Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Chuyên gia nước ngoài điểm quân số, vũ khí Việt Nam

Tháng 6 năm nay, Việt Nam đã yêu cầu Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương để phục vụ việc nâng cấp quân sự đang diễn ra. Carlyle A. Thayer, Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc thảo luận về hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.



Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo đó trên tờ Global Insider đã có bài phỏng vấn Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc về việc hiện đại hóa quân sự gần đây cũng như phương hướng trong tương lai trước tình hình tranh chấp ngày càng căng thẳng ở Châu Á Thái Bình Dương. Ông cho biết:
Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA - Vietnam People's Army) có tổng số 482.000 lực lượng chính, bao gồm bộ binh khoảng 412 ngàn người, hải quân khoảng 42 ngàn người và phòng không không quân khoảng 30 ngàn người. Các lực lượng vũ trang cũng bao gồm 40 ngàn người. Lực lượng bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển vững mạnh, lực lượng bán quân sự và lực lượng dự bị ước tính khoảng 5 triệu người.

VPA vẫn còn là một lực lượng được đánh giá tốt trên quy mô bốn điểm (yếu, trung bình, tốt, rất tốt) trong khả năng để bảo vệ lãnh thổ và trong khả năng để thực hiện vai trò như cảnh sát khu vực.


Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội bằng nhiều hợp đồng vũ khí lớn

Các nỗ lực hiện đại hóa VPA là không thay đổi so với những dự đoán tới năm 2015. VPA hiện đang được đánh giá là yếu trong hoạch định quốc phòng chiến lược, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra dự kiến sẽ nâng lên trung bình - khá vào năm 2015.

Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân, không quân và phát triển năng lực để tiến hành các hoạt động chung trong lĩnh vực hàng hải của mình.

Nga là nhà cung cấp các loại vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua hai tiểu đoàn S-300PMU-1 (12 phương tiện phóng) phòng không, hai tiểu đoàn tên lửa Bastion phòng thủ ven biển, 24 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, sáu tàu tuần tra lớp Svetlyak, hai tàu khu trục tên lửa lớp Gepard và các loại tên lửa chống tàu của Uran của Nga. Việt Nam dự kiến sẽ được cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu vào năm 2014.

Ukraine, Ấn Độ, Israel và Cộng hòa Séc là những nhà cung cấp vũ khí chính tiếp theo. Trong một diễn biến mới, Việt Nam giành được hợp đồng mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan .


Hải quân Nhân dân Việt Nam
Trong năm 2007, chính quyền George W. Bush sửa đổi qui chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Hạn chế về vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng cho các lực lượng mặt đất trong kiểm soát đám đông. Tất cả vũ khí gây chết người và nhiều dịch vụ quân sự vẫn bị cấm.

Chính quyền Tổng thống Obama đã thể hiện rõ ràng đối với Việt Nam rằng, vấn đề nhân quyền vẫn còn là một trở ngại chính. Vào tháng Giêng, khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman đến thăm Hà Nội, Việt Nam đã tỏ ra rất quan tâm đến các thiết bị quân sự của Mỹ.

Việt Nam nói rõ ràng tại một cuộc họp báo rằng, họ phản đối việc bãi bỏ các hạn chế vũ khí kèm theo cải thiện nhân quyền. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Hà Nội vào tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu Mỹ bãi bỏ tất cả các hạn chế, theo Hãng thông tấn ITAR cho biết. Panetta đã thông qua trong một thông điệp.


Biết đâu ngày nào đó Việt Nam sẽ có F-35 trong biên chế Không quân

Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, Việt Nam rất có thể sẽ tìm kiếm để có được radar ven biển, tên lửa phòng thủ bờ biển, máy bay tuần tra hàng hải và phụ tùng cho vũ khí tồn kho mà Việt Nam thu được trong chiến tranh.

Carlyle A. Thayer ( Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc), worldpoliticsreview.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao