Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Báo Trung Quốc đánh giá cao tên lửa Shaddock của Việt nam

Tên lửa Shaddock của Việt Nam là một loại tên lửa chống hạm khá mạnh và có sức công phá lớn, đặc biệt nó đạt đến tốc độ Mach 1,4 (gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh và có khả năng chống tàu chiến hạng nặng" tờ Quân sự Tiexue cho biết.


Tổ hợp tên lửa Shaddock của Việt Nam

Theo đó thì tờ báo này cho biết: Việt Nam là một quốc gia mua khá nhiều các loại tên lửa của Nga, có thể nói đến 90% tên lửa của Việt Nam là do Nga sản xuất. Bên cạnh việc bán tên lửa cho Việt Nam, Nga còn trợ giúp Việt Nam nhiều về công nghệ để Việt Nam có thể tự sản xuất được một số loại tên lửa cho riêng mình.



Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Là một quốc gia nằm trong số 32 quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang tự sản xuất được một số loại tên lửa chống hạm có sức mạnh đáng nể, tên lửa Shaddock là một trong số đó.



Tờ Tiexue cho biết : Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km

Trong khi tên lửa Shaddock do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10 mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 lần vận tốc âm thanh. Mục đích để chống các hạm đội tàu sân bay tiếp cận lãnh thổ Liên Xô. Đây là loại tên lửa mà Nga chỉ bán riêng cho Việt Nam tờ báo này cho biết thêm.


Hệ thống rada của loại tên lửa này

Thêm nữa tờ Tiexue còn cho biết: hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng từ bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông.


2 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang làm sạch bên trong ống phóng của tên lửa Shaddock

Không biết hiện nay Việt Nam có bao nhiêu quả tên lửa loại này, nhưng đây là loại tên lửa rất mạnh được Việt Nam cải tiến dưới sự giúp đỡ của Nga, cho dù nó không được hiệu quả như nguyên bản nhưng nó sẽ là một đối thủ đáng gờm cho các loại chiến hạm hay tàu sân bay của kẻ thù, tờ Tiexue kết luận.


Bảo dưỡng các thiết bị trên xe



Một sĩ quan Hải quân Việt Nam trong xe Rada của tên lửa Shaddock

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tàu HQ-505 huyền thoại

HQ-505 là một trong 3 chiếc LST chiến lợi phẩm (501,503 và 504). Tại sao phải đổi tên từ 504 sang 505 thì em không rõ nhưng các bác lưu ý hai chiếc đầu không phải đổi tên. Theo logic thì có thể đổi tên sang 502 để lấp đầy khoảng trống nhưng cuối cùng là 505 (cùng là số lẻ như 501 và 503)




Chiến hạm HQ-504 còn có tên chính thức HQ-504 Quy Nhơn. Đây là loại chiến hạm lớn dùng để chuyên chở và chiến đấu. Trong danh từ Hải Quân, chiến hạm này còn được gọi là Dương Vận Hạm - tức chiến hạm vận chuyển trên Đại Dương.

HQ-504 được bàn giao cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1970 và vị hạm trưởng đầu tiên là Trung Tá Phan phi Phụng cùng thủy thủ đoàn VN lèo lái con tàu từ Sandiego Hoa Kỳ về Sài Gòn gia nhập vào lực lượng Hải Quân Việt Nam.

Chiến Hạm HQ-504 có chiều dài 100 mét, ngang 16 mét, được trang bị 7 khẩu đại bác 40 ly, nhiều đại bác 20 ly, vận tốc 11 hải lý/ giờ, có khả năng vận chuyển 3700 tấn với tính chiến đấu cao.

- Vào năm 1970 đến 1971, người Campuchia đã mở chiến dịch cáp-duồn giết hại hàng ngàn Việt Kiều sinh sống tại đây. Chiến Hạm HQ-504 cùng một số chiến hạm khác đã anh dũng ngược dòng sông Cửu Long, đến Nam Vang giải cứu hàng trăm ngàn đồng bào hồi hương về đất nước Việt Nam mến yêu. Sau đây là trích đoạn từ tác phẩm "Nam Vang Đi Dễ Khó Về" của Huỳnh Kim Chiến

"Tôi không nhớ rõ đó là lần thứ mấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn HQ 504 cập bến Nam Vang, thủ đô xứ chùa tháp trong chiến dịch "Hồi Hương Việt Kiều".

Những mâu thuẫn và xung khắc giữa Việt kiều sống trên lãnh thổ Kampuchia và người bản xứ đã không còn biện pháp kềm chế. Đầu năm 1970, người Kampuchia bắt đầu những cuộc tấn công trả thù một cách dã man vào người Việt sống chung quanh vùng Biển-Hồ và ngoại ô thành phố Nam Vang cũng như các thành phố lân cận. "Cáp-duồn", một danh từ đã đem đến sự kinh hoàng khi mọi người phải nhắc tới. Người Kampuchia đã chặt đầu và thả trôi sông nạn nhân bị họ đem ra hành quyết. Trên chuyến giang hành từ biên giới Việt-Kampuchia đến Nam Vang, tàu chúng tôi thỉnh thoảng thấy xác không đầu trôi sông đang được các giang đĩnh hộ tống vớt lên. Nhìn cảnh tượng đau đớn đó, trong lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Biết bao người Việt vô tội đã phải là nạn nhân của cuộc trả thù man rợ này. (Người Kampuchia đã vịn cớ vào lịch-sử cha ông của họ bị tiền bối của chúng ta hà hiếp và xâm lấn lãnh thổ, cho nên họ vẫn tìm cách trả thù nếu có cơ hội?). Trước tai họa khủng khiếp đó, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã can thiệp với chính phủ Nam Vang và cuộc hành quân Hồi Hương Việt-Kiều đã được mở ra. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã được giao phó, đảm nhận vai trò nồng cốt trong chiến dịch này. Cho đến lần cập bến Nam Vang đó, hàng trăm ngàn Việt kiều đã được hồi hương qua các chuyến vận tải bằng Hải Vận Hạm, Dương Vận Hạm và ngay cả các Chiến Đấu Hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Làm sao nói lên hết được cảm xúc của mình khi nhìn thấy những gương mặt rạng rỡ và những đôi mắt biết ơn từ những Việt kiều được bước lên chiến hạm để chuẩn bị cho chuyến hồi hương trở về đất tổ quê cha. Chúng tôi cảm thấy đôi chút an ủi vì đã góp phần xoa dịu nỗi đau của người cùng giống nòi, huyết thống."

- Vào những năm 1973 đến 1974, chiến hạm HQ-504 Quy Nhơn đã tích cực tham gia các chiến dịch tuần tiễu, xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa trước sự đe doạ thách đố từ Hải Quân Trung Quốc. HQ-504 vừa chiến đấu vừa xây dưng các cứ điểm quân sự vững chắc trên một số đảo Trường Sa để bảo vệ quần đảo này khỏi bị chiếm đóng từ các quốc gia lân bang bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai. Nhờ vào những cứ điểm này, sau năm 1975, Hải Quân Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa làm điểm tưạ để tiếp tục gia cố và bảo vệ vùng đất thiêng liêng tổ quốc.

- Mùa Xuân năm 1975, HQ-504 sau khi bốc binh lính và dân chúng từ cảng Đà Nẵng đến Cam Ranh, đã quay ngược lại vùng biển nóng đã nằm trong tầm kiểm soát của đối phương để cứu sống gần 3000 đồng bào (trong đó có người viết này) vì không nỡ để những sinh linh này chết dần mòn trên chiếc xà lan nổi trôi vô định.

- Vì nặng lòng với quê hương, hạm trưởng Trung Tá Nguyễn Như Phú... đã quyết định cho con tàu ở lại thay vì ra đi như những con tàu khác vào thời điểm đó . Chiến Hạm HQ-504 Quy Nhơn được sử dụng triệt để trong những năm đầu khi đất nước thống nhất. Vị Hạm Trưởng trình diện học tập và bị đưa đi cải tạo tại núi rừng miền bắc. Người viết rất mong biết được tin tức của vị thuyền trưởng đầy lòng nhân hậu này để gởi đến ông lòng tri ân cảm tạ.

- Chiến Hạm HQ-504 Quy Nhơn sau này được đổi tên thành chiến hạm Hạm Nguyên trong lực lượng Hải Quân Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong trận hải chiến với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa vào năm 1988, Hạm Nguyên đã bị bắn hư hại nặng và cho đến nay không nhận được thêm tin tức nào.

Đoạn thông tin về HQ-504 cứu 3000 dân tị nạn



Trận mưa đêm tạo cho buổi bình minh ngày thứ năm thêm sinh khí. Cơn khát nước được xoa dịu phần nào giúp cho thanh niên trai tráng đủ sức thủy táng thân xác yếu đuối chết đêm qua vì mưa gió, ướt lạnh. Cả xa lan không một tiếng khóc than, chỉ có những khuôn mặt đau khổ ngồi bó gối bất động. Đám tàn quân vẫn cười nói, ăn uống thoải mái trong lều chỉ huy, họ mang theo thật nhiều đồ hộp và nước uống nhưng chẳng chia sẻ cho một ai. Âm thanh từ chiếc radio vặn 24/24 chẳng còn ai trông ngóng tin tức, tình hình chiến sự. Đã mấy ngày qua, biết bao bóng dáng thương thuyền, biết bao hoả châu được bắn lên trời làm tín hiệu cầu cứu, nhưng tất cả những con tàu xa mờ ấy chẳng hề hiện rỏ. Niềm hy vọng được cứu vớt hầu như không còn, nổi vui mừng khi thấy tàu xa xa cũng biến mất. (có lẻ họ không dám tới cứu một xà lan chứa nhiều súng đạn, tàn quân mà nguy cơ bị cướp, bị ép buột có thể xảy ra như một số tàu khác).

Khoảng 2 giờ chiều, hình ảnh một chiếc tàu hướng về xà lan ngày càng hiện rõ. Một người lính dùng ống nhòm quân đội quan sát chợt la to: Tàu Hải Quân mình, chiến hạm Hải Quân Việt Nam mình. Hàng ngàn sinh linh im lìm như thây ma đang thoi thóp thở chợt bật dậy reo mừng. Nhìn chiếc chiến hạm hiện rõ nhanh chóng, ai cũng biết nó đang xả hết tốc độ chạy tới xà lan. Hàng ngàn chiếc áo, khăn, mũ được mọi người ráng dùng hết sức lực còn lại để vẫy gọi kêu cứu. Vũ khúc khẩn cầu ấy có lẻ là vũ khúc bi ai nhất, sống động nhất của loài người đang còn muốn sống.

Chiến Hạm HQ-504 tới gần đến xà lan rồi giảm tốc độ chạy vòng quanh chậm chạp quan sát. Trên bong tàu và trên các ụ súng khổng lồ, lính Hải Quân với tư thế tác chiến chỉa nòng súng lớn, súng nhỏ vào xà lan. Trong lúc mọi người đang hoang man sợ sệt không biết chiến hạm sẽ đối sử ra sao khi bao nhiêu nòng súng như muốn nhả đạn cho xà lan tan thành muôn mảnh vụn, thì loa phóng thanh mở hết công xuất vọng qua:

- Xin Đồng bào nghe rõ: Tất cả đồng bào sẽ được chúng tôi chuyển qua chiến hạm. Con nít, người già sẽ được đưa qua trước. Tất cả mọi súng đạn tuyệt đối không được mang theo. Ai bất tuân sẽ bị bắn tại chỗ. Tất cả quân nhân hiện diện trên xà lan sẽ là người sau cùng rời xà lan và có nhiệm vụ giúp đỡ mọi người dân qua chiến hạm an toàn.

Một âm thanh sung sướng vỡ oà trong tiếng cười, tiếng reo mừng, tiếng khóc hạnh phúc được cứu vớt. Bao dòng nước mắt lăn dài trên những gò má nứt nẻ khô cằn.

Do không thể nào cột xà lan vào chiến hạm sợ sự va chạm sẽ làm bể mạn thuyền trước nhấp nhô của sóng đại dương, việc đưa người qua chiến hạm được thực hiện hoàn toàn bằng tay trước sự điều hành nhịp nhàng của người sĩ quan Hải Quân. Một dàn Hải Quân đứng quanh mạn tàu, một dàn thanh niên lính tráng đứng trên khung thành lưới xà lan, chờ tiếng hô của viên sĩ quan.

- Chuẩn bị... một, hai, Nhập!

Cứ một cặp bên này đưa một người yếu đuối cho cặp lính Hải Quân bên kia kéo lên bong tàu chiến hạm theo mỗi đợt sát nhập giữa hai mạn tàu. Những người khoẻ mạnh thì được đu lưới leo lên. Một vài người xảy tay rơi xuống biển được những người lính Hải Quân quăng phao và nhảy xuống vớt lên. Nhìn cách sắp xếp khéo léo và lòng tân tụy thương người của thủy thủ đoàn Việt Nam ai cũng cảm động nghẹn ngào rơi nước mắt. Cảnh tượng hãi hùng, náo loạn, chết chóc như đợt cứu vớt lên tàu Mỹ đã không xãy ra. Đến khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ sau, tất cả mọi người được chuyển sang chiến hạm an toàn, ngoại trừ một số đã chết chưa kịp thủy táng. Mỗi người dân được các anh lính Hải Quân ân cần múc cho tô cháo trắng. Ai cũng khen xuýt xoa chén cháo ngon tuyệt vời. Chén cháo chứa đựng chất liệu nuôi sống cơ thể lẫn chất liệu tình thương nuôi sống cuộc đời vào phút giây cấp thiết nhất. Những người kiệt sức, bịnh ốm đều được y tá và bác sĩ trên chiến hạm chăm sóc nhiệt tình. Tiểu đội cướp bóc được nhận dạng qua sự tố cáo của người dân và nhốt riêng.

Khi màn đêm buông xuống, Hạm trưởng thông báo là chiến hạm sẽ đưa tất cả mọi người đến cảng Cam Ranh và toàn thể thủy thủ đoàn sẽ nổ lực chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm cho đến khi tàu cập bến - tại Cam Ranh sẽ có nhân viên chính phủ chuyên chở đông bào lánh nạn chiến tranh về trung tâm tạm cư. Nguyên suốt ngày sau, lính Hải Quân chia từng nhóm nhỏ đi phân phối thực phẩm. Dù cả ba bốn ngàn người, nhưng họ làm việc rất tận tụy không bỏ xót một ai. Đến khoảng 7 giờ tối chiến hạm cập bến Cam Ranh, toàn thể Thủy Thủ đoàn mặc đồng phục trắng giúp đỡ đồng bào lên cầu tàu qua bến cảng. Nhiều cô gái nhét vội lá thơ, món quà cá nhân cảm tạ ơn cứu mạng cho những chàng trai hào hoa dễ mến này. Người cậu cả chúng tôi vì có người quen ở Sài Gòn nên không muốn vào trại tạm cư tại Cam Ranh, ông khuyên mọi người trong gia đình khoan xuống bến vội để ông nói chuyện với Thủy Thủ đoàn xin cư trú tạm một đêm, mai trời sáng sẽ tìm phương tiện vào Sài Gòn. Có lẽ bạn của cậu tôi cũng là thuyền trưởng những chiến hạm tương tự, nên họ cho chúng tôi ở lại trong tàu. Lúc đó trên tàu chẳng còn một ai ngoại trừ vài gia đình. Một anh Hải Quân thấy mẹ tôi với đàn con nheo nhóc tội nghiệp, đem chúng tôi vào căn phòng nhỏ hẹp của anh rồi lấy ra một nồi cơm nguội và hủ chao cho chúng tôi ăn. Đây là miếng cơm đầu tiên trong gần 7 ngày qua nên nó ngon chi lạ. Đến bây giờ đã hơn 30 năm trôi qua, mỗi khi có ai hỏi mẹ tôi hoặc đàn con của bà là buổi cơm nào ngon nhất trong đời, mỗi chúng tôi đều khẳng định rằng đó là nồi cơm nguội ăn với chao do anh Thủy Thủ tốt bụng mời trên chiến hạm HQ-504. Anh nhìn chúng tôi ăn ngon lành, xoa đầu chúng tôi và cười giởn - đói mấy ngày mà chỉ được ăn cháo mấy bữa nay chắc thèm cơm lắm! Không biết người Hải Quân tuổi đôi mươi ấy có biết rằng nghĩa cử bình thường của anh làm chúng tôi nhớ mãi trong đời.

Khuya đêm ấy cảng quân sự Cam Ranh đầu tiên bị pháo kích, không một ai ngờ sự việc xảy ra nhanh như vậy, các phòng tuyển ngăn chận đường tiến quân của đối phương sụp đổ như gặp phải sóng thần. Đèn đuốc trên chiến hạm HQ-504 cũng như những chiến hạm khác đều tắt ngóm, nhổ neo xả tốc độ chạy ra vịnh Cam Ranh. Những con tàu này neo đậu ngoài vịnh cho đến tờ mờ sáng hôm sau, từng đoàn xà lan, ghe thuyền nhỏ chở đầy người đến và nó lại làm tiếp công việc trước đây - bốc chuyển người qua tàu. Trong số những người lánh nạn này có một số ít là những người vừa rời đêm hôm trước. Họ cho biết, phòng tuyến bảo vệ Nha Trang, Tuy Hoà đã vỡ, đại bác tầm xa của địch di chuyển gần hơn và có khả năng rót đạn vào bất cứ nơi nào từ Cam Ranh cho đến Tuy Hoà...

Chiến hạm HQ-504 với số người lánh nạn mới tiếp tục cuộc hành trình xuôi về phương nam. Nhiều người nhìn chúng tôi với cặp mắt ngạc nhiên khi thấy chúng tôi dơ dáy, bốc mùi và mặt mày nứt nẻ. Họ đâu biết những gì chúng tôi đã trải qua. Tàu chạy đến khoảng 6 giờ chiều, bổng còi tàu hụ những tiếng khẩn cấp. Chỉ trong giây phút, lính Hải Quân với nón sắt, áo chống đạn đã ngồi vào tất cả vị trí súng lớn, súng nhỏ trên bong tàu. Loa phóng thanh vang lên yêu cầu mọi người già yếu, cô nhi, phụ nữ xuống dưới hầm vì vừa phát hiện Chiến Hạm Trung Quốc đang bám đuôi. Động Cơ HQ-504 gầm rú lên và lao nhanh trong đêm. Không có một ngọn đèn nào được bật lên cho tới sáng hôm sau. Đến 3 giờ chiều, chiến hạm cập cảng quân sự Vũng Tàu. Thủy Thủ đoàn một lần nữa trong quân phục trắng tiễn đưa đồng bào lánh nạn xuống cầu tàu. Gia đình tôi như bao lần đều là người đi sau cùng vì lực tận sức cùng. Tôi lết thết bước xuống cầu tàu nhìn đoàn thủy thủ và con tàu HQ-504 một lần cuối - Cảm tạ HQ-504, cảm tạ Hạm Trưởng và Thủy Thủ đoàn đã cứu chúng tôi trong tình thế ngặt nghèo, nhất là tấm lòng nhân ái đã dành cho chúng tôi. Nhờ cách sắp xếp khôn khéo và lòng tận tụy, chiến hạm đã cứu giúp được bao người mà không xảy ra một trường hợp đáng tiếc nào. Trong lúc đó nhiều con tàu chở người từ miền Trung vào, ngay cả chiến hạm khổng lồ Pioneer của Mỹ cũng bị tàn quân cướp bóc, hảm hiếp giết hại nhiều người. Vào ngày sau chúng tôi được tin xử tử 20 tàn quân ngay tại Vũng Tàu, không biết trong đó có bao nhiêu người từ tiểu đội cướp bóc trên xà lan chúng tôi. (Để tri ân Hải Quân Việt Nam, nhất là HQ-504 và thủy thủ đoàn, tôi sẽ viết về trận đánh kiêu hùng giữa Hải Quân Việt Nam và Trung Quốc trong trận chiến quần đảo Hoàng Sa 1974, đồng thời tôi sẽ viết thêm về lịch sử HQ-504 từ ngày nó hoạt động tại Việt Nam và sau ngày thống nhất trong phụ chương khi kết thúc chương 1 này)

Trên sân cảng chúng tôi được đón tiếp nhiệt tình, từng nhóm người điạ phương tươi cười ân cần hỏi thăm và đưa từng ly nước cam, phát từng lon sữa, gạo sấy, tấm mền cho chúng tôi. Trong ban từ thiện tại bến cảng, tôi thấy những chiếc áo lam Gia Đình Phật Tử quen thuộc làm cho lòng bớt bỡ ngỡ đơn côi. Tất cả người tị nạn đều được đưa về trại tạm cư Vũng Tàu. Cậu tôi một lần nữa đứng ra xắp xếp để tất cả về Sài Gòn và được chấp thuận cho ra ngoài sân cảng đón xe. Trời lúc đó đã chạng vạng tối, cả đại gia đình đứng ven lộ Sài Gòn-Vũng Tàu. Con đường hoang vắng không một bóng xe đi ngang, chúng tôi ngồi chờ với lòng hoang mang không biết có nên trở vào sân cảng hay đêm nay sẽ ngủ ngoài đường. Khi bước qua ngưỡng cửa của đêm và ngày, một luồng đèn chiếu sáng hướng về lộ Sài Gòn, Cậu tôi ra giữa đường chấp tay lạy mong cho nó ngừng lại, và nó thật sự ngừng. Trên xe buýt không còn ghế trống đó, chúng tôi lạy lục xin bác tài cho lên xe và ngồi dưới sàn. Cuối cùng cả đại gia đình gần 20 người được lên xe, chúng tôi được biết đây là chuyến xe cuối cùng trong ngày và thật sự vô cùng may mắn cho chúng tôi, vào ngày hôm sau tuyến đường này đã bị tắt do du kích ********* từ Trảng Bàng thỉnh thoảng xuất hiện tấn công vào con đường huyết mạch khiến không hãng xe nào dám xuất hành.

Xe lao nhanh vào đêm tối, cứ khoảng 30 phút xe được chận lại từ những lô cốt ven lộ được yểm trợ với chiến xa. Những người lính Việt Nam Cộng Hoà lục xoát sơ xài và căn dặn bác tài nếu có súng nổ thì tuyệt đối tắt đèn và ráng chạy một đoạn xa rồi hãy mở đèn lại nếu không muốn xe ăn đạn. Trên xe ai cũng phập phòng lo sợ mong sao cho chóng đến Sài Gòn. Con đường xuyên tỉnh tối hù đầy cây và rừng rậm làm mọi người lo lắng (trước 75, đoạn đường này rất hoang vu và nhiều rừng mọc ven lộ chứ không nhiều nhà cửa như bây giờ). Khi đến Xa Lộ Biên Hoà, đường rộng thênh thang, đèn đuốc sáng trưng từ khu công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ mọi người mới an tâm và tưởng mình vừa lạc vào một quốc gia khác lạ nào. Người dân tại đây hình như nhìn chiến tranh là cái gì thật xa xôi. Quán hàng ăn vẫn đầy người, đèn nê-ông lấp lánh, từng cặp tình nhân đi dạo phố, người cha thảnh thơi chở con đi ăn chè buổi tối. Đâu có ai mường tượng được rằng cơn bão lớn sắp sửa đến với hòn ngọc viễn đông này.

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM XA FAVORIT



Nhiệm vụ

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, chính trị và lực lượng chiến đấu trọng yếu chống lại mọi cuộc tập kích đường không do lực lượng máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật-chiến dịch, tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển và các loại vũ khí tấn công đường không khác của đối phương tiến hành trong các tình huống chiến đấu phức tạp và có chế áp điện tử mạnh.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh Favorit là loại vũ khí phòng không tầm xa cấu thành từ tổ hợp các khí tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm: bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 cùng toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++ sử dụng các loại đạn tên lửa 48N6E2 và 48N6E, hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không Favorit có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng với hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến phòng không hiện hữu và phối hợp chiến đấu với các hệ thống tên lửa phòng không đời cũ như S-75, S-125 và S-200 trong thế trận phòng không của quốc gia bất kỳ.

Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn tên lửa 61 (Đoàn S) ở HN và Đoàn tên lửa 93 ở TP. HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp lữ đoàn tên lửa phòng không cơ động chiến lược tương tự lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây. Trong tương lai gần (khoảng 2015), mỗi lữ đoàn này sẽ được trang bị tới 2 hoặc 3 tổ hợp tên lủa phòng không tầm xa S-300PMU1+++. Hệ thống phòng không Favorit có tính chất phòng không cơ động biên chế cấp lữ đoàn gồm 6 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn sở chỉ huy và 1 tiểu đoàn kỹ thuật. VN trước đã mua 2 tổ hợp S-300PMU1++ để vận hành thử, nay đặt mua thêm 2-4 tiểu đoàn mới cùng khí tài chỉ huy và nâng cấp 2 tiểu đoàn trước đây. Như vậy nếu kể cả 2-4 tiểu đoàn mới mua thì ta có già nửa biên chế lữ phòng không cơ động Favorit. Trong thời gian tới, các tiểu đoàn S-300PMU2 cả mới mua lẫn nâng cấp này có thể được biên chế phía bắc 2 tiểu đoàn thuộc f361 và 363 (trục Hà Nội - Thanh Hoá), miền trung 1 tiểu đoàn thuộc f375 (trục Huế-Đà Nẵng), phía nam 1 tiểu đoàn thuộc f367 (trục Đồng Nai-Vũng Tàu). Trong thời bình, các tiểu đoàn này được phân về các sư đoàn phòng không để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ mục tiêu cố định. Khi có biến thì tùy hướng mà các tiểu đoàn này được huy động trong đội hình lữ phòng không cơ động trực thuộc BTL Quân chủng. Tương lai ta có thể mua đủ 2 hệ thống Favorit cho phía Bắc và phía Nam để làm lực lượng phòng không dự bị và cơ động chiến lược.

Cấu hình:
Hệ thống Favorit bao gồm 1 bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và tối đa 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++.


Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 gồm các khí tài:
• Xe chỉ huy 54K6E2;
• Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2;
• Các khí tài phục vụ chiến đấu;
• Khí tài phối thuộc khác.

Cấu hình cơ bản của mỗi tổ hợp S-300PMU2 bao gồm bộ khí tài chiến đấu, bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và các khí tài phối thuộc khác.

Bộ khí tài chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Một đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV;
• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE), mỗi xe mang 4 đạn tên lửa;
• Các đạn tên lửa phòng không loại 48N6E2, 48N6E (5V55R, 5V55K);
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E2 (gồm xe chở thùng đạn 5T58E2, xe gá thùng đạn 22T6E2 cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM và đạn huấn luyện 48N6E2UD;
• Bộ linh kiện thay thế cho các khí tài của tổ hợp S-300PMU1+++ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.

Bộ khí tài phối thuộc của tổ hợp S-300PMU1 gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV
• Xe đài nhìn vòng bắt thấp 76N6V (sẽ được trang bị);
• Xe tháp anten 40V6M (sẽ được trang bị);
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU2.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu) tới 100
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 200
- Mục tiêu đường đạn (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tác xạ tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 36
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): tới 72
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 7 – 11
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5

Thông tin thêm:
Hệ thống tên lửa phòng không có sử dụng các tổ hợp S-300PMU1 cùng các khí tài bảo đảm/phục vụ chiến đấu đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Volkhov M6-M. Trong khi hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU2 cùng các khí tài đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Favorit hoặc hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU3 được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Triumf.

Giữa S-300P (cho hệ thống phòng không quốc gia) và S-300V (cho hệ thống phòng không lục quân) thì: S-300P chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (dân sự, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn hay á đường đạn kiểu Iskander hoặc các loại đạn pháo phản lực có/không điều khiển. S-300V chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch (còn gọi là tên lửa đường đạn chiến trường). Tính chất mục tiêu bảo vệ, tính chất vũ khí tiến công và môi trường phòng không quyết định sự khác biệt tiếp cận hệ thống giữa S-300P và S-300V.

Lưỡi lê và dao găm

Đầu tiên xin sơ lược về các dòng lưỡi lê tiêu biểu đã từng có mặt ở Việt Nam. Có lẽ mình chỉ lấy mốc từ giai đoạn quân đội Phát xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương trong thời gian cuối Đệ nhị Thế chiến. Quân đội Nhật trong thời điểm đó có các loại súng trường đặc trưng là type 30, type 38 , type 99 và đây là loại lưỡi lê sử dụng cho 3 loại súng trường trên.




Sau CMT8 thành công, toàn dân ta bước vào giai đoạn toàn quốc kháng chiến. Thời kỳ nay quân đội ta còn thiếu thốn, khó khăn về vũ khí, quân trang nên trưng dụng mọi vũ khí, trang thiết bị của đối phương từ Pháp, Nhật nên không ít thì nhiều quân dân ta cũng có sử dụng lưỡi lê này hoặc cả kiếm Nhật. Thậm chí khi quân ta tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội, trong đội quân danh dự đội mũ sắt Nhật và lê Nhật gắn cả trên súng trường Mossin Nagant của Nga



Sau này ta được viện trợ súng AK-47, nếu không nói đến phiên bản AK Trung Quốc (type-56) là loại có lưỡi lê 3 khía dính liền trên súng đã quá quen thuộc thì AK Nga có 2 loại lê và ta có đủ cả 2 loại này mặc dù rất ít thấy.

Phiên bản đời đầu đơn giản.




Phiên bản sau này có răng cưa để cưa cây và lỗ kết hợp với bao thành kềm để cắt kẽm gai.



Không hiểu sau 1975 đến bây giờ trong quân đội có tiếp tục duy trì việc trang bị lưỡi lê này cho người lính nữa hay không mà tới tận bây giờ thấy 2 loại này gần như mất tích hẳn, chỉ còn tìm được từ những kỹ vật chiến tranh của các bác cựu chiến binh.

Song song với miền Bắc thì ở miền Nam, chính quyền VNCH được Mỹ viện trợ súng đạn, đồng thời với việc lính Mý và đồng minh đặt chân đến Việt Nam đem theo nhiều loại súng thì cũng có nhiều loại lưỡi lê khác nhau. Có vẻ như thị trường lưỡi lê ở miền Nam đa dạng hơn miền Bắc và tiêu biểu ở miền Nam như

Lưỡi lê M1 gắn trên súng M1 Garand.



Lưỡi lê M4 gắn trên súng M1 Carbine




Lưỡi lê M5 và M6 gắn trên súng trường M14




Lưỡi lê M7 gắn trên súng M16



Sau Giải phóng 1975, quân đội ta đều trưng dụng các loại súng của Mỹ để sử dụng cho các lực lượng vũ trang nhưng lại bỏ quên các loại lưỡi lê trên cho nên theo thời gian chúng cũng chìm vào quên lãng và trôi nổi tứ tán. Bây giờ chỉ có thể kiếm được từ những chợ đồ xưa hoặc dân chơi hàng độc. Mặc dù đã bước sang thời kỳ hiện đại, kỹ thuật chiến đấu cũng đá khác xưa nên đã qua cái thời 2 bên xáp lá cà dùng dưỡi lê, báng súng chơi nhau. Nhưng không vì thế mà quân đội các nước không sản xuất ra những loại lưỡi lê cho súng trường hiện đại, điển hình là quân đội Mỹ hiện nay có lưỡi lê M9 dùng cho M4 Carbine.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là mình muốn tìm hiểu xem hiện nay trong quân đội việc sử dụng lưỡi lê rời, và việc tập luyện với lưỡi lê như thế nào, có được duy trì hay không mà trong những hình ảnh, tư liệu huấn luyện chiến đấu trong thời gian dài đều không thấy. Một số cao nhân trên đây nói rằng trong tương lai xa thì quân đội ta sẽ trang bị AK-103 cho người lính vậy thì có trang bị kèm cả lưỡi lê của AK-103 không?



Ngoài ra cũng xin nói thêm về dao găm cá nhân, đây là một thứ vũ khí cá nhân mà bất cứ người lính nào của một quân đội hiện đại phát triển đều phải được trang bị, nhưng mình cũng rất ít thấy lính nhà ta trang bị dao cá nhân. Hiếm hoi lắm mới thấy được như tấm hình này


Trong vấn đề huấn luyện võ đối kháng của bộ đội, công an ta hiện nay thì mình cũng đã thấy nhiều việc huấn luyện dùng tay không đối kháng với dao, dùng tay không đoạt dao nhưng chưa được thấy huấn luyện đấu dao. Thậm chí ở những lực lượng tinh nhuệ như đặc công, trinh sát cũng không thấy huấn luyện cái này, dù sao với những lực lượng làm nhiệm vụ đột kích, tấn công bất ngờ thì tình huống tấn công từ sau lưng, dùng dao kết liễu đối phương là có nhưng chưa thấy bên đặc công tập luyện kiểu này bao giờ. Ấy là chưa kể đến đòn phóng dao, đây là một ngón đòn nguy hiểm mà võ thuật dân sự đa số không dùng đến nhưng trong quân đội của các nước thì nghe đâu cũng có huấn luyện ngón này, còn ở trong bộ đội ta có phóng dao hay không mình cũng đá dò hỏi từ nhiều chỗ trên mạng và ít nhiều cũng nghe nói là có nhưng thông tin vấn còn mập mờ. Đây là vấn đề mình thắc mắc từ rất lâu nhưng vấn chưa có câu trả lời nào làm mình hài lòng, có thể cũng vì kiến thức mình còn hạn chế nên không phải thứ gì cũng biết nên lập topic này để mời các cao nhân vào đây bàn luận, đóng góp ý kiến để rõ hơn về vấn đề này vậy.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Google có làm con người 'ngu' đi?

Không ít người thường nghĩ rằng trí óc là thứ sẵn có xuất hiện trong đầu, có mầm mống (dù nhiều hay ít) ở mỗi cá nhân trong điều kiện độc lập suy nghĩ. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu tâm lý lại cho thấy trí thông minh phần lớn đến từ cách chúng ta phối hợp với người khác và với môi trường xung quanh.



Một nghiên cứu về bộ nhớ của tác giả Daniel Wegner thuộc Đại học Harvard đã phần nào cung cấp ví dụ cho hiệu ứng này. Đầu tiên Daniel Wegner chọn ngẫu nhiên các cặp đôi (bạn bè, người thân) và yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra ghi nhớ trong phòng thí nghiệm. Một nửa số cặp được thực hành cùng nhau (nhóm 1) và nửa còn lại được sắp xếp với một người không quen biết (nhóm 2). Sau đó, cả hai nhóm tiến hành nhẩm một danh sách các từ khóa. Kết quả, những cặp thuộc nhóm 1 có thể nhớ được nhiều hơn, cho dù kiểm tra theo cá nhân hay theo cặp.

Giải thích điều này, Wegner cho biết chìa khóa nằm ở sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cặp đã có mối quan hệ thân quen từ trước. Giữa họ có sự thỏa thuận ngầm phân chia công việc, ví dụ trong khi người này nhớ những từ liên quan đến công nghệ thì người kia sẽ nhớ từ về thể thao. Bằng cách đó, mỗi cá nhân có thể tập trung vào nhiệm vụ của mình, khiến họ vượt trội so với cặp không quen khác, vốn tồn tại tư tưởng lệ thuộc nhau (chứ không phối hợp).

Như vậy, ý nghĩa rộng hơn của nghiên cứu trên là nhấn mạnh việc thay vì buộc phải dựa vào những cái có sẵn, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, từ đó làm đầy thêm vốn hiểu biết phục vụ cho quá trình phát minh, sáng tạo... Có bộ óc hoạt động theo cách này là một trong những điểm mạnh của loài người.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ trực tuyến khác những năm gần đây đã khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não chúng ta.

Chỉ cần thao tác đơn giản gõ từ tìm kiếm, chẳng hạn "Ai đã đóng vai James Bond trong loạt phim 007?", kết quả sẽ nhanh chóng xuất hiện với câu trả lời là Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig… Tất cả những gì cần quan tâm chỉ là làm thế nào để truy cập thông tin một cách nhanh nhất mà chẳng cần nhọc công suy nghĩ.



Internet cung cấp nhiều tính năng chia sẻ kiến thức, là một kho dữ liệu có thể trả lời thắc mắc cho tất cả mọi người. Với tình trạng sử dụng như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc có hay không internet đang dần sắp xếp lại hệ thống dây thần kinh trong bộ não của loài người?




Theo Đất Việt
DBS M05479
Quang Cao