Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Đánh giá tai nghe Sennheiser CX880

Trước hết mình xin giới thiệu một chút về dòng tai nghe của nhãn hiệu tai nghe nổi tiếng từ Đức này

Dòng CX: hầu hết tai nghe in-ear của Sennheiser đều nằm trong dòng này. Các tai nghe nguyên thủy của dòng CX này có dạng CX<100, ví dụ như CX55, CX95. Tai nghe Sennheiser CX200 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về ngành “đặt tên” cho tai nghe. Các tai nghe này đều có dạng là CX>200, trong đó có rất nhiều tai nghe tiếng tăm lẫy lừng. Có thể kể đến Sennheiser CX280, CX300,CX400 và đặc biệt là CX500

Các tai nghe chủ yếu hướng đến những người không muốn bỏ quá nhiều tiền vào dụng cụ nghe nhạc cuả mình nhưng lại muốn có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời

Dòng IE : là dòng tai nghe in-ear mới, “nhỏ mà xịn” của Sennheiser. Đến nay Sennheiser mới chỉ tạo ra 3 tai nghe thuộc dòng này :IE6,IE7 và IE8. Cả ba loại này đều đang được phân phối tại Việt Nam với mức giá tham khảo lần lượt là 3,7; 4,3 và 7,4 triệu đồng.

Đây là các tai nghe dành cho những audiophile thực thụ muốn mang tai nghe của mình đi khắp mọi nơi. Các tai nghe này đều hướng đến sự tái tạo âm thanh trung thực và chi tiết đến hoàn hảo

Dưới đây là một vài thông số kĩ thuật cơ bản của tai nghe Sennheiser CX880

• Loại: In-ear canal fit
• Độ nhạy (1mW): 119 dB SPL/mW
• Độ trở kháng (1kHz): 32 ohm
• Dải tần đáp ứng: 17Hz – 23kHz
• Độ dài dây: 18 in. / 45cm (54 in. / 136cm)


Đây là nhân vật chính của chúng ta khá nhiều cùng phụ kiện trong hộp. Chúng ta có hai bộ nút tai (black foam) tặng kèm cùng với bộ sẵn trên tai nghe cỡ tiêu chuẩn S/M/L, vỏ bao da Sennheiser, cặp dây và bút vệ sinh.

Đây là ảnh cận cảnh của hai bộ black foam và bút vệ sinh. So với giá tiền thì số lượng foam có thể nói là quá ít. Trong quá trình sử dụng, mình nhận thấy rằng trong khi nút tai cỡ Large to ghê to gớm còn nút tai cỡ bé thì bé đến lạ lùng. Một cảm nhận khác là các nút tai khá cứng, đôi khi còn gây đau tai trong một vài trường hợp. Đối với lỗ tai mình và hầu hết người Việt Nam nói chung thì nút tai cỡ medium là rất phù hợp. Nút tai được gắn sẵn trên tai nghe nên rất tiện lợi. Có một lưu ý nhỏ là bạn cần phải chọn nút tai phù hợp thì mới có thể thưởng thức âm nhạc thoải mái và có được trải nghiệm âm nhạc tốt nhất ( đặc biệt là âm bass)

Bút vệ sinh tai nghe được tặng kèm rất đẹp, đặc biệt hữu ích khi có ráy tai hay bụi vướng vào màng loa (đã thử nghiệm với một cục bụi). Dù sao thì việc lấy ráy tai trước khi sử dụng tai nghe in-ear luôn là một ý kiến hay :bounce:

Trong ảnh trên ta có thể thấy được jack cắm chữ L khá đẹp. Đầu jack được mạ vàng để đảm bảo sự tiếp xúc là tốt nhất. Ngoài ra ta còn thấy trên tai nghe có núm xoay để điều chỉnh âm lượng. Cá nhân mình thấy nó đặc biệt hữu dụng khi đang nghe nhạc trên xe đạp mà để máy nghe nhạc ở túi quần hay túi áo, núm xoay có thể giúp ta điều chỉnh âm lượng dễ dàng.

Cá nhân mình thấy đây không phải là một chiếc tai nghe đẹp. Trên hai tai có sử dụng nhựa nhám hơi nhiều, khiến tai nghe giống đồ do bác Đào Hồ Cẩm sản xuất. Việc đánh dấu hai tai nghe trái phải bằng hai chữ L,R quá bé cũng gây khó chịu. Tất nhiên mình không ủng hộ việc đánh dấu hai bên trái, phải bằng hai màu xanh, đỏ vì rất mất thẩm mĩ, gây cảm giác hàng bác Đào, nhưng chắc chắn người mới dùng sẽ nhầm lẫn hai tai trái và phải

Cặp dây Sennheiser được mạ crom trông rất đẹp và sang trọng

Bao da đựng tai nghe nhìn sang trọng và sành điệu, thích hợp với những audiophile thích khoe của
Chất lượng âm thanh

Để tiện cho việc đánh giá chất lượng âm thanh, mình tạm chia ra làm 3 phần thế này : âm bass (âm trầm), âm mid (âm trung) và âm treble (âm cao). Mình kết nối với Sony walkman nwz-s544 và iPhone 4 để thử nghiệm

Bass: ít khi tai nghe Sennheiser lại được đánh giá cao về bass, và tai nghe CX880 này cũng không phải là ngoại lệ. Âm bass nhận được từ iPhone đáng thất vọng. Có lẽ kết nối tai nghe này với iPhone không phải là sự phối hợp thông minh. Kết quả nghe thử bài Như vậy nhé của Khắc Việt và 365000 của Ngũ Cung từ walkman, âm bass có khá hơn nhưng vẫn không hay hơn Bose Triport IEV3 của mình. Âm bass bung ra nhanh, gọn nhưng yếu và thiếu lực. Đây chắc chắn là mặt mà các basshead (người nghe nhạc thích bass) thất vọng

Mid: Trái với bass, âm mid từ tai nghe này khá tốt so với tầm tiền. Âm mid trong trẻo, ngọt ngào và giàu xúc cảm. Những bản vocal được thể hiện khá tốt. Khi kết nối tai nghe này với iPhone rồi nghe bản nhạc Quê hương tôi, mình cảm thấy rất xúc động. Âm mid gần như hoàn hảo

Treble: Có vẻ như âm càng cao thì tai nghe CX880 càng thể hiện tốt. Kết nối vào Sony Walkman cho thấy âm treb rất vừa phải, không bị cao, bị chói hay sáng gắt. Nghe bản Lovin’u của DBSK mình có cảm xúc lạ thường. Trong đoạn điệp khúc, giọng Hero không còn bị chói tai như những tai nghe rẻ tiền khác mà rất trong và ấm. Ngoài ra, một điểm mạnh khác là âm thanh khá chi tiết. Nghe lại các bản rock từ Ngũ Cung mà mình nhận thấy sự khác biệt hẳn khi nghe nhạc 128kbps và nhạc 320kbps

Kết luận

Ưu điểm: có nhều phụ kiện đẹp đi kèm. Sử dụng để nghe nhạc cổ điển, jazz hay nhạc nhẹ rất tốt. Giá tiền phù hợp- tham khảo (129usd)

Nhược điểm: thiết kế xấu, nút tai có thể gây đau tai và trình diễn âm bass tệ.

Theo Tinhte

Đấu dây USBmini sang USB

Xem theo sơ đồ bạn nhé






Bài liên quan:
- Cách thay mắt đọc đầu DVD

Phân biệt tai nghe Sennheiser CX300 thật/giả



Sẽ không khó để các lão làng chơi âm thanh nhận ra đâu là tai nghe Sennheiser CX300 thật, đâu là tai nghe CX300 giả. Nhưng với đại đa số người dùng, điều này là không dễ dàng, nhất là với trình độ làm giả tinh vi như hiện nay.

Dưới đây là một vài đặc điểm để phân biệt Sennheiser CX300 thật/ giả được thành viên burgboy1204 tổng hợp từ nhều nguồn.

1. Phân biệt ở đầu tai nghe


Sự khác biệt ở vòng kim loại

Logo và chữ L,R ở tai nghe giả thường không sắc nét

2. Phân biệt ở jack cắm

Jack cắm tai nghe giả to hơn và thiết kế không sắc sảo


Cận cảnh jack cắm thật và giả

3. Phân biệt ở dây tín hiệu

Dây tín hiệu ở tai nghe giả thường lớn hơn

Cách phân biệt giữa Solo HD Fake A và Solo HD Fake B

Nghe thiên hạ đồn đại hiện trên thị trường xuất hiện tai nghe Solo HD fake 1 nhưng loại 2 (gọi tắt là fake 1:2) tò mò quá nên lân la hỏi han và đã đc trải nghiệm hôm nao em xin mạo muội post kinh nghiệm để các bác bít chứ bây giờ vàng thau lẫn lộn lém hehe

1. Hộp
Solo HD 1:1 và 1:2 có hộp cùng kích thước , giống hệt nhau từ A->Z ko hề khác nhau về chất liệu cũng như phụ kiên, đều đầy đủ gồm : 1 tai nghe , 1 dây jack , 2 quyển sách hướng dẫn và 1 chiếc khăn ...
--> nói chung hộp ko có gì đáng nói vì giống hệt nhau

2. Tai nghe
các bác chú ý hình : bên trái là tai 1:2 bên pải là tai 1:1

tai 1:2 có những đặc điểm sau :
- màu nhạt hơn tai 1:1
- nhựa hơi thô , cầm ko chắc tay = 1:1 , nếu đc cầm 2 cái sẽ thấy 1:1 dày dặn hơn
- khi chụp vào tai 1:2 sẽ ko ốp chặt vào tai = 1:1
- viền tai ko đc mềm bằng tai 1:1 nhưng vẫn cách âm khá tốt

--> nhưng cầm vào vẫn hơn hẳn fake 2 . hehe

3. Jack
a. đầu jack (cắm vào tai nghe) bên trái là 1:2


để ý kỹ sẽ thấy màu của dây tai nghe của 1:2 đậm hơn 1:1
các bác để ý kỹ sẽ thấy chứ monster của 1:2 đc in ngang còn 1:1 đc in dọc
chân jack 1:1 có màu đồng đậm hơn so với chân của 1:2


chân jáck cắm vào máy ( bên trái là 1:2 )
chữ M của 1:2 nhìn dại hơn của 1:1...

và đây là toàn ảnh :


4. Âm thanh:
Nếu nói về chất lượng âm thanh thì 1:2 có thể nói khá chuẩn , so sánh 8,5:10 với fake 1:1
- âm treble tốt tuy vậy âm bass thấp ( tiếng hơi ) ko bằng 1:1 , bass tầm trung ko mạnh bằng 1:1 ( hơn nhỏ hơn 1 tí ) . Âm cao hỗ trợ khá tốt ....

--> nói chung dù gì đi chăng nữa fake 1:2 vẫn là 2 mẫu mã và chất lượng ko bằng 1:1 . Nhưng nếu giá mềm ( khoàng ~700k ) thì cũng là lựa chọn tốt cho các bạn mún trải nghiệm solo HD .....

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Việt Nam sắp phóng vệ tinh hơn 70 triệu USD


Văn phòng chính phủ vừa có văn bản phê duyệt phương án phóng vệ tinh thu nhỏ VNREDSat-1A, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ.

Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh: ESA.


Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, Viện phó Viện Công nghệ vũ trụ cho biết, vệ tinh VNREDSat - 1A thiết kế bởi Hãng sản xuất vệ tinh của Pháp là Astrium. Dự án khởi động từ năm 2010, khi phái đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang Toulouse đặt hàng. Trong dự án này, 15 kỹ sư Việt Nam sẽ được Astrium huấn luyện để sau đó Việt Nam có thể làm chủ và điều hành vệ tinh.

"Vệ tinh VNREDSat - 1A nhằm phục vụ hoạt động quan sát trái đất, theo dõi và phân tích tài nguyên, quản lý môi trường, giám sát thiên tai trên toàn lãnh thổ trong 5 năm", ông Tuyên nói.

VNREDSat-1A là vệ tinh quan sát quang học. Vệ tinh nặng 120 kg đi vào hoạt động giúp người làm quản lý đưa ra cảnh báo sớm và kịp thời tới người dân về thảm họa thiên tai.

Vệ tinh trên do hãng Ariane Space phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Vega từ Trung tâm Vũ trụ Guiana, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nằm ở Guiana, thuộc Pháp ở Nam Mỹ.

Dự án Vệ tinh VNREDSat -1A có mức đầu tư khoảng hơn 70 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Pháp và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là vệ tinh thứ ba của Việt Nam phóng lên vũ trụ. Trước đó hai vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo năm 2008 và Vinasat-2 vào không gian năm ngoái.

DBS M05479
Quang Cao