RPG-7 hay còn được gọi là B-41 trong quân đội Việt
B41 sử dụng nguyên lý phóng khí động cân bằng, hoàn toàn khác phương pháp phóng của B40. Tuy nhiên, B41 có đường kính trong 40 mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ được nhồi chuôi vào nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng làm buồng đốt chứa liều phóng sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí ở phía sau của súng. Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán bằng nhựa tổng hợp chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau.
Súng B-41 có kim hỏa và cò bấm giống B40. Ngoài ra loại súng này cũng có lò xo đẩy kim hỏa về không cản trở đạn di chuyển.
B-41 phía trên và B-40 bên dưới
Cấu tạo của B41 làm cho áp suất không tăng quá nhanh mà giảm chậm và đồng đều nhờ cấu tạo xoáy trong nòng của đạn. Nhờ áp suất tăng chậm nên dùng được liều phóng thuốc súng không khói, có năng lực mạnh hơn thuốc nổ đen của B40. Cũng nhờ cấu tạo này, sơ tốc đạn lớn nhưng tiếng nổ trầm do áp suất tăng giảm chậm, nhưng chấn động tiếng nổ đầu nòng rất mạnh và nguy hiểm.
B-41 và đầu đạn PG-7
B41 dài 953 mm khi không có đạn và 1,340 mét với đạn RPG-7. Súng ban đầu nặng 7,9kg, đạn PG-7 nặng 2,25kg. RPG-7D là súng gọn nhẹ cho lính đổ bộ đường không, súng có nòng sau (phần có tuy-e sau) tháo ra được lắp vào bộ gá dưới buồng đốt, khi sử dụng cắm vào phần còn lại.
B-41 có kính ngắm PGO-7, kính ngắm PGO-7V1 có thêm vạch chia cho đạn hạng nặng, kính nhìn đêm, phóng to 2,7 lần. Kính ngắm thường (không nhìn đêm) có một đèn nhỏ chiếu sáng thước ngắm quang trong kính, thước ngắm này kẻ ô chia dộ tỷ mỉ cao và rộng, thuận lợi khi tính toán bắn mục tiêu di động, bù gió, bù cao độ, bù tầm..., các vạch chia này cũng thuận lợi cho bắn viên thứ 2, căn cứ vào độ lệch viên trước. Trên lưới chia độ còn một thước đo độ xa dùng rất thuận tiện. Thước này xác định độ xa của xe tăng thông qua chiều cao ảnh của xe.
Kính ngắm và thước ngắm của B-41
Một điểm thuận lợi của B-41 đó là có thước ngắm-đầu ruồi kim loại gập vững chắc, đầu ngắm có hai chế độ: bắn ở nhiệt độ trên và dưới 0 độ C, thước ngắm có thể di chuyển dọc ngang chứ không cố định như B-40 trước kia. Đồng thời, B-41 cũng có sử dụng loại ống phóng có thể bắn nghìn phát mới phải bị thay thế do giảm độ chính xác.
B-41 của Ba Lan
Ngày nay loại B-41 sử dụng các loại đạn cải tiến như đạn tên lửa PG-7, PG-7V, PG-7VM dùng để tiêu diệt xe tăng thường, xe bọc thép và công sự, PG7VR và PG-7LT chuyên dùng để diệt các loại tăng hiện đại có thể xuyên 500-600mm thép cán tiêu chuẩn và ERA, tầm bắn 200m khi mục tiêu cố định hay di chuyển ngang. Ngoài ra, loại súng này có thể sử dụng đạn OG-7 tăng độ sát thương có thể tiêu diệt mục tiêu cố định hay di động ngang trong vòng 350m. B-41 cũng được sử dụng với loại đạn tự hành B-72 (AT-3) tạo ra cuộc cách mạng quân sự, đưa tầm tiêu diệt của B-41 vượt qua cả mục tiêu xe tăng.
Các lọa đạn dành cho B-41
B-41 được sử dụng rất nhiều ở các nước như Việt Nam , Ai Cập, Pakistan, Iran, Iraq, Trung Quốc và Balan.
B-41 rất quan trọng trong bộ binh Việt, trong chiến thuật tiến công thường chỉ dùng 1-2 tổ bắn kiềm chế, còn tiểu đội B-41 sẽ bám sát chặt chẽ mũi tiến công, phát hiện mục tiêu và tiêu diệt địch trong tầm 250m.
B-41 “sát thủ” diệt tăng
Từ thập niên 80, không một xe tăng nào của Nato có thể chống được hỏa lực của B-41, kể cả các xe tăng hạng nặng. Thậm chí các loại xe tăng hiện đại ngày nay của Mỹ như M1A1, M1A2 cũng chỉ đỡ được loại đạn thường PG-7V của B-41 chứ không thể đỡ được loại đạn hạng nặng 105mm PG-7VR và PG-7LT.
Thực tế đã chứng minh, B-41 quả là loại súng diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay. Trong trận chiến Việt Nam, B-41 hầu như có thể tiêu diệt các loại tăng M-113 chính vì thế mà các xạ thủ đã từng đặt câu hỏi có nên cần dùng xe tăng nữa hay không.
Đầu đạn PG-7VL
Hay trong trận chiến tại Checknya, B-41 tiêu diệt 62 chiếc xe tăng hiện đại của Nga gồm T-72 và T-80 do bị bắn từ nóc và hai bên sườn thiết giáp.
Chiến tăng T-80
Người Mỹ cũng đã phải thay đổi quan điểm về xe tăng hiện đại không sợ B-41 nữa. Tại chiến tranh Iraq 2003, súng B-41 đã tiêu diệt 80 xe tăng các loại M1A1 và M1A 2 và xe chiến đấu bộ binh M2, M3 do bị bắn trúng thành xe, xuyên qua giáp treo chống đạn.
Chiếc tăng M-113 bị B-41 tiêu diệt trong trận Đường 9 - Nam Lào
Đến cuối tháng 9/2003, trên 50% lính Mỹ bị tiêu diệt trong thời kỳ hậu chiến và hầu hết các xe thiết giáp bị tiêu diệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự quy mô lớn tại Iraq (1/5/2003) là do B-41.
Đạn tên lửa B-72 (AT-3)
Trong trận chiến tại bán đảo Sinai, quân Ai Cập đã sử dụng B-41 với loại đạn tên lửa B-72 kết hợp với các vũ khí khác tiêu diệt gần như hoàn toàn binh đoàn tăng Israel (800 chiếc tăng) bắt sống được chỉ huy tăng của Israel.
B-41 cũng là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với trực thăng
Trong chiến tranh Việt Nam, B-41 cũng đã từng tiêu diệt được trực thăng, nhưng có rất nhiều người nghi ngờ về khả năng chống trực thăng của loại súng này.
Tuy nhiên, các vụ trực thăng bị RPG-7 tiêu diệt do quân đội Mỹ ghi lại chứng tỏ nó là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loại máy bay này.
Năm 1993, tại Somali, thành tích B-41 bắn rơi trực thăng cũng đã được dựng thành phim nổi tiếng mang tên Blackhawk Down.
Trong tháng 7.2011 phiến quân Taliba cũng đã dùng RPG-7 (B-41) bắn rơi một chiếc trực thăng CH-7 làm hai người lính bị thương.
Trực thăng MH-47E Chinook
Vừa qua, hãng ITT thông báo phát triển loại laser dùng bảo vệ trực thăng chống tên lửa phòng không. Nhưng hiện thời, loại laser chỉ có thể đối phó được với các vũ khí tương đối hiện đại như tên lửa có điều khiển, chứ chưa thể tránh được loại vũ khí “cổ điển” như B-41. Hôm 6/8/2011 là một ví dụ, đơn vị Seal của hải quân Mỹ trên chiếc trực thăng MH-47E - lực lượng giết chết trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị súng RPG-7 hạ gục làm chết 38 binh sĩ, trong đó có 31 lính đặc nhiệm. Đây là tổn thất đơn lẻ lớn nhất của quân đội Mỹ và NATO trong 10 năm cuộc chiến Afghanistan.
Lầu Năm góc Mỹ cũng ra thông báo rằng, một chiếc trực thăng CH-47 Chinook của Lục quân Mỹ đã bị bắn rơi có lẻ bởi một quả đạn rocket không điều khiển, thô sơ, nhiều khả năng là bắn đi bằng súng chống tăng huyền thoại RPG-7.
Trực thăng CH-47 Chinook
Chính các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phải thừa nhận rằng loại súng "cổ" RPG-7 là một trong những vũ khí nhỏ khó đối phó nhất cùng với các vũ khí bộ binh đơn giản. Nếu một trực thăng bay đủ chậm và thấp thì đối phương hoàn toàn cơ hội ít nhất là gây hư hỏng cho nó bằng một khẩu RPG-7 hoặc một khẩu súng trường.
Tại trận chiến ở Iraq và Afghanistan, các trực thăng vận tải Mỹ thường hoạt động khi có các trực thăng tiến công AH-1 Cobra (Thủy quân lục chiến Mỹ) hoặc AH-64 Apache (Lục quân Mỹ) hộ tống. Các trực thăng này có nhiệm vụ bảo đảm các bãi đổ bộ là an toàn trước khi đổ quân xuống. Song không phải lúc nào cũng sẵn có các trực thăng vũ trang này. Chính vì vậy các trực thăng vận tải vẫn dễ dàng bị RPG-7 tiêu diệt.
Trực thăng AH-1 Cobra
Nếu dùng laser để chống các tên lửa không điều khiển như đầu đạn của B-41, thì với điều kiện là laser phải đủ mạnh để tiêu diệt tên lửa, đồng thời trọng lượng máy bay cũng phải được tăng, nguồn năng lượng cũng phải được nâng cao và các cảm biến của máy bay có thể phát hiện và bám quả đạn RPG bay tới. Tuy nhiên, sau tất cả các sự kiện xảy ra với các trực thăng các nhà khoa học quân sự quan tâm đến hệ thống phát hiện tên lửa RPG là cần thiết.
Tổng hợp Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét