Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Tạo album ảnh trực tuyến đẹp mê hồn

Dịch vụ trực tuyến Deffe.Com và PhotoSnack giúp bạn tự tạo một album ảnh nhanh chóng, mà thật bắt mắt để chia sẻ với bạn bè về những kỷ niệm tuổi học trò.


Sau khi truy cập vào trang chủ Deffe.Com (www.deffe.com), bạn nhấn vào thẻ Signup để đăng ký ngay một tài khoản miễn phí. Với tài khoản miễn phí này, người dùng có thể sử dụng đầy đủ mọi tính năng của dịch vụ, cùng với đó là một tên miền (chẳng hạn: www.tenban.deffe.com) để mọi người vào xem album ảnh của bạn. Deffe.Com được thiết kế rất bóng bẩy từ giao diện chính cho đến các kiểu mẫu khi làm album. Để tạo một album mới, bạn nhấn "Create Album".


Một album ảnh thành phẩm.

Trên trang web hiện ra, nhập tên album ảnh vào ô "Photo Album name"; tại ô "Select Theme", lựa chọn một kiểu mẫu cho album sắp thiết kế, hiện tại dịch vụ chỉ mới cung cấp 10 tùy chọn, song tất cả đều rất đẹp và lung linh. Sau đó, chọn chủ đề của album tại ô Category, nhấn "Create my album".


Tạo album ảnh mới.

Tiếp theo, bạn nhấn "Select images" để lựa chọn hình ảnh muốn đưa vào album. Deffe.Com cho phép tải lên máy chủ dịch vụ những tập tin hình ảnh định dạng JPG, GIF và PNG từ máy tính với dung lượng không quá 10MB/tập tin. Đặc biệt, nếu sử dụng trình duyệt Google Chrome, Firefox hoặc Apple Safari, người dùng còn có thể sử dụng tính năng kéo thả hình ảnh từ cửa sổ Windows Explorer vào trình duyệt để tải lên. Thời gian tải ảnh phụ thuộc vào số lượng và dung lượng các tập tin đã chọn.


Tải thêm hình vào album ảnh.

Về sau, nếu muốn bạn vẫn có thể dễ dàng bổ sung thêm hình ảnh vào một album đã tạo bằng thẻ "Upload images" (chỉ cần chọn hình và album muốn thêm vào). Xong, album ảnh này đã xuất hiện trong thẻ "My album", nhấn nút Visit để xem kết quả. Nếu muốn chia sẻ với bạn bè, bạn sử dụng đường dẫn như khi đã đăng ký tài khoản.


Danh sách các album ảnh đã tạo.

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tải tất cả hình ảnh đã lưu trên Deffe.Com về máy tính, người dùng chỉ việc vào thẻ Account, nhấn "Download all your pictures", "Create download link". Ngoài ra, mặc định Deffe.Com sẽ trình chiếu đồng loạt tất cả hình ảnh trong các album mà người dùng đã tạo, với kiểu mẫu của album gần nhất, do đó khách viếng thăm sẽ thấy hình ảnh lộn xộn. Lúc này, bạn tùy chọn thêm cho mục "(BETA) Multiple Albums" là ON. Còn nếu có tên miền riêng, bạn có thể nhờ Deffe.Com dùng làm đường dẫn chia sẻ album, vừa ngắn gọn, vừa mang tính cá nhân. Nhiệm vụ của bạn là nhập tên miền vào ô (BETA) "Use Your Own Domain", không nhập www (ví dụ: thptxuyenmoc.edu.vn), nhấn Change. Lưu ý, tính năng phân chia album khi trình chiếu ("Multiple Albums") và sử dụng tên miền riêng ("Use Your Own Domain") chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm nên người dùng có thể chờ đợi dịch vụ chính thức cung cấp các tính năng này rồi hẳn sử dụng cho ổn định.



Một số thiết lập nâng cao.

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng dịch vụ PhotoSnack (www.photosnack.com) để tạo một album ảnh trực tuyến với nhiều kiểu mẫu riêng. Để tạo được album ảnh tại đây, trước hết người dùng phải nhấn "Sign Up" để đăng kí một tài khoản miễn phí. Sau đó, thỏa sức vọc phá, sáng tạo cho album ảnh kỷ niệm.

Bật nút Delete trong Gmail của Android

Ngày 05 tháng 6 năm 2013, Ứng dụng Gmail trên Android đã có bản cập nhật 4.5, phiên bản mới cập nhật thay thế tính năng hiện có. Một trong những tính năng là "Sự biến mất của nút Delete", nhiều người tự hỏi tại sao Google thay thế nút "Delete" trong ứng dụng Gmail trên Android bằng nút "lưu trữ".

Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng Google đã không loại bỏ hoàn toàn, nó đã "ẩn đi" và chúng ta có thể kích hoạt tùy chọn nút Delete từ các thiết lập của ứng dụng.

Làm thế nào để kích hoạt nút Delete trong Ứng dụng Gmail mới (v4.5) trên Android

Nếu bạn đã cập nhật ứng dụng Gmail trên thiết bị Android của bạn lên phiên bản 4.5, sau đó bạn sẽ nhận thấy rằng nút "delete" là không có sẵn khi bạn chạm vào để đọc một email, bạn có thể nhận thấy nút "Delete" được thay thế bằng "kho lưu trữ" (Archive) tính năng như hiển thị trong hình ảnh dưới đây.


Cách lấy lại mật khẩu Facebook nhờ bạn bè

Cách thiết lập và sử dụng tính năng “Trusted Contacts” để khôi phục quyền truy cập tài khoản Facebook nhờ bạn bè.


Mới đây, Facebook đã tung ra tính năng mới “Trusted Contacts” để giúp tài khoản của bạn an toàn hơn. Trong trường hợp quên password (mật khẩu) hoặc tài khoản Facebook bị “hack”, bạn có thể viện tới sự trợ giúp của 3 hoặc 5 người bạn để lấy lại quyền truy cập.
Khi không truy cập được tài khoản, bạn cần liên lạc với những người mà bạn đã cho vào danh sách “Trusted Contacts” và đề nghị họ giúp đỡ.
Dưới đây là cách thiết lập tính năng này:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook. Nhấn vào biểu tượng Settings hình bánh răng ở góc trên cùng bên phải, chọn “Account Settings”, sau đó chọn mục “Security”. Hoặc bạn có thể truy cập trực tiếp vào mục Trusted Contacts bằng cách nhấn vào link này. Nhấn vào liên kết “Choose Trusted Contacts” để bắt đầu.



Bước 2: Bạn sẽ nhận được phần tóm tắt cơ bản về tính năng Trusted Contacts. Nhấn vào nút “Choose Trusted Contacts” để tiếp tục.


Bước 3: Bạn cần chọn tối thiểu 3 người bạn và tối đa 5 người vào danh sách. Sau khi chọn tên bạn bè xong, nhấn nút “Confirm” (Xác nhận) và nhập password để lưu lại danh sách.


Lưu ý: Bạn nên chọn những người mà bạn thực sự tin tưởng, những người mà bạn có thể liên lạc với họ ngay khi không truy cập được tài khoản (có thể gặp trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại hoặc các công cụ “chat”). Khi cần bạn bè trong danh sách “Trusted Contacts” giúp khắc phục quyền truy cập tài khoản, hãy đề nghị họ truy cập Facebook.com/recover. Tại đây, những người đó sẽ được đề nghị xác minh rằng bạn đang yêu cầu lấy code (mã số) an toàn. Sau đó, họ sẽ nhận được một mã số. Bạn cần nhận được mã số từ tất cả những người trong danh sách để lấy lại quyền truy cập tài khoản. Ví dụ, nếu có 5 người trong danh sách “Trusted Contacts”, bạn cần nhận được mã số từ cả 5 người này.
Khi không đăng nhập được tài khoản Facebook:

Từ màn hình đăng nhập Facebook, nhấn vào liên kết “Forgot your password?”, gõ địa chỉ email của bạn và nhấn nút “Search”. Trong trang “Reset Your Password”, nhấn vào liên kết “No longer have access to these?”.



Bạn cần liên lạc với những người trong danh sách “Trusted Contacts” để lấy được các mã an toàn. Sau đó, nhập từng mã an toàn và nhấn “Submit Codes”.

Theo Quantrimang.com.vn

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vùng cấm bay là gì? Tại sao lại có vùng cấm bay?

Chỉ vài thập kỷ sau khi được phát minh, máy bay đã trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong chiến tranh. Trong một cuộc tấn công của Phát xít Tây Ban Nha vào thành phố Guemica năm 1937, các máy bay của Phát xít đã tàn phá thành phố với hơn 40 tấn thuốc nổ và bom các loại. Sau cuộc tấn công, toàn bộ thành phố chỉ còn lại một đống đổ nát, và có hơn 1600 người thiệt mạng. Cuộc tấn công khiến cả Thế giới kinh hoàng và phẫn nộ, tuy nhiên các tổ chức Quốc tế lúc đó quá yếu để có thể ngăn chặn cuộc tấn công.


Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt những vùng cấm bay để ngăn chặn những tội ác từ trên không như cuộc tấn công năm 1937. Những vùng cấm bay này sẽ được thiết lập ở những nước có nội chiến, nhằm ngăn chặn các lực lượng bên ngoài nhúng tay vào, cũng như bảo vệ dân thường tránh khỏi các cuộc tấn công đẫm máu. Các máy bay xâm phạm vùng cấm bay mà không quay trở lại hoặc hạ cánh sau cảnh báo sẽ lập tức bị bắn hạ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vùng cấm bay, cách hoạt động cũng như các quy tắc rắc rối mà NATO áp đặt cho chúng.

Nguồn gốc và lịch sử

Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.



Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.

Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.

Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .



Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?

Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.

Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.

Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.

RoEs và việc bảo vệ vùng cấm bay

Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.


Kết quả là, trong chiến dịch Odyssey Dawn năm 2011, Hải quân Mỹ và một tàu chiến của Anh đã phóng một loạt 112 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu quân sự của Libya, làm tê liệt radar và thiết lập một hệ thống tên lửa chống máy bay. Mục đích là để giải phóng không phận và đảm bảo an toàn cho các máy bay tuần tra của NATO.

Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya .


Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.

Vùng cấm bay có thực sự hiệu quả?

Theo các chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm bay tại Libya trong một thời gian dài có thể sẽ là thách thức lớn đối với NATO. Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách dự trữ ước tính chi phí để áp đặt lệnh cấm bay trên toàn bộ lãnh thổ Libya trong sáu tháng là từ 3 đến 8 tỉ USD.


Ngoài ra, các máy bay tuần tra và phi công của NATO cũng gặp rất nhiều rủi ro. Vào năm 1995 tại Bosnia, một báy bay F-16 của Mỹ do Đại úy Scott O’Grady điều khiển khi đang tuần tra đã bị hạ bởi một tên lửa đất đối không. Grady đã buộc phải nhảy dù vào lãnh thổ Serbia , sau đó trải qua 6 ngáy vật lộn trong rừng. May mắn ống đã tìm được cách liên lạc vô tuyến và cuối cùng đã được giải cứu bởi một nhóm lính thủy đánh bộ.

Tại Iraq , thủ tướng Saddam Hussein đã trao giải thưởng 14.000 USD cho bất cứ ai có thể bắn hạ máy bay tuần tra của liên minh. Ngay tại Libya, khi mà các hệ thống phòng thủ chống máy bay của chính phủ bị phá hủy, các máy bay cua NATO vẫn có khả năng bị bắn hạ bởi các tên lửa cá nhân. Theo một báo cáo của Nga, tổng thống Gaddafi có tời hơn 1000 tên lửa cá nhân loại này, và đã được phân phát cho những kẻ ủng hộ.

Một câu hỏi được đặt ra là vùng cấm bay liệu có thực sự hiệu quả, ngăn chặn được những vụ tấn công thảm sát vào người dân. Tại Bosnia, vùng cấm bay cũng không thể ngăn chặn cuộc thảm sát hơn 7000 người Hồi giáo Bosnia vào năm 1995. Các lực lượng bộ binh, xe tăng … của chính phủ vẫn còn quá lớn mạnh so với lực lượng nổi dậy. Do đó, một số người đã chỉ trích các vùng cấm bay như một biện pháp nửa vời, không ngăn chặn được cuộc chiến. Theo họ, biện pháp duy nhất là Mỹ và các nước phương Tây phải lật đổ chính quyền Gaddafi bằng vũ lực mạnh mẽ.

Tuy nhiên tổng thống Obama trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 2011 cho rằng, những động thái như vậy sẽ vượt quá mục đích của Liên Hiệp Quốc, gây nhiều tổn thất và thương vong, đồng thời sẽ khó có thể nhận được sự đồng thuận của các nước láng giềng. Do đó cho đến hiện nay, các vùng cấm bay vẫn đang được duy trì hoạt động.


Tham khảo: HowStuffWork

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Cách tạo tên nick Facebook phát sáng

Các bạn vào địa chỉ http://robot.tienich-online.net/nick_sang/ nhập đường link facebook của bạn vào và nhấn Tạo ảnh bìa chờ 1 lát và save ảnh vể và tải lên facebook thay đổi ảnh nên :D

Kết quả :D



Nếu không thích màu đó thì bạn có thể thay thế màu khác hoặc dùng PTS sữa lại, chúc bạn thành công!

DBS M05479
Quang Cao