Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, chính trị và lực lượng chiến đấu trọng yếu chống lại mọi cuộc tập kích đường không do lực lượng máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật-chiến dịch, tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển và các loại vũ khí tấn công đường không khác của đối phương tiến hành trong các tình huống chiến đấu phức tạp và có chế áp điện tử mạnh.
Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh Favorit là loại vũ khí phòng không tầm xa cấu thành từ tổ hợp các khí tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm: bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 cùng toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++ sử dụng các loại đạn tên lửa 48N6E2 và 48N6E, hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không Favorit có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng với hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến phòng không hiện hữu và phối hợp chiến đấu với các hệ thống tên lửa phòng không đời cũ như S-75, S-125 và S-200 trong thế trận phòng không của quốc gia bất kỳ.
Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn tên lửa 61 (Đoàn S) ở HN và Đoàn tên lửa 93 ở TP. HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp lữ đoàn tên lửa phòng không cơ động chiến lược tương tự lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây. Trong tương lai gần (khoảng 2015), mỗi lữ đoàn này sẽ được trang bị tới 2 hoặc 3 tổ hợp tên lủa phòng không tầm xa S-300PMU1+++. Hệ thống phòng không Favorit có tính chất phòng không cơ động biên chế cấp lữ đoàn gồm 6 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn sở chỉ huy và 1 tiểu đoàn kỹ thuật. VN trước đã mua 2 tổ hợp S-300PMU1++ để vận hành thử, nay đặt mua thêm 2-4 tiểu đoàn mới cùng khí tài chỉ huy và nâng cấp 2 tiểu đoàn trước đây. Như vậy nếu kể cả 2-4 tiểu đoàn mới mua thì ta có già nửa biên chế lữ phòng không cơ động Favorit. Trong thời gian tới, các tiểu đoàn S-300PMU2 cả mới mua lẫn nâng cấp này có thể được biên chế phía bắc 2 tiểu đoàn thuộc f361 và 363 (trục Hà Nội - Thanh Hoá), miền trung 1 tiểu đoàn thuộc f375 (trục Huế-Đà Nẵng), phía nam 1 tiểu đoàn thuộc f367 (trục Đồng Nai-Vũng Tàu). Trong thời bình, các tiểu đoàn này được phân về các sư đoàn phòng không để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ mục tiêu cố định. Khi có biến thì tùy hướng mà các tiểu đoàn này được huy động trong đội hình lữ phòng không cơ động trực thuộc BTL Quân chủng. Tương lai ta có thể mua đủ 2 hệ thống Favorit cho phía Bắc và phía Nam để làm lực lượng phòng không dự bị và cơ động chiến lược.
Cấu hình:
Hệ thống Favorit bao gồm 1 bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và tối đa 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++.
Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 gồm các khí tài:
• Xe chỉ huy 54K6E2;
• Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2;
• Các khí tài phục vụ chiến đấu;
• Khí tài phối thuộc khác.
Cấu hình cơ bản của mỗi tổ hợp S-300PMU2 bao gồm bộ khí tài chiến đấu, bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và các khí tài phối thuộc khác.
Bộ khí tài chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Một đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV;
• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE), mỗi xe mang 4 đạn tên lửa;
• Các đạn tên lửa phòng không loại 48N6E2, 48N6E (5V55R, 5V55K);
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.
Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E2 (gồm xe chở thùng đạn 5T58E2, xe gá thùng đạn 22T6E2 cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM và đạn huấn luyện 48N6E2UD;
• Bộ linh kiện thay thế cho các khí tài của tổ hợp S-300PMU1+++ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.
Bộ khí tài phối thuộc của tổ hợp S-300PMU1 gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV
• Xe đài nhìn vòng bắt thấp 76N6V (sẽ được trang bị);
• Xe tháp anten 40V6M (sẽ được trang bị);
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU2.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu) tới 100
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 200
- Mục tiêu đường đạn (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tác xạ tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 36
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): tới 72
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 7 – 11
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5
Thông tin thêm:
Hệ thống tên lửa phòng không có sử dụng các tổ hợp S-300PMU1 cùng các khí tài bảo đảm/phục vụ chiến đấu đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Volkhov M6-M. Trong khi hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU2 cùng các khí tài đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Favorit hoặc hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU3 được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Triumf.
Giữa S-300P (cho hệ thống phòng không quốc gia) và S-300V (cho hệ thống phòng không lục quân) thì: S-300P chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (dân sự, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn hay á đường đạn kiểu Iskander hoặc các loại đạn pháo phản lực có/không điều khiển. S-300V chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch (còn gọi là tên lửa đường đạn chiến trường). Tính chất mục tiêu bảo vệ, tính chất vũ khí tiến công và môi trường phòng không quyết định sự khác biệt tiếp cận hệ thống giữa S-300P và S-300V.
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, chính trị và lực lượng chiến đấu trọng yếu chống lại mọi cuộc tập kích đường không do lực lượng máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật-chiến dịch, tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển và các loại vũ khí tấn công đường không khác của đối phương tiến hành trong các tình huống chiến đấu phức tạp và có chế áp điện tử mạnh.
Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh Favorit là loại vũ khí phòng không tầm xa cấu thành từ tổ hợp các khí tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm: bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 cùng toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++ sử dụng các loại đạn tên lửa 48N6E2 và 48N6E, hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không Favorit có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng với hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến phòng không hiện hữu và phối hợp chiến đấu với các hệ thống tên lửa phòng không đời cũ như S-75, S-125 và S-200 trong thế trận phòng không của quốc gia bất kỳ.
Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn tên lửa 61 (Đoàn S) ở HN và Đoàn tên lửa 93 ở TP. HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp lữ đoàn tên lửa phòng không cơ động chiến lược tương tự lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây. Trong tương lai gần (khoảng 2015), mỗi lữ đoàn này sẽ được trang bị tới 2 hoặc 3 tổ hợp tên lủa phòng không tầm xa S-300PMU1+++. Hệ thống phòng không Favorit có tính chất phòng không cơ động biên chế cấp lữ đoàn gồm 6 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn sở chỉ huy và 1 tiểu đoàn kỹ thuật. VN trước đã mua 2 tổ hợp S-300PMU1++ để vận hành thử, nay đặt mua thêm 2-4 tiểu đoàn mới cùng khí tài chỉ huy và nâng cấp 2 tiểu đoàn trước đây. Như vậy nếu kể cả 2-4 tiểu đoàn mới mua thì ta có già nửa biên chế lữ phòng không cơ động Favorit. Trong thời gian tới, các tiểu đoàn S-300PMU2 cả mới mua lẫn nâng cấp này có thể được biên chế phía bắc 2 tiểu đoàn thuộc f361 và 363 (trục Hà Nội - Thanh Hoá), miền trung 1 tiểu đoàn thuộc f375 (trục Huế-Đà Nẵng), phía nam 1 tiểu đoàn thuộc f367 (trục Đồng Nai-Vũng Tàu). Trong thời bình, các tiểu đoàn này được phân về các sư đoàn phòng không để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ mục tiêu cố định. Khi có biến thì tùy hướng mà các tiểu đoàn này được huy động trong đội hình lữ phòng không cơ động trực thuộc BTL Quân chủng. Tương lai ta có thể mua đủ 2 hệ thống Favorit cho phía Bắc và phía Nam để làm lực lượng phòng không dự bị và cơ động chiến lược.
Cấu hình:
Hệ thống Favorit bao gồm 1 bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và tối đa 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++.
Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 gồm các khí tài:
• Xe chỉ huy 54K6E2;
• Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2;
• Các khí tài phục vụ chiến đấu;
• Khí tài phối thuộc khác.
Cấu hình cơ bản của mỗi tổ hợp S-300PMU2 bao gồm bộ khí tài chiến đấu, bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và các khí tài phối thuộc khác.
Bộ khí tài chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Một đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV;
• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE), mỗi xe mang 4 đạn tên lửa;
• Các đạn tên lửa phòng không loại 48N6E2, 48N6E (5V55R, 5V55K);
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.
Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E2 (gồm xe chở thùng đạn 5T58E2, xe gá thùng đạn 22T6E2 cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM và đạn huấn luyện 48N6E2UD;
• Bộ linh kiện thay thế cho các khí tài của tổ hợp S-300PMU1+++ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.
Bộ khí tài phối thuộc của tổ hợp S-300PMU1 gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV
• Xe đài nhìn vòng bắt thấp 76N6V (sẽ được trang bị);
• Xe tháp anten 40V6M (sẽ được trang bị);
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU2.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu) tới 100
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 200
- Mục tiêu đường đạn (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tác xạ tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 36
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): tới 72
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 7 – 11
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5
Thông tin thêm:
Hệ thống tên lửa phòng không có sử dụng các tổ hợp S-300PMU1 cùng các khí tài bảo đảm/phục vụ chiến đấu đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Volkhov M6-M. Trong khi hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU2 cùng các khí tài đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Favorit hoặc hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU3 được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Triumf.
Giữa S-300P (cho hệ thống phòng không quốc gia) và S-300V (cho hệ thống phòng không lục quân) thì: S-300P chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (dân sự, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn hay á đường đạn kiểu Iskander hoặc các loại đạn pháo phản lực có/không điều khiển. S-300V chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch (còn gọi là tên lửa đường đạn chiến trường). Tính chất mục tiêu bảo vệ, tính chất vũ khí tiến công và môi trường phòng không quyết định sự khác biệt tiếp cận hệ thống giữa S-300P và S-300V.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét