Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

SAO NEUTRON

Kính thiên văn không gian Chandra của Mỹ, loại kính có khả năng thu nhận tia X, phát hiện một ngôi sao Neutron với những đám mây khí hình mặt nạ cách trái đất chừng 1.000 năm ánh sáng. Vela, tên của ngôi sao đó, là tàn dư của một ngôi sao siêu lớn đã nổ tung khoảng 10.000 năm trước rồi sụp đổ vào bên trong.



Đường kính của Vela lớn hơn 19km và nó xoay với tốc độ 11 lần mỗi giây - nhanh hơn cả cánh quạt trực thăng

Phần lớn sao neutron có khối lượng gấp từ 1,35 tới 2,1 lần mặt trời, nghĩa là chúng nặng hơn sao lùn trắng và nhẹ hơn hố đen. Do mật độ vật chất trong sao neutron cực lớn nên lực hút của chúng lớn hơn trái đất từ 200 tỷ tới 3.000 tỷ lần.

Sao neutron có tỉ trọng lớn đến mức một muỗng cà phê vật chất của nó cân nặng 90 tỉ kilogram .

Có thể bạn chưa biết

Từ hành tinh chúng ta, mắt trần có thể nhìn thấy khoảng 6000 ngôi sao.
Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng ống nhòm, chúng ta sẽ thấy 50.000 ngôi sao.



Có vẻ như là nhiều, nhưng chỉ tính riêng trong thiên hà của chúng ta đã có đến 400 tỉ ngôi sao

NÚI CAO NHẤT HỆ MẶT TRỜI !

Ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời là đỉnh Olympus Mons trên Hỏa tinh, độ cao của nó ước tính là 26.000 m và đường kính tại chân núi là trên 600 km. Trên hành tinh của chúng ta, một ngọn núi lớn như vậy không thể nào hình thành được.

Đỉnh Everest cũng chỉ đạt được 8.850 mét !



Ảnh : Núi Olympus Mons

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Việt Nam sắp phóng vệ tinh hơn 70 triệu USD


Văn phòng chính phủ vừa có văn bản phê duyệt phương án phóng vệ tinh thu nhỏ VNREDSat-1A, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ.

Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh: ESA.


Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, Viện phó Viện Công nghệ vũ trụ cho biết, vệ tinh VNREDSat - 1A thiết kế bởi Hãng sản xuất vệ tinh của Pháp là Astrium. Dự án khởi động từ năm 2010, khi phái đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang Toulouse đặt hàng. Trong dự án này, 15 kỹ sư Việt Nam sẽ được Astrium huấn luyện để sau đó Việt Nam có thể làm chủ và điều hành vệ tinh.

"Vệ tinh VNREDSat - 1A nhằm phục vụ hoạt động quan sát trái đất, theo dõi và phân tích tài nguyên, quản lý môi trường, giám sát thiên tai trên toàn lãnh thổ trong 5 năm", ông Tuyên nói.

VNREDSat-1A là vệ tinh quan sát quang học. Vệ tinh nặng 120 kg đi vào hoạt động giúp người làm quản lý đưa ra cảnh báo sớm và kịp thời tới người dân về thảm họa thiên tai.

Vệ tinh trên do hãng Ariane Space phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Vega từ Trung tâm Vũ trụ Guiana, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nằm ở Guiana, thuộc Pháp ở Nam Mỹ.

Dự án Vệ tinh VNREDSat -1A có mức đầu tư khoảng hơn 70 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Pháp và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là vệ tinh thứ ba của Việt Nam phóng lên vũ trụ. Trước đó hai vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo năm 2008 và Vinasat-2 vào không gian năm ngoái.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Ảnh đẹp thiên văn tuần qua

Thiên thạch kích thước 50 m hay cực quang màu xanh là hai trong số những hình ảnh thiên văn ấn tượng tuần qua do Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) bình chọn.


Mỗi ngày trái đất đón nhận rất nhiều thiên thạch từ vũ trụ lao vào bầu khí quyển. Thiên thạch kích cỡ càng lớn thì càng hiếm gặp. Thiên thạch đường kính 100 m chỉ xuất hiện khoảng 1000 năm một lần, cỡ 1 km thì là 1 triệu năm một lần. Vệt màu xanh trong bức ảnh trên là thiên thạch kích thước 50 m phát hiện năm 1998.


Các ngôi sao siêu nặng, gió, bụi và ánh sáng năng lượng cao đã "điêu khắc" nên một trong những vùng tạo sao lớn nhất trong các thiên hà gần trái đất, nằm trong đám mây Magellan Lớn, chứa tới 3 thế hệ sao liên tục.


Phần cực quang màu xanh có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường, trong khi phần màu đỏ chỉ nổi lên dưới bức ảnh phơi sáng 20 giây như trên. Chúng có nguồn gốc từ khi oxy trong khí quyển bị kích thích và phát ra màu sắc. Giữa bầu trời trong ảnh là sao Mộc và cụm sao Tua Rua ở cao hơn chút.


Tinh vân nổi tiếng Orion có thể nhìn thấy bằng mắt thường như một vùng sáng mờ trong lòng chòm sao Orion. Bức ảnh hồng ngoại này cho ta thấy rõ các đám khí nóng sáng và bụi tối xen lẫn giữa các ngôi sao đang hình thành ở vùng trung tâm.


Vào ngày Valentine năm 1990, tàu vũ trụ Voyager 1 chụp lại ảnh các hành tinh trong Hệ mặt trời. Đây là bộ gồm 60 bức ảnh với mặt trời ở trung tâm, trong đó vị trí các hành tinh đánh dấu bằng chữ cái tên hành tinh đó, kèm ảnh phóng đại đã qua xử lý.


Hai vệ tinh Ganymede (bên trên) và Io đang đổ bóng lên bề mặt của sao Mộc. Ở rìa phải, ta có thể thấy Vết Đỏ Lớn, một cơn bão tồn tại lâu dài trên bề mặt hành tinh khổng lồ này.


Sao chổi Lemmon và PanSTARRS đang lướt qua bầu trời phương nam. Trong hình, sao chổi Lemmon bay gần đám mây Magellan Nhỏ và cụm sao 47 Tucanae (bên phải). Cả hai sao chổi này hiện hướng về bầu trời phương bắc, ngày càng sáng hơn và có thể quan sát được qua ống nhòm hoặc kính thiên văn.


Theo NASA
DBS M05479
Quang Cao