Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Thử nghiệm thẻ chứng mình mới bị phản đối kịch liệt

Sáng 21/9, 3 quận tại Hà Nội đã thử nghiệm cấp CMND theo mẫu mới. CMND mới có 12 số tự nhiên và đặc biệt là đưa thông tin tên bố mẹ vào.

CMND mới được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp (PET/PETG) trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mỗi công dân đủ 14 tuổi sẽ được cấp một số CMND mới (gồm 12 số tự nhiên, thay vì 9 số như trước đây).

Thông tin trên CMND mới bao gồm: Số CMND, ảnh chân dung mầu, 2 ảnh vân tay ngón trỏ trái và phải, thông tin nhân thân (tên khai sinh, tên gọi khác, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, địa chỉ thường trú, đặc điểm nhận dạng…) và họ tên bố và mẹ.

CMND được đảm bảo đọc bằng mắt thường và bằng máy, khả năng đối chiếu tự động giữa dữ liệu được mã hóa trong mã vạch hai chiều in trên CMND với thông tin trong cơ sở dữ liệu.

Trao đổi với VietNamNet sáng 21/9, Thượng tá Nguyễn Văn Tâm – Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết: CMND được làm bằng công nghệ hiện đại phục vụ tốt hơn việc rà soát, quản lý của cơ quan công an, ngăn chặn được việc làm CMND giả (như bóc ảnh, tráo người…), mờ giấu, mất dấu và các thông tin trên CMND cũ.

“Trong 3 tháng (từ 21/9 đến 21/12/2012) mẫu CMND mới được cấp thử nghiệm tại quận Hoàng Mai, Tây Hồ và huyện Từ Liêm. Nhân dân đến làm thủ tục cấp mới, cấp đổi CMND tại 3 quận, huyện trên sẽ được cấp theo mẫu CMND mới. CMND mẫu mới và mẫu cũ có giá trị sử dụng như nhau” – thượng tá Tâm cho biết thêm.

Trước khi thử nghiệm cấp CMND theo mẫu mới, Bộ Công an đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt việc ghi tên cha mẹ.

Ảnh chân dung người được cấp CMND sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu và quét trên thẻ CMND mẫu mới






Trong phần hồ sơ có mục khai tên cha và mẹ, vợ hoặc chồng



Dấu vân tay mỗi công dân được chụp lại bằng máy và lưu trong tờ khai



Máy quét dấu vân tay thay cho việc lấy dấu vân tay bằng mực như trước đây



Mặt trước CMND mẫu mới




Mặt sau CMND mẫu mới

Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Các nhà khoa học tại Mỹ đã tìm ra phương pháp tách dầu khỏi nước bằng nam châm, một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.



Dầu tràn có thể gây ra những tác động khủng khiếp tới hệ sinh thái biển. Vì vậy việc nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại trong sự cố dầu tràn là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp xử lý dầu tràn bao gồm: xử lý sinh học, đốt dầu trên biển, sử dụng các chất phân hủy dầu và vớt dầu. Tuy nhiên, các phương pháp thường cần nhiều thời gian (có thể mất vài tuần) và rất tốn kém. Vì thế các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển kỹ thuật tách dầu và nước bằng phương pháp từ tính và kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm sạch các vết dầu loang, ENN đưa tin.

Kỹ thuật mới sẽ giúp thu gom dầu loang và đưa đến một nhà máy lọc dầu để tái chế. Markus Zahn, một giáo sư tại MIT cho biết: “Sau khi thảm họa tràn dầu BP xảy ra 2 năm trước ở vịnh Mexico, tôi đã nghĩ rằng nếu dầu nhiễm từ tính, chúng ta sẽ có thể hút dầu bằng với nam châm mạnh và tách dầu ra khỏi nước”.

Zahn và các đồng nghiệp đã trộn các hạt nano kim loại màu không thấm nước với dầu và dùng nam châm để tách dầu ra khỏi nước. Sau đó, các hạt nano được loại bỏ ra khỏi dầu bằng phương pháp từ tính. Khi sự cố tràn dầu xảy ra, phần lớn lượng dầu sẽ chìm xuống và lan rộng do tác động của dòng nước. Sóng biển mạnh cũng khiến cho việc xử lý dầu tràn khó khăn hơn bởi dầu bị phân tán và lan rộng hơn. Tuy nhiên, khi con người trộn các hạt nano nhiễm từ vào dầu, các hạt nano sẽ bám chặt vào các phân tử dầu và giúp máy móc tách chúng ra khỏi nước.

Shahriar Khushrushahi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nhờ nam châm, chúng ta có thể tách dầu ra khỏi nước rất nhanh vì lực hút từ tính mạnh hơn rất nhiều so với độ kết dính giữa nước và dầu. Chúng ta thực sự có thể thực hiện quá trình này nhanh hơn và liên tục mà không cần tốn công sức”.

Thiết kế và quy trình thực hiện của kỹ thuật này đều khá đơn giản. Giới phân tích nhận định nghiên cứu của MIT thực sự mang lại lợi ích bởi dầu tràn đã xảy ra trên quy mô lớn, nhất là trên các đại dương.

Việt Nam sẽ có trung tâm vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á năm 2020

Sáng 19/9 dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam chính thức khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua.



Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cách trung tâm Hà Nội 30 km và có diện tích 9 ha, gồm nhiều khu chức năng như trung tâm điều khiển công nghệ vũ trụ, trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ, nhà điều hành, trạm thiên văn, khu nghiên cứu, đào tạo, trạm mặt đất thu dữ liệu từ vệ tinh.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ năm 2020” do Trung tâm Vệ tinh quốc gia, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai.

Trung tâm vũ trụ Việt Nam được xây dựng dựa vào nguồn vốn đầu tư hơn 600 triệu USD từ ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của chính phủ. Dự án được đầu tư đồng bộ thành ba phần, gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

Khác với nhiều nước, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là nơi sản xuất ra các vệ tinh dùng công nghệ radar chứ không bằng công nghệ quang học. Công nghệ radar là công nghệ có thể chụp ảnh toàn bộ trái đất với độ phân giải rất cao và đặc biệt chụp được ở bất kỳ thời tiết nào.

"Theo dự kiến, vào năm 2020, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á", tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm vệ tinh nhấn mạnh.

Khi hoạt động, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là nơi nghiên cứu, sản xuất, làm chủ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ radar hiện đại, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo tính toán của chuyên gia Nhật, dự án ra đời sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu tổn thất hàng năm từ 1-1,5 tỷ USD, vì Việt Nam sẽ cảnh báo sớm được tình hình biến động của khí hậu, thời tiết.



Trong thư chúc mừng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân viết: “Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư đồng bộ và đến nay nó cũng là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua".

Phó Thủ tướng khẳng định, chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đúng tiến độ, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020. Dự án cũng là bước khởi đầu cho sự hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Theo Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông Châu Văn Minh, sau khi dự án hoàn thành, đến năm 2020, Việt Nam có thể tự thiết kế, lắp ráp thử nghiệm, điều khiển vệ tinh quan sát trái đất riêng. Đồng thời Việt Nam hoàn toàn chủ động trong việc thu nhận ảnh vệ tinh mà không phụ thuộc vào nước ngoài.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định đây là dự án có tầm quan trọng to lớn trong điều kiện Việt Nam là nước chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

"Trung tâm Vũ trụ thành lập sẽ giúp Việt Nam hạn chế hậu quả từ những thiên tai như lũ lụt, hạn hán", ông phát biểu.

Đại diện của Nhật cho rằng, việc phát triển dự án trên sẽ đẩy mạnh các dự án khác tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

"Hy vọng dự án sẽ là góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020", ông Tanizaki nói.

Dự kiến tháng 1/2017, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám công nghệ radar đầu tiên và năm 2020 sẽ phóng vệ tinh thứ hai. Mỗi vệ tinh này có trọng lượng khoảng 500 kg, tuổi thọ 5 năm. Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thiết kế và sản xuất. Vệ tinh thứ 2 do người Việt Nam tự thiết kế lắp đặt và chế tạo ngay tại khu công nghệ cao.

Thất kinh với công nghệ chế tạo súng, đạn thủ công

Tiếp chuyện đại tá Đỗ Hữu Ka cách đây vài năm, khi đó ông còn là Thủ trưởng cơ quan điều tra, phó giám đốc Công an TP. Hải Phòng (giờ là giám đốc Công an TP. Hải Phòng), chúng tôi được nghe rất nhiều về "công nghệ chế tạo" súng bắn đạn hoa cải, súng ám sát.


Súng tự chế "made in Hải Phòng"?

Chẳng phải tự nhiên, dân xã hội, giới giang hồ đặt tên súng tự chế là "made in Hải Phòng". Trước đây, mua súng tự chế, tội phạm thường phải đến các tỉnh có đường biên giới với nước ngoài để mua "súng ngoại". Sau nhiều chuyên án, Công an Hải Phòng đã triệt phá cơ sở sản xuất súng tự chế, "nhãn hiệu" súng tự chế "made in Hải Phòng" ra đời từ đó. Cái tên P.C.S hay còn gọi là S "súng" không những nổi danh ở đất Hải Phòng về sản xuất súng tự chế, súng ám sát mà còn nổi danh toàn quốc, đưa Hải Phòng trở thành "đệ nhất" trong giới giang hồ Việt Nam về độ "chịu chơi", về cái gọi là "đẳng cấp giang hồ" với nhiều chiêu thức phạm tội khác.

S "súng" là tội phạm đầu tiên ở Hải Phòng buôn và "chế tạo" súng ám sát, súng bắn đạn hoa cải. S "súng" đã bị đi tù nhưng tội phạm Hải Phòng vẫn không sợ. Có thể, hình phạt cho S "súng" quá nhẹ chăng? Thế là, ở Hải Phòng xuất hiện một S "súng" em hoành tráng, "hàng khủng" hơn rất nhiều. Đó là Võ Tiến Đạt, SN 1986, ở phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.

Đạt ít tuổi đời và tuổi "nghề" hơn S "súng" rất nhiều. Thế nhưng, Đạt có "cái đầu" điều hành đường dây "chế tạo" súng chuyên nghiệp gấp nhiều lần đàn anh đi trước. Công an phát hiện ra "lò" sản xuất súng của Đạt khi y bị bắt trên đường đi giao "hàng" cho khách. Trong cốp xe máy của Đạt có tới 6 khẩu súng ám sát (hình bút), trong đó 2 khẩu đạn đã lên nòng và 3 viên đạn ở ngoài.

Và "công nghệ"... thủ công

Võ Tiến Đạt chuẩn bị một số phụ kiện cần thiết để tạo lên hình hài của súng tự chế, súng ám sát; chuẩn bị mẫu súng, sau đó thuê thợ cơ khí "chế tạo" vỏ, lò xo, chốt và thực hiện các chi tiết của súng. Đạt thuê ông M, thợ tiện tay nghề 7/7 (từng làm việc ở sở Điện lực Hải Phòng), đã nghỉ hưu, "chế tạo" vỏ súng bút.

Giá "chế tạo" một vỏ súng bút là 250.000 - 300.000 đồng; 1 lò xo là 70.000 - 100.000 đồng; chốt là 150.000 - 250.000 đồng... Chất liệu vỏ súng tự chế có thể là inox, sắt, đồng. Từ inox, qua bàn tay thợ tiện lành nghề, nó trở thành vỏ súng hoàn hảo, đẹp và lạnh. Nhà ông M không có máy tiện hiện đại, theo ông M, nói là "chế tạo" vỏ cho "oai" nhưng thực ra là gia công vỏ từ inox. Với những người có tay nghề cao như ông M, không cần máy móc hiện đại cũng tiện được vỏ súng đẹp, đúng dáng. Chỉ cần một máy cắt inox, sau đó tạo hình hài dáng vỏ bằng... tay, nếu vết cắt vẫn xù xì thì lấy tay mài vào đá hoặc cục sắt cho nhẵn. ông M khẳng định, chỉ cần nhìn mẫu là ông có thể gia công được "sản phẩm" đẹp như ý, dù đó là chất liệu gì.


Điều tra viên H, người trực tiếp vào khám "xưởng chế tạo" vỏ súng tại nhà ông M, cho biết: "Chẳng có thiết bị hiện đại nào, toàn máy cắt, kéo, kìm... đồ cơ khí thủ công. Dù thủ công nhưng những vỏ súng do ông M "chế tạo" đều rất đẹp. Những nét cắt, dáng dấp của vỏ súng rất điệu nghệ, nó chứng tỏ tay nghề thợ tiện bậc 7/7 của ông M".

V.T là thợ cơ khí, là ông chủ một xưởng cơ khí lớn tại một huyện ngoại thành Hải Phòng. Đạt thuê V.T làm phần thân của súng. Việc tạo rãnh trên thân súng, Đạt thuê N.V thực hiện. Còn phần chốt và lò xo của súng, Đạt thuê A.D làm. Theo N.V, việc tạo rãnh trên thân súng có sẵn rất đơn giản. Chỉ cần một cục mài, một cái đục sắt, một cái búa và 80 phút là có thể tạo xong rãnh của súng. Tạo xong rãnh, phải lấy cục mài, mài liên tục vào rãnh trong 20 phút hoặc có thể hơn cho rãnh nhẵn, trơn là đạt yêu cầu.

V.T thừa nhận: "Thợ cơ khí nào cũng làm được chốt, lo xo, vấn đề là chốt và lo xo đó có hình dáng, kích cỡ thế nào? Tất cả đều được làm bằng tay, "chế tạo" lò xo với thợ cơ khí cực đơn giản, nhất là với súng bút vì đây là súng chỉ dùng một lần. “Chế tạo" chốt còn đòi hỏi kỹ thuật, tức thợ cơ khí phải có tay nghề cao hơn nhưng thực chất cũng chẳng có gì ghê gớm. Một cái kìm, một cái kéo, một thanh kim loại có độ dẻo vừa phải và 60 phút, thế là "chế" xong một cái chốt".



A.D cho biết: "Lái súng nào tinh đời, họ chọn thợ làm chốt, lò xo "xịn", còn không thì thôi vì nếu làm chốt, lò xo không chuẩn, súng hay bị kẹt khi sử dụng, "lái" mất khách ngay. A.D còn tếu táo rằng: "Gí súng vào người đối phương, đang định bắn, lò xo bị kẹt, chốt không hoạt động, đang ở thế chủ động thành thế bị động ngay. Không cẩn thận kẻ có súng mất mạng chứ không phải người bị bắn mất mạng. Chỉ cần một lần kém chất lượng như thế, "tác giả" của súng sẽ không có cơ hội lần sau. "Lái" súng sẽ cạch mặt, thậm chí là trừng phạt bằng tiền, bằng "luật giang hồ" để kẻ khác biết, không dám sản xuất "hàng kém chất lượng" nữa".

Theo V.T, "chế tạo" đạn dễ hơn "chế tạo" súng nhưng nguy hiểm hơn. Với súng tự chế đạn hoa cải, phần lớn tội phạm sử dụng đạn ghém, đạn chùm. Sản xuất đạn ghém lãi và an toàn nhất nhưng nếu khách hàng yêu cầu đạn có chì thì người "chế tạo" ra nó gặp nhiều nguy hiểm hơn. V.T cho rằng: "Đạn có chì, phần lớn bây giờ được "chế" để dùng cho súng ám sát, chỉ dùng một lần và chì chỉ có ở đầu đạn thôi. "Chế tạo" đạn chì hay đạn ghém đều giống nhau, chỉ cần một cái máy ép thuỷ lực loại nhỏ, bằng sắt, rẻ tiền là chế tạo được đạn...". 

 

Những bánh xe nhỏ mang điện đến vùng xa

Có lẽ những người có thể khởi động máy tính, lướt web và đọc bài viết này sẽ khó có thể cảm nhận được sự thiếu thốn ở những vùng khó khăn, nơi đèn điện chưa phải là một phần của cuộc sống. Chẳng cần kể đến khu vực châu Phi nghèo đói, lạc hậu, ngay cả một số vùng ở Việt Nam chúng ta, ánh đèn văn minh vẫn chưa thể soi sáng cuộc sống của người dân.

Sản phẩm mới EP Pipe Waterwheel do một nhà thiết kế nghiệp dư người Hàn Quốc tên là Ryan Jongwoo Choi có thể thay đổi phần nào đó cuộc sống của người dân tại những khu vực này. EP Pipe Waterwheel là một sản phẩm đơn giản có thể lắp vào những ống nước, phần vòi nước để tích tụ năng lượng điện như những trạm thủy điện tí hon.


EP Pipe Waterwheel có thể mô tả đơn giản là một đoạn ống nhỏ có chứa bên trong những bánh xe nước bé, khi nước chảy qua những bánh xe này, dòng chảy của nước sẽ khiến những bánh xe quay và tạo ra năng lượng điện. Năng lượng điện được tích tụ trong những chiếc bóng đèn được gắn phía trên đường ống. Khi cần, những chiếc bóng đèn có thể được đem thắp sáng xung quanh với nguồn năng lượng dự trữ đã có.

Bộ EP Pipe Waterwheel cũng sẽ hữu dụng trong trường hợp nhà bị mất điện hay cắt điện đột ngột. Lúc này, thay vì sử dụng những đèn neon tích điện hay ắc-quy để thắp sáng, những chiếc đèn của EP Pipe Waterwheel có thể được sử dụng. Điều duy nhất bạn cần làm là một vài thay đổi nhỏ trong đường dẫn nước trong gia đình của bạn.

Ý tưởng sáng tạo của Ryan Jongwoo Choi khi vừa ra mắt đã được đánh giá là một trong những ý tưởng có tính ứng dụng nhất trong những ý tưởng về tiết kiệm năng lượng.
 
EP Pipe Waterwheel sẽ đem điện đến những vùng xa.

Tham khảo: io9
DBS M05479
Quang Cao