậu quả tồi tệ khiến cảm xúc của bạn dao động. Chúng đã xảy ra đâu! Trước mặt, điều bạn cần làm là hít thở sâu, thả lỏng tinh thần và mỉm cười đối chọi với “drama” thôi.

2. Tìm cách giải tỏa mọi cảm xúc  

Aerial view of various coffee Free Photo                   

Người ta hay nói vui thôi, đừng vui quá. Nếu lỡ cảm xúc không thể kiểm soát được, hãy tìm một hướng giải tỏa bằng cách đi dạo quanh tòa nhà, uống một tách cà phê, hay trao đổi với một người bạn đồng nghiệp thân thiết để bộc lộ “con người thật” của bạn chẳng hạn. Bạn cũng có thể tìm cách giải quyết từ từ thông qua các khóa thiền định, trị liệu, yoga hoặc bất kỳ hoạt động ngoài giờ làm nào có thể giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc tức thì. Nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, hãy cứ xin nghỉ phép đi đừng ngại ngùng! Một vài ngày nghỉ để lấy lại năng lượng tích cực cho cơ thể sẽ giúp bạn điều chỉnh bản thân cực hiệu quả.

3. Suy nghĩ tích cực về mọi việc

Mỗi khi thất bại hay tuyệt vọng, bạn thường có xu hướng đắm chìm trong đó và cảm thấy bản thân thật kém cỏi. Thế nhưng, hãy luôn nhớ một điều rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Hãy cứ mỉm cười và thay thế những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu bạn, bằng những gì tốt đẹp và tích cực hơn. Đó có thể là những kỉ niệm tốt đẹp bạn từng có khi làm việc ở công ty, khoảnh khắc bạn cảm thấy cực kì sung sướng vì đã hoàn thành một dự án nào đó. Đừng vội dằn vặt bản thân mình vì những điều bạn đã làm, những suy nghĩ tồi tệ rồi sẽ kéo cảm xúc của bạn tụt xuống ở dưới vạch đáy.

4. Lấy ganh đua làm động lực phấn đấu

Image result for competition illustration
Sự ganh đua chính là một loại cảm xúc thúc đẩy bạn hành động. Bạn cảm thấy ghen tị vì đồng nghiệp nổi trội hơn mình. Dù không có ý gì xấu xa nhưng bạn lại không cách nào kiểm soát cảm xúc ấy bộc phát ra bên ngoài. Không sao cả. Bạn cũng không phải là một “thánh nữ” để có thể mỉm cười trước tất cả. Sự ganh đua sẽ mang ý nghĩa tích cực nếu bạn biết lấy đó làm động lực để tập trung nỗ lực vì công việc nhiều hơn. Bạn ganh đua để tạo đòn bẩy đưa mình đi xa hơn, thay vì lấy đó là mục tiêu để “trả thù” hơn hơn thua với một ai đó.

5. Học cách tha thứ nếu mọi chuyện đã được giải quyết

Đừng quên rằng bạn đang làm việc trong một môi trường ngập tràn đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ bạn mà tất cả những đồng nghiệp khác đều có một mục tiêu để phấn đấu cho mình. Hãy nắm rõ mọi vấn đề và học cách tha thứ khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Nếu bạn tiếp tục ôm mãi một “mối hận xưa”, bạn sẽ chẳng nào cảm thấy nhẹ lòng khi làm việc chung với người đồng nghiệp nọ, hoặc được xếp vào dưới trướng của một lãnh đạo bạn không vừa ý. Đặt suy nghĩ của tập thể lên đầu tiên trước khi nghĩ đến những việc cá nhân, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình rồi sẽ dần trở nên bình ổn và trưởng thành hơn nhiều lần.

Những tố chất "vàng" khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn

Các buổi phỏng vấn trực tiếp luôn là cơ hội lý tưởng nhất để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, để giúp cho bạn đạt được hiệu quả cao nhất thì hãy bỏ túi ngay những tố chất “vàng” khiến nhà tuyển dụng không thể làm ngơ bạn.

Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất, thế nhưng, đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ dựa trên những tố chất “vàng” để cân nhắc quyết định của mình, nếu bạn có nhiều hơn 2 tố chất dưới đây thì chắc chắn bạn đã ghi điểm tuyệt đối với người phỏng vấn bạn rồi đấy! Hãy cùng xem đó là những tố chất nào nhé.

1. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi

Để hòa hợp nhanh chóng với môi trường làm việc sẽ khá khó khăn với nhiều ứng viên, tuy nhiên, nếu bạn có khả năng này thì bạn đã tạo ra được sự khác biệt giữa bạn với nhiều ứng viên đối thủ. Khả năng thích nghi và linh hoạt không chỉ được thể hiện trong việc hòa nhập với môi trường, văn hóa mới, mà còn được thông qua cách bạn đối diện trước một vấn đề hoặc sự thay đổi bất kì nào đó. Một trong những cách để kiểm tra được tính linh hoạt của bạn là khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trả lời về cách xử lý một vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc hay khi bạn buộc phải thích nghi với những thay đổi của công ty và bộ máy lãnh đạo. Một ứng viên có khả năng thích ứng nhanh chắc chắn dễ dàng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Tự tin nhưng không tự cao

Tố chất khiến nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn ngay từ lần đầu gặp gỡ đó là phong thái tự tin, điềm đạm. Từ cử chỉ cơ thể, hành động, lời nói sẽ sẽ toát lên được tâm trạng của bạn ngay tại thời điểm đó, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có trở thành một ứng viên tiềm năng hay không cũng sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn tại buổi phỏng vấn. Một ứng viên tự tin là khi biết lưa chọn ngôn từ khéo léo, cách trả lời thông minh và thể hiện được khả năng của mình.
Image result for confident
Tuy nhiên, bạn không nên vịn vô sự tự tin của mình để trở nên tâng bốc bản thân và thái độ tự kiêu. Nếu như bạn không biết cách kiềm chế thì chắc chắn bạn sẽ gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng vì sự tự mãn của mình. Hãy thể hiện một phong thái tự tin, năng lượng để nhà tuyển dụng không thể làm ngơ trước bạn.

3. Chủ động

Nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua một ứng viên với tố chất chủ động như bạn! Sự chủ động được thể hiện khi bạn biết tự đưa mình cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Có rất nhiều ứng viên trong buổi phỏng vấn không thể đặt ngược lại câu hỏi cho người phỏng vấn hay không nếu lên quan điểm của mình chỉ vì sợ bị đánh giá không tốt – điều này hoàn toàn không đúng, thậm chí sẽ mang lại “tác dụng ngược” cho bản thân ứng viên, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một ứng viên biết chủ động trong tất cả các trường hợp, từ trao đổi, trò chuyện cho đến cách xử lý công việc, vì vậy nếu bạn sở hữu được phẩm chất này thì phần trăm bạn để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng là rất cao đấy!

4. Độ tin cậy

Với nhiều nhà tuyển dụng, việc tìm được một ứng viên giỏi sẽ không quan trọng bằng khi có được một người ứng viên đáng tin cậy. Câu hỏi để kiểm tra điều này thường được họ đặt ra sau buổi phỏng vấn rằng liệu bạn có thể là người để cấp trên giao phó mọi công việc, ngay cả khi đang trong tình trạng khó khăn áp lực?
Related image
Hầu hết các phán đoán đều chủ quan và cảm tính, thế nhưng nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. Vậy nên tốt hơn hết là bạn nên cố gắng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người rất đáng để tin cậy.

5. Cầu tiến

Là một ứng viên tiềm năng, bạn chắc chắn phải có tố chất này. Nhà tuyển dụng luôn cần thấy ở ứng viên của mình có thái độ cầu tiến và sẵn sàng học hỏi, nâng cao bản thân. Một người có tố chất này sẽ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân cũng như liên tục phát triển kĩ năng và trình độ chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Nhà tuyển dụng không thể làm ngơ với một ứng viên luôn nỗ lực để tiến xa hơn trong công việc. Vì vậy, bạn hãy thể hiện thái độ ham học hỏi và cầu tiến trong công việc, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng đấy!
Trước hàng ngàn ứng viên nộp đơn, nhà tuyển dụng cần dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn ra được những ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc, trong số nhiều tiêu chí đánh giá thì những tố chất “vàng” sẽ được cho là yếu tố quyết định. Vì vậy, bạn hãy tạo nên sự khác biệt giữa mình với những ứng viên khác bởi những phẩm chất nổi bật của mình, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong các buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!

Chạm ngưỡng 30: Bạn đã có gì trong tay?

Tuổi 30 thường được xem là một trong những cột mốc quyết định cuộc đời của mỗi người. Chạm ngưỡng 30, người ta thường bắt đầu có những thay đổi về mặt suy nghĩ, chín chắn hơn, tự lập hơn và dần tạo dựng được một số thành tựu nhất định cho riêng mình. Vậy bạn ở tuổi 30, đã có được gì trong tay cho bản thân mình?




30 tuổi là thời điểm mỗi chúng ta đều trải qua áp lực và gánh nặng nhiều nhất. Khi đã 30 nếu sự nghiệp còn chưa ổn định, chưa theo đuổi được đam mê, trong tay chưa có gì, cuộc đời vẫn mãi lông bông nay đây mai đó thì thật khó để không trăn trở về sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng mỗi người sẽ có một định nghĩa về thành công khác nhau. Có thể sự nghiệp của bạn khi 30 không quá thăng hoa, nhưng đam mê thì đã nở rộ chín mùi. Có thể bạn vẫn chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, nhưng bạn đã có một gia đình hạnh phúc. Hãy thử điểm lại xem những điều dưới đây và cố gắng để nắm giữ trong tay một “thành tựu” đúng nghĩa của riêng bạn.
1. Sự nghiệp ổn định

Sự nghiệp là hướng đi dài hơi của bạn chứ không phải chỉ đơn thuần là những công việc phù du trong thoáng chốc. Nếu vẫn chưa xác định được mục tiêu phát triển của bản thân trước 30 tuổi, bạn sẽ rất dễ lạc lối suốt cả quãng đường sau này.



Vậy nên, hãy xác định đường đi ổn định cho sự nghiệp bản thân, dù thời thế thế thời thế nào thì bạn vẫn có thể xoay chuyển để thích nghi tức thời. Dĩ nhiên bạn sẽ phải đánh đổi và vấp ngã rất nhiều trước khi tìm ra “ánh sáng chân lí” của sự nghiệp, thế nhưng tất cả đều là động lực thúc đẩy bạn dấn thân vào mọi trải nghiệm để tìm hiểu chính bản thân mình.
2. Khoản tiết kiệm cá nhân

Bạn không cần thu nhập 8 chữ số để có một tài khoản ngân hàng thật oách. Có thể thu nhập của bạn chỉ ở mức tương đối, nhưng đến 30 tuổi, bạn vẫn tự tin nói rằng bản thân đã có một khoản tiết kiệm cho riêng mình. Đó mới là điều quan trọng nhất. Hãy bắt đầu phân chia các khoản thu chi dựa trên nguồn thu của mình một cách hợp lí.



Sau khi đã lên kế hoạch cho ngân sách trong tháng, bạn có thể dành ra một khoản dư dả để gửi tiết kiệm cho tương lai. Dù có bất trắc nào xảy ra, bạn vẫn hoàn toàn nhẹ nhõm vì đã có một khoản tài chính “chống lưng” cho mình trong giai đoạn khủng hoảng này.
3. Một gia đình ấm áp

Người ta thường hay nói rằng: “An cư lập nghiệp”. Độ tuổi 30 là dấu mốc của sự trưởng thành và bình ổn. Vì thế, một mái nhà chính là minh chứng rõ ràng nhất của sự ổn định trong độ tuổi này. Tuổi 30 là thời điểm thích hợp nhất để bạn suy nghĩ về chuyện lập gia đình, không quá sớm cũng chẳng quá muộn.

Khi đã xây dựng một mái nhà, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ chín chắn hơn và lập kế hoạch để đảm bảo cho cuộc sống tương lai của mình. Nhờ như thế, mọi bước đi của bạn về sau đều sẽ vững vàng và chắc chắn hơn.
4. Đam mê của riêng mình

30 tuổi, bạn đã thật sự biết mình muốn gì và thích gì? Đôi khi công việc của bạn không nhất thiết phải là đam mê từ lâu bạn ấp ủ. Nhưng không thể vì lý do này mà bạn từ bỏ đam mê của mình. Ban ngày bạn là nhân viên văn phòng, tối đến bạn cũng có thể là một vũ công tự do.



Khi sự nghiệp đã bước đầu đi vào thế ổn định và cân bằng ở tuổi 30, đó cũng là lúc bạn nên chinh phục những đam mê còn bỏ ngõ của mình. Không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm và nuôi dưỡng ước mơ. Nếu 30 tuổi mà bạn vẫn chưa thể nắm giữ điều mình thích, sẽ rất khó để bạn có thể đạt được trong tương lai sau này.
5. Các mối quan hệ bền vững

Những mối quan hệ nhất thời hoặc mang tính chất xã giao thường không giúp bạn mở rộng cầu nối của mình đến với mọi người. Hãy cố gắng tập cách giao tiếp và duy trì những mối quan hệ xã hội của bạn ở mức bền vững khi đã 30. Chúng ta đang sống trong “thời đại kết nối”.

Việc đầu tư mở rộng để xây dựng và phát triển mạng lưới bạn bè đáng tin cậy, sẽ giúp bạn có được những hậu thuẫn vững chắc, những người bạn thân thiết luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần và ngược lại, luôn được bạn giúp đỡ khi có cơ hội. Mối quan hệ tốt đẹp chính là bước đệm để bạn đi đến thành công. Vậy thì bạn còn chần chừ gì trước những cuộc hẹn gặp gỡ và chuyện trò cùng những người xung quanh?

Tất cả những “thành tựu” trên chỉ đến khi bạn thật sự hành động và nỗ lực để đạt được. Khủng hoảng ở tuổi 30 không phải là điều dễ dàng để giải quyết. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể vạch ra mục tiêu kiên định cho chính mình và theo đuổi những điều bạn đang mong muốn. Gánh nặng tuổi 30 sẽ không còn đáng sợ như bạn nghĩ, nếu bạn bắt đầu ngừng so sánh bản thân mình, đặt mình trên thang đo thành công của người khác, và tự thiết lập những cột mốc thành đạt của riêng mình. Chỉ khi ấy, bạn mới thật sự nắm giữ những điều bạn mong ước ở năm 30.
Ông bà ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy ngày đầu tiên làm đối với bất kì một nhân viên mới nào cũng sẽ rất quan trọng. Để có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp ngay ngày đầu, bạn cần phải trang bị những “tuyệt chiêu” để nắm bắt được tính cách của sếp, từ đó bạn sẽ hiểu và tự biết cách để khiến sếp hài lòng.

Không phải nhân viên nào dù là ma cũ hay mới cũng có thể hiểu được tính cách của sếp. Với những quan sát tinh ý, bạn có thể “đọc vị” được những thói quen và suy nghĩ của sếp chỉ thông qua gương mặt, hành động. Vi vậy, để có được ngày đầu đi làm thật suôn sẻ, bạn nên tham khảo những cách dưới đây để nắm bắt tâm lý sếp tốt hơn nhé.
1. Qua cách sắp xếp bàn làm việc

Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bạn phán đoán được phần nào tính cách vị sếp của mình. Bạn biết không, thông qua cách bày trí và sắp xếp các dụng cụ trên bàn làm việc sẽ nói lên được gần như 90% phong cách người sếp. Nếu bàn làm việc của sếp bạn bừa bộn và lộn xộn, thì tính cách của họ có xu hướng thoải mái, hướng ngoại và khá dễ chịu.

Ngược lại, sự ngăn nắp tuyệt đối là điều mà bạn nhận ra được trên bàn làm việc của sếp, thì gần như bạn có thể nhận ra ngay sếp là một người khá kĩ tính và khá cứng rắn trong công việc. Ngày đầu đi làm, bạn hãy dành chút thời gian “nghía” qua thử mặt bàn của sếp sẽ như thế nào nhé.
2. Chữ viết

Tin hay không thì nhìn qua chữ viết, bạn cũng sẽ phán đoán được đôi chút về vị sếp của mình. Quan sát chữ viết của sếp cũng là cách cực đơn giản để nắm bắt tâm lý sếp. Người sếp của bạn có nét chữ như thế nào? Thẳng tắp, gọn gàng hay bay bổng, trau chuốt?



Dựa vào nét chữ, bạn sẽ biết liệu sếp mình có phải là người cực kì khó tính, khó chịu hay phóng khoáng, thoải mái. Bạn hãy thử “đọc vị” sếp mình thông qua nét chữ để xem thử liệu rằng, mình nên cư xử như thế nào cho đúng ý sếp nhất nhé.
3. Cách ăn mặc

Vẻ ngoài là một trong những điều “đập vô trước mắt” và có thể đánh giá nhanh nhất về tính cách của một người. Người ta cũng có câu “đừng trông mặt bắt hình dong”, tuy nhiên, trong một số những trường hợp nhất định, thì việc nhìn nhận tính cách của một người qua hình thức bên ngoài cũng vô cùng chính xác.

Bạn có thể quan sát cách ăn vận của sếp, liệu họ có chải chuốt bóng bẩy quá hay không, hoặc họ là người tối giản trong ăn mặc. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn hiểu được tính cách của sếp mình nhanh nhất.
4. Phong cách giao tiếp

Một trong những bí kíp để “đọc vị” được tính cách sếp là dựa vào ngôn ngữ và thái độ của họ khi giao tiếp. Không gì thể hiện rõ ràng hơn tính cách của một người thông qua cách họ đối xử với người khác. Bạn có thể quan sát cách sếp trò chuyện với nhân viên, và những cử chỉ hình thể.



Hãy khéo léo để ý những điểm đó, chắc chắn bạn sẽ biết được vị sếp của mình là người có phong cách như thế nào và tính cách ra sao. Từ đó, bạn sẽ chọn lựa được phong cách giao tiếp như thế nào để vừa lòng sếp ngay trong ngày đầu tiên đi làm.

Ngày đầu đi làm sẽ có vô số thứ quan trọng bạn cần làm, không chỉ tìm cách để hòa nhập được với văn hóa công sở, môi trường làm việc, nhân viên công ty, đặc biệt là phải tìm cách tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp. Để làm được điều đó, bạn không chỉ cần khéo léo, tinh tế mà còn cần biết cách quan sát những thói quen của sếp. Với các cách gợi ý trên bạn hãy thử vận dụng vào thực tế để có thể phán đoán, cũng như nắm bắt tâm lý của sếp tốt hơn nhé! Chúc bạn may mắn.
DBS M05479
Quang Cao