Mỗi ngày trái đất đón nhận rất nhiều thiên thạch từ vũ trụ lao vào bầu khí quyển. Thiên thạch kích cỡ càng lớn thì càng hiếm gặp. Thiên thạch đường kính 100 m chỉ xuất hiện khoảng 1000 năm một lần, cỡ 1 km thì là 1 triệu năm một lần. Vệt màu xanh trong bức ảnh trên là thiên thạch kích thước 50 m phát hiện năm 1998.
Các ngôi sao siêu nặng, gió, bụi và ánh sáng năng lượng cao đã "điêu khắc" nên một trong những vùng tạo sao lớn nhất trong các thiên hà gần trái đất, nằm trong đám mây Magellan Lớn, chứa tới 3 thế hệ sao liên tục.
Phần cực quang màu xanh có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường, trong khi phần màu đỏ chỉ nổi lên dưới bức ảnh phơi sáng 20 giây như trên. Chúng có nguồn gốc từ khi oxy trong khí quyển bị kích thích và phát ra màu sắc. Giữa bầu trời trong ảnh là sao Mộc và cụm sao Tua Rua ở cao hơn chút.
Tinh vân nổi tiếng Orion có thể nhìn thấy bằng mắt thường như một vùng sáng mờ trong lòng chòm sao Orion. Bức ảnh hồng ngoại này cho ta thấy rõ các đám khí nóng sáng và bụi tối xen lẫn giữa các ngôi sao đang hình thành ở vùng trung tâm.
Vào ngày Valentine năm 1990, tàu vũ trụ Voyager 1 chụp lại ảnh các hành tinh trong Hệ mặt trời. Đây là bộ gồm 60 bức ảnh với mặt trời ở trung tâm, trong đó vị trí các hành tinh đánh dấu bằng chữ cái tên hành tinh đó, kèm ảnh phóng đại đã qua xử lý.
Hai vệ tinh Ganymede (bên trên) và Io đang đổ bóng lên bề mặt của sao Mộc. Ở rìa phải, ta có thể thấy Vết Đỏ Lớn, một cơn bão tồn tại lâu dài trên bề mặt hành tinh khổng lồ này.
Sao chổi Lemmon và PanSTARRS đang lướt qua bầu trời phương nam. Trong hình, sao chổi Lemmon bay gần đám mây Magellan Nhỏ và cụm sao 47 Tucanae (bên phải). Cả hai sao chổi này hiện hướng về bầu trời phương bắc, ngày càng sáng hơn và có thể quan sát được qua ống nhòm hoặc kính thiên văn.
Theo NASA
Theo Vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét