Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Bị Facebook chặn kết bạn

 Điều này xảy ra khi bạn gởi quá nhiều lời mời kết bạn tới những người không quen biết. Facebook dựa vào địa chỉ chia sẽ trên trang của họ so sánh với bạn sẽ đưa ra kết luận.

 Theo một số thông tin chia sẽ thì nếu bạn gởi yêu cầu kết bạn 30 lần/1 ngày thì bạn sẽ bị block. Để tránh tình trạng này bạn nên hạn chế giởi lời mời kết bạn quá nhiều trong 1 ngày.

P/s: Không chỉ chặn kết bạn còn có vài trường hợp chặn luôn cả Tag và Comments nếu bạn vi phạm nặng nhưng bạn yên tâm vì sau 30 ngày thì nó sẽ bỏ chặn

 Chúc thành công

Facebook chặn liên kết

Bạn không thể đăng bài viết này vì nó có một liên kết bị chặn.
***********************************************************
Nội dung mà bạn đang cố gắng chia sẻ có chứa liên kết đã bị chặn do là thư rác hoặc không an toàn:

.............................

Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé thăm Help Center.
***********************************************************

Đó là thông báo khi bạn chia sẽ một liên kết nào đó bị facebook chặn, việc này xảy ra khi liên kết đó được một người chia sẽ quá nhiều lần trở thành lạm dụng mà không có đăng kí chứng thực.

Bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh toàn dân

Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.


Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị sự cố tại vùng biển Hoàng Sa đã được tàu cảnh sát biển Vùng II đến cứu - 

Luật cũng quy định các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Trong đó có quy định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Một trong những nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được nêu trong Luật biển Việt Nam là: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật biển Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Báo cáo cũng cho biết biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm

Luật biển Việt Nam dành trọn chương II để quy định về “vùng biển Việt Nam”, trong đó có các quy định về: xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cũng trong chương II Luật biển Việt Nam nêu rõ: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.
Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Theo Luật biển Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Về phát triển kinh tế biển, Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản...

(báo Tuổi Trẻ)

Chuyên gia nước ngoài điểm quân số, vũ khí Việt Nam

Tháng 6 năm nay, Việt Nam đã yêu cầu Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương để phục vụ việc nâng cấp quân sự đang diễn ra. Carlyle A. Thayer, Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc thảo luận về hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.



Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo đó trên tờ Global Insider đã có bài phỏng vấn Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc về việc hiện đại hóa quân sự gần đây cũng như phương hướng trong tương lai trước tình hình tranh chấp ngày càng căng thẳng ở Châu Á Thái Bình Dương. Ông cho biết:
Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA - Vietnam People's Army) có tổng số 482.000 lực lượng chính, bao gồm bộ binh khoảng 412 ngàn người, hải quân khoảng 42 ngàn người và phòng không không quân khoảng 30 ngàn người. Các lực lượng vũ trang cũng bao gồm 40 ngàn người. Lực lượng bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển vững mạnh, lực lượng bán quân sự và lực lượng dự bị ước tính khoảng 5 triệu người.

VPA vẫn còn là một lực lượng được đánh giá tốt trên quy mô bốn điểm (yếu, trung bình, tốt, rất tốt) trong khả năng để bảo vệ lãnh thổ và trong khả năng để thực hiện vai trò như cảnh sát khu vực.


Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội bằng nhiều hợp đồng vũ khí lớn

Các nỗ lực hiện đại hóa VPA là không thay đổi so với những dự đoán tới năm 2015. VPA hiện đang được đánh giá là yếu trong hoạch định quốc phòng chiến lược, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra dự kiến sẽ nâng lên trung bình - khá vào năm 2015.

Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân, không quân và phát triển năng lực để tiến hành các hoạt động chung trong lĩnh vực hàng hải của mình.

Nga là nhà cung cấp các loại vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua hai tiểu đoàn S-300PMU-1 (12 phương tiện phóng) phòng không, hai tiểu đoàn tên lửa Bastion phòng thủ ven biển, 24 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, sáu tàu tuần tra lớp Svetlyak, hai tàu khu trục tên lửa lớp Gepard và các loại tên lửa chống tàu của Uran của Nga. Việt Nam dự kiến sẽ được cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu vào năm 2014.

Ukraine, Ấn Độ, Israel và Cộng hòa Séc là những nhà cung cấp vũ khí chính tiếp theo. Trong một diễn biến mới, Việt Nam giành được hợp đồng mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan .


Hải quân Nhân dân Việt Nam
Trong năm 2007, chính quyền George W. Bush sửa đổi qui chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Hạn chế về vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng cho các lực lượng mặt đất trong kiểm soát đám đông. Tất cả vũ khí gây chết người và nhiều dịch vụ quân sự vẫn bị cấm.

Chính quyền Tổng thống Obama đã thể hiện rõ ràng đối với Việt Nam rằng, vấn đề nhân quyền vẫn còn là một trở ngại chính. Vào tháng Giêng, khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman đến thăm Hà Nội, Việt Nam đã tỏ ra rất quan tâm đến các thiết bị quân sự của Mỹ.

Việt Nam nói rõ ràng tại một cuộc họp báo rằng, họ phản đối việc bãi bỏ các hạn chế vũ khí kèm theo cải thiện nhân quyền. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Hà Nội vào tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu Mỹ bãi bỏ tất cả các hạn chế, theo Hãng thông tấn ITAR cho biết. Panetta đã thông qua trong một thông điệp.


Biết đâu ngày nào đó Việt Nam sẽ có F-35 trong biên chế Không quân

Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, Việt Nam rất có thể sẽ tìm kiếm để có được radar ven biển, tên lửa phòng thủ bờ biển, máy bay tuần tra hàng hải và phụ tùng cho vũ khí tồn kho mà Việt Nam thu được trong chiến tranh.

Carlyle A. Thayer ( Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc), worldpoliticsreview.

Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.

Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:

Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?

Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?

Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược

Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.

Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.

Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...

Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.

Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.

Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.

Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.

Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.

Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó. Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.

Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược. Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).


Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam
Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.

Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.

Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.

Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.

Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.
DBS M05479
Quang Cao