Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam (Phần 2)

4. Tàu tên lửa lớp Osa-II: Ong bắp cày

Tàu Osa là loại tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển và sản xuất. Hiện Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.


Tàu tên lửa Osa

Loại tàu Osa có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 15000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ. Osa có độ giãn nước là 226 tấn với kích thước 38.6 x 7.6 x 2 m.


Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 /SS-N-2B Styx SSM được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Ngoài ra Osa còn được trang bị vũ khí phụ là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.


Khẩu AK-230

Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.


Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.



Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy, Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác nữa.

5. Tàu phóng lôi lớp Turya

Là loại tàu được coi là “tiền bối” của tàu phóng lôi lớp Shershen nhập khẩu của Liên Xô, có kích thước 39.6 x 9.6 x 4. Độ giãn nước của tàu này là 250 tấn. Sức đẩy lên tới 15000 bhp với ba động cơ diesel và ba trục. Con tàu còn được gắn thủy phi cơ phía trước để gia tăng tốc độ, có thể đi từ 37-40 hải lý/giờ.


Tàu phóng lôi lớp Turya

Hệ thống định vị tàu ngầm Rat Tail dipping kết hợp với hệ thống vũ khí gồm một tháp pháo gắn súng AK – 257 hai nòng 57mm, một súng hai nòng 25mm, bốn ống phóng ngư lôi 533mm chống tàu và chống tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống radar Pot Drum hoặc Muff comb.

Hiện tại Việt Nam có 4 chiếc tàu này đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.


Tàu Turya TPF
HQ-331 và HQ-335 là hai chiếc tàu thuộc lớp Turya PTF, thiết kế cũng tương tự như lớp Turya do Nga sản xuất, tuy nhiên vận tốc của loại tàu này nhanh hơn (42 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí được trang bị 1 cặp súng 57 ly/70cal AA, 1 cặp 25 ly, 4 ống phóng ngư lôi 533 ly.

6. Tàu tuần tra lớp SO 1

Đây là loại tàu cỡ nhỏ có kích thước 41.9 x 6.1 x 1.8 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu SO 1 có độ giãn nước 213 tấn, sức đẩy 6000 bhp với 3 động cơ diesel 3 trục.



Vũ khí trang bị cho tàu này là 4 tên lửa RBU-1200 ASW RL, 18 quả mìn và hai súng 2 nòng 25mm.

7. Tàu phóng lôi lớp Shershen

Được nâng cấp dựa trên tàu lớp Turya, giá thành rẻ và dễ bảo dưỡng. Động cơ tương tự như Turya hay Osa gồm 3 động cơ diesel M503A, 3 trục, 3 chân vịt. Độ giãn nước là 161 tấn. Kích thước 34.60 x 6.74 x 1.72 m. Sức đẩy là 12000 bhp. Tốc độ 42 - 45 hải lý/giờ.



Vũ khí trang bị cho loại tàu này là hai súng AK - 230 hai nòng 30mm, 4 ống phóng lôi 533mm (loại ngư lôi 53-56), và mìn. Hệ thống radar OTA-53-206.



Hiện Việt Nam còn 4 chiếc đang phục vụ trong lực lượng Hải quân, tuy nhiên lớp tàu này còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm gần SA-N-5 SAM

8. Tàu quét mìn lớp Yurka

Dựa theo thiết kế cua tàu quét mìn lớp T-43 của Liên Xô, nhưng có một số cải biến về việc chống mìn và hệ thống bảo vệ chống mìn nổ. Thân tàu được làm từ thép có từ tính thấp.



Yurka có độ giãn nước là 560 tấn, kích thước nhỏ gọn 52.1 x 9.6 x 2.65 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel, hai trục với sức đẩy 5000bhp. Vận tốc trung bình của tàu là 16 hải lý/giờ.


Mìn ADM-1000
Tàu được lắp hệ thống định vị chống mìn MD-69 Lan. Hệ thống vũ khí gồm hai khẩu AK-230 hai nòng 30mm, 10 quả mìn AMD-1000, tên lửa RBU 1200. Ngoài ra loại tàu này cũng có thể kết hợp hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

Hiện tàu lớp Yurka đang được neo đậu tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

9. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của Hải quân chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do Hải quân Nam Việt Nam. Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô.



Con tàu có kích thước tương đối lớn 94.7 x 12.5 x 4.1 m, độ giãn nước xấp xỉ 2800 tấn. Sức đẩy lên tới 6000 bhp nhờ 4 động cơ diesel, hai trục. Tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 200 người.

Vũ khí của tàu gồm 3 khẩu súng 37mm, 2 khẩu súng 2 nòng 25mm, 2 tên lửa SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm.

10. Tàu tuần tra lớp Svetlyak

Tàu tuần tra Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư trên mặt nước và trên không.



Độ giãn nước 375 tấn. Kích thước 49.5 x 9.2 x 2.2m. Động cơ đẩy gồm 3 động cơ diesel M504 với sức đẩy 16.200 bhp. Có thể hoạt động trong 10 ngày trên quãng đường 2200 dặm. Vận tốc tối đa 30 hải lý/giờ.


Khẩu AK-176

Vũ khí gồm 1 khẩu AK-176M 76.2 mm, giàn phóng tên lửa 4 hàng, mỗi hàng 4 quả tên lửa Ingal-M SR-SAM (tức 16), 1 cặp AK-630 AA 30 mm, 1 súng phóng lựu đạn AGS-17. Hệ thống phóng mồi bẫy P3RK.

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải Quân Việt Nam (Phần 1)

Việt Nam một quốc gia biển thì việc lực lượng hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.

1.-Chiến hạm đầu tiên của Việt Nam: Tàu tuần dương Petya II – III

Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.

Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.




Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL

Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.




Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.

Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.


Tháp pháo đôi Ak-726

Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm


Giàn tên lửa RBU-6000

HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.

2. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

Đây là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ.


Tàu BPS-500

BPS 500 được trang bị radar Positiv-E/Cross Dome air/surf search có thể định vị trên không và dưới biển và hệ thống phóng mồi bẫy 2 PK decoy.


BPS -500 bắn đạn thật

Hệ thống vũ khí gồm 8 hỏa tiễn KH-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, một súng phòng không 30mm, 2 súng 12.7mm MG.




3.-Tàu tên lửa Tarantul I

Đây là loại tàu tên lửa Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa.




Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.


Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.





Mô phỏng thiets ké hẹ thống vũ khí của tàu Taratul I


Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình KH-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình KH-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg. 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Một pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15km, hai pháo phòng không 30mm AK-630M


Ảnh Vndefense.info

Ngoài ra, tàu cũng có thể trang bị với loại tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.


Ảnh Vndefense.info

Loại tàu này còn thích hợp với tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.


Ảnh Vndefense.info

Hệ thống radar gồm radar trinh sát bằng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.


Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10 120mm

Tàu tên lửa Tarantul có độ giãn nước là 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Tốc độ 38 - 42 hải lý/ giờ.




Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

B41 của Việt Nam

B41 của Việt Nam: “sát thủ” diệt tăng, "khắc tinh" của trực thăng. B-41 của Việt Nam còn có tên gọi quốc tế là RPG-7, là đời sau của B-40 cỡ nòng 40mm. Là loại súng hạng nhẹ có thể xách tay, được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam tuy nhiên nó vẫn được mệnh danh là khẩu RPG thành công nhất trong số các súng chống tăng cá nhân.


RPG-7 hay còn được gọi là B-41 trong quân đội Việt

B41 sử dụng nguyên lý phóng khí động cân bằng, hoàn toàn khác phương pháp phóng của B40. Tuy nhiên, B41 có đường kính trong 40 mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ được nhồi chuôi vào nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng làm buồng đốt chứa liều phóng sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí ở phía sau của súng. Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán bằng nhựa tổng hợp chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau.

Súng B-41 có kim hỏa và cò bấm giống B40. Ngoài ra loại súng này cũng có lò xo đẩy kim hỏa về không cản trở đạn di chuyển.


B-41 phía trên và B-40 bên dưới

Cấu tạo của B41 làm cho áp suất không tăng quá nhanh mà giảm chậm và đồng đều nhờ cấu tạo xoáy trong nòng của đạn. Nhờ áp suất tăng chậm nên dùng được liều phóng thuốc súng không khói, có năng lực mạnh hơn thuốc nổ đen của B40. Cũng nhờ cấu tạo này, sơ tốc đạn lớn nhưng tiếng nổ trầm do áp suất tăng giảm chậm, nhưng chấn động tiếng nổ đầu nòng rất mạnh và nguy hiểm.


B-41 và đầu đạn PG-7

B41 dài 953 mm khi không có đạn và 1,340 mét với đạn RPG-7. Súng ban đầu nặng 7,9kg, đạn PG-7 nặng 2,25kg. RPG-7D là súng gọn nhẹ cho lính đổ bộ đường không, súng có nòng sau (phần có tuy-e sau) tháo ra được lắp vào bộ gá dưới buồng đốt, khi sử dụng cắm vào phần còn lại.

B-41 có kính ngắm PGO-7, kính ngắm PGO-7V1 có thêm vạch chia cho đạn hạng nặng, kính nhìn đêm, phóng to 2,7 lần. Kính ngắm thường (không nhìn đêm) có một đèn nhỏ chiếu sáng thước ngắm quang trong kính, thước ngắm này kẻ ô chia dộ tỷ mỉ cao và rộng, thuận lợi khi tính toán bắn mục tiêu di động, bù gió, bù cao độ, bù tầm..., các vạch chia này cũng thuận lợi cho bắn viên thứ 2, căn cứ vào độ lệch viên trước. Trên lưới chia độ còn một thước đo độ xa dùng rất thuận tiện. Thước này xác định độ xa của xe tăng thông qua chiều cao ảnh của xe.


Kính ngắm và thước ngắm của B-41

Một điểm thuận lợi của B-41 đó là có thước ngắm-đầu ruồi kim loại gập vững chắc, đầu ngắm có hai chế độ: bắn ở nhiệt độ trên và dưới 0 độ C, thước ngắm có thể di chuyển dọc ngang chứ không cố định như B-40 trước kia. Đồng thời, B-41 cũng có sử dụng loại ống phóng có thể bắn nghìn phát mới phải bị thay thế do giảm độ chính xác.


B-41 của Ba Lan

Ngày nay loại B-41 sử dụng các loại đạn cải tiến như đạn tên lửa PG-7, PG-7V, PG-7VM dùng để tiêu diệt xe tăng thường, xe bọc thép và công sự, PG7VR và PG-7LT chuyên dùng để diệt các loại tăng hiện đại có thể xuyên 500-600mm thép cán tiêu chuẩn và ERA, tầm bắn 200m khi mục tiêu cố định hay di chuyển ngang. Ngoài ra, loại súng này có thể sử dụng đạn OG-7 tăng độ sát thương có thể tiêu diệt mục tiêu cố định hay di động ngang trong vòng 350m. B-41 cũng được sử dụng với loại đạn tự hành B-72 (AT-3) tạo ra cuộc cách mạng quân sự, đưa tầm tiêu diệt của B-41 vượt qua cả mục tiêu xe tăng.


Các lọa đạn dành cho B-41

B-41 được sử dụng rất nhiều ở các nước như Việt Nam , Ai Cập, Pakistan, Iran, Iraq, Trung Quốc và Balan.

B-41 rất quan trọng trong bộ binh Việt, trong chiến thuật tiến công thường chỉ dùng 1-2 tổ bắn kiềm chế, còn tiểu đội B-41 sẽ bám sát chặt chẽ mũi tiến công, phát hiện mục tiêu và tiêu diệt địch trong tầm 250m.

B-41 “sát thủ” diệt tăng

Từ thập niên 80, không một xe tăng nào của Nato có thể chống được hỏa lực của B-41, kể cả các xe tăng hạng nặng. Thậm chí các loại xe tăng hiện đại ngày nay của Mỹ như M1A1, M1A2 cũng chỉ đỡ được loại đạn thường PG-7V của B-41 chứ không thể đỡ được loại đạn hạng nặng 105mm PG-7VR và PG-7LT.




Thực tế đã chứng minh, B-41 quả là loại súng diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay. Trong trận chiến Việt Nam, B-41 hầu như có thể tiêu diệt các loại tăng M-113 chính vì thế mà các xạ thủ đã từng đặt câu hỏi có nên cần dùng xe tăng nữa hay không.


Đầu đạn PG-7VL

Hay trong trận chiến tại Checknya, B-41 tiêu diệt 62 chiếc xe tăng hiện đại của Nga gồm T-72 và T-80 do bị bắn từ nóc và hai bên sườn thiết giáp.


Chiến tăng T-80

Người Mỹ cũng đã phải thay đổi quan điểm về xe tăng hiện đại không sợ B-41 nữa. Tại chiến tranh Iraq 2003, súng B-41 đã tiêu diệt 80 xe tăng các loại M1A1 và M1A 2 và xe chiến đấu bộ binh M2, M3 do bị bắn trúng thành xe, xuyên qua giáp treo chống đạn.


Chiếc tăng M-113 bị B-41 tiêu diệt trong trận Đường 9 - Nam Lào

Đến cuối tháng 9/2003, trên 50% lính Mỹ bị tiêu diệt trong thời kỳ hậu chiến và hầu hết các xe thiết giáp bị tiêu diệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự quy mô lớn tại Iraq (1/5/2003) là do B-41.


Đạn tên lửa B-72 (AT-3)

Trong trận chiến tại bán đảo Sinai, quân Ai Cập đã sử dụng B-41 với loại đạn tên lửa B-72 kết hợp với các vũ khí khác tiêu diệt gần như hoàn toàn binh đoàn tăng Israel (800 chiếc tăng) bắt sống được chỉ huy tăng của Israel.

B-41 cũng là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với trực thăng

Trong chiến tranh Việt Nam, B-41 cũng đã từng tiêu diệt được trực thăng, nhưng có rất nhiều người nghi ngờ về khả năng chống trực thăng của loại súng này.



Tuy nhiên, các vụ trực thăng bị RPG-7 tiêu diệt do quân đội Mỹ ghi lại chứng tỏ nó là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loại máy bay này.

Năm 1993, tại Somali, thành tích B-41 bắn rơi trực thăng cũng đã được dựng thành phim nổi tiếng mang tên Blackhawk Down.

Trong tháng 7.2011 phiến quân Taliba cũng đã dùng RPG-7 (B-41) bắn rơi một chiếc trực thăng CH-7 làm hai người lính bị thương.


Trực thăng MH-47E Chinook

Vừa qua, hãng ITT thông báo phát triển loại laser dùng bảo vệ trực thăng chống tên lửa phòng không. Nhưng hiện thời, loại laser chỉ có thể đối phó được với các vũ khí tương đối hiện đại như tên lửa có điều khiển, chứ chưa thể tránh được loại vũ khí “cổ điển” như B-41. Hôm 6/8/2011 là một ví dụ, đơn vị Seal của hải quân Mỹ trên chiếc trực thăng MH-47E - lực lượng giết chết trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị súng RPG-7 hạ gục làm chết 38 binh sĩ, trong đó có 31 lính đặc nhiệm. Đây là tổn thất đơn lẻ lớn nhất của quân đội Mỹ và NATO trong 10 năm cuộc chiến Afghanistan.

Lầu Năm góc Mỹ cũng ra thông báo rằng, một chiếc trực thăng CH-47 Chinook của Lục quân Mỹ đã bị bắn rơi có lẻ bởi một quả đạn rocket không điều khiển, thô sơ, nhiều khả năng là bắn đi bằng súng chống tăng huyền thoại RPG-7.


Trực thăng CH-47 Chinook

Chính các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phải thừa nhận rằng loại súng "cổ" RPG-7 là một trong những vũ khí nhỏ khó đối phó nhất cùng với các vũ khí bộ binh đơn giản. Nếu một trực thăng bay đủ chậm và thấp thì đối phương hoàn toàn cơ hội ít nhất là gây hư hỏng cho nó bằng một khẩu RPG-7 hoặc một khẩu súng trường.

Tại trận chiến ở Iraq và Afghanistan, các trực thăng vận tải Mỹ thường hoạt động khi có các trực thăng tiến công AH-1 Cobra (Thủy quân lục chiến Mỹ) hoặc AH-64 Apache (Lục quân Mỹ) hộ tống. Các trực thăng này có nhiệm vụ bảo đảm các bãi đổ bộ là an toàn trước khi đổ quân xuống. Song không phải lúc nào cũng sẵn có các trực thăng vũ trang này. Chính vì vậy các trực thăng vận tải vẫn dễ dàng bị RPG-7 tiêu diệt.


Trực thăng AH-1 Cobra

Nếu dùng laser để chống các tên lửa không điều khiển như đầu đạn của B-41, thì với điều kiện là laser phải đủ mạnh để tiêu diệt tên lửa, đồng thời trọng lượng máy bay cũng phải được tăng, nguồn năng lượng cũng phải được nâng cao và các cảm biến của máy bay có thể phát hiện và bám quả đạn RPG bay tới. Tuy nhiên, sau tất cả các sự kiện xảy ra với các trực thăng các nhà khoa học quân sự quan tâm đến hệ thống phát hiện tên lửa RPG là cần thiết.

Tổng hợp Internet

8 loại tên lửa chủ lực của Việt Nam (II)

Ra đời từ kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tên lửa Việt Nam đã có bề dày thành tích trong việc bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến của quân thù. Từ thuở sơ khai với các tên lửa Sam 1, Sam 2 không ai có thể nghĩ chúng lại làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, với bàn tay khối óc của người Việt chúng ta đã cải tạo chúng trở thành những sát thủ của pháo đài bay B52 của Mỹ.

Ngày nay khi chiến tranh đã qua hơn 30 năm, tuy rằng cuộc sống đã hòa bình nhưng với những người lính tên lửa họ vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước cũng như Bộ quốc phòng đã có nhiều chính sách nhằm đầu tư hiện đại hóa nhiều trang thiết bị vũ khí, khí tài quân sự cho bộ đội tên lửa.

5, Tên lửa Brahmos

Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.


Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09/2011, Tập đoàn Liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.

Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn mua loại tên lửa này ngay từ khi nó bắt đầu sản xuất vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” cũng như là bạn hàng lâu năm của Nga nên khả năng được mua loại vũ khí này là rất cao. Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này

6, Tên lửa S-300

Tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.


Tổ hợp tên lửa S300 của Việt Nam

Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.

Tên lửa S-300 khai hỏa


Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD

7, Tên lửa Scud 

Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây đặt cho loại tên lửa này.

Tên lửa Scud-C của Việt Nam có tầm bắn tối đa 550km, (ảnh: QĐND)

Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không riêng những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Xô viết.

Tên lửa Scud-B tầm bắn 300km


Theo một số thông tin từ báo nước ngoài Việt Nam hiện nay đang sở hữu số lượng lớn tên lửa Scud -B, Scud-C và Scud-D. Theo đó theo thông tin từ các trang quân sự này thì Việt Nam đã phần nào sản xuất được các tên lửa loại này.

8. Tên lửa Extra

Theo tạp chí Straitimes của Singapore cho biết hiện nay Việt Nam đang thương lượng với Ixraen để mua tên lửa Extra của nước này.

Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được)

Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được).

Tên lửa đạn đạo Extra có thể được bố trí trên mặt đất hoặc trên xe chuyên dùng có khả năng cơ động cao.

Nói tóm lại với 8 loại tên lửa nêu trên, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà trước các thế lực thù địch.
DBS M05479
Quang Cao